Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những câu chuyện cổ “Thạch Sanh”, “Thánh Gióng”,... đã để lại trong em ấn tượng rất đẹp về người dũng sĩ. Các anh là những chàng trai còn trẻ, thân hình rắn rỏi, mạnh mẽ. Ngày thường, khi giúp đỡ gia đình, các anh ăn mặc không khác người bình thường, cũng đóng khố, cởi trần để làm ruộng, đốn củi. Làn đa đỏ như đồng thau; những lúc cày cuốc, bắp chân, bắp tay nổi lên cuồn cuộn. Trên gương mặt luôn nở nụ cười tươi còn thánh thót bao giọt mồ hôi nóng hổi. Vậy mà khi ra trận, nhìn các anh dũng sĩ thật oai hùng! Các anh mặc quán áo giáp sắt, đội mũ sắt phủ kín từ đỉnh đầu đến gót chân, vững vàng như một pho tượng sắt. Dáng vẻ lực lưỡng, mạnh mẽ càng khiến các anh giống các thiên thần. Khi xung trận, anh rạp người trên mình ngựa. Những tiếng hét xung trận vang rền của anh khiến quân thù khiếp sợ, sự dũng mãnh của anh khiến cho chúng kinh hoàng.
Trong những truyện cổ đã học, em thích nhất nhân vật Thạch Sanh. Có thể nói dũng sĩ Thạch Sanh tài ba và đức độ đã chiếm được cảm tình của nhiều thế hệ.
Thạch Sanh vốn không phải người trần mà là thái tử con của Ngọc Hoàng trên thượng giới. Thấy vợ chồng ông già họ Thạch nhân hậu, tử tế mà lại không có con nên Ngọc Hoàng đã cho thái tử xuống đầu thai làm con. Thạch Sanh mồ côi cha từ trong bụng mẹ. Vừa lớn lên thì mẹ lại qua đời. Chàng sống côi cút, lủi thủi một mình trong túp lều rách dưới gốc đa cổ thụ. Gia tài chỉ có cây búa của cha già để lại. Ngày ngày, chàng vào rừng chặt củi, đổi gạo nuôi thân.
Đến tuổi trưởng thành, Thạch Sanh có gương mặt phúc hậu ưa nhìn và thân hình vạm vỡ, cường tráng.
Quanh năm, chàng chít trên đầu chiếc khăn vải nâu, mình trần, đóng khố. Nước da dãi dầu nắng mưa ánh lên màu nâu bóng như đồng hun. Các bắp thịt ở chân, ở tay nổi lên cuồn cuộn. Tấm lưng trần chắc nịch, khuôn ngực nở nang tạo cho chàng vẻ đẹp hoàn hảo của một dũng sĩ. Nhìn chàng gánh hai bó củi lớn, tên bán rượu Lí Thông nghĩ bụng: Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu.
Thạch Sanh được các vị thần dạy cho võ nghệ và mọi phép thần thông nên chàng có đủ tài sức để đương đầu với lũ yêu quái như chằn tinh, đại bàng chuyên hại người. Bằng lưỡi búa luôn mang bên mình, Thạch Sanh đã dũng cảm đánh nhau với chằn tinh, xả xác nổ ra làm hai rồi chém đứt đầu nó, xách về nhà. Bộ cung tên vàng chàng thu được bên xác chằn tinh đã giúp chàng bắn trúng cánh đại bàng. Lưỡi búa sắc trong tay Thạch Sanh vung lên, bổ vỡ đôi đầu con quái vật. Công chúa đã được Thạch Sanh cứu thoát.
Vốn là người trọng nghĩa khinh tài, Thạch Sanh thấy ai nguy khốn thì cứu giúp chứ không hề nghĩ đến việc đền ơn. Trong hang sâu của đại bàng, Thạch Sanh giải thoát cho thái tử con vua Thủy Tề. Thủy Tề sung sướng được gặp lại con, đãi Thạch Sanh rất hậu. Khi chàng về, vua biếu nhiều vàng bạc nhưng Thạch Sanh không nhận, chỉ xin một cây đòn. Chàng lại trở về gốc đa.
Dũng sĩ Thạch Sanh có nhiểu đức tính tốt đẹp như thật thà, trung hậu và độ lượng. Mẹ con Lí Thông lừa dối chàng, âm mưu đẩy chàng vào chỗ chết. Tên Lí Thông xảo trá gian manh mấy lần cướp công Thạch Sanh để được hưởng vinh hoa phú quý. Tội hắn đáng chết nhưng khi được nhà vua giao cho xét xử, Thạch Sanh lại tha chọ mẹ con hắn, cho chúng về quê làm ăn. Điều đó cho thấy Thạch Sanh là người có lòng khoan dung rộng rãi, rất đáng quý. Tuy vậy, mẹ con Lí Thông cũng không thoát khỏi sự trừng phạt đích đáng của luật trời: chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.
Theo mơ ước của người xưa, những con người tài đức vẹn toàn như Thạch Sanh xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Chàng được vua gả công chúa và truyền ngôi cho. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.
Sự ghen ghét của hoàng tử các nước chư hầu bị công chúa từ hôn đã dẫn đến nguy cơ chiến tranh. Họ hội binh cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không nghĩ gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng.
Điều thú vị là Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Niêu cơm thần của chàng cứ vơi lại đầy khiến cho quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi mà không hết. Chúng cảm kích trước tấm lòng độ lượng của chàng, đồng loạt cúi đầu lạy tạ rồi kéo nhau về nước.
Tiếng đàn nhân nghĩa của Thạch Sanh chính là tiếng nói của lòng nhân hậu, của thái độ khoan dung và yêu mến hòa bình của nhân dân ta. Hình ảnh dũng sĩ Thạch Sanh muôn đời sống mãi trong tâm trí của bao người say mê cổ tích.
Câu 1:
Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy. không bị sứt sẹo là hạt khỏe, có nhiều chất dinh dưỡng. Đó là những điều kiện để nảy mầm tốt, cây non khỏe.
Hạt không bị sâu bệnh thì cây non sẽ không sâu bệnh do đời trước mang theo và đó cũng là những hạt khỏe là điều kiện cho hạt nảy mầm và phát triển tốt.
Câu 2:
Có nhiều cách bảo quản và chế biến các loại quả thịt: Rửa sạch cho vào túi nilon để ở nhiệt độ lạnh hoặc phơi khô, đóng hộp, ép lấy nước, chế tinh dầu...
Câu 3:
Nước, nhiệt độ, không khí.
Câu 4:
Cây có hoa có 6 cơ quan và chức năng của chúng là:
- Hoa : Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
- Quả : Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt.
- Hạt : Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống.
- Rễ : Hấp thụ nước và muối khoáng cho cây.
- Thân : Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây.
- Lá : Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây, trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước.
Câu 5:
Thực vật Hạt kín phát triển đa dạng phong phú vì chúng có những đặc điểm sau:
- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, trong thân có mạch dẫn phát triển hoàn thiện.
- Cây Hạt kín phân bố rộng rãi trên Trái Đất là nhờ có quả và hạt. Quả và hạt của chúng rất đa dạng và các kiểu phát tán khác nhau: tự phát tán, phát tán nhờ gió, phát tán nhờ nước, phát tán nhờ người hoặc động vật.
- Tính chất hạt kín là một ưu thế quan trọng của thực vật: giữ cho hạt khỏi bị tác hại bởi những điều kiện bất lợi của môi trường.
- Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường sống khác nhau.
- Ngành Hạt kín rất lớn: chiếm tới quá nửa tổng số các loài thực vật.
Như thế thực vật Hạt kín phát triển da dạng phong phú nhất, phân bố rộng rãi nhất trên đất liền (một số loài mọc cả ở nước ngọt và nước mặn), giữ vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra các chất hữu cơ mà các sinh vật khác tiêu thụ.
Câu 6:
Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm thân gỗ thân thảo, lá đơn, lá kép..), trong thân có mạch dẫn phát triển. Có hoa quả, hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu). Đây là một đặc điểm tiến hóa và là ưu thế của cây Hạt kín (hạt được bảo vệ tốt hơn). Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.
Câu 7:
+ Lớp một lá mầm : Phôi có 1 lá mầm, hầu hết có rễ chùm, thân cỏ. Gân lá có hình cung hoặc song song
+ Lớp hai lá mầm: PHôi có 2 lá mầm, Hầu hết có rễ cọc, thân gỗ, thân cỏ, thân leo. Gân lá có hình dạng
- Giữa hai lớp một lá mầm và hai lá mầm có có một đặc điểm phân biệt quan trọng (nhưng ta không thể nhìn thấy trên một cây đã phát triển) đó là số lá mầm của phôi ở trong hạt. Cũng từ đặc điểm này người ta đặt tên cho mỗi lớp
- Số lá mầm của phôi là tiêu chuẩn chính để phân biệt 2 lớp, nhưng thường khó nhận thấy khi quan sát hình dạng ngoài của cây. Vì vậy người ta phải dựa vào các dấu hiện khác dễ nhận biết hơn (rễ, thân, lá…)
- Thân cũng là một dấu hiệu giúp phân biệt: hầu hết các cây thuộc lớp một lá mầm đều có dạng thân cỏ (trừ một số ít có dạng thân đặc biệt như cau, dừa, tre, nứa…) còn các cây hai lá mầm thì có thân đa dạng hơn (thân gỗ, thân cỏ, thân leo…)
Câu 8:
- Ngành tảo: chưa có thân, rễ, lá. Sống ở nước là chủ yếu.
- Ngành rêu: thân không phân nhánh, rễ giả, lá nhỏ. Sống ở cạn thường là nơi ẩm ướt. Có bào tử, bào tử nảy mầm thành cây con.
- Ngành dương xỉ: đã có rễ, thân, lá. Sống ở cạn là chủ yếu. Có bào tử, bào tử nảy mầm thành nguyên tản.
- Ngành hạt trần: đã có rễ, thân, lá. Sống ở cạn là chủ yếu, có nón, hạt hở (hạt nằm trên lá noãn).
- Ngành hạt kín: thân, rễ, lá chính thức đa dạng. Sống ở cạn là chủ yếu, có hoa và quả, hạt kín (hạt nằm trong quả).
Câu 4: Trả lời:
Cây xanh có hoa có 2 cơ quan chính: cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản.
Cơ quan sinh dưỡng: Sinh dưỡng, phát triển. ( Rễ, thân, lá)
Cơ quan sinh sản: Phân chia, sinh sản. (Hoa, quả, hạt)
Đáp án B.
- Ý 1. Sai. Hình 1 tế bào nhân sơ, hình 2 tế bào nhân thực
- ý 2. Đúng
- ý 3. Đúng
- Ý 4. Sai. Chỉ ADN của sinh vật nhân thực mới tổng hợp gián đoạn
- Ý 5. Đúng
Đáp án B
1. Hình 1 là diễn t ả quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân thực, hình 2 diễn tả quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ. à sai, hình 1 là nhân đôi của nhân sơ, hình 2 là của nhân thực.
2. ADN của sinh vật nhân sơ có cấu tạo mạch vòng, ADN của sinh vật nhân thực có cấu tạo mạch thẳng à đúng
3. Trên phân tử ADN của sinh vật nhân thực có nhiều điểm khởi đầu tái bản à đúng
4. Thực chất trên toàn bộ phân tử ADN ở cả sinh vật nhân thực và nhân sơ mạch mới đều được tổ ng hợp gián đoạn à sai
5. Các đoạn Okazaki chỉ hình thành trên 1 mạch của phân tử ADN mới tổ ng hợp à đúng
Đáp án D
Các phát biểu đúng là: (4), (2)
Ý (1) sai vì bướm biến thái hoàn toàn
Ý (3) sai, bướm mới đẻ trứng, sâu là giai đoạn con non
Đáp án B
(1) sai, bộ phận tiếp nhận kích thích là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. Bộ phận này tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong và ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển.
(2) đúng, bộ phận điều khiển là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này có chức năng điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
(3) sai, bộ phận thực hiện là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu,… Bộ phận này dựa trên tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn (hoặc tín hiệu thần kinh và hoocmôn) để tăng hay giảm hoạt động nhằm đưa môi trường trong trở về trạng thái cân bằng và ổn định.
(4) đúng, liên hệ ngược là sự thay đổi bất thường về điều kiện lý hoá ở môi trường trong trở về bình thường sau khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích
Đáp án B
(1) Giai đoạn (a) có thể thực hiện trong cơ thể thực vật. à đúng
(2) Giai đoạn (b) và (c) đều do vi khuẩn nitrit hóa thực hiện. à sai, giai đoạn (b) do vi khuẩn nitrit thực hiện, giai đoạn (c) do vi khuẩn nitrat thực hiện.
(3) Giai đoạn (d) xảy ra dưới tác động của vi khuẩn cố định đạm. à sai, giai đoạn (d) xảy do vi khuẩn phản nitrat hóa.
(4) Giai đoạn (e) chỉ được thực hiện bởi vi sinh vật cố định đạm sống cộng sinh với thực vật. à sai, giai đoạn (e) được thực hiện bởi vi sinh vật cố định đạm hoặc vi khuẩn amon hóa.
Đáp án B
(1) Giai đoạn (a) có thể thực hiện trong cơ thể thực vật. à đúng
(2) Giai đoạn (b) và (c) đều do vi khuẩn nitrit hóa thực hiện. à sai, giai đoạn (b) do vi khuẩn nitrit thực hiện, giai đoạn (c) do vi khuẩn nitrat thực hiện.
(3) Giai đoạn (d) xảy ra dưới tác động của vi khuẩn cố định đạm. à sai, giai đoạn (d) xảy do vi khuẩn phản nitrat hóa.
(4) Giai đoạn (e) chỉ được thực hiện bởi vi sinh vật cố định đạm sống cộng sinh với thực vật. à sai, giai đoạn (e) được thực hiện bởi vi sinh vật cố định đạm hoặc vi khuẩn amon hóa.
Câu 1:
5 loài động vật ăn thịt lấy cá làm thức ăn: Gấu, chim biển, cá voi, con người, Cáo
Câu 2:
5 loài gia súc ăn cỏ: bò, trâu, dê, ngựa, thỏ
Câu 3:
Nguyên nhân: - Do con người săn bắt bừa bãi, trái phép
- Do con người hủy hoại môi trường sống của chúng
Biện pháp khắc phục: - Lên án những hành vi bán, xuất khẩu động vật tái phép; những hành vi phá hoại môi trường sống của chúng
- Tuyên truyền, giáo dục. nhắc nhở để mọi người cùng thực hiện
Câu 4:
Vai trò của động vật không xương sống
- Có lợi: + Làm thực phẩm, có giá trị xuất khẩu
+ Có giá trị dinh dưỡng, chữa bệnh
+ Có giá trị về mặt địa tầng
+ Tiêu diệt loài động vật có hại
+ Làm đồ trang trí, làm vật trang tí
+ Làm sạch môi trường nước
+ Làm màu mỡ đất trồng
- Có hại: + Có hại cho cây trồng, con người, vật nuôi
+ Là vật chủ trung gian truyền bệnh
+ Hại đồ gỗ trong nhà
Câu 5:
Biện pháp bảo vệ và phát triển:
- Không hủy hoại môi trường sống, săn bắt động vật ko xương sống trái phép
- Lên án những hành vi bán, xuất khẩu động vật tái phép; những hành vi phá hoại môi trường sống của chúng
- Tuyên truyền, giáo dục. nhắc nhở để mọi người cùng thực hiện, có ý thức trong việc bảo vệ động vật ko xương sống
Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách - độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.
Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.
bài hay đấy