Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Học sinh cần phải có khả năng tự học. Tự học ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân. Khi chúng ta có khả năng tự học, ta sẽ có thời gian cho bản thân nghiền ngẫm và khám phá tri thức đã biết lâu hơn. Ngoài ra còn có thể mở rộng phạm vi hiểu biết qua quá trình tìm hiểu thêm về các kiến thức bên ngoài sách vở. Phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức. Có thể nói, tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực. Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống. Chính vì vậy, con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập mới có thể chinh phục được đỉnh cao mình mong muốn.
Từ Hán Việt: tri thức.
Chiếc lá cuối cùng nhà văn Mĩ O. Hen - ri là một trong những truyện nổi tiếng trên toàn thế giới về tình yêu thương con người. Và hình tượng "chiếc lá" chính là hình tượng xuyên suốt đã làm nên thành công cho tác phẩm. “Chiếc lá cuối cùng” tác giả gửi thông điệp về tình bạn cao quý, nhắn nhủ mọi người hãy biết yêu thương nhau. Xiu và Bơ-men là hai nhân vật làm nổi bật tình cảm cao đẹp trên. Hai họa sĩ nghèo này khác nhau về tuổi tác nhưng lại có chung một mối điều quan tâm đó là làm sao cứu sống được Giôn - xi. Xiu đã phải làm việc kiếm tiền mua thuốc, chăm sóc bạn. Xiu là một người bạn thủy chung, hết lòng giúp đỡ bạn bè trong những lúc khó khăn nhất. Chỉ như vậy thôi chưa đủ bệnh viêm phổi của Giôn-xi ngày càng nặng hơn và có thể tước đi mạng sống của cô bất cứ khi nào. Bệnh thì có thể chữa trị nhưng tinh thần thì không, Giôn - xi tuyệt vọng với cái chết đang đến gần, cụ Bơ-men đã nhận ra điều đó và chính cụ đã mang lại niềm hi vọng cho Giôn-xi. Bằng tài năng của mình, cụ đã vẽ lên bức kiệt tác của mình bức tranh cuối cùng mang lại niềm tin, hi vọng sống cho Giôn - xi. Chiếc lá cuối cùng và sự hi sinh thầm lặng của cụ Bơ - men thật đáng trân trọng, hi sinh bản thân vì cuộc sống của người khác, qua hình ảnh chiếc lá cuối cùng tác giả còn muốn nói đến mục đích cao quý của nghệ thuật trong cuộc sống. Câu chuyện đơn giản nhưng lại có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, hình ảnh chiếc lá cuối cùng chính là điểm nhấn quan trọng trong truyện giúp mang lại hi vọng, niềm tin cho Giôn-xi vượt qua bệnh tật và ca ngợi sự hi sinh thầm lặng của cụ Bơ - men.
THAM KHẢO
2.
Hiện nay các học sinh thường học theo cách học tủ, học vẹt mà không quan tâm tới tác hại mà nó gây ra vô cùng to lớn. Học tủ là cách học mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi. Còn học vẹt là cách học chắc chắn không mang lại kết quả cao trong học tập, mang danh nghĩa là học nhưng lại chẳng có tí kiến thức gì. Học vẹt khi chúng ta không hiểu bài mà lại học nhồi nhét thì ta sẽ mau quên những kiến thức quan trọng. Nếu học sinh mà học theo cách học tủ, học vẹt thì sẽ không bao giờ thành công trên con đường học vấn của mình. Học sinh học giỏi lý thuyết mà thực hành lại kém, kiến thức tốt nhưng giao tiếp lại tệ, có tri thức nhưng văn hóa lại ít. Thử hỏi người như vậy thì sao có thể thành công trong cuộc sống và trên con đường mình đang chọn. Vì vậy cách học đó cần được hạn chế và loại bỏ trong suy nghĩ và thực trạng hiện nay của học sinh và phụ huynh bởi nó gây ra tác hại rất lớn đối với mỗi người học sinh như chúng ta.
2)Học tủ, học vẹt là những cách học đối phó rất phổ biến trong giới học sinh và chúng mang lại những hậu quả không nhỏ. Vậy học tủ, học vẹt là gì? Học tủ là cách học cầu may, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề sẽ ra. Cách học này mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi. Học vẹt là học mà không hiểu bài, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Đây là cách học chắc chắn không mang lại kết quả cao trong học tập. Đó là vì khi chúng ta không hiểu bài là lại học nhồi nhét thì ta sẽ mau quên những kiến thức quan trọng. Những người chỉ biết học vẹt, học tủ sẽ không bao giờ thành công trên con đường học vấn. Muốn nắm được kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả, học sinh phải có cách học đúng đắn. Chúng ta nên chuẩn bị bài trước ở nhà, sau đó vào lớp chăm chú nghe thầy cô giảng bài để hiểu rõ bài hơn. Nếu có gì không hiểu, chúng ta có thể hỏi thầy cô ngay hoặc lập nhóm học tập để cùng thảo luận. Khi về nhà, chúng ta phải siêng năng làm bài tập để vận dụng kiến thức đã học một cách thành thạo. Cách học đúng đắn trên sẽ giúp các bạn học sinh luôn đạt kết quả cao trong học tập và không còn mệt mỏi hay hồi hộp như cách học tủ, học vẹt nữa. Tóm lại, học tủ, học vẹt là những cách học sai lầm mà tất cả các bạn học sinh nên tránh để không phải chịu những hậu quả đáng tiếc về sau.
Em tham khảo nhé !
Tuổi trẻ luôn sôi nổi, bận rộn với thế giới xung quanh họ. Họ làm tất cả mọi việc một cách nhiệt tình nhưng lại không biết mình đang làm vì mục đích gì. Để rồi một ngày nhận ra, mình không có nổi một hoài bão, một ước mơ để theo đuổi. Làm người, ai cũng nên có một ước mơ dù là giấc mơ nhỏ nhoi. Có ý kiến cho rằng: "Người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ". Cái sự “nghèo” có nghĩa là sự thiếu thốn những nhu cầu tối thiểu, còn“ước mơ” là những điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát hướng tới mong đạt được. Hay trong câu có nói rằng “người không có lấy một ước mơ” là người nghèo hơn cả “người không có một đồng xu dính túi”. Ý kiến trên muốn đề cao ước mơ, đề cao vai trò, giá trị, ý nghĩa của ước mơ trong đời sống con người Nếu con người chúng ta không có lấy một ước mơ, cuộc đời sẽ trở lên tẻ nhạt và vô nghĩa; tâm hồn sẽ trở nên nghèo nàn, cằn cỗi. Nếu có ước mơ, con người sẽ có sức mạnh, có động lực để vượt qua những gian lao thử thách của cuộc sống và có thêm niềm tin vào tương lai, theo đuổi những khát vọng cao đẹp của đời mình vì “Chỉ có ước mơ mới giúp ta tạo dựng được tương lai”(Vic-to Huy-gô). Chính việc theo đuổi và nuôi dưỡng giấc mơ sẽ khiến chúng ta trở lên giàu có về tâm hồn, trí tuệ, tình cảm. Hay chính những người sống không có ước mơ, những người vì sợ thất bại hoặc không đủ ý chí, nghị lực để nuôi dưỡng ước mơ. … Chúng ta nên nhận thức được vai trò, giá trị của ước mơ trong cuộc sống để thấy bản thân cần xây dựng ước mơ, nuôi dưỡng ước mơ, biến ước mơ thành hiện thực. Ước mơ có thể đạt được, hoặc không đạt được nhưng con người cần tự tin, có ý chí, nghị lực,và luôn dám mơ ước. Như Lỗ Tấn từng nói: "Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có. Ước mơ giống như một con đường chưa có, nhưng con người sẽ khai phá và vượt qua".
a)
+ Viết ngắn gọn , xúc tích đồng thời cần truyền đạt điều mình nói một cách rõ ràng nhưng không thiếu phần tinh tế.
+ Đi sâu hoặc khái quát vào vấn đề , tránh dùng từ ngữ gây khó hiểu cho người đọc.
+ Nếu viết quá dài sẽ khiến cho người đọc nhàm chán , mất hứng thú với lời nói của mình .
+....
b)
+ Nguyên Hồng thích được truyền nghề cho bạn trẻ.
-> Quả thực , ông đã chứng minh điều ấy rõ ràng nhất trong văn bản " Trong lòng mẹ " mà chúng ta đã được học .
+ ông yêu quý các bạn nhỏ vì thế ông được mệnh danh là nhà văn của phụ nữa và trẻ em .
+ Ông truyền thề viết truyện yêu thích của mình đến các bạn vì ông muốn chúng ta đôi khi cũng có sự sáng tạo , sự lắng đọng và những tiếng lòng của trái tim .
+ ......
Tham khảo !
Người ta thường nói : "Tự học là việc làm cần thiết đối với học sinh . Đúng vậy , trong học tập việc xác định một mục đích học tập đúng đắn luôn là điều quan trọng và cần thiết. Để có được một kết quả học tập như mong muốn mỗi người học đầu tiên phải biết: mình học để làm gì? Sau đó mới là học như thế nào? Học để biết. Học để chung sống. Học để tự khẳng định mình. Xưa nay học không bao giờ là thừa vì tri thức của nhân loại không ngừng phát triền, chỉ có học ta mới tự bổ sung được kiến thức cho mình, bắt kịp với sự phát triển của thời đại, trở thành người có ích. Học tập giúp con người có đủ kiến thức, tri thức, phục vụ vào cuộc sống lao động sản xuất. Học là cách để con người hiểu biết về cuộc sống, rút ra được lối sống cần thiết phù hợp với đạo lý..
*Tham khảo
Viết theo lối diễn dịch
Người ta thường nói : "Tự học là 1 phương pháp học tập cực kì hiệu quả đối với học sinh . Đúng vậy , trong học tập việc xác định một mục đích học tập đúng đắn luôn là điều quan trọng và cần thiết. Để có được một kết quả học tập như mong muốn mỗi người học đầu tiên phải biết: mình học để làm gì? Sau đó mới là học như thế nào? Học để biết. Học để chung sống. Học để tự khẳng định mình. Xưa nay học không bao giờ là thừa vì tri thức của nhân loại không ngừng phát triền, chỉ có học ta mới tự bổ sung được kiến thức cho mình, bắt kịp với sự phát triển của thời đại, trở thành người có ích. Học tập giúp con người có đủ kiến thức, tri thức, phục vụ vào cuộc sống lao động sản xuất. Học là cách để con người hiểu biết về cuộc sống, rút ra được lối sống cần thiết phù hợp với đạo lý..