K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 9 2018

Trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, nhắc đến quả dừa, nước dừa… thì hẳn ai cũng đều biết, đều có thể tự hình dung, phác họa trong đầu của mình đó là một trái màu xanh, vỏ cứng, nước ngọt, ruột thơm vô cùng bổ dưỡng. Nhưng nói đến cây dừa thì không phải ai cũng biết. Bởi sinh ra và lớn lên ở khu vực thành thị, không có điều kiện chứng kiến, nhìn nhận được cây dừa là một điều hoàn toàn dễ hiểu. Vì vậy mà đối với một số bạn nhỏ sinh sống ở thành phố ngày nay tuy rất quen thuộc với quả dừa nhưng nói đến cây dừa thì rất có thể các bạn đều không biết, không thể hình dung, tượng tượng ra được.Cây dừa mang trong mình rất nhiều công dụng hữu ích cho cuộc sống hàng ngày, dù là bộ phận nào của cây dừa cũng có thể phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Và hơn hết, cây dừa còn là một người bạn thân thiết của người dân Việt Nam qua bao đời nay.

3 tháng 12 2018

Nguồn gốc cây dừa: Khu vực Đông Nam Châu Á, có người nói nó xuất hiện ở New Zealand từ 15 triệu năm trước

Hình dáng và đặc điểm

  • Thân dừa: cao khỏe, có màu nâu sậm và xanh, hình trụ có nốt vằn trên thân
  • Lá: dài, xanh , mọc thành nhiều tán
  • Hoa: trắng muốt, nhỏ
  • Quả: hình thành từ hoa, hình dạng tròn, có màu xanh, bên trong là một lớp cùi trắng thơm và nước
  • Buồng: chứa các quả dừa, mỗi buồng từ 10 đến 15 quả


Nơi sống

  • Trên thế giới dừa xuất hiện ở Châu Á và Thái Bình Dương
  • Việt Nam: Quảng Ngãi đến Cà Mau, Bình Định Bến Tre
  • Thường sống ở khí hậu nhiệt đới
  • Phát triển trên đất pha cát, sức trống chịu cao
  • Phát triển trong khu vực khô cằn


Phân loại dừa:

  • Dừa Xiêm
  • Dừa nếp
  • Dừa lửa
  • Dừa dâu
  • Dừa sáp


Công dụng và ý nghĩa đối với đời sống con người

  • Nước dừa : uống
  • Cùi dừa: làm kẹo, mứt , ăn
  • Dầu dừa: nấu ăn, làm đẹp
  • Xơ dừa: Làm dây thừng
  • Thân dừa: dựng nhà, làm cầu
  • Quả dừa làm các đồ thủ công, quà tặng
  • Làm kẹo dừa


Ý nghĩa

  • Cần thiết trong đời sống
  • Đi vào trong thờ văn, ca dao của các nghệ sĩ
  • Đặc sản vùng Trung và Nam Bộ

dàn ý :

 Đặc điểm

a. Cấu tạo

Thân dừa: Cây dừa cao khỏe, có màu nâu sậm, hình trụ và có những nốt vằn trên thân.Lá: Lá dài, xanh và có nhiều tàu.Hoa: Trắng và nhỏ.Quả: Phát triển từ hoa, bên ngoài màu xanh dày, bên trong có cùi và nước.Buồng dừa: Chứa các quả dừa, mỗi buồng thường có khoảng mười lăm quả.

b. Khả năng sinh sống

Thường sống ở khí hậu nhiệt đới.Phát triển trên đất pha cát và có khả năng chống chịu tốt.Dừa cần độ ẩm cao (70 - 80%) để có thể phát triển một cách tối ưu.Phát triển trong khu vực khô cằn.
31 tháng 8 2020

Bài làm

1) Ở miền quê Bình Định,một trong những nơi là 'quê hương' của dừa.Dừa như người bạn tất yếu của nơi đây mà ai cũng thấy quen nhiều .Dừa như là tất cả nguồn sống của người dân Bình Định .Có lẽ rừng dừa là người bạn tâm tình của người bản xứ.Dừa mọc nhiều như cây trong rừng.Nơi đâu cũng thấy dừa,nơi đâu cũng thấy những dáng cây cao cây thấp.Và hơn hết nơi đâu cũng có bóng dừa phủ.Dừa mọc ven sông,những cây dừa cao hơn những ngôi nhà.Làm người ta liên tưởng như người mẹ bao bọc lấy ngôi nhà ấy.Thơ mộng làm sao kể cho hết.Dừa mọc ven bờ ruộng,bóng dáng nông dân ngồi dưới gốc cây hưởng mát.Dừa leo sườn đồi,thấp thoáng như xanh xanh trên nền trời chiều.Dừa dọc bờ biển,trên bãi cát trắng là những thân dừa cong cong.Đi hoài đi mãi đâu đâu cũng có bóng dừa.Bóng dừa xiêm thấp thấp,trên cây lủng lẳng vài ba 'đứa con'.Qủa tròn tròn,nước ngòn ngọt làm người ta cứ mãi vẩn vơ hương vị ấy.Dừa nếp lơ lửng giữa trời mà đung đưa theo nhịp gió.Qảu vàng vàng xanh xanh,mơn mởn ....

6 tháng 10 2016

 

Tuổi thơ tôi gắn bó với cây bàng cổ thụ. Tôi nhớ những lần trốn nắng, trú mưa trong sự chở che hào phóng của tán bàng, những lần thưởng thức mùi vị ngọt chát hấp dẫn của quả bàng chín, những lần nhấm nháp vị bùi bùi khó tả của nhân quả bàng... 
 
Hồi năm bảy tuổi cho đến khi đủ mười tám tuổi để nhập ngũ, dù đã đi ngược về xuôi, vào Nam ra Bắc, nhưng tôi chưa từng nhìn thấy một cây bàng nào từng trải và to lớn như cây bàng phố tôi. Thân nó to, phải hai, ba vòng tay người lớn mới ôm xuể. Còn tán nó rộng, che kín cả một cái sân lớn diện tích cả trăm mét vuông. Sinh thời bác tôi bảo: Cây bàng lớn này dễ thường đã sống cả trăm năm, đáng được gọi là cây bàng cổ thụ. 
 
Tuổi thơ tôi gắn bó với cây bàng cổ thụ. Tôi nhớ những lần trốn nắng, trú mưa trong sự chở che hào phóng của tán bàng, những lần thưởng thức mùi vị ngọt chát hấp dẫn của quả bàng chín, những lần nhấm nháp vị bùi bùi khó tả của nhân quả bàng và nhớ cả những lần đi bắt ve, những lần chơi trốn tìm hớ hênh quanh gốc bàng. Tất cả cho tôi hình dung về một khái niệm bàng của riêng đám trẻ phố tôi. 
 
Tôi thích nhất là vào tiết rét lộc vào cữ tháng 2 âm lịch, theo cách phân chia mùa đông của các cụ nhà ta: Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba cộc rét. Vào thời điểm ấy, những lộc bàng râm ran như thể đang mời mọc nhau, mời gọi nhau mọc, mời gọi nhau lớn cho kịp phủ kín cành vào đầu mùa hạ. có thể nói: Lá bàng (cũng giống như một số cây khác thuộc hộ nhà xoan) có biểu hiện rõ nhất về sự chuyển mùa, nếu như có một ai đó chịu khó quan sát sự phát triển và tàn lụi lẫn sự đổi thay màu lá của nó. Có lẽ vì thế mà từ bao đời nay, đám trẻ hay lưu luyến mấy câu trong lời một vầi bài hát: Mùa đông lá đỏ, mùa hạ lá xanh…như một điệp khúc chào đón mùa hè quay trở lại (sau này tôi mới biết đây là phần mở đầu trong ca từ một ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Vân viết cho thiếu nhi vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước). Có một nhà thơ, trong khi nhìn ngắm mùa đông, nhìn ngắm màu đỏ của lá bàng mà đã viết được một bài thơ thật xúc động: Vẫn gió bấc căm căm/ Vãn mơ hồ mưa bụi/ Vẫn những lá bàng uốn cong mình mà cháy/ Đỏ như khi phải từ biệt bầu trời/ Anh chẳng biết thế nào để yêu em thêm nữa/ Khi mùa đông tới gần…. 
 
Nhưng đến năm tôi hai mươi ba tuổi thì cây bàng cổ thụ ấy không còn nữa. Vì lấy đất dành cho sự mưu sinh, người ta đã triệt hạ nó. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về đứng trên mảnh đất từng gắn bó với cây bàng cổ thụ mà lòng không khỏi xót xa, tiếc nuối. Trong lòng tôi tự dưng thấy trống trải thiếu thốn… 
 
Bây giờ, cứ mỗi khi nhìn thấy lá bàng đỏ rực lên sau khi hoàn tất chức phận của mình, để mà rụng về gốc, trong buổi giao mùa, tôi lại nao nao nhớ cây bàng cổ thụ. Cũng phải, vì nó là một phần kỷ niệm không thể thiếu trong khoảng trời thơ ấu và đáng nhớ của chúng tôi.
22 tháng 10 2016

Hậu Nghệ là một người bất tử, trong khi đó Hằng Nga là một tiên nữ xinh đẹp sống ở Thiên Đình và phục vụ cho Tây Vương Mẫu. Cả hai người là vợ chồng. Sắc đẹp của Hằng Nga và sự bất tử của Hậu Nghệ đã làm cho một số vị thần tiên khác ghanh ghét, và họ đã vu oan một tội lỗi phạm thiên đình cho Hậu Nghệ trước mặt Vua Nghiêu. Từ đó, Hằng Nga và Hậu Nghệ bị đuổi khỏi hoàng cung và phải sống cuộc đời thường dân. Từ đó, cuộc sống làm lụng, săn bắn đã làm cho chàng Hậu Nghệ trở thành một xạ thủ có tiếng trong dân gian.

Bấy giờ, có 10 mặt trời cùng lúc tồn tại, cứ một mặt trời thì chiếu một ngày, và cứ thay phiên như vậy trong vòng một ngày. Tuy nhiên, tai họa ập đến, một ngày kia cả 10 mặt trời cùng xuất hiện trong một ngày và đã thiêu cháy hầu hết sinh linh trên mặt đất. Trước hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” trên, Vua Nghiêu đã sai Hậu Nghệ bắn rơi 9 mặt trời chỉ để một cái lại mà thôi. Chàng Hậu Nghệ đã hoàn thành sứ mạng xuất sắc. Để đáp lại, Vua Nghiêu đã cho chàng một viên thuốc trường sinh bất lão và dặn rằng “Tạm thời không được uống cái này vào, hay bắt đầu cầu nguyện và ăn chay trong một năm sau đó mới được uống”. Hậu Nghệ làm theo, chàng đem viên thuốc về nhà và giấu nó ở cái rui trên nóc nhà và tự khổ luyện tinh thần. Được khoảng nửa năm, Vua Nghiêu mời chàng đến kinh thành “chơi” . Hằng Nga ở nhà thì bỗng lưu ý đến một vật sáng lóng lánh trên mái nhà và phát hiện ra viên linh dược, sau đó, biết là linh dược, nàng đã uống ngay viên thuốc cũng đúng lúc Hậu Nghệ vừa về đến và ngay tức khắc chàng đã biết chuyện gì đã xảy ra. Nhưng tất cả đã quá muộn, Hằng Nga bắt đầu bay về trời.

Với chiếc nỏ trong tay, Hậu Nghệ đuổi theo Hằng Nga. Nhưng đi được đến nửa đường thì thần Gió đã cản chàng lại mặc cho nàng tiên nữ xinh đẹp kia bay đến mặt trăng. Khi vừa đến nơi Hằng Nga bỗng không thở được và viên thuốc bỗng văng ra. Kể từ đó, Hằng Nga mãi ở trên mặt trăng không thể nào trở lại. Truyền thuyết còn kể lại rằng nàng đã kêu gọi những con thỏ ở mặt trăng tạo ra viên thuốc giống như vậy để nàng còn quay về với người chồng ngày đêm mong nhớ, nhưng tất cả đều vô dụng.
Trong khi đó, ở dương thế, sự mong nhớ và nỗi hối hận ngày đêm cồn cào Hậu Nghệ. Cuối cùng, chàng xây một lâu đài trong mặt trời và đặt tên là “Dương”, trong khi đó thì Hằng Nga cũng xây một lâu đài tương tự đặt tên là “Âm”. Cứ mỗi năm một lần, vào ngày rằm tháng 8, hai người được đoàn viên trong niềm hân hoan hạnh phúc. Chính vì thế mà mặt trăng luôn thật tròn và thật sáng vào ngày này như đê nói đến niềm vui, sự hân hoan khi được gặp mặt của con người.

Bạn tham khảo nha!

19 tháng 9 2020

Đất nước Việt Nam ta được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều loại trái cây thơm ngon. Mỗi loài mang một hương vị khác nhau, một hình dáng khác nhau. Và có lẽ về sự dẻo thơm thì chuối là loại quả thơm ngon nhất trong số tất cá các loại hoa quả. Ngoài ra, cây chuối còn rất nhiều tác dụng trong đời sống Việt Nam.

Chuối được trồng rất nhiều ở nông thôn và rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ rất nhanh tươi tốt; còn ở rừng, bên những khe suôi hay thung lũng, chuối mọc thành rừng bạt ngàn, vô tận. Chuối phát triển rất nhanh. Chuối có gốc tròn như đầu người, lớn dần theo thời gian, có rễ chùm nằm dưới mặt đất. Thân chuối thuôn, thẳng, có màu xanh rì là do từng lớp lá mọc đè lên nhau thành từng lớp, từng lớp, bao trùm cái ruột rỗng bên trong. Lá chuối mọc thành từng tàu, to bản. Mỗi cây chuối đều cho một buồng chuối. Có buồng chuối trăm quả và nhiều hơn thế. Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cầy uốn trĩu xuống tận gốccây. Chuối chặt theo nải. Quả chuối có nhiều hình dạng tuỳ thuộc vào từng loại khác nhau. Ví dụ: chuối ta có dáng thuôn dài, vỏ xanh; còn chuối tiêu quả căng tròn, vỏ mỏng, thịt dày, vỏ vàng. Ngoài ra còn có chuối hương, chuối ngự. chuối sứ, chuối mường...

Trong đời sống vật chất của con người Việt Nam thì chuối là một loài cây hữu dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa, quả. Thân chuối rồng nên người xưa hay dùng thay phao, ngoài ra còn làm thức ăn cho gia súc. Lá chuối tươi rửa sạch dùng để gói xôi, bánh giầy, bánh cốm, bánh chưng... và một trò chơi dân gian mà trẻ con hay chơi là cưỡi ngựa. Lá chuối khô cũng dùng để gói bánh gai hay cuộn chặt thay nút chai khá tốt. Bắp chuối thì chẻ ngọn nhỏ làm nộm, tương tự với nõn chuối làm rau sống hay ăn kèm với bún ốc, bún riêu. Trái chuối xanh hay được nấu cùng các thức ăn có vị tanh như ốc, lươn,... vừa khử tanh lại vừa làm cho món ăn thêm ngon, thêm đa dạng. Trái chuối chín là một thức quả được nhiều người ưa chuộng.

Cây chuối cho ta thật nhiều công dụng, không chỉ trong đời sống vật chất mà còn ởđời sống tinh thần: cây chuối là biểu tượng cho làng quê Việt Nam. Nải chuối chín không thể thiếu trong các mâm cúng trời, đất, tổ tiên. Cây chuối gắn liền với cuộc sông nông thôn, với đất nước, dân tộc ta.

Cây chuối gắn bó từ bao đời nay và đã dâng hiến tất cả cho con người Việt Nam, từ đời sống vật chất cho tới đời sống tinh thần. Cây chuối là niềm tự hào không chỉ của thiên nhiên, của đất mẹ mà còn của nông dân Việt Nam; cây chuối sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người.