Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cây bàng
Sân trường em có ba cây bàng mà các bạn trai gọi một cách hóm hỉnh là "cụ bàng". Gốc bàng to, thân cây gù, nổi thành nhiều bướu, mỗi bướu có hình thù khác nhau trông rất cổ quái. Mùa hè, tán bàng xanh biếc, bóng mát tòa rợp sân trường là nơi vui đùa của chúng em trong giờ ra chơi. Mùa thu, lá bàng đỏ ối như những chiếc quạt lụa óng a óng ánh tuyệt đẹp. Cây bàng là vương quốc của đàn chim sâu, còn đối với chúng em, nó là người bạn thương yêu của tuổi thơ.
Rất tiếc mk lại dốt nhất phần miêu tả và kể chuyện mk chỉ biết biêu cảm thui hic hic......
Ko giúp j đc cho bn rùi😣😣😣😣😣
MB: Khu vườn nhà tôi tuy không rộng lắm nhưng cũng trồng được vài 3 loại cây ăn quả. Vào mùa này cây cối đâm trồi nảy lộc muôn hoa khoe sắc dưới ánh nắng của mùa xuân. Ôi trông khu vườn lúc này trở nên thật lại kì!
TB: Chà, khu vườn mới rực rỡ làm sao! Từ xa nhìn lại, khu vườn như một lẵng hoa đầy mầu sắc. Lại gần cây nào cây ấy đều chọn cho mình bộ quần áo lộng lẫy và kiêu xa nhất. Rậm rạp nhất là bác nhãn già. Bác là người có mặt sớm nhất trong khu vườn này. Thân bác to bằng 2 vòng tay tôi ôm mới xuể. Da bác mầu nâu nẻ tếch nẻ toát có vẻ phong tràn lắm. Cành to cành bé đan sen vào nhau giáng vẻ khẳng khiu. Ấy thế mà tán lá của bác vẫn xanh mượt làm tối cả một góc vườn. Vốn là anh cả nên bác rất nhường nhịn các em. Bao giờ cũng ra hoa kết trái sau nhất đấy. Ngay bên cạnh cô bưởi đâu thua kém gì. Tuy có ít bưởi hơn và phải trống trọi với cái rét của mùa đông, giờ đây cô đã tỉnh dậy trong bộ quần áo xanh tươi tắn. Cô tô điểm dung nhan của mình bằng những chùm hoa trắng muốt, thơm ngan ngát càng làm cho cô kiều diễm, hạnh phúc biết bao! Chị xoài cát cũng đáng yêu không kém. Giờ chị đang phơi phới tuổi thanh xuân, tràn trề sức sống. Chị không cao bằng bác nhãn và cô bưởi nhưng tán chị xòe rộng cành lá xum suê. Chị khoác trên mình chiếc áo mầu xanh mượt mà. Có lẽ năm nay chị mới có được niềm vui lớn nhất trong đời-niềm vui được làm mẹ. Chính vì thế chị không bỏ lỡ một búp nõn nào. Chị đã sản sinh ra hàng trăm, hằng nghìn bông hoa lớn nhỏ phủ khắp các cành cây. Giờ đứng ngắm nhìn chị mới tuyệt làm sao! Chị như một cây bông đứng kiêu hãnh khoe mình dưới anh nắng xuân lộng lẫy.
Đứng trong khu vườn sao mà kì diệu đến vậy! Màu sắc, hương thơm thật quyến rũ và cả những âm thanh lao xao phát ra từ tán cây do không biết bao nhiêu là ong bướm đủ mầu sắc đến đây lấy nhụy làm mật. Tôi như lạc vào thế giới của mùa xuân.
KB: Tôi cảm ơn mùa xuân. Mùa xuân mang lại bao điều kì diệu. Nhờ có mùa xuân đáng quý này mà chẳng bao lâu nữa đâu cả khu vườn sẽ rực lên một màu vàng. Màu vàng của hương thơm vị ngọt mang tới cho đời thưởng thức.
1 Mở bài
Trường em có nhiều cây phượng. Nhưng em thích nhất cây phượng thân màu nâu hoa màu đỏ
2 Thân bài
Nó rất to và đẹp. Vào mùa hè nó nở hoa rất đẹp
3 Kết bài
Giờ nó đã bị chặt, em rất nhớ nó
Em viết theo các ý này nhé:
Nêu lên câu chủ đề (VD: Truyền thống ăn quả nhớ kẻ trồng cây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta...)
Khái niệm ăn quả nhớ kẻ trồng cây là gì?
Biểu hiện?
Dẫn chứng?
Trái với ăn quả nhớ kẻ trồng cây là?
Liên hệ bản thân em?
Kết luận.
Tham khảo
Ông cha ta đã để lại cho chúng ta rất nhiều bài học quý báu về việc tưởng nhớ công lao của người đi trước. Điều này được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Động từ "ăn" ở trong câu tục ngữ này không chỉ mang nghĩa đơn thuần là ăn một thứ gì đó mà nó còn mang nghĩa khi chúng ta đã nhận được sự giúp đỡ của ai đó thì hãy luôn nhớ đến họ. Thực tế trong cuộc sống cho chúng ta thấy đã có rất nhiều người làm theo lời răn dạy của ông cha ta. Như Đảng và Chính Phủ đã lập bia liệt sĩ, lấy ngày 27 tháng 7 hằng năm làm ngày tưởng nhớ những thương binh, liệt sĩ - những người mang thương tật, những người đã ngã xuống để đất nước ta được hòa bình như ngày hôm nay. Thật vậy, chúng ta đừng bao giờ ăn không của ai, hãy biết làm, biết hành động để trả ơn họ. Hơn thế nữa, chúng ta còn phải biết ơn họ bởi nếu không có họ thì sao chúng ta có thể đứng dậy sau cơn hoạn nạn. Cạnh bên những người sống luôn biết trả ơn nhưng vẫn có những người không biết đến công lao của người khác là gì. Thật là vô tâm. "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Chúng ta cần phải không ngững gìn giữ và phát huy nó.
Câu 1: Đặc điểm của văn nghị luận ?
Đặc điểm của văn bản nghị luận. Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục. Luận cứ có vai trò làm cơ sở cho luận điểm, luận cứ cũng phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu thì luận điểm mới có sức thuyết phụ
Câu 2: Bố cục của văn nghị luận gồm mấy phần ? Nêu đặc điểm của từng phần.
Bố cục bài văn nghị luận có 3 phần:
- Mở bài : Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát).
- Thân bài : Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ).
- Kết bài : Nếu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.
• Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng...
học tốt
Nếu chúng ta chịu khó để ý sẽ nhận ra mùa nào cũng có hoa nở. Không phải chỉ mùa xuân mới có. Mùa xuân chỉ hơn một chút. Mùa xuân nhiều hoa nở hơn các mùa khác. Ai nói mơ hồ chỉ có hoa nở mùa xuân là không đúng.
Hoa phượng, hoa ô môi đỏ rực suốt mùa hạ. Hoa bằng lăng báo tin mùa xuân đã hết, bắt đầu những ngày trời nắng. Cây bằng lăng buông từng chuỗi hoa. Tôi thích màu tím hoa bằng lăng.
Cây bằng lăng non, cao cao, phất phơ một túm lá. Rồi mà xem, cây bằng lăng phố ta sắp sùm sòa ra. Khi mùa hạ tới, cây chi chít những chùm hoa tím. Con ong, con tò vò, con ve sầu, con cánh quít, cả đàn bướm nhung nhăng kia, tha hồ nhởn nhơ vào đây. Cây bằng lăng phố ta đẹp đến thế đấy.
Nhưng, bằng lăng phố tôi còn non chưa có hoa và bây giờ bằng lăng chưa có chạc vững để chúng tôi trèo lên.
Vẫn có thể chơi với bằng lăng được chứ. Phải tìm ra trò chơi với bằng lăng. Ai có nhớ trò kéo co hai đứa ngoằng cánh tay vào nhau, rồi kéo. Đứa thua thì cánh tay xõa ra. Đấy, chúng tôi đã nghĩ được cách thử sức với cây bằng lăng đương lớn bổng lên. Xem các cậu ấy có khỏe không. Vui với nhau mà.
Thế là, cứ đi đâu về qua cây bằng lăng, chúng tôi lại xúm nhau vít cây xuống, vít thật mạnh, bắt chỏm ngọn cây uốn dẻo xuống tận mặt đất. Rồi buông cho cây vút lên, vù một cái, như cánh nỏ bật. Khỏe đấy, hoan hô bằng lăng! Khốn khổ, cây bằng lăng nào chúng tôi cũng chơi thử sức thế. Suốt ngày, có khi cả buổi tối, những cây bằng lăng cứ bị bắt buộc vi vút lên.
Chẳng mấy hôm mà những cây bằng lăng đều phờ phạc, lử khử. Cây nào cũng bị lỏng gốc. Cây lắc lư, lảo đảo, chóng mặt héo lá.
Mùa xuân tới rồi. Ngoài kia đương mưa phùn.
Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không nhìn thấy. Không phải tại sương mù ngoài hồ tỏa vào. Đây là mưa bụi, hạt mưa từng làn lăng quáng li ti đậu trên áo trên tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa dây mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phân mù mịt.
Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn này xanh lá mạ. Dây khoai, dây cà chua rườm rà xanh rợ các trảng ruộng cao. Mầm cây sao, cây nhội, cây bày hai bên đường nảy lộc. Mỗi hôm trông thấy mỗi khác.
Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khẻo, thiểu não như cái cọc cắm. Thế mà mưa phùn đã làm cho các đầu cành bằng lăng nhú mầm. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai lóng lánh, ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảng voan trắng.Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc vầng lộc non nảy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được cho uống thuốc.
Đàn chim vành khuyên bay trong mưa bụi.Thoát nghe tiếng hót thoáng qua, anh ánh trong mưa.
Rồi đàn chim vụt đậu xuống hàng cây bằng lăng non. Những con chim mỏi cánh xuống nghỉ chân a? Tiếng chim lích chích trên cành. Không, không, chúng em đi làm, nắng sớm chúng em đi làm đây, không phải nghỉ chân đâu.
Mưa bụi cho cây nảy mầm. Nhưng mưa bụi cũng dễ khiến cây sinh bệnh. Con sâu nghe mùa xuân tới vội vã đi tìm cái ăn. Mùa lá nở, nhiều lá non lắm. Con sâu đo tìm đục thân, con sâu mỡ làm tổ ăn lá.
Nhưng đã có con sáo mỏ ngà đậu trên lưng trâu, bắt ruồi, bắt ve cho trâu, chim vành khuyên nhặt sâu chữa ghẻ lở cho cây.
Từ hôm ấy, chúng tôi chẳng đứa nào dám nghịch ngợm đến cây bằng lăng. Lại còn đóng cọc, chăng dây thép quanh mỗi gốc. Làm cho con chó không vào ghếch cẳng lên đái vào gốc cây được. Đất không xót, cây càng xanh tươi lên.
Đầu mùa hạ năm ấy, cây bằng lăng trổ hoa. Hoa bằng lăng tím ngan ngát như từng lẵng hoa tím buông xuống.
#_Bạn tham khảo nha_#
Bài thơ mùa hè của bé là những suy nghĩ ngây thơ, trong sáng của một đứa trẻ về mùa hè. Ban đầu em bé tưởng tượng mùa hè là mùa của những chú ve. Những người nghệ sĩ ấy đã biến cả đất trời thành sân khấu để trình diễn những bản hòa tấu độc đáo của mình. Sau đó lại tiếp tục là câu hỏi mùa hè là gì. Với em bé ( trạng ngữ ), mùa hè để rong chơi đắm chìm trong biển xanh bờ cát trắng tại quê ngoại mến thương. Em bé rất thích mùa hè trái tim không thể ngừng rộn ràng ( từ láy ), đôi chân nhịp nhàng, mở rộng vòng tay tận hưởng mùa hè vui vẻ của mình. Cả bài thơ là những suy nghĩ rất ngây thơ của một đứa trẻ nhưng sâu trong đó ta thấy được niềm vui của một đứa trẻ khi mùa hè về.
Ngày đầu xuân hoa quả nước chín nhiều môi em bé nhưng qua những ngày tết Hoa đã nở hàng loạt như những cánh bướm non ,hoa sau những ngày thực hiện nghĩa vụ đông xuân của mình và khe khẽ lời giải
?? bạn trả lời hơi bị lạc đề đó