Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.Bài thơ "Qua đèo Ngang"của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần,luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ bài trong bài thơ.Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ,chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau u tùm,rậm rạp.Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt,ít ỏi"tiều vài chú","chợ mấy nhà"làm cho cảnh vật hoang sơ,vắng lặng hơn.Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc kêu,chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn,cô đơn vì phải xa quê hương gia đình của bà càng sâu đậm.Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nc
Một mảnh tình riêng ta vs ta"
Lúc chiều tà trên đèo vắng, tiếng quốc kêu khắc khoải, tiếng đa đa vô hồi thắt quặn trong lòng nhà thơ càng gợi thêm nỗi niềm vời vợi nhớ thương. Bà nhớ nhà nhớ quê hương nhớ một thời vàng son nào đó đã qua trong một nỗi niềm cô quạnh buồn thương man mác của tâm hồn.
Khép lại bài thơ là hình ảnh của nữ sĩ trước mặt là " trời non nc" vô tình như mở rộng ra đến vô tận. Chính vì vậy, bà cảm thấy cô đơn quạnh quẽ, đành quay về vs chính mình, đối diện vs chính mình" ta vs ta ". Hai chữ " ta " nhưng vẫn chỉ có " một mảnh tình riêng" nghĩa là vẫn chỉ có một người. Điều này đủ thể hiện nỗi cô đơn cùng cực của nữ thi sĩ ngày ấy.
Về mặt nghệ thật, bài thơ thuộc thể thất ngôn bát cú ĐL, một thể thơ vốn kiểu cách sang trọng. Thế nhưng vs ngòi bút tài hoa điêu luyện của tác giả, bài thơ có ngôn ngữ giản dị, trong sáng này đã trở nên gần gũi thân thuộc vs tất cả mọi người
Bài thơ khiến ta thêm y đất nc vs bao cảnh đẹp tình sâu và thêm trân trọng những hồn thơ rung độn diêu kì trước những bức tranh non sông gấm vóc.h
Bài thơ Qua Đèo Ngang gây nức lòng người đọc qua bao thế kỷ. Nó ấn tượng không phải bằng lời văn nhẹ nhàng sâu lắng giàu cảm xúc mà còn bởi chính lối nói mà các thi nhân xưa thường dùng: tả cảnh ngụ tình.
Đèo Ngang là chặng dừng chân đầu tiên trên đường vào Nam nhận nhiệm vụ. Xa quê hương, gia đình, người thân lòng nữ sĩ không khỏi bâng khuâng. Tín hiệu nghệ thuật đầu tiên người đọc nhận thấy là bóng xế tà. Tới đây mặt trời sắp lặn, hoàng hôn buông xuống, vũ trụ đang chìm dần vào cõi hư vô vắng lặng. Có chăng chỉ còn lại những tia sáng yếu ớt cuối chiều. Từ tà diễn tả một khái niệm sắp tàn lụi, biến mất. Không gian và thời gian gợi nỗi buồn man mác, đặc biệt của người lữ thứ tha hương:
Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau
Buổi chiều mà lại là chiều tà gợi cho người ta thêm nhớ hơn. Nữ sĩ cũng vậy, khoảng thời gian ấy thích hợp nhất cho sự bộc lộ tâm trạng nhớ nhung khắc khoải. Lữ thứ chân bước vội cũng như cánh chim chiều mau cánh tìm chỗ trú ngụ, lũ trẻ chăn trâu gọi bạn hồi thôn. Không chỉ có trong bài thơ này, trong bài Chiều hôm nhớ nhà ta cũng bắt gặp tâm sự đó.
Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn
Ráng chiều gợi tâm trạng nhớ thương. Hoành sơn vốn nổi tiếng hùng vĩ hoang sơ. Trong khung cảnh ấy trước mắt thi nhân cỏ cây hoa lá chen chúc nhau tìm chút ánh sáng mặt trời. Một mình trên đỉnh núi non hiểm trở lại càng cảm thấy trống vắng. Mặc dù cảnh vật hữu tình: cỏ cây, hoa lá, sông nước, biển khơi ... Có lẽ lòng nữ sĩ chợt nhớ, hay nói cho đúng hơn hình ảnh người thân, gia đình, quê hương chợt hiện về. Đây cũng là lúc bữa cơm chiều đang đón đợi, cả nhà sắp tụ họp bên nhau... Vậy mà giờ đây một mình cất bước nơi đất khách quê người.
Đang nao lòng buồn bã, phía xa xa dưới chân đèo xuấi hiện hình ảnh:
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Cảnh vật sự sống thật vắng vẻ: mấy bác tiều phu lom khom đốn củi, vài ngôi nhà chợ liêu xiêu. Lối đảo ngữ được vận dụng rất thần tình, hình ảnh này gợi một sự so sánh liên tưởng tới cuộc sống tẻ nhạt, tiêu xơ. Nó khác hẳn chốn kinh kỳ náo nhiệt đua chen. Nhà thơ đi tìm sự sống, nhưng chốn Đèo Ngang khiến cho lòng Bà đầy thất vọng. Hai câu thơ đối nhau rất chỉnh tạo nên hình ảnh tiêu điều xơ xác của cuộc sống chốn đèo Ngang.
Trong sự vắng lặng ấy xa xa nghe có tiếng kêu đều khoan nhặt man mác nhớ thương của quốc quốc, gia gia. Tương truyền sau khi vua Thục là Lưu Bị bại trận trước Lục Tốn của Đông Ngô, ông chạy về thành Bạch Đế và mất tại đó. Sau khi mất Thục Đế đã hoá thành con chim quốc thể hiện niềm đau xót mất nước. Khung cảnh da diết tiếng chim kêu chiều buồn bã gợi ta nhớ những câu thơ:
Đây bốn bề núi núi
Hiu hắt vắng tăm người
Đèo cao và lưng hẹp
Dăm túp lều chơi vơi
Tiếng chim quốc, gia gia do chính bà cảm nhận hay là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn nữ sĩ. Đến đây nỗi lòng thi nhân đồng điệu với ông vua Thục muốn níu kéo những kỷ niệm xưa, hoài niệm về một thời dĩ vãng vàng son. Tiếng chim gợi nỗi niềm nhớ nước thương nhà đến nao lòng. Nhớ về gia đình, nhớ về đất nước - phải chăng chính sự hoài niệm về triều đại nhà Lê mà bà từng sống. Thái độ của nữ sĩ là phủ nhận thực tại, tìm về quá khứ. Nhà thơ Nguyễn Du đã từng nói “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?” trong hoàn cảnh này điều đó hoàn toàn hợp lý.
Khép lại bài thơ là cả một tâm trạng dồn nén:
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta
Nhà thơ có tâm sự u hoài, đứng trước không gian vời vợi bao la: trời, non, nước. Khung cảnh càng rộng lớn thì con người càng bé nhỏ cô đơn. Và như vậy chỉ có ta với ta, mình với mình mà thôi. Ta là cá nhân nữ sĩ - con người của vật chất đối diện với ta - con người của tâm hồn.
Một mình dối diện với không gian cảnh vật, với cuộc sống và để rồi với chính mình. Trong lòng thi nhân chất chứa bao nỗi niềm biết chia sẻ cùng ai? Một mảnh tình riêng trong một khối tình rộng lớn có chăng mình lại nói chuyện với mình. Nỗi buồn được nhân lên gấp bội. Đây là tâm sự của chính tác giả và cũng là tâm sự của những con người xót xa trước thế sự đổi thay, của những thế hệ từng sống với quá khứ, xót xa với thực tại.
Có rất nhiều những nhà thơ mượn cảnh để tả tình, nhưng có lẽ thành công nhất là Bà Huyện Thanh Quan. Hình ảnh thơ gần gũi, giàu sức biểu cảm. Điều đáng nói ở đây là bà đã lựa chọn được những tín hiệu nghệ thuật đắt giá để từ đó diễn tả tâm sự của chính mình. Trong bài thơ đã có đầy đủ cả tâm hồn, tình cảm, nỗi lòng nhà thơ gửi gắm vào đó. Lời thơ nghe xúc động bồi hồi làm cho người đọc cũng băn khoăn day dứt.
"đoạn văn ngắn" này mà chép ra thì mất khoảng 1 mặt A4 chứ mấy:V
Bà Huyện Thanh Quan (chữ Hán: 婆縣青關, 1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh; là một nhà thơ nữ trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam[1].
Tiểu sử
Nguyễn Thị Hinh là người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây (nay là phường Quảng An, quận Tây Hồ), Hà Nội[2]. Cha bà là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông.
Bà là học trò của danh sĩ Phạm Quý Thích (1760-1825), và là vợ của Lưu Nghị[3](1804-1847), người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông(nay thuộc Hà Nội). Ông đỗ cử nhân năm 1821 (Minh Mạng thứ 2), từng làm tri huyện Thanh Quan (nay là huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), nên người ta thường gọi bà là Bà Huyện Thanh Quan. Chồng bà làm quan trải đến chức Bát phẩm Thư lại bộ Hình, nhưng mất sớm (43 tuổi).
Dưới thời vua Minh Mạng[4], bà được mời vào kinh giữ chức Cung Trung Giáo Tập để dạy học cho các công chúa và cung phi.
Khoảng một tháng sau khi chồng mất, bà lấy cớ sức yếu xin thôi việc, rồi dẫn bốn con [5] về lại Nghi Tàm và ở vậy cho đến hết đời.
Không biết rõ chính xác về thời gian sống của bà nhưng theo nhiều tư liệu ghi chú là bà sinh năm 1805 và mất năm 1848 ở tuổi 43. Mộ bà được đặt bên bờ Hồ Tây (Hà Nội), nhưng sau này sóng gió đã làm sạt lở không còn tăm tích [6].
Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.
Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:
Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.
Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.
Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.
Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.
“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.
Ngày mùa quê em thật rộn rã. Các bác nông dân đã ra đồng từ sớm. Mùi hương thơm của lúa non quyện cùng hương cỏ đồng nội làm em cảm thấy ngây ngất. Những ánh nắng sớm chiếu trên những chiếc nón lá thân thuộc của mọi người.Ai nấy đều hối hả nhưng cũng rất vui vẻ. Phải rồi! Vì họ đã làm việc chăm chỉ suốt nên đã gặt được những bông lúa nặng trĩu kia. Em nhìn toàn bộ cánh đồng, cả cánh đồng vàng óng trải dài tít tắp tới tận chân trời và ở nơi này - ở quê em, những người nông dân đã gắn bó với bông lúa như chính tình phụ tử mà những người thân giành cho mình vậy....
Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều. Như vậy là một ngày yên bình đã trôi qua trên thành phố quê em.
Từ ghép: đỉnh núi, thành phố, dòng người, xe cộ,...
Từ láy: ồn ào, nhộn nhịp, thênh thang, ríu rít,..
Đại từ: Như vậy, em,..
Mình viết đoạn có đại từ thôi thông cảm
Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan thể hiện tâm trạng nỗi niềm của nhà thơ khi đứng trước cảnh đẹp. Đặc biệt hai câu cuối của bài thơ gợi cho người đọc một nỗi buỗn, cô đơn đến não nề.
“Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta”.
Bài thơ được ra đời trong một chuyến hành trình của nhà thơ từ Thăng Long vào xứ Huế. Trải qua một cuộc hành trình đầy gian khổ, sau bao vất vả, mệt nhọc, khi tới một nơi có cảnh đẹp, núi non hùng vĩ, nhà thơ đã dừng chân đứng lại chốn đèo Ngang này để nghỉ chân. Lúc này người và cảnh đã hòa làm một, cảnh cũng trở nên buồn theo tâm trạng nhà thơ, nhà thơ cũng nhìn cảnh để thể hiện tâm trạng của mình. Trước mắt nữ sĩ là cảnh đất trời bao la, bất diệt của vũ trụ: “trời, non, nước”. Trời thì xa, núi thì cao mà nước thì sâu thăm thẳm. “Dừng chân đứng lại” để một lần nữa bao quát lại cảnh vật quanh mình. Dừng chân đứng lại để hỏi xem đâu người tri âm, tri kỉ. Vậy mà Bà Huyện Thanh Quan chỉ nhận lại được từ thẳm sâu vũ trụ cái rộng lớn, bát ngát của “trời, non, nước”. Vậy thì giờ đây, giữa đất trời chốn đèo Ngang này chỉ còn có “Một mảnh tình riêng, ta với ta”. “Một mảnh tình riêng” ấy là nỗi buồn người xa xứ, là tâm sự về nỗi đau chia cắt đất nước những ngày xưa, là nỗi buồn thương cho cảnh đất nước hiện tại hay chính là cảnh đìu hiu vắng vẻ nghèo khó chốn đèo Ngang này vậy. Cụm từ “ta với ta” ngân lên như đập vào vách núi rồi vọng lại trong niềm xót xa, buồn tủi. “Ta với ta” là chỉ một mình mình với một mình mình. Một tấm tình cô đơn không ai chia sẻ. Còn gì buồn hơn khi đứng trước cảnh thiên nhiên bao la rộng lớn như vậy, con người trở nên nhỏ bé, khi ấy rất cần có sự chia sẻ, cảm thông để vơi đi sự cô đơn, nhưng tác giả chỉ nhận thấy ta với ta, túc là chỉ có ta với cảnh vật hoang vu này.
Trong cảm xúc của ” Nữ sĩ đất Bắc Hà”, bà đã nhấn mạnh cảnh vật và con người trong bóng chiều thưa thớt tiêu điều chỉ bằng vài nét phác thảo đơn sơ và chấm phá tài hoa, tác giả đã làm sống động cả một không gian mênh mông, quạnh quẽ. Đặc biệt, bức tranh hiện lên rõ mồn một hình ảnh con người chìm trong trạng thái im lim, ngưng đọng. Bài thơ không chỉ tập trung miêu tả thiên nhiên hoang vắng nơi Đèo Ngang từ cảnh vật đến con người mà còn tập trung gợi tả tâm trạng người lữ khách- nhân vật trữ tình trong tác phẩm. Bài thơ khép lại trong tâm trạng cô đơn của người lữ khách, dẫu chưa gọi thành tên nhưng đã thấm trong từng nét cảnh. Trong Văn học trung đại, có thể nói rằng “QĐN” là bài thơ có giá trị cả về mặt Nghệ thuật và nội dung cho độc giả cảm nhận về khung cảnh Đèo Ngang buổi chiều tà.
tham khảo:
Hai câu thơ cuối cùng trong bài thơ “Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan gợi cho người đọc một nỗi buồn vô hạn. Trên cuộc hành trình dài đặc từ Thăng Long vào xứ Huế, sau bao vất vả, mệt nhọc, dừng chân đứng lại chốn đèo Ngang nữ sĩ đối diện với cái bao la, bất diệt của vũ trụ: "trời, non, nước".
Trời thì xa, non thì cao mà nước thì sâu thăm thẳm. "Dừng chân đứng lại" để một lần nữa bao quát lại cảnh vật quanh mình. Dừng chân đứng lại để hỏi xem đâu người tri âm, tri kỉ. Vậy mà Bà Huyện Thanh Quan chỉ nhận lại được từ thẳm sâu vũ trụ cái rộng lớn, bát ngát của "trời, non, nước". Vậy thì giờ đây, giữa đất trời chốn đèo Ngang này chỉ còn có "Một mảnh tình riêng, ta với ta". “Một mảnh tình riêng” ấy là nỗi buồn người xa xứ, là tâm sự về nỗi đau chia cắt đất nước những ngày xưa, là nỗi buồn thương cho cảnh đất nước hiện tại hay chính là cảnh đìu hiu vắng vẻ nghèo khổ chốn đèo Ngang này vậy.
Cụm từ “ta với ta” ngân lên như đập vào vách núi rồi vọng lại trong niềm xót xa. buồn tủi “Ta với ta” là chỉ một mình mình với một mình mình. Một tấm tình cô đơn không ai chia sẻ.
Bà Huyện Thanh Quan , tên thật là Nguyễn Thị Hinh; là một nữ sĩ trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam.Nguyễn Thị Hinh là người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây (nay là phường Quảng An, quận Tây Hồ), Hà Nội[2]. Cha bà là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông.Bà là học trò của danh sĩ Phạm Quý Thích (1760-1825), và là vợ của Lưu Nghị[3](1804-1847),hiệu là Ái Lan, người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Ông đỗ cử nhân năm 1821 (Minh Mạng thứ 2), từng làm tri huyện Thanh Quan (nay là huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), nên người ta thường gọi bà là Bà Huyện Thanh Quan. Sau đó, ông bị giáng chức rồi lại được bổ chức Bát phẩm Thư lại bộ Hình. Chồng bà làm quan trải đến chức Viên ngoại lang bộ Hình, nhưng mất sớm (43 tuổi).Bà Huyện Thanh Quan sáng tác không nhiều, hầu hết viết bằng chữ Nôm, theo thể Hàn luật. Hiện gồm những bài sau:Thăng Long thành hoài cổ,Qua chùa Trấn Bắc,Qua Đèo Ngang,Chiều hôm nhớ nhà,Tức cảnh chiều thu,Cảnh đền Trấn Võ,Cảnh Hương sơn.Dưới thời vua Minh Mạng[4], bà được mời vào kinh giữ chức Cung Trung Giáo Tập để dạy học cho các công chúa và cung phi.Khoảng một tháng sau khi chồng mất, bà lấy cớ sức yếu xin thôi việc, rồi dẫn bốn con[5] về lại Nghi Tàm và ở vậy cho đến hết đời.Không biết rõ chính xác về thời gian sống của bà nhưng theo nhiều tư liệu ghi chú là bà sinh năm 1805 và mất năm 1848 ở tuổi 43. Mộ bà được đặt bên bờ Hồ Tây (Hà Nội), nhưng sau này sóng gió đã làm sạt lở không còn tăm tích.[6]