Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm:
Em yêu thích nhất là cảnh hoàng hôn trên bãi biển. Khi mặt trời bắt đầu lặn, bầu trời chuyển từ màu xanh sang màu cam ấm áp. Những tia nắng cuối cùng của ngày chiếu sáng xuống biển, tạo nên một dải ánh sáng màu vàng rực rỡ trên mặt nước. Cát trắng mịn màng bên dưới chân em nhẹ nhàng sóng động, cùng với tiếng sóng biển nhẹ nhàng làm em cảm thấy yên bình.
Bầu trời đầy sao khiến em ngạc nhiên bởi vẻ đẹp của vũ trụ. Những ngôi sao sáng lấp lánh trên bầu trời đêm, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp và lãng mạn. Trong khoảnh khắc đó, em cảm nhận được sự kích thích của việc tiếp xúc với thiên nhiên và vũ trụ vô tận. Đó là khoảnh khắc tĩnh lặng, đầy cảm hứng và tạo động lực cho trái tim em.
Trước mắt em là bức tranh về Hồ Gươm ở thủ đô Hà Nội. Có lẽ bức tranh vẽ buổi bình minh đang lên. Nhìn ra xa, những gợn sóng nhỏ dần, nhỏ dần, rồi cuối cùng là một tấm gương phẳng óng ánh những tia nắng của buổi ban mai. Xa xa, giữa mặt hồ là Tháp Rùa đứng uy nghi với vẻ trầm mặc muôn thuở giữa cồn cỏ xanh mượt. Trên đỉnh tháp là ngọn quốc kỳ đang phấp phới tung bay. Đằng sau tháp là hàng cây um tùm đang soi bóng xuống mặt hồ trong xanh. Nhìn bức tranh em nhớ lại câu chuyện mà mẹ đã từng kể cho em nghe về “Sự tích Hồ Gươm”. Hồi ấy, có một vị thần Kim Quy ngậm thanh kiếm thần kỳ trao cho Lê Lợi để tiêu diệt giặc Minh, giữ gìn bờ cõi. Và cũng chính nơi đây, nhà vua đã hoàn lại thanh kiếm cho vị thần. Cái tên Hồ Hoàn Kiếm bắt nguồn từ giai thoại từ ấy. Không biết bây giờ vị thần tốt bụng đó với thanh kiếm nằm ở chỗ nào dưới những lớp sóng lăn tăn kia.
đặt mình vào vai quyển sách để tự giới thiệu và chia sẻ những mong ước của mình
Viết 1 đoạn văn khoảng 6-7 câu tả một loại hoa hoặc quả mà em yêu thích. ( Lưu ý : Không chép mạng )
tham khảo
Thơm còn gọi là dứa, khóm, được trồng ở khắp nơi trên đất nước ta. Thơm cho quả ở mọi vùng đều có sắc thái giống nhau nhưng theo mỗi vùng, vị ngọt của thơm cũng khác. Được thưởng thức quả thơm của nhiều vùng, em cảm thấy quả thơm ở quê em - Khánh Hòa có vị ngọt ngon nhất. Thơm Khánh Hòa có vị ngọt đặc trưng của thơm hòa quyện với vị mằn mặn đậm đà của muối biển tạo nên một vị ngọt gắt, tê đầu lưỡi, ngon vô cùng. Nhìn kĩ thì quả thơm quê em có hình dáng hơi khác những quả thơm xứ khác một chút: quả thơm quê em bé hơn, nó chỉ to hơn cái bình trà chút xíu, mắt quả thơm khô hơn những quả thơm Đà Lạt hay thơm của miền Tây Nam Bộ. Cùi thơm chỉ to bằng ngón tay cái của em. Quả thơm nào cũng mang theo một đầu quả nhiều tia màu xanh phủ một lớp phấn trắng, có gai, xoay tròn đều xếp lên nhau như đuôi rồng nhiều lớp. Khi xanh, quả thơm có màu xanh biếc. Trái lớn dần thì vỏ cũng chuyển sang màu hồng đỏ, vàng ửng cái sắc đỏ tía của Mặt Trời, của nắng pha gió biển, đem lại cho quả một vị ngọt đặc sắc riêng.
nếu ko chép mạng thì đây
Em ngồi xuống trên một cái rễ đa to như bắp chân người lớn nghỉ xả hơi cho đỡ mệt. Nhìn quanh gốc cây, những chiếc rễ đa chằng chịt đan quyện vào nhau, nổi lên trên mặt đất như những con trăn hoa nằm hóng gió. Cái gốc của nó năm sáu đứa chúng em nối tay nhau mới ôm xuể được. Thân cây cao độ bốn mét với vô vàn nhánh. Các nhánh lớn lại đẻ ra nhiều cành nên tán lá đa xoè ra phủ kín một khoảng đất rộng, ước chừng đến cả trăm người ngồi dưới vẫn con thấy thoáng mát. Những chiếc lá xanh thẫm hình bầu dục to như bàn tay người lớn khép kín. Lá to, lá nhỏ, tầng tầng, lớp lớp tạo ra một vóm lá dày đặc xanh um, nắng mưa khó lòng lọt qua được. Trên tán lá xanh cao vời vợi ấy lũ chim sáo, chào mào, chìa vôi … kéo về hàng đàn, tha hồ thi nhau ca hát”.
Tham khảo :
Lúc nào, trên chiếc bàn ở phòng khách nhà em cũng có một bình hoa ly vàng xinh xắn. Bởi đó là loài hoa mà cả em và mẹ đều yêu thích.
Hoa ly cũng mọc theo chùm. Thường thì từ một cành, sẽ có ba, bốn đến năm bông hoa ly. Vì kích thước hoa khá lớn và dài nên khoảng cách giữa các bông hoa cũng rộng hơn so với các loại hoa mọc theo chùm khác.
Lúc còn là nụ hoa ly có hình dáng như một cái kén, dài chừng 7cm đến 10cm. Phần thân phình to đến chừng hai, ba ngón tay. Khi còn nhỏ, nụ đều có một màu xanh mướt, rất khó để đoán đó là hoa ly màu gì. Nhưng chỉ cần chờ nụ hoa lớn lên, càng gần ngày nở, thì màu sắc bên ngoài cũng dần chuyển sang màu vàng của loại hoa mà mẹ chọn.
Khi nở, hoa sẽ tách ra dần từ đầu nụ. Hé ra những góc nhỏ của cánh hoa e ấp bên trong. Bông hoa ly nở khá chậm và cũng rất lâu tàn. Nên cần phải thật kiên nhẫn chờ hoa. Khi nở, hoa ly có sáu cánh hoa, chia làm hai tầng. Mỗi tầng ba cánh và xếp xen kẽ vào nhau. Mỗi cánh hoa ly có kích thước tương tự nụ hoa ban đầu. Cánh hoa khá dày, mọng nước, mềm mịn. Hơi cong cong rủ ra, khoe những sợi nhụy hoa xinh xinh ở giữa. Mùi hương của hoa ly ngòn ngọt và nồng nàn chẳng kém gì hoa hồng, chỉ là không bay xa được thôi. Nếu chăm thay nước đầy đủ, một bình hoa ly có thể chơi đến hơn hai tuần.
Em yêu hoa ly lắm, bởi nó có vẻ đẹp thật là trong sáng và thuần khiết.
HT
Tham khảo!
Hôm nay là ngày mười lăm,trăng tròn như quả trứng vậy! Cái màu trắng bạch của trăng y như lòng trắng trứng gà, nó thanh bạch mà lại xinh đẹp. Người đi đâu, ông trăng đi theo đó giống như là đôi bạn tri kỉ từ lâu. Khung cảnh bộn bề thường ngày biến mất nhường chỗ cho ánh trăng khuya soi sáng con đường. Ánh sáng của trăng mạnh mẽ hơn ánh sáng của bao nhiêu ánh đèn khác. Theo dòng thời gian, ngắm trăng như vầy ta có cảm giác như đang lạc vào một loạt bài thơ nổi tiếng về trăng của Bác như "Ngắm trăng", "Cảnh khuya",...Qua đó, ta cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và cảm thấy cuộc sống trở nên vui tươi, sinh động và ý nghĩa hơn.
Phép nhân hóa: in đậm nghiêng
Tham khảo
Bức tranh vẽ cảnh biển Phan Thiết. Cảnh nơi đây rất đẹp. Những hàng dừa xanh ngắt nằm dọc bờ biển. Giữa biển có một bãi cát trắng rọng dẫn vào các tòa nhà nghỉ của khách du lịch, sau tòa nhà là những dãy núi tim tím. Trên mặt biển, có những chiếc thuyền chở khách du lịch đi thăm quan đang trôi bồng bềnh trên mặt nước. Cảnh vật ở biển Phan Thiết thật yên bình. Em yêu cảnh biển nơi đây, và cũng yêu đất nước Việt Nam của mình.
Tham khảo:
Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Nơi đây là thủ đô của đất nước Việt Nam. Hà Nội là một thành phố rất rộng lớn. Đường phố rộng rãi, hiện đại và lúc nào cũng tấp nập xe cộ đi lại. Hai bên đường nhiều tòa nhà cao tầng mọc san sát nhau. Các hàng quán luôn đông đúc. Không chỉ vậy, Hà Nội còn có rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Hồ Hoàn Kiếm, Lăng Bác, Chùa Một Cột, Công viên thủ lệ... Nhưng em đặc biệt thích nhất là Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm). Đây là nơi đã gắn với sự tích về vua Lê Lợi trả gươm thần cho Rùa Vàng. Xung quanh hồ còn có cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Cầu Thê Húc được sơn màu đỏ, cong cong như con tôm. Qua cầu Thê Húc là đến đền Ngọc Sơn cổ kính, uy nghiêm. Hà Nội vừa mang vẻ đẹp hiện đại, vừa mang vẻ đẹp cổ kính. Em rất yêu quê hương của mình.
TK
Triệu Quang Phục
Thương tiếc và nhớ ơn ông, người anh hùng cứu nước, nhân dân nhiều nơi lập đền thờ. Hiện nay, bài vị Triệu Quang Phục được đặt ở đền Hóa, xã Dạ Trạch (huyện Khoái Châu).
Triệu Quang Phục (?- 571) là con thái phó Triệu Túc, quê ở huyện Chu Diên. Năm 541, ông theo cha tham gia khởi nghĩa Lý Bôn đánh đuổi giặc Lương. Do có nhiều công lao, ông được phong Tả tướng quân. Năm Giáp Tý (544), khởi nghĩa thành công, Lý Bôn lên ngôi, xưng là Nam Đế, đặt niên hiệu là Thiên Đức, tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên. Năm sau (545), Lương Võ Đế sau lại sai Trần Bá Tiên đem quân sang xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh, Lý Nam Đế không chống nổi, rút vào giữ động Khuất Lão (vùng Tam Nông – Phú Thọ ngày nay) điều chỉnh binh lính, mưu tính chiến đấu về sau, giao cho đại tướng là Triệu Quang Phục cầm quân chống Bá Tiên. Hai bên giao tranh nhiều trận, chiến đấu rất ác liệt nhưng không phân thắng bại. Triệu Quang Phục thực hiện đường lối đánh địch lâu dài ngay giữa vùng đồng bằng và đánh bằng chiến tranh du kích, vừa tiêu hao sinh lực địch mà vẫn bảo tồn được lực lượng. Ông cho quân lui về dựng căn cứ mới ở Dạ Trạch (huyện Khoái Châu). Dạ Trạch ngày ấy là một vùng đầm lầy ven sông Hồng rộng mênh mông, lau sậy um tùm, ở giữa là một bãi rộng có thể làm ăn sinh sống. Đường vào bãi, người, ngựa không đi được, chỉ dùng thuyền độc mộc lướt nhẹ trên cỏ nước theo mấy con lạch nhỏ thì mới tới được. Theo sử cũ, Triệu Quang Phục đem hơn hai vạn người vào đóng ở bãi đất nơi ấy, ngày ngày quân sĩ thay phiên nhau luyện tập, phát ruộng trồng lúa trồng khoai để tự túc lương thực, ban ngày tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng như không có người, đêm đến dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh quân Bá Tiên, giết nhiều giặc, thu được nhiều lương thực. Người trong nước suy tôn là Dạ Trạch Vương.
Lập căn cứ kháng chiến ở đồng bằng, đó là kế sách dụng binh hết sức mưu lược và sáng suốt của Triệu Quang Phục. Vùng đồng bằng tuy không có thế đất hiểm như miền đồi núi, nhưng có nhiều sông lạch chia cắt, nhiều đầm hồ lầy lội không lợi cho việc hành binh của những đạo quân lớn. Địa thế như vậy, buộc địch phải phân tán chia quân đánh nhỏ làm mất sở trường của chúng, đồng thời tạo điều kiện cho ta tiêu diệt gọn từng bộ phận nhỏ tiêu hao sinh lực địch. Kế sách “Trường kỳ kháng chiến, lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh, đánh tiêu hao là chính” đã làm cho tình thế thay đổi ngày càng có lợi cho ta, bất lợi cho địch. Qua gần 4 năm chiến đấu (547- 550) quân ta càng đánh càng mạnh, quân giặc càng đánh càng suy yếu. Tháng 4 năm 548, Lý Nam Đế mất ở động Khuất Lão. Tướng sĩ tôn Triệu Quang Phục lên thay Lý Nam Đế nhưng ông chỉ xưng Vương, lấy hiệu là Triệu Việt Vương. Cũng trong năm ấy, triều Lương xảy ra loạn Hầu Cảnh, Trần Bá Tiên bị gọi về nước trao quyền cho tùy tướng là Dương Sàn ở lại tiếp tục cuộc chiến với Triệu Quang Phục. Lợi dụng thời cơ đó, Triệu Quang Phục từ căn cứ Dạ Trạch mở một loạt cuộc tấn công vào quân giặc. Dương Sàn chết trận, quân Lương tan vỡ. Đất nước sạch bóng quân xâm lược, Triệu Việt Vương vào đóng ở thành Long Biên, kế tự sự nghiệp của nhà Tiền Lý, kiến thiết đất nước. Đến năm 557, Lý Phật Tử, vốn là cháu của Lý Bôn, khi trước chạy vào động Dã Năng ở với thượng du Thanh Hóa, đem quân xuống để gây chiến với Triệu Việt Vương. Sau một thời gian đánh nhau bất phân thắng bại, hai phe Triệu – Lý tạm thời hòa hoãn và chia nhau địa giới ở bãi Quần Thần (vùng Thượng Cát, Hạ Cát nay thuộc Từ Liêm – Hà Nội), cùng kết mối thông gia. Con trai Lý Phật Tử ( Nhã Lang) lấy con gái Triệu Việt Vương (Cảo Nương). Họ Lý đóng quân ở Ô Diên, họ Triệu đóng ở Long Biên. Năm 571, do mất cảnh giác trước hành động của cha con Lý Phật Tử, Triệu Quang Phục thua trận, thất thế rút chạy về phía Nam, cùng đường ông gieo mình xuống cửa biển Đại An (nay thuộc Nam Định) tự vẫn.
Thương tiếc và nhớ ơn ông, người anh hùng cứu nước, nhân dân nhiều nơi lập đền thờ. Hiện nay, bài vị Triệu Quang Phục được đặt ở đền Hóa, xã Dạ Trạch (huyện Khoái Châu).