K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2021

đề bài có cho gì nữa ko ah

5 tháng 12 2021

cả hai tác giả đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở về lúc tuổi đã cao

 

9 tháng 1 2019

 

Giống nhau: hoàn cảnh hai tác giả đều xa quê khi còn nhỏ và trở về khi đã già

+ Khi đi trẻ, lúc về già (Hạ Tri Chương)

+ Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi (Chế Lan Viên)

- Khi trở về đều trở thành người lạ trên chính quê hương:

+ Đau xót, tủi hờn khi không còn ai nhận ra mình là người cùng quê ( Hỏi rằng: Khách ở nơi nào lại chơi? – Hạ Tri Chương)

+ Người đã biến đổi sau chiến tranh, thời gian, người xưa cảnh cũ không còn (Chế Lan Viên)

- Cả hai tác giả đều có sự đồng điệu, thể hiện tình cảm sâu sắc với quê hương dù hai tác giả cách nhau cả nghìn năm

21 tháng 3 2018

ð Đáp án A

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

Đoạn văn tham khảo

Dòng văn cuối của văn bản “Cà Mau quê xứ” đã tổng kết lại những nỗi niềm lưu luyến, những cảm xúc tiếc nuối của tác giả khi phải rời xa Đất Mũi Cà Mau. Đó là nơi ông gắn bó trong khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng để lại thật nhiều điều mong nhớ. Ở nơi cuối cùng của Tổ quốc với đầy nắng gió và cát biển, nhà văn đã được sống một cuộc đời rất khác, an yên và thú vị. Để khi rời đi, tạm biệt ông là những “cái nhìn lánh đen như than đước” của những người dân hồn hậu, của món quà chân phương và chan chứa tình cảm - than hầm. Lời chia tay có thể thật đẹp với những nụ cười tươi, cái bắt tay ấm nóng và lời hứa hẹn một ngày mai sẽ quay trở lại. Nhưng bước chân lên tàu rời Đất Mũi, nỗi nhung nhớ cùng tiếc nuối mới dâng trào nghẹn ngào. Tình cảm là một điều đặc biệt, lí trí muốn giấu kín thật sâu nhưng cơ thể vốn dĩ chẳng thể nói dối. Hình ảnh “mắt tôi chợt cay nhòe” đó là phản ứng cơ thể tự nhiên của tác giả khi biết mình phải rời xa mảnh đất thân thuộc này. Chẳng phải vậy mà Chế Lan Viên đã từng viết: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.”

10 tháng 10 2024

 

1. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận : "vai trò của sự chủ động, chuẩn bị trước những tình huống xấu của cuộc sống"

2. Thân bài:

- Giải thích khái niệm: "Chủ động", "Chuẩn bị trước"

- Nêu ví dụ, phân tích ví dụ

- Tác dụng:

- Không bối rối, lúng túng khi gặp tình huống xấu...

Xem thêm: https://toploigiai.vn/dan-y-nghi-luan-ve-y-nghia-cua-cach-song-o-the-chu-dong

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Đoạn văn tham khảo

      Có lẽ Hoài Thanh đã suy nghĩ đúng khi ông cho rằng: “Các nhà thơ phong trào Thơ mới đã “dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt””. Trong hoàn cảnh đất nước khác nhau, các nhà văn, nhà thơ có những cách bộc lộ tình yêu nước khác nhau. Các nhà thơ trong phong trào thơ mới cũng không phải là một ngoại lệ. Họ gửi lòng yêu nước, tình yêu thương giống nòi của mình vào tình yêu tiếng Việt. Bởi tiếng Việt là linh hồn, là tiếng nói của dân tộc Việt Nam, chúng ta dùng tiếng nói của mình sáng tác thơ, để thể hiện tình yêu nước, yêu dân tộc vô bờ bến. Chúng ta ngợi ca thiên nhiên, ngợi ca đất nước và cả những vị anh hùng… qua các câu chữ, các ngôn từ tươi đẹp. Phong trào thơ mới không chỉ giúp các nhà thơ gửi gắm tình yêu quê hương đất nước mà còn giúp cho sự phát triển của tiếng Việt đi lên một tầm cao mới – trở nên hiện đại, tinh tế và phong phú. Thơ mới làm thơ bằng tiếng Việt đã thể hiện sự tinh tế, tôn trọng và yêu thương tình yêu quê hương đất nước.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

Đoạn văn tham khảo

Hai câu cuối trong văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ” là lời kể cuối cùng của nhân vật tôi - người đàn ông lớn tuổi đã đi qua cuộc chiến và vẫn luôn khao khát một lần được gặp lại mẹ. Đó là những tâm sự dồn nén, thầm kín đại diện cho những mất mát không thể bù đắp của những người mà “đứa trẻ” trong họ mãi mãi dừng lại nơi bi thương của chiến tranh. Chiến tranh đã qua đi, ông cũng may mắn sống sót và tiếp tục sống một cuộc đời bình lặng như bao người khác. Nhưng chẳng ai thấy được những vỡ nát trong tâm hồn ông. Hai câu cuối đã phản ảnh hậu quả của chiến tranh tàn khốc đến mức nào. Nó không chỉ là vết thương bên ngoài có thể nhìn thấy được mà có là nỗi đau vĩnh viễn kéo dài suốt đời. Trong thân xác của một người lớn trưởng thành, nhân vật “tôi” vẫn đau đáu, khắc khoải được gặp lại mẹ, được thấy khuôn mặt, dáng đi, hít hà mùi thơm của mẹ và nằm trong vòng tay ấm áp đó. Đó mãi mãi là sự khao khát vô vọng của đứa trẻ đã trải qua chiến tranh. Nó cũng nhắc nhở chúng ta rằng: có những câu chuyện mãi chẳng thể quên dù thời gian có trôi qua thế nào.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

* Những đặc tính tự nhiên của sông Hương đã được tác giả chú ý:

Ở thượng nguồn

- Dòng chảy của sông Hương hoang dại, mãnh liệt, cuộn xoáy, vừa dịu dàng và say đắm giữa rừng già Trường Sơn như một thế giới đầy bí ẩn.

+ Cuộn xoáy như con lốc vào những đáy vực bí ẩn.

+ “như cô gái Di-gan phóng phoáng và man dại”

+ Chỉ có rừng già mới chế ngự được sức mạnh bản năng của dòng sông.

Ngoại vi thành phố, giữa các đồng bằng châu thổ

- Sông Hương mang dáng vẻ yểu điệu, quyến rũ của người thiếu nữ nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa.

+ “uốn mình theo những đường cong thật mềm”.

+ chuyển hướng liên tục tạo dáng vẻ thướt tha, yểu điệu.

+ “ôm lấy chân đồi Thiên Mụ”.

Trong lòng thành phố

- Sông Hương mang dáng vẻ dịu dàng, yên ả, lững lờ trôi.

+ “như tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long”.

+ Nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vầng trăng non.

+ Giữa những xóm làng sầm uất, trù phú và giữa lòng thành phố Huế, sông Hương trôi rất chậm, như một mặt hồ yên tĩnh... như vương vấn một nỗi lòng.

* 2 đoạn tiêu biểu nói về từng đặc tính của sông Hương:

+ Đoạn 1: từ “Trong những dòng sông đẹp ở các nước ... chân núi Kim Phụng” → nói về những đặc tính của sông Hương ở thượng nguồn.

+ Đoạn 2: từ “Phải nhiều thế kỉ qua đi,... trung du bát ngát tiếng gà” → làm nổi bật đặc tính lạ lùng của sông Hương là đổi dòng đột ngột, liên tục trên hành trình về với thành phố Huế.