Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuốn theo dòng xoáy lịch sử, đời sống một số dòng họ bị lụn bại, có dòng họ tan biến không còn chút vết tích, anh em con cháu mỗi người mỗi ngả, hoặc mai danh ẩn tích, hoặc đổi họ thay hình, không muốn đào xới chuyện tông tích máu mủ.
Mặt khác, lịch sử đất nước ghi nhận vai trò các dòng họ đã có đóng góp vào sự hình thành và phát triển của dân tộc, cho sự nghiệp chinh phục thiên nhiên và bảo vệ đất nước, đặc biệt là đã khắc họa những đường nét không thể xóa mờ trong việc hình thành nhân cách và phong thái con người Việt Nam trong một thế giới đầy biến động và xáo trộn.
Năm sáu chục năm nay, vượt qua thác ghềnh của thời cuộc, một vài dòng họ có sức sống dẻo dai vẫn cố gìn giữ nền nếp hương khói cha ông tổ tiên, nhờ đó mà dõi theo được các chi, các nhánh cháu con đi làm ăn gần xa, duy trì được nét cơ bản trong truyền thống quý báu của dòng họ mình, giữ được mối dây nối kết tình máu đào nội tộc hướng vào lợi ích chung của đất nước.
Có thể kể như dòng họ Doãn, gốc tích từ chạ Kẻ Nưa, giáp Cá Na (nay thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá), đi từ lao động khai phá đất hoang lên nông nghiệp căn cơ vững bền, rồi rèn đúc chí hiếu học để có thể tiến thân bằng chữ nghĩa. Dòng họ Doãn còn giữ nguyên tổng phả ghi chép từ nhà Lý, còn ghi danh tánh mấy chục người học giỏi, thi đỗ làm quan các triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn, đều nổi tiếng ở tính tình cương trực, khí tiết đàng hoàng, như cụ Doãn Định (1312–1363) dám can ngăn nhà vua và vạch lỗi lầm của thái thượng hoàng nhà Trần…
Gia tộc Doãn còn có truyền thống đánh giặc cứu nước, khởi đầu từ Doãn Nỗ mười năm theo Lê Lợi giành lại non sông, qua Doãn Đăng Thức đời Lê Cảnh Hưng, Doãn Văn Hiệu, Doãn Hy, Doãn Uẩn đời Nguyễn, cho đến các tướng Doãn Tuế, Doãn Sửu thời đánh Pháp, đánh Mỹ gần đây.
Hiện nay, các chi họ Doãn ở Phú Mỹ – Hà Tây, Vũ Thư – Thái Bình, Nghĩa Thành – Nam Định, Quế Phong – Quảng Nam, Sơn Đông – Hà Tây, Đại Lộc – Quảng Nam… vẫn có liên hệ với quê gốc ở chi Cổ Định – Thanh Hoá.
Quả là việc nối kết dòng họ và sưu tập gia phả, trong rất nhiều trường hợp, đã nâng cao lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của dòng họ, đã làm xúc động nhiều tấm lòng tưởng đã nguội lạnh để trở về đùm bọc người thân thuộc, góp phần chỉnh đốn lại gia phong, gia giáo đã có thời rệu rã hoặc suy đồi.
Họ Vũ (Mộ Trạch, Cẩm Bình, Hải Dương) tìm được cuốn phả viết năm 1470, ghi việc từ tổ Vũ Hồn (804–853), từ đó nối được hơn 110 chi dòng họ Vũ (Võ) ở trong và ngoài nước.
Họ Ngô tìm được phả ghi việc từ đời Ngô Nhật Đại tham gia khởi nghĩa với Mai Thúc Loan, rồi ba trăm năm sau là Ngô Quyền, đến nay chắp nối được 213 chi, ngành họ Ngô cư trú ở 195 xã, phường trong 27 tỉnh, thành.
Từ một tấm bia đá Hạ tộc bi ký tìm thấy ở một ngôi chùa vùng Lạng Giang (Bắc Giang), họ Hạ ở Đáp Cầu tìm về gốc tích trong Thanh Hoá, rồi nối kết được các chi phái họ Hạ ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây, Thanh Hoá, Phú Thọ, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh…
Thật đáng ghi công cho các bản gia phả sưu tập công phu đã cung cấp nhiều tư liệu quý giá về sử học, xã hội học, ví dụ như cuốn Dương tộc thế phả ở làng Lạt Sơn (Quyển Sơn, Kim Bảng, Hà Nam) chỉ cần 20 trang đã đưa ra nhiều tri thức về địa lý, nông nghiệp, tài nguyên khoáng sản, dân cư, tôn giáo và phong tục tập quán hội hè đình đám ở cả một miền đất ven sông Đáy.
Hoặc cuốn Ngô gia thế phả ở Thái Bình cùng các cuốn gia phả chi họ Nguyễn ở Thất Khê (Tràng Định, Lạng Sơn), ở Vũ Ẻn (Thanh Ba, Phú Thọ) cho chúng ta thêm nhiều tư liệu về cuộc đời riêng của Nguyễn Trãi (1380–1442), đặc biệt là cuộc sống gia đình của ông với Nguyễn Thị Lộ và các bà vợ họ Châu, họ Phùng, họ Phạm cùng các con của ông.
Bản Phạm tộc phổ ký sưu tầm ở Yên Mô (Ninh Bình) không chỉ nêu cao truyền thống hiếu học của con cháu họ Phạm qua 500 năm, mà còn chép lại đầy đủ quy chế về giáo dưỡng, về rèn giũa đạo đức, về gìn giữ gia phong khiêm nhường trước và sau khi đỗ đạt, làm quan, về mẫu mực nghĩa khí như Phạm Thận Duật (1825–1885) phò Hàm Nghi lên núi Quảng Trị để hạ chiếu Cần vương, rồi đắm thân mình dưới biển sâu khi bị giặc đày đi đảo xa Tahiti ở nam Thái Bình Dương.
Bản Trúc Lâm phổ ký kể chuyện ông tổ Nguyễn Thời Trung đỗ tiến sĩ, đi sứ Bắc Kinh, lén học được nghề làm giày dép về truyền cho con cháu ở quê nhà Tứ Lộc (Hải Dương), dần dà phát đạt, mở mang nên các phố nghề giày dép của Hà Nội xưa: Hàng Hài (nay là đầu Hàng Bông), Hàng Hành, Hàng Giày… Ngôi đền Trúc Lâm tự thờ tổ nghề giày dép da Việt Nam hiện còn ở cuối phố Hàng Hành.
viết đơn tự nguyện làm gia sư cho các em lớp 3 cấp tiểu hoc
Đề bài: Em hãy tả quang cảnh lớp học của em trong giờ làm văn.
Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra Làm văn giữa học kì II. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.
Tùng, tùng, tùng… tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi tỏa chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ, mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa.
Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu thiên thanh thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi yêu cầu chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá “tự do”, chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích.
Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. Im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: "Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy”.
Em chọn tả người mẹ mà em yêu quý. Từng hình ảnh quen thuộc của mẹ lần lượt hiện lên trong tâm trí: mái tóc búi cao, gương mặt hiền từ, đôi mắt dịu dàng, độ lượng. Rồi cái dáng tảo tần, đôi tay hay lam hay làm… Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ đối với chồng con, với mọi người… Em dồn tất cả tình thương yêu, kính trọng vào từng chữ, từng câu. Dần dần, bức chân dung hoàn hảo của mẹ đã được em vẽ nên bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc.
Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Ti, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.
Thời gian lặng lẽ trôi, em đã viết gần xong bài. Chà! Mỏi cổ quá! Em đưa mắt nhìn khắp lớp. Các bạn vẫn cặm cụi viết. Chắc các bạn cũng có suy nghĩ và cảm xúc giống như em khi chọn tả người mình yêu quý. Chợt tiếng cô giáo vang lên: “Còn năm phút nữa. Các em hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp cho cô”. Cô vừa dứt lời thì tiếng xôn xao nổi lên đây đó: “Thưa cô! Em chưa xong ạ ! “Thưa cô! Cô cho thêm vài phút nữa ạ!” Rồi tiếng hỏi nhau từ bàn nọ sang bàn kia: “Hùng ơi! Xong chưa?” “Tớ xong rồi! Còn cậu?” “Tớ cũng xong rồi!”. Cô Nga gõ nhẹ thước kẻ xuống bàn, thay cho lời nhắc nhở. Trật tự được lập lại. Ai nấy cố gắng hoàn thành bài viết của mình.
Hôm nay, tiết đầu tiên của lớp tôi là tiết Tập làm văn. Trước khi vào lớp, chúng tôi tranh thủ lấy sách ra để xem lại gợi ý về đề bài. Một hồi trống vang lên báo hiệu tiết học bắt đầu. Cô giáo bước vào lớp, chúng tôi đứng dậy nghiêm trang chào cô giáo. Cô cho cả lớp ngồi. cô giáo chép đề bài lên bảng, mọi người chăm chú chép đề. Sự lo lắng bắt đầu hiện lên trên khuôn mặt của mỗi người. Tôi cũng cảm thấy hơi lo bởi đề này phải cần nhiều thời gian thì bài mới hoàn chỉnh được. Tôi hướng đôi mắt về phía An, một trong ba người học tốt môn Ngữ văn nhất lớp tôi. An cũng đang chăm chú đọc kĩ đề bài, đôi chân mày của bạn ấy nhíu lại. Cô giáo dặn cả lớp:
- Các em chú ý đọc kĩ đề bài, làm bài cẩn thận.
Mọi người bây giờ đã chăm chú viết bài. Lớp học thật là yên lặng, chỉ còn tiếng ngòi bút sột soạt trên trang giấy, tiếng bước chân của cô giáo, tiếng của những chú chim non ngoài lớp học. Viết xong mở bài tôi buông bút cho đỡ mỏi tay. Các bạn vẫn chăm chú viết. Những gương mặt sáng sủa đang trầm ngâm suy nghĩ. Ngắm nhìn mọi người, tôi cảm thấy yêu mến họ biết nhường nào. Ở lớp tôi, bao câu chuyện vui buồn được cùng nhau chia sẻ. Thật là hạnh phúc phải không các bạn? Tôi đưa mắt nhìn Bích, một người bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn cố gắng học tập, rèn luyện. Và đây rồi, con mắt tôi đang hướng về Cường, cậu mọt sách của lớp tôi. Khuôn mặt của Cường lúc này có vẻ hơi căng thẳng, đôi tay rắn rỏi của bạn cầm bút thật là nhẹ nhàng. Cường đưa cây bút thật nhanh. Có vẻ như Cường đã viết được khá nhiều rồi. Tôi lại cầm bút và tiếp tục làm bài của mình. Bài văn của tôi được viết một cách rất cẩn thận. Tôi cũng đã viết được gần hai mặt giấy. Lúc này cảm xúc trong tôi đang dâng trào. Tôi viết thật nhanh để theo kịp dòng cảm nghĩ. Cô giáo vẫn lặng lẽ đi quanh lớp, thỉnh thoảng lại cất giọng nhắc:
- Các em nhớ viết cẩn thận đấy!
Tôi rất quý cô, bởi cô luôn có lòng vị tha, sự nhân hậu của một người mẹ. Cô coi chúng tôi như con đẻ của mình, va chúng tôi cũng luôn coi cô là mẹ. Bài văn của tôi cũng sắp đến kết, nhưng tôi vẫn chưa nghĩ ra ý tượng đặc sắc cho phần kết bài của mình. Chỉ còn khoảng hai mươi phút nữa là hết giờ, lớp đã có khoảng chục bạn làm bài xong. Cô em út của lớp, Thùy Linh thì đang tăng tốc. Và cuối cùng thì tôi cũng viết xong, tôi vươn vai một cái và thẩy rất thoải mái. Tôi đọc lại bài làm của mình. Chỉ còn khoảng mười phút nữa là hết tiết. Hầu hết các bạn đã làm xong và để bài ra đầu bàn. Trong lớp chỉ còn vài ba bạn vẫn loay hoay viết.
Một hồi trống vang lên báo hiệu tiết học đã kết thúc. Tôi đi thu bài làm của các bạn để nộp cho cô giáo. Cả lớp đứng nghiêm trang chào cô. Cô mỉm cười gật đầu chào lại. Chúng tôi bắt đầu ra chơi. Vậy là một giờ học đã trôi qua rồi các bạn ạ. Tôi cảm thấy rất vui, vì đã hoàn thành tốt bài làm và hiểu thêm về những người bạn học cùng lớp.
Đây là một số bài văn mẫu, bn Nguyễn Tâm CẬN cũng có thể vào đường link này nhé!!!http://lazi.vn/edu/exercise/ta-lai-canh-lop-em-trong-gio-lam-kiem-tra-ngu-van
Hôm nay là thứ năm, em có hai tiết kiểm tra môn văn trường. Do cô Tú đã nói trước nên em đã chuẩn bị bài khá tốt lúc nhà nhưng vẫn có một chút hồi hộp và lo lắng. Khi đến lớp em thấy các bạn tụm ba, tụm bảy tạo thành một nhóm để ôn bài. Một số bạn nam thì đi chơi đá cầu. Bỗng tiếng chuông vào lớp vang lên “Reng, reng, reng”. Các bạn ngồi vào chỗ của mình, lấy bút, giấy ra điền tên rồi vào chỗ ôn bài. Hết mười lăm phút đầu giờ, cô Tú bước vào lớp, các bạn đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc một chiếc áo dài màu trắng, trên tà áo là những bông hoa màu hồng thắm. Cô cười thật tươi để chào chúng em, rồi cầm viên phấn viết đề lên bảng. Dòng chữ to và mềm mại hiện lên: “Em hãy tả lại quang cảnh lớp học trong giờ kiểm tra Tập làm văn”. Cả lớp reo lên “ồ”, vẻ mặt ai cũng vui mừng vì bài này cô đã cho chứng em làm nhiều lần rồi. Cô đọc lại đề rồi căn dặn chúng em: “Cácem đọc kĩ đề rồi làm bài, nên nhớ đây là bài văn miêu tả chứ không phải kể”. Cô vừa nói xong bốn mươi sáu cái đầu cặm cụi xuống mặt giấy, em và các bạn bắt đầu làm bài. Lớp học im ắng không một tiếng động đến nỗi em nghe được cả tiếng chim hót, ngọn gió và cây cũng hòa mình vào giai điệu. Những chiếc lá đập vào nhau nghe xào xạt. Trong lớp học mọi người cũng đang làm bài. Tiếng ngòi bút viết trên giấy cũng phát ra âm thanh xột xoạt. Khuôn mặt cô Tú nghiêm khắc. Thỉnh thoảng, cô đưa mắt nhìn xung quanh xem có bạn nào trao đổi bài hay không. Rồi cô lấy bút viết ra chấm bài cho các bạn lớp khác. Nhìn xung quanh, em thấy bạn Hiếu rất căng thẳng ngồi suy nghĩ làm bài. Bạn Hạnh thì vui vẻ, có lẽ bạn rất hài lòng về bài làm của mình. Còn về bài của em, do đã chuẩn bị bài rất kĩ rồi nên em cảm thấy rất tự tin, sự hồi hộp đầu giờ kiểm tra cũng đã biến mất. Bài làm của em cũng gần xong, xung quanh em cũng đã vài bạn xong. Mấy bạn định trao đổi bài làm để đọc thì lúc đó, cô Tú đã nhìn thấy và khẽ nhẹ cây thước. Mọi người vẫn tiếp tục làm bài. Bỗng cô Tú nói: “Các em còn năm phút nữa để kiểm tra lại bài làm của mình”. Cô vùa dứt lời cả lớpxôn xao lên vài bạn nói: “Cô ơi, em chưa làm xong”, “Cô ơi, cho thờigian dài thêm được không cô?”. Lúc đấy, em kịp làm làm xong bài của mình và trút tiếng thở dài. Giờ kiểm tra cũng đã kết thúc cô thu bài rồi chào lớp. Em nghĩ bài văn hôm đó mình sẽ được điểm khá và những tiếtkiểm tra sau em sẽ không còn cảm giác hồi hộp và lo lắng nữa mà thay vào đó sẽ là sự tự tin hơn giúp em đạt được điểm cao trong các kì thi và kiểm tra.
CHỌN MÌNH NHA
Dàn bài:
I.Mở bài:
Giới thiệu trường và lễ chào cờ đầu tuần.
II.Thân bài:
1. Tả khung cảnh trường vào sáng thứ hai:
– Cờ, mi-crô, đội nghi thức.
– Học sinh đến sớm, đồng phục, khăn đỏ.
– Cảnh thiên nhiên.
2. Lễ chào cờ
a) Hồi trống tập trung, học sinh xếp hàng.
Học sinh chỉnh đốn trang phục, chuẩn bị chào cờ.
b) Chào cờ:
– Tiếng trống, tiếng hô
– Tả cảnh học sinh chào cờ.
– Lá cờ từ từ bay lên đỉnh cột, tiếng hát quốc ca, đội ca vang lên.
– Tiếng hát quốc ca, đội ca vừa dứt, lá cờ đã đến đỉnh cột, lời hứa "Sẵn sàng vang lên.
3. Thầy giáo nhận xét thi đua tuần qua, kế hoạch tuần tới.
III.Kết bài:
– Học sinh lên lớp.
– Suy nghĩ về lễ chào cờ đầu tuần.
mở bài :
-giới thiệu đối tượng kể : buổi lễ chào cờ đầu tuần của trường em
-thời gian ,địa điểm :7 h sáng thứ 2 tuần này , tại sân trường
-ấn tượng chung buổi lễ chào cờ : rất trang nghiêm
thân bài
-công việc chuẩn bị trước lúc chào cờ
+ chuẩn bị cờ
+kê bàn ghế
+các lớp xếp hàng
-nội dung buổi chào cờ
+cả trường chào cờ , hát quốc ca
+những hoạt động diễn ra trong buổi chào cờ
-thầy hiệu phó nhận xét ưu khuyết điểm của tuần qua
-ban liên đội trưởng lên nhận xét về ý thức chấp hành kỉ luật trong tuần qua của từng lớp
-thầy hiệu trưởng lên biểu dương thành tích của các lớp
kết bài
_kết thúc buổi chào cờ : thầy hiệu trưởng lên trao nhiệm vụ cho lớp trực tuần rồi tuyên bố kết thúc buổi chào cờ
-cảm nhận đọng lại trong em
có cần viết cả bài ko hay chỉ dàn ý thôi
Chiếc túi xắc Lượm đeo trên vai lúc nào cũng phồng lên vì đựng nhiều giấy tờ thư từ quan trọng. Chiếc mũ ca-lô được Lượm đội lệch sang một bên trông rất đáng yêu nhưng đồng thời cũng tôn thêm vẻ chững chạc cho cậu. Làn da của Lượm ngăm đen bởi những ngày chạy giữa trời nắng, vượt qua bao nhiêu mặt trận khói đạn mịt mù để giao những bức thư quan trọng cho đồng chí ta. Bởi thế, mái tóc đen của Lượm giờ đây cũng cháy vàng đi. Lượm có đôi mắt to, đen láy với ánh nhìn hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng không kém phần thẳng thắn, chững chạc. Mỗi khi cười, đôi mắt ấy híp lại làm vẻ lạc quan, yêu đời của Lượm càng hiện thêm rõ. Lượm có đôi má gầy gò, lại đỏ lên như trái bồ quân mỗi khi cậu cười. Nụ cười của Lượm rất tươi khoe ra hàm răng đã bị súng, bị sâu vài chỗ. Và hình như lúc nào nụ cười đó cũng hiện diện trên môi Lượm.
Khi khoe với chú mình về cuộc sống, công việc của mình ở Đồn Mang Cá, niềm vui thể hiện rõ qua giọng nói khỏe khoắn, hăng hái và đầy sức sống của Lượm.Cậu bé liên lạc nhỏ tuổi hạnh phúc khi được góp phần vào cuộc kháng chiến giành lại Tổ quốc. Thỉnh thoảng, những lúc rảnh rỗi, Lượm thường nhảy chân sáo trên cánh đồng vàng quen thuộc gần Đồn và huýt vang bài hát mà mẹ cậu đã hát ru cậu ngày nào. Lượm muốn được sống ở Đồn Mang Cá hơn là sống ở nhà dù cuộc sống có khắc nghiệt đến đâu. Hằng ngày, Lượm làm nhiệm vụ đi liên lạc. Cậu nhanh tay xắp xếp thư từ, giấy tờ vào chiếc túi xắc của mình sao cho thật ngăn nắp, gọn gàng rồi lại tất bật lên đường đi giao liên. Không sợ bom, khói, Lượm chạy qua mặt trận dưới làn mưa đạn. Trông Lượm thật anh dũng. .
Khuôn mặt không một chút sợ sệt.Đôi chân hoạt động nhanh nhẹn không ngừng nghỉ, luồn lách qua những chỗ nguy hiểm. Lượm cẩn thận không để cho thư từ quan trọng không rơi ra khỏi cái túi xắc. Thỉnh thoảng, khi đến vùng an toàn, Lượm dừng lại nghỉ chân một lúc. Cậu cẩn thận kiểm tra lại giấy tờ rồi tiếp tục lên đường. Khi băng qua cánh đồng lúa,dù Lượm đang tập trung vào nhiệm vụ nguy hiểm nhưng trông cậu như trở lại vẻ hồn nhiên ngày nào. Cảnh thiên nhiên miền quê thanh bình càng làm người ta nhớ lại cậu bé Lượm lạc quan vui vẻ dạo chơi trên cánh đồng lúa chín ngày nào.
Thế rồi một tiếng súng nổ vang vọng cả trời đất. Lượm ngã xuống trên cánh đồng lúa. Dù đã ra đi nhưng hình ảnh cậu nằm trên thảm lúa,tay nắm chặt bông trông thanh thản như đang ngủ. Gió thổi nhè nhẹ làm đồng lúa gợn sóng, vang lên những âm thanh xào xạc như bài ca ru Lượm vào giấc ngủ. Thiên nhiên nhẹ nhàng mở rộng vòng tay ôm Lượm vào lòng. Lượm đã mãi mãi ra đi.
Bài làm :
Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi.Dáng người chú bé nhỏ nhắn nhưng Lượm rất nhanh nhẹn .Cái chân thoăn thoắt trên đường đạn lửa để chuyển thư liên lạc.Bộ trang phục là bộ quần áo của những người đi liên lạc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cái xắc xinh xinh luôn đeo bên mình. Cái đầu nghênh nghênh đội chiếc mũ trắng tinh khôi. Chú bé luôn yêu đời, luôn huýt sáo, luôn đáng yêu và tinh nghịch. Lời nói giản dị, chân thật. Chú bé đã hi sinh trên đường đi liên lạc. Nhưng hình ảnh Lượm sẽ vẫn còn mãi trong lòng mọi người, còn mãi với quê hương, đất nước.
Đoạn văn trên làm theo cách liệt kê nên không có cảm xúc mấy , bạn tham khảo nha !
Nếu không có người mẹ hiền thì cũng không có anh hùng, thi sĩ. Mỗi một đứa trẻ trên trái đất đều có một người mẹ; hạnh phúc nhất của đứa con là có người mẹ hiền.
Mẹ hiền là người mẹ sinh thành nuôi dưỡng đứa con. Tục ngữ có câu: Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ. Mẹ hiền là người yêu thương dạy bảo con nên người, biết nuôi dưỡng chí hướng và lẽ sống cho con, hình thành nhân cách văn hoá cho con. Bà mẹ Mạnh Tử là một người mẹ hiền lý tưởng xưa nay.
Bà thay đổi nơi ở đến nhiều lần. Lần thứ nhất dời nhà đến ở gần nghĩa địa, bà quan sát thấy con chỉ biết bắt chước "đào, chôn, lăn khóc". Đó là việc của phu đào huyệt, là những biểu hiện đau buồn của tang gia. Mạnh mẫu nói với mình, nói cho mình: chỗ này không phải chỗ con ta ở được. Lần thứ hai, bà phải dời nhà; dời nhà vì con thơ. Đến nơi ở mới, gần chợ, con trai bà cũng bắt chước nô nghịch cách buôn bán điền đảo. Không thể để con nhiễm phải tính xấu ấy, bà lại nói như nhắc khẽ mình: Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được. Bà lại dời nhà đến nơi khác. Tất cả vì con. Lần thứ ba, Mạnh mẫu chuyện nhà đến ở gần trường học. Con bà thấy trẻ đua nhau học tập lễ phép, cắp sách vở, về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép, cáp sách vở. Mẹ Mạnh Tử rất vui lòng, nói: Chỗ này là chỗ con ta ở dược đây. Qua đó, ta thấy Mạnh mẫu rất quan tâm đến con, luôn luôn theo dõi những biến đổi, những tiến bộ của con, tìm môi trường sống, môi trường học tập tốt đẹp cho con. Đó là cách dạy con rất tích cực, rất tiến bộ.
Bà mẹ Mạnh Tử quan tâm giáo dục con tính trung thực, thật thà. Mẹ không được nói dối con thơ. Mẹ phải làm gương cho con trong nói năng, ứng xử, trong mọi việc lớn nhỏ. Nhỡ nói đùa con: "Để cho ăn ăn cơm đây", khi con hỏi: Người ta giết lợn làm gì thế, bà nghĩ và hối hận. Bà tự trách mình: Ta nói lỡ mồn rồi! Con ta thơ ấu, tri thức mới mở mang mà ta nói dối nó, thì chẳng hoá ra ta dạy nó nói dối hay sao?. Mẹ hiền đã đi mua thịt lợn, đem về cho con ăn thật. Lời nói ấy, cách suy nghĩ ấy, việc làm ấy cho thấy người mẹ hiền rất gương mẫu trong giáo dục đạo đức cho con thơ.
Mạnh mẫu rất thương con, nhưng không nuông chiều. Bà rất nghiêm khắc, rất kiên quyết trước ý thức vô kỷ luật trong học tập của con. Mạnh Tử đang đi học, bỏ học về nhà chơi. Cử chỉ người mẹ trông thấy con bỏ học liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt mà bị cắt đứt, xem như bị hỏng. Không la mắng! Không roi vọt! Bà chỉ nói với con: Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy. Một lời dạy con rất nghiêm, rất sâu sắc. Mạnh mẫu đã dạy con tính nghiêm túc, tính chăm chỉ trong học tập. Nhờ công giáo dục quý báu của mẹ hiền mà từ đó về sau, Mạnh Tử học tập rất chuyên cần, chẳng bao lâu trở thành một bậc đại hiền, được người đời ngưỡng mộ.
Truyện Mẹ hiền dạy con trích từ sách Liệt nữ truyện của Trung Hoa, nội dung kể về cách dạy con rất nghiêm khắc và tình thương con đặc biệt của bà mẹ Mạnh Tử. Bà đã cố tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp và dạy con vừa có đạo đức, vừa có ý chí học hành, phấn đấu.
Cốt truyện gồm năm sự việc diễn ra từ thuở Mạnh Tử còn nhỏ:
Sự việc 1: Nhà ở gần nghĩa địa, thấy con bắt chước người ta đào, chôn, lăn, khóc. Bà nghĩ: Chỗ này không phải chỗ con ta ở được nên dọn nhà ra gần chợ.
Sự việc 2: Nhà ở gần chợ, thấy con bắt chước học theo thói bán buôn điên đảo, bà mẹ nghĩ: Chỗ này cũng không phải là chỗ con ta ở được nên dọn nha đến cạnh trường học.
Sự việc 3: Nhà ở gần trường học, thấy con bắt chước lễ phép, chăm chỉ học hành, bà mẹ vui lòng nói: Chỗ này là chỗ con ta ở được lâu dài.
Sự việc 4: Thấy nhà hàng xóm giết lợn, con hỏi mẹ: Người ta giết lợn làm gì thế? Mẹ nói đùa: Để cho con ăn đấy. Biết mình lỡ lời, bà đi chợ mua thịt lợn về cho con ăn.
Sự việc 5 : Con đang đi học bỏ về nhà chơi, mẹ cầm dao cắt đứt tám vải đang dệt để ngầm ví với việc con đang đi học mà bỏ học. Sau khi nghe mẹ khuyên, con học tập rất chuyên cần.
- Bài văn có thể chia thành hai đoạn : + « Đệ nhất kì quan Phong Nha... tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt » : Vị trí, cảnh tưởng quần thể động Phong Nha. + « Với một vẻ đẹp đặc sắc… nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh của đất nước » : Giá trị của thắng cảnh động Phong Nha. - Bài văn cũng có thê chia thành ba đoạn : + « Đệ nhất kì quan Phong Nha … bãi mía nằm rải rác » : Vị trí địa lí và hai đường thủy bộ vào động Phong Nha. + « Phong Nha gồm hai bộ phận ... tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt » : Vị trí, canh tượng huyền ảo của động Phong Nha. + « Với một vẻ đẹp đặc sắc … nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh của đất nước » : Giá trị của thắng cảnh động Phong Nha.
Minh Huệ ( 1927 - 2003 ) là nhà thơ hiện đại của Việt Nam . Ông được nhiều đọc giả biết đến nhờ nhiều tác phẩm , tác phẩm nổi tiếng nhất " Đêm nay Bác không ngủ " và được Nhà nước Việt Nam tặng giải thưởng về văn học . Nhà văn Minh Huệ sinh tại Bến Thuỷ , nay thuộc Quang Trung , Vinh , Nghệ An với tên thật là Nguyễn Minh Thái.
Bài thơ là một câu chuyện có thật về cuộc trò chuyện giữa anh chiến sĩ và Bác Hồ trong đếm khuya lạnh lẽo . Bài thơ được viết lên nhờ lòng kính yêu của tác giả với Bác . Lòng nhân hậu , yêu thương sâu sắc của Bác đối với nhân dân , chiến sĩ là vô tận . Đồng thời nhà thơ cùng thể hiện tình cảm kính yêu , tôn trọng của các chiến sĩ đối với vị lãnh tụ đáng kính .
" Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ "
.................
" Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm "
Tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ , chỉ Bác là người cha và một số từ , hành động gắn đúng với người cha như " mái tóc bạc , đốt lửa .... " . Qua đây cho thấy tình cha con , tình bác cháu vô cùng thắm thiết . " Càng nhìn " vì ngạc nhiên và xúc động , " càng thương " vì đêm khuya lạnh mà Bác vẫn còn đốt lửa cho anh nằm
Trong đêm lạnh lẽo , anh đội viên còn cảm nhận được một tấm lòng nhân hậu nơi Bác . Ở Bác sáng rực lên ngọn lửa tình thương nồng cháy
" Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng "
Bác như một người cha già đang tận tâm chăm sóc cho đàn con thơ dại của mình . Bác coi trọng giấc ngủ của các anh đội viên . Đi dém chăn mà Bác vẫn còn sợ các anh giật mình , phải nhón chân nhè nhẹ
Hành động trên cho thấy tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần tỉ mỉ cho chiến sĩ . Sự chăm sóc ấy cẩn thận đến tỉ mỉ " từng người từng người một " . Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng là chi tiết đặc sắc , giản dị mà xúc động sâu lắng .
" Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng "
Hình ảnh và cử chỉ của Bác làm anh đội viên không thể phân biệt được cảnh trước mắt . Bác toả ra hơi ấm kì lạ , đến mức " ấm hơn ngọn lửa hồng " . Đó là hơi ấm tình người , tình đồng bào , tình yêu thương bao la mà Bác dành cho nhân loại .
Càng bồi hồi anh càng lo cho Bác vì khuya rồi mà Bác còn chưa ngủ
" Thổn thức cả nỗi lòng
Thầm thì anh hỏi nhỏ
Bác hơi Bác chưa ngủ
Bác có lạnh lắm không "
Lo Bác ốm nên anh mời Bác đi ngủ . Nhưng Bác chỉ đáp lại ân cần
" Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc "
Anh đội viên vâng lời , nhưng anh vẫn cứ thấp thỏm lo cho Bác . Tâm trạng của anh chiến sĩ càng lo lắng khi thấy Bác còn ngồi trong khi trời lạnh và sáng dần
" Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc "
Bây giờ , anh chiến sĩ không còn thì thầm nữa , thay vào đó là hốt hoảng . Câu thơ này cho thấy tấm lòng của anh chiến sĩ đối với Bác như đối với bậc sinh thành của mình .
Một vài chi tiết sau còn cho thấy thêm lòng nhân hậu của Bác
" Bác thương đoàn dân công
.............................
Mong trời sáng mau mau "
Qua hình ảnh anh đội viên , Minh Huệ đã diễn tả thành công hình ảnh Bác , tình yêu thương đồng bào , nhân dân của Bác
Đêm nay Bác không ngủ quả là một bài thơ hay , làm rung động biết bao con tim . Hình ảnh của Bác trong bài thơ này còn làm chúng ta thêm yêu kính Bác hơn .
- Nhân vật chính trong truyện là người thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản.
Nhớ ủng hộ tick Đúng !
Truyện có hai nhân vật đều là nhân vật chính. Nhưng nếu xét kĩ về vai trò của từng nhân vật đối với việc thể hiện chủ đề tác phẩm thì ta thấy nhân vật người anh có vị trí quan trọng hơn. Rõ ràng là truyện không nhằm vào việc khẳng định, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của cô em mà chủ yếu muốn hướng người đọc tới sự thức tỉnh ở nhân vật người anh qua việc tự trình bày những diễn biến tâm trạng của mình trong suốt truyện.
THẦY
Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng
Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn
Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi
Bao năm rồi? Đã bao năm rồi hở? Thầy ơi...
Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và thầy là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng con định hướng tương lai
Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu...
Chúc bạn học tốt!!!
1. Nghe thầy đọc thơ
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thuở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời
Thêm yêu tiếng hát mẹ cười
Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…
Trần Đăng Khoa