K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2016

Mối quan hệ giữa Mĩ và Việt Nam hiện nay:

-Mĩ thường xuyên viện trợ nhân đạo cho Việt Nam

-Giúp Việt Nam khắc phục hậu quả của chiến tranh

-Ủng hộ Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo

-Việt Nam giúp Mĩ tìm kiếm thân nhân, hài cốt của binh sĩ Mĩ

Bạn tham khảo ý kiến của mk nhé

17 tháng 12 2016

đúng ko bạn?

 

9 tháng 11 2021

Kể từ thời điểm ký kết FCA đến nay, quan hệ Việt Nam-EU đã chuyển từ mối quan hệ tuyến bị động một chiều giữa 'nước nhận viện trợ và nhà tài trợ' thành quan hệ đối tác bình đẳng, hợp tác toàn diện, phát triển bền vững và ngày càng đi sâu vào chiều sâu.Trên cơ sở những lợi ích sống chung việc củng cố tăng cường hóa quan hệ Việt Nam-EU bình đẳng đôi bên cùng có lợi và nhu cầu chiến lược của hai bên. Do đó quan hệ hợp tác Việt Nam-EUngày càng phát triển theo chiều sâu và hiệu quả hơn.

9 tháng 11 2021

Còn Mĩ với Nhật nx bn êi :)

9 tháng 11 2021

mn giúp em vs ạ

 

17 tháng 12 2017

Sau 20 năm bình thường hóa quan hệ (11/7/1995), từ hai nước cựu thù, Việt - Mỹ đã trở thành những người bạn, đối tác toàn diện và tin cậy.Việt Nam và Mỹ bắt đầu những nỗ lực cải thiện quan hệ ngoại giao đầu tiên từ những năm 1980. Ngày 3/2/1994, Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận Việt Nam. Tháng 1/1995, Mỹ và Việt Nam ký Hiệp định thiết lập Văn phòng Liên lạc tại thủ đô mỗi nước.

Ngày 11/7/1995, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, mở ra một chương mới trong lịch sử quan hệ giữa hai quốc gia. Một trong những kết quả rõ rệt về tiến triển trong quan hệ song phương Việt - Mỹ suốt 20 năm qua là số lần thăm cấp cao giữa lãnh đạo hai nước ngày càng tăng.

Chuyến thăm quan trọng đầu tiên là sự kiện Tổng thống Bill Clinton đến Việt Nam vào giữa tháng 11/2000. Ông cũng là tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc.

Ngày 19/6/2005, Thủ tướng Phan Văn Khải là lãnh đạo chính phủ Việt Nam đầu tiên thăm Mỹ sau khi hòa bình lập lại. Thủ tướng đã thảo luận với Tổng thống George Bush về sự ủng hộ của Mỹ với nỗ lực tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam.

Giữa tháng 11/2006, Tổng thống George Bush thăm chính thức Việt Nam khi tham dự cuộc họp APEC tổ chức ở Hà Nội.

Đến tháng 6/2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trở thành người đứng đầu nhà nước đầu tiên của Việt Nam sang Mỹ sau giai đoạn chiến tranh. Ngày 25/6/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu Việt Nam đã đến Nhà Trắng để hội đàm với Tổng thống George Bush. Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Mỹ đã ra tuyên bố chung sau cuộc hội đàm.

Chuyến thăm Mỹ cuối tháng 7/2013 của Chủ tịch Trương Tấn Sang đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ song phương. Sau cuộc hội đàm tại Nhà Trắng ngày 25/7/2013, Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama đã xác lập Quan hệ Đối tác Toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ.

Từ ngày 6/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chính thức thăm Mỹ. Đây là lần đầu tiên một Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến Mỹ. Tổng Bí thư và Tổng thống Barack Obama đã đưa ra Tuyên bố Tầm nhìn Chung sau cuộc hội đàm ngày 7/7. Ông Obama cũng nhận lời mời của Tổng Bí thư về chuyến thăm Việt Nam trong tương lai gần.

17 tháng 11 2021

Tham

Ngày 2-12-1960, thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cu-ba, từ đó đến nay quan hệ hữu nghị và hợp tác giúp đỡ nhau về nhiều mặt ngày càng được thiết lập chặt chẽ.

- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, Cu-ba đã giúp đỡ nhiều mặt cả về vật chất và tinh thần.

- Các nhà lãnh đạo Cu-ba và Việt Nam đã nhiều lần thăm viếng lẫn nhau (Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô đã nhiều lần thăm Việt Nam), càng khẳng định mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay ngày càng tốt đẹp.

- Phi-đen Cát-xtơ-rô luôn coi trọng và ưu tiên phát triển mối quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam như một người anh em vô cùng thân thiết. Cũng như câu nói bất hủ của ông: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” đã được chứng minh và đi vào lịch sử mối quan hệ hai nước.

khảo!

 

3 tháng 11 2023

Em đồng ý với ý kiến: sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
Vì: 
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên trở thành nước giàu mạnh
nhất trong thế giới tư bản, là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất của thế giới.
+ Trong những năm 1945 – 1950, sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới ( 56,47 % - 1948).
+ Sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước tư bản lớn Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.
+ Nắm trong tay ¾ trữ lượng vàng của thế giới, là chủ nợ duy nhất trên thế giới.
+ Về quân sự: Mĩ có lực lượng mạnh nhất trong thế giới tư bản và độc quyền vũ khí hạt

3 tháng 11 2023

Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sau năm 1975 đã có những diễn biến đáng chú ý. Ban đầu, sau cuộc chiến tranh Việt Nam, quan hệ hai nước đóng băng và căng thẳng. Tuy nhiên, từ đầu thập kỷ 1990, Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách cải cách và mở cửa kinh tế, mở ra cơ hội hợp tác với Hoa Kỳ và thế giới.

Thời kỳ này, quan hệ giữa hai nước đã trải qua giai đoạn cải thiện và từ đó đã phát triển thành một quan hệ đối tác chiến lược đa dạng và bền vững. Hai nước đã hợp tác trong nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh tế, thương mại, an ninh, và văn hóa.

Cuối cùng, Việt Nam và Hoa Kỳ đã tuyên bố trở thành "đối tác chiến lược" vào năm 2013, thể hiện sự thúc đẩy quan hệ hai nước đang cùng nhau phát triển. Quan hệ chính trị giữa hai nước đã trở nên ổn định và tốt đẹp, với các cuộc gặp gỡ cấp cao thường xuyên diễn ra và có những tiến bộ trong việc thúc đẩy hợp tác về an ninh và quốc phòng.

16 tháng 11 2017

Sau hai mươi năm gián đoạn kể từ khi kết thúc chiến tranh, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 11 tháng 7 năm 1995 và nâng cấp Văn phòng Liên lạc thành tòa đại sứ đặt tại Hà Nội. Việt Nam đặt tòa đại sứ ở Washington D.C., một tòa tổng lãnh sự tại San Francisco một tại Houston và một tại thành phố New York. Hoa Kỳ có một tòa tổng lãnh sự tại Thành phố Hồ Chí Minh và dự kiến mở thêm một tòa tổng lãnh sự ở Đà Nẵng.

Ngoại giao Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở nên sâu và đa dạng hơn trong những năm đã bình thường hóa chính trị. Hai nước đã thường xuyên mở rộng trao đổi chính trị, đối thoại về nhân quyền và an ninh khu vực. Họ ký kết Hiệp định Thương mại song phương vào tháng 7 năm 2000, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 12 năm 2001. Tháng 11, 2007, Hoa Kỳ chấp thuận Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam.