Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự bay hơi
+ Sự bay hơi là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi.
+ Khi nhiệt độ tăng thì sự bay hơi xảy ra nhanh hơn.
Sự ngưng tụ
+ Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.
+ Khi nhiệt độ giảm thì sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn.
Sự sôi
+ Sự sôi là sự bay hơi xảy ra ở trong lòng chất lỏng.
+ Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.
+ Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của vật không thay đổi.
Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố :
-Nhiệt độ
-Gió
-Diện tích mặt thoáng chất lỏng
Sự bay hơi
Sự bay hơi là quá trình hơi xảy ra ở mặt thoáng của chất lỏng. Các phân tử của chất lỏng chuyển động vì nhiệt, một số phần tử ngẫu nhiên có vận tốc lớn hơn vận tốc trung bình và đủ lớn để thắng được lực hút tác dụng lên nó, hướng về phía trong chất lỏng.
Do có vận tốc lớn và hướng ra ngoài, những phần tử ấy sẽ đi qua mặt thoáng, ra ngoài chất lỏng và trở thành phần tử hơi của chính chất ấy. Đó là qua trình bay hơi.
-sự bay hơi có thể xảy ra ở nhiệt độ bất kì, còn sự sôi chỉ xảy ra tại một nhiệt độ nhất định tùy theo chất lỏng
Sự sôi: sự sôi là một sự bay hơi vào các khí bọt vừa bay hơi trên mặt thoáng. trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi. nhưng nước bây giờ đều có tạp chất nên nhiệt độ sôi chỉ chừng 100 độ, có khi cao hơn, có khi thấp hơn vài độ.?
Bạn tham khảo tại đây, mình trả lời rồi đấy:
Câu hỏi của Thư Điên - Học và thi online với HOC24
Chúc bạn học tốt!
Tác dụng nhiệt của dòng điện: máy sấy tóc, nồi cơm điện, cầu chì
Tác dụng phát quang: Đèn led, đèn huỳnh quang.
Tác dụng sinh lý: Phương pháp châm cứu điện
Tác dụng hóa học: Kỹ thuật mạ điện.
Tác dụng từ: chuông điện
máy bơm, quạt máy , chuông điện: tác dụng từ
máy sấy tóc, nồi cơm điện, cầu chì : tác dụng nhiệt
phương pháp châm cứu điện : tác dụng sinh lí
đèn led, đèn huỳnh quang : tác dụng ánh sáng
kĩ thuật mạ điện : tác dụng hóa học
Vì bình gas chứa khí ga ở áp suất cao, nếu để gần bếp nấu thì khí trong bình sẽ nóng lên và nở ra. Trong khi đó, thể tích của bình lại không đổi, nên có thể gây nổ bình gas.
Trong không khí luôn có hơi nước. Vào mùa đông, nhiệt độ thấp, chúng đông lại dưới dạng sương mù.
vào các tháng mùa thu hay mùa đông, thời gian ban đêm thường kéo dài hơn ban ngày. Vào ban ngày, ở lớp không khí sát bề mặt đã có chứa một lượng hơi nước nhất định. Nhưng khi thời gian chuyển dần vào ban đêm, nhiệt độ giảm xuống rất nhanh, biên độ nhiệt (chênh lệch giữa nhiệt độ thấp nhất và cao nhất) giữa ngày và đêm lớn, nên một phần hơi nước gần bề mặt sẽ ngưng kết lại và lớp ngưng kết này ngày càng dày khi thời gian ban đêm kéo dài. Đặc biệt khi trời quang mây, gió nhẹ, mặt đất sẽ phát xạ nhiệt vào không khí nhanh hơn, khiến nhiệt độ ở đây giảm xuống khá đột ngột. Điều đó khiến hơi nước trong không khí sát mặt đất càng dễ dàng bão hòa hơn, hình thành sương mù từ nửa đêm đến sáng sớm. Đó là nguyên nhân khiến buổi sáng mùa thu, hay mùa đông hay có sương mù.