K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 12 2018

*Vì tôm có thể dựa vào khứu giác để cảm nhận mùi của thức ăn, hơn nữa thính là tinh bột được rang lên nên có mùi thơm rất hấp dẫn, không chỉ riêng tôm mà các loại cá cũng tìm đến chỗ chúng ta rắc thính xuống.

Tôm phải lột xác nhiều lần vì trong lớp vỏ kitin của tôm chứa canxi \(\rightarrow\) cứng cáp \(\rightarrow\) để phát triển ( nói cách khác là lớn lên) tôm phải lột xác nhiều lần do lớp vỏ quá cứng, ko thể thay đổi theo kích cỡ của tôm

5 tháng 12 2016

vì châu chấu có bộ lớp vỏ kitin cứng bao bọc ngoài cơ thể nên khi châu chấu lớn lên bộ vỏ kitin không lớn lên theo cơ thể nên châu chấu phải lôt xác nhiều lần mới lên được

 

Vỏ nó là 1 lớp chất sừng để bảo vệ cơ thể (giống như lớp áo giáp, nhưng là giáp tự nhiên). Mỗi khi lớn lên 1 chút nó lại thay lớp vỏ đó để to ra- dĩ nhiên. (và có lớp vỏ mới, cứ thế)
Tóm lại là lột xác để nó lớn lên

8 tháng 12 2016

Ý nghĩa sự lột xác ở tôm là: Ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần vì lớp vỏ kitin cứng rắn bao bọc bên ngoài không thay đổi được như kích thước phát triển của tôm.

9 tháng 12 2016

Do lớp vỏ kitin cứng, ảnh hưởng đến sự lớn lên của tôm do đó, sau mỗi giai đoạn sinh trưởng, tôm có hiện tượng lột xác để lớn lên.

17 tháng 4 2018
tại vì thỏ thuộc động vật gặm nhấm nên răng cửa mọc ra rất nhanh khiến cho nó khó chịu và buộc cắn những thứ xung quanh nó.Thế nên dùng chuồng bằng gỗ sẽ bị nó cắn mất,nhưng dùng chuồng bằng sắt thì nó sẽ không cắn vỡ được.
17 tháng 4 2018

Vì thỏ là Đv gặm nhấm,răng của thỏ sẽ mọc dài ra khiến chúng rất khó chịu sẽ tìm mọi thứ để gặm nhấm để bào mòn răng.Nếu sử dụng tre,nứa sẽ bị nó gặm nhấm và chạy thoát ra ngoài,còn dùng bằng sắt thỏ ko thể gặm nhấm đc.

17 tháng 11 2016

- Chạm tay vào lá cây trinh nữ, những cánh lá sẽ bị cụp lại.

- Sau năm phút, dùng thước kẻ chạm vào lá cây trinh nữ, những cánh lá cũng sẽ bị cụp lại.

- Cây xấu hổ còn được gọi là cây trinh nữ. Khi bị đụng nhẹ, nó lập tức thể hiện ngay sự "e lệ" của mình bằng cách khép những cánh lá lại. Nếu bạn nặng tay, nó sẽ phản ứng cực kỳ mau lẹ. Chừng 10 giây, tất cả các lá đều cụp xuống.Điều này có liên quan tới "tác dụng sức căng" của lá xấu hổ. Ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá, bên trong chứa đầy nước. Khi bạn đụng tay vào, lá bị chấn động, nước trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên hai bên phía trên. Thế là phần dưới bọng lá xẹp xuống như quả bóng xì hơi, còn phía trên lại như quả bóng bơm căng. Điều đó làm cuống lá sụp xuống, khép lại. Khi một lá khép lại, nó sẽ đưa tín hiệu kích thích lan rộng đến các lá khác, khiến chúng cũng lần lượt khép lại. Nhưng chỉ ít phút sau, bộ phận dưới bọng lá lại dần đầy nước, lá lại xoè ra nguyên dạng như cũ.

- Con người đổ mồ hôi để hạ nhiệt cơ thể hay nói cách khác, con người đổ mồ hôi để duy trì thân nhiệt (Chúng ta đều biết rằng, con người là động vật hằng nhiệt, chúng ta luôn cần duy trì thân nhiệt ở một nhiệt độ nhất định, khoảng 37oC. Mỗi khi nhiệt độ cơ thể có dấu hiệu tăng lên, não phát tín hiệu cho các tuyến mồ hôi hoạt động, tiết ra mồ hôi, là hỗn hợp của nước và muối. Đồng thời các mạch máu dưới da giãn ra. Chính sự bốc hơi của mồ hôi sẽ mang đi nhiệt lượng và làm mát các mạch máu dưới da. Sau đó, hệ tuần hoàn sẽ mang dòng máu mát đi khắp cơ thể. Thân nhiệt sẽ dần dần giảm xuống).

- Thí nghiệm với giun:

+ Khi dùng kim nhọn châm nhẹ vào đầu giun: Giun co lại rất nhanh

+ Khi dùng kim nhọn châm nhẹ vào giữa trên cơ thể giun đất: Giun co lại chậm hơn

+ Khi dùng kim nhọn châm nhẹ vào đuôi giun: giun co lại chậm hơn nữa

=> Giun đất có thể cảm nhận và phản ứng lại khi bị kim châm là do có sự điều khiển của hệ thần kinh (dạng chuỗi hạch).

 

12 tháng 12 2018

Phương Tử Yêu:

Sinh học 7

❤ Chúc bạn học tốt!❤

22 tháng 12 2016

Vì giun đất có hệ tuần hoàn kín, máu mang sắc tố chứa màu sắt nên máu có màu đỏ.

22 tháng 12 2016
-Vì giun đất có hệ tuần hoàn kín, máu mang sắc tố chứa màu sắt nên máu có màu đỏ.
-Chất lỏng chảy ra như bạn thấy là máu, do trong máu giun đất có huyết sắc tố nên bạn thấy có máu có màu đỏ.
1 tháng 11 2016

1giun đũa,giun kim,giun móc câu,giun rễ lúa

6.vì trong cơ thể nó chứa chất dịch xoang màu đỏ,cuốc vào thân làm cho thân giun đất bị sứt chất dịch phun ra có màu đỏ

1 tháng 11 2016

1. - Giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa...

2. - Vì nhà tiêu, hố xí chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát tán, ruồi nhặng nhiều mang trứng giun (có trong phân) đi khắp mọi nơi. Ý thức vệ sinh công cộng nói chung chưa cao (dùng phân tươi tưới rau, ăn rau sống không qua sát trùng, mua, bán quà bánh ở nơi bụi bặm, ruồi nhặng,...).

3. - Giun dẹp thường kí sinh ở ruột non, gan,... Bởi vì các bộ phận này thường có nhiều chất dinh dưỡng.

4. - Nếu thiếu lớp vỏ cuticun thì chúng sẽ bị dịch tiêu hoá trong ruột tiêu diệt.

5. - Cơ thể phân đốt giúp cơ thể vận động linh hoạt.

- Cơ thể có thể xoang chính thức, trong xoang có dịch thể xoang góp phần xúc tiến các quá trình sinh lí cơ thể.
 
- Xuất hiện chân bên: cơ quan di chuyển chuyên hóa chính thức.
 
- Xuất hiện hệ tuần hoàn và hệ hô hấp đầu tiên.
 
6. - Vì ở đó có nhiều mao mạch vận chuyển máu tới da để thực hiện quá trình trao đổi khí qua da.
5 tháng 1 2022

tham khảo :

Dựa vào đặc điểm có đôi râu nhạy cảm để phát hiện mồi, nhân dân ta thường nhử tôm bằng mồi có mùi thính thơm; đôi khi dùng ánh sáng bẫy tôm vào ban đêm,  mắt tôm cũng khá tinh nhanh. Dựa vào thời gian kiếm ăn của tôm vào lúc chập tối thì người ta thường tiến hành câu và cất vó tôm vào lúc đó.

5 tháng 1 2022

vì tôm thường kiếm ăn ở lúc đó

22 tháng 12 2016

Khi nuôi cá mà không thả trai, nhưng trong ao vẫn có trai là vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Vào ao cá, ấu trùng trai phát triển bình thường.

22 tháng 12 2016

Ấu trùng trai nhỏ và dễ bám trên các vảy cá, với điều kiện có nước, nhiệt độ thích hợp, ấu trùng trai sẽ nở thành trai con, phát triển thành bầy đàn.

21 tháng 12 2016

Các loại giun sán thường ký sinh trong cơ thể vật chủ và chúng đều có khả năng gây hại cho vật chủ. Bệnh do giun sán có tác hại đối với sức khỏe, kể cả tính mạng của con người, làm ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng người dân rất lớn nhưng thường diễn biến một cách thầm lặng nên không được toàn xã hội quan tâm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi đây là những bệnh bị lãng quên.

Giun sán có nhiều loại khác nhau, chúng thường ký sinh ở người và gây bệnh. Có loại rất nguy hiểm, có thể làm tử vong như giun đũa, giun xoắn... Có loại tạo nên các biến chứng nặng thiếu máu, giảm khả năng lao động, dẫn đến tàn phế như giun móc, giun chỉ... Cũng có loại thường gây tác hại thầm lặng, bị che lấp bởi nhiều bệnh cấp tính khác nên người bệnh không có nhu cầu cấp thiết cần phải chữa trị và phòng bệnh. Giun sán có thể gây nên những tác hại cho cơ thể vật chủ mà chúng ký sinh.