K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Khi cơ thể bị nhiễm HIV, virus tấn công vào các tế bào của hệ miễn dịch, đặc biệt là các tế bào T hỗ trợ.

- Sự suy giảm của các tế bào miễn dịch này sẽ làm cho hệ miễn dịch của người bệnh yếu đi.

\(\rightarrow\) Do đó, người bị bệnh HIVAIDS dễ dàng mắc một số bệnh cơ hội.

- Khi mắc những bệnh này lần đầu tiên, cơ thể sẽ hình thành kháng thể, những kháng thể này sẽ được sản sinh và duy trì lâu dài trong cơ thể (trí nhớ miễn dịch).

- Bên cạnh đó, các chủng virus – tác nhân gây ra những bệnh này không có sự biến chủng (thay đổi tính kháng nguyên) liên tục.

\(\Rightarrow\) Do đó, hệ thống miễn dịch của những người đã từng mắc những bệnh này có khả năng nhận diện và tiêu diệt tác nhân gây bệnh nhanh và hiệu quả nếu chúng xâm nhập vào cơ thể ở lần sau, mang đến khả năng miễn dịch suốt đời. 

8 tháng 8 2023

Vì có rất nhiều tác nhân gây bệnh xung quanh môi trường sống của chúng ta, có thể là tác nhân bên trong hay tác nhân bên ngoài. Cơ thể người tiếp xúc với hàng loạt các tác nhân gây bệnh nên nguy cơ mắc bệnh là rất lớn. Nhưng nhờ có hệ thống miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh đó nên nguy cơ bị bệnh đã giảm xuống đáng kể.

9 tháng 2 2019

Đáp án là C

Người mắc bệnh xơ vữa thành mạch lại thường bị cao huyết áp vì thành mạch dày lên tạo ra sức cản của thành mạch đối với tốc độ dòng chảy của máu cao

5 tháng 7 2018

Đáp án đúng : B

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

HIV là Virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Khi nhiễm, HIV tấn công các tế bào miễn dịch lympho T-CD4, loại tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật. Khi không được điều trị, virus HIV phát triển mạnh khiến số lượng bạch cầu T-CD4 trong máu giảm xuống ít hơn 200 tế bào/mm3 máu. Lúc này, HIV đã diễn tiến thành AIDS, Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. AIDS khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể không còn khả năng chống đỡ các loại bệnh tật và viêm nhiễm. Hầu hết người nhiễm HIV giai đoạn cuối sẽ chết vì các bệnh nhiễm trùng cơ hội này.

23 tháng 12 2023

* Tham khảo:

- Ăn mặn thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp vì muối natri trong mặn có thể làm tăng huyết áp. Khi tiêu thụ quá nhiều muối, cơ thể sẽ giữ nước để loại bỏ muối dư thừa, điều này có thể làm tăng áp lực trong mạch máu và gây ra cao huyết áp. Ngoài ra, muối cũng có thể gây ra sự co thắt của mạch máu, làm giảm lưu lượng máu và làm tăng áp lực trong mạch máu. Do đó, ăn mặn thường xuyên có thể tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

14 tháng 7 2023

• Ăn mặn (nhiều muối) thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp vì:

- Khi ăn mặn, áp suất thẩm thấu máu tăng kích thích giải phóng hormone ADH, dẫn tới tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp, đồng nghĩa, làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu. Đồng thời, ăn mặn cũng khiến cho bạn có cảm giác khát nước nhiều hơn. Kết quả dẫn đến thể tích tuần hoàn tăng lên khiến áp lực lên mạch máu tăng. Lâu dần, áp lực này dẫn đến tình trạng bệnh lí tăng huyết áp. - Ngoài ra, muối cũng làm tăng độ nhạy của tim mạch và thận với adrenaline – một chất có khả năng làm huyết áp tăng lên.

• Tác hại của việc thường xuyên nhịn tiểu:

- Làm bàng quang bị giãn ra, các cơ vòng bên ngoài cũng bị kéo căng dẫn đến khả năng giữ nước tiểu của bàng quang bị hạn chế, mất khả năng kiểm soát các cơ vòng ngoài bàng quang khiến nước tiểu rò rỉ.

- Có thể gây bí tiểu, thậm chí, trong tình huống nghiêm trọng khi nước tiểu ứ đọng ở bàng quang có thể chảy ngược vào thận dẫn tới suy thận và tử vong.

- Khởi nguồn cho một chuỗi các bệnh lí tại thận và ngoài thận như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bàng quang kẽ, sỏi thận, suy thận,…

 

- Một cơ thể được coi là bị bệnh khi có sự rối loạn, suy giảm hay mất chức năng của các tế bào, mô, cơ quan, bộ phận trong cơ thể.

- Các nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật:

+ Nguyên nhân bên ngoài: tác nhân vật lí (các tia bức xạ, tia phóng xạ,…), tác nhân hóa học (các loại hóa chất độc hại), tác nhân sinh học (virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật,…). Bệnh truyền nhiễm thường do các nguyên nhân bên ngoài gây ra.

+ Nguyên nhân bên trong: rối loạn di truyền, thoái hóa, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt,…

14 tháng 7 2023

Sỏi thận được hình thành do các chất thải trong nước kiểu kết lại với nhau và lắng đọng, lâu ngày tạo thành sỏi. Những người có thói quen ít uống nước hoặc ăn uống không lành mạnh thường có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận vì:

- Thói quen uống ít nước khiến cơ thể khó thải hết các chất độc hại qua thận, đồng thời, nồng độ các chất thải trong nước tiểu tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sỏi thận.

- Thói quen ăn uống không lành mạnh cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh sỏi thận. Sử dụng thực phẩm chứa nhiều muối, ăn nhiều protein động vật tạo ra nhiều uric acid, tăng thải calcium qua nước tiểu dẫn đến nguy cơ cao tạo ra sỏi thận.