K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2019

Cộng đồng quốc tế phải ra tuyên bố về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em vì:

- Trẻ em là tương lai của một dân tộc, của nhân loại, là lực lượng xây dựng xã hội mai sau.

- "Được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển" là quyền lợi tất nhiên của mọi trẻ em. "Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc" nên rất cần được bảo vệ, chăm sóc.

- Vậy mà thực tế cuộc sống của nhiều trẻ em trên thế giới đang bị đe doạ từ nhiều phía, đang rơi vào những hiểm hoạ.

27 tháng 8 2017

I. Mở bài

- Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nhiệm quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc, bởi "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" (UNESCO).

II.Thân bài

1. Tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em

a. Tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ; phụ thuộc vào sức khoẻ, trí tuệ, năng lực... của thế hệ trẻ. Trong "Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường", Bác Hồ viết: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Trẻ em là người sẽ quyết định tương lai, vị thế của mỗi dân tộc trên trường quốc tế.

b. Qua vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, chúng ta có thể nhận ra được trình độ văn minh và phần nào bản chất của một xã hội.

2. Sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, chính phủ Việt Nam, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay.

a. Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế quan tâm thích đáng:

- Năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyên phát triển và nhóm quyền tham gia. Công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm.

- Năm 1990, Tuyên bố thế giới... đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ em.

b. Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Việt Nam lả nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. Sau Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyêt định Chương trình hành động vì sự sổng còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến 2000, đặt thành một bộ phận của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

c. Trên cơ sở đường lối, chiến lược phát triển đó, chính quyền địa phương các cấp đã vạch kế hoạch, hành động cụ thể nhằm đảm bảo các quyền lợi của trẻ em như các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với trẻ em nghèo để các em có thể đến trường, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường học, thiết bị dạy học... để nâng cao chất lượng giáo dục, kêu gọi các tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp xây đựng trường lớp, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, đóng góp quỹ vì người nghèo, vì trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, khuyến khích mở các lớp học tình thương, các trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật, lang thang không nơi nương tựa...

3. Suy nghĩ của em về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, các chính quyền địa phương đối với vấn đề quyền lợi của trẻ em:

(Gợi ý: Em có vui và hoan nghênh những cố gắng của cộng đồng quốc tế, Chính phủ Việt Nam... về vấn đề này hay không? Vì sao? ý kiến đề xuất của em, nếu có, để Chính phủ, chính quyền địa phương nơi em sinh sống thực thi tốt hơn việc bảo đảm quyền lợi cho trẻ em?)

III. Kết bài

- Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã được cộng đồng quốc tế nói chung, Chính phủ Việt Nam, các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội Việt Nam nói riêng ý thức đầy đủ và có kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực.

- Để xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc ấy, mỗi học sinh chúng ta cần phải không ngừng nỗ lực vươn lên trong học tập và rèn luyện để cỏ thể gánh vác trọng trách là người chủ tương lai của nước nhà sau này.

2 tháng 7 2016

Trẻ em bị bóc lột, đầy doạ một cách tàn nhẫn, cuộc sống rất khốn khổ đặc biệt là ở các nước nghèo ( Mỗi ngày có hàng triệu trẻ em phải chịu những thảm hoạ của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường bị xuống cấp. Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật

Trẻ em trở thành nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, sự phân biệt chủng tộc, chịu đựng những thảm họa như đói nghèo, khủng hỏng kinh tế, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp, chết do suy dinh dưỡng, bệnh tật.

2 tháng 7 2016

Thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới đã được nêu lên ở phần Sự thách thức. Thực trạng này được khái quát theo những nội dung:

- Trẻ em trở thành nạn nhân của hiểm hoạ chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài;

- Trẻ em là nạn nhân của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp;

- Tình trạng trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật, ma tuý.

Những nội dung về thực trạng cuộc sống của trẻ em đặt ra những nhiệm vụ cấp bách cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế.

2 tháng 7 2016

Ở trong phần “ Nhiệm vụ” bản tuyên bố đã nêu ra 8 nhiệm vụ hết sức cơ bản và cấp thiết. Chăm lo đến mọi mặt của đời sống trẻ em, từ những vấn đề trực tiếp như y tế, sức khoẻ học hành cho đến những vấn đề có tầm vóc vĩ mô như sự tăng trưởng kinh tế, kế hoạch hoá gia đình... Sâu xa hơn nữa là cách thức giáo dục trẻ tự nhận thức được những giá trị của bản thân, từ đó có thể xây dựng cuộc sống đảm bảo tương lai cho mình.

4 tháng 9 2017

- Đoạn 1 (Từ đầu đến “những kinh nghiệm mới”): khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của mọi trẻ em trên Trái đất, kêu gọi nhân loại hãy quan tâm nhiều hơn đến điều này

- Đoạn 2 ( Sự thách thức): những thách thức cho sự phát triển của nhiều trẻ em trên thế giới

- Đoạn 3 ( Cơ hội): Những điều kiện thuận lợi để thế giới có thể đẩy mạnh việc quan tâm, chăm sóc trẻ em

- Đoạn 4 (Nhiệm vụ): Nhiệm vụ cụ thể từng quốc gia và cả cộng đồng cần làm vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

 

8 tháng 12 2018

Văn bản “Tuyên bố thế giới về sự phát triển, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” trích từ Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại Liên hợp quốc ngày 30-9-1990, in trong cuốn Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em.

 

19 tháng 5 2017

Thể loại: Nghị luận về vấn đề chính trị- xã hội.

 

26 tháng 11 2018

Phong cách ngôn ngữ: Chính luận

 

10 tháng 3 2018

Phương thức biểu đạt: Nghị luận

 

2 tháng 7 2016

Dựa trên tình hình thực tế, trong phần Nhiệm vụ, bản Tuyên bố đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Những nội dung này thể hiện tính toàn diện trong việc định hướng hành động. Mỗi một mục tương ứng với một phương diện cần quan tâm: từ việc chăm sóc sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng, giảm tỉ lệ tử vong, quan tâm đến trẻ em tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bình đẳng trai - gái, xoá mù chữ, quan tâm đến sức khoẻ sinh sản của phụ nữ, kế hoạch sinh nở đến việc chú ý tạo môi trường văn hoá xã hội lành mạnh, phát triển kinh tế…

2 tháng 7 2016

Thực thế cuộc sống của trẻ em trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm hoạ làm kìm hãm sự tăng trưởng. Các em phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bạo lực, chiến tranh, phân biệt chủng tộc...

Mỗi ngày có hàng triệu trẻ em phải chịu những thảm hoạ của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường bị xuống cấp.

Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật.