K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2016

-thời kì Xuân Thu - Chiến Quốc đã xuất hiện công cụ bằng sắt.

-nhờ có kĩ thuật canh tiết mới:

+giao thông phát triển , thủy lợi thuận lợi.

+diện tích gieo trồng tăng.

+xã hội có sự biến đổi → giai cấp địa chủ xuất hiện.

+nông dân bị phân hóa → quan hệ sản xuất phong kiến hình thành.

 

30 tháng 9 2016

Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến
Như ta đã thấy, xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng ta lại được biết rằng : quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.
Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á). Tuy nhiên, xã hội phong kiến phương Đông lại phát triển rất chậm chạp. Ở Trung Quốc - tới thời Đường (khoảng thế kỉ VII - VIII), còn ở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Quá trình khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến ở đây cũng kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
Ở châu Âu, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, khoảng thế kỉ V, và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh, thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.
 

9 tháng 10 2016

Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến
Như ta đã thấy, xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng ta lại được biết rằng : quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.
Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á). Tuy nhiên, xã hội phong kiến phương Đông lại phát triển rất chậm chạp. Ở Trung Quốc - tới thời Đường (khoảng thế kỉ VII - VIII), còn ở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Quá trình khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến ở đây cũng kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
Ở châu Âu, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, khoảng thế kỉ V, và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh, thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.
 

26 tháng 10 2021

Câu 1

- Chữ viết: chữ viết ra đời từ sớm, chữ Phạn là chữ viết chính là nguồn gốc của chữ Hin-đu hiện nay.

 

- Tôn giáo: Bà La Môn giáo, Hin-đu giáo, Phật giáo.

- Văn học: Nền văn học Hin-đu phát triển với các giáo lí, chính luận, luật phát, sử thi, kịch, thơ,...

+ Kinh Vê-đa bộ kinh cầu nguyện của đạo Bà-la-môn và Hin-đu giáo.

+ Sử thi Ra-ma-ya-na, Ma-ha-bha-ra-ta.

 

- Kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo. Đền, tháp Hin-đu giáo và những ngôi chùa Phật giáo vẫn được lưu giữ đến ngày nay.

26 tháng 10 2021

Câu 2

-Triều đại thời Đường là thịnh vượng nhất. Bởi vì: 

Trong thời Đường, bộ máy nhà nước được củng cố hoàn thiện, các hoàng đế nhà Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đồng thời mở khoa thi để tuyển chọn nhân tài.Thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế. Lấy ruộng công và bỏ ruộng hoang chia cho nông dân, được gọi là chế độ quân điềnNông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp phát triển

=> Xã hội thời Đường đã đạt đến sự phồn thịnh.

18 tháng 5 2016

- Tần Thủy Hoàng là một ông vua tàn bạo, đã bắt hàng triệu người đi lãnh, đi phu xây đắp Vạn Lý Trường Thành, cung A Phòng, Lăng Li Sơn nên bị nhân dân nổi dậy lật đổ

- Những đóng góp của Tần Thủy Hoàng : Ban hành chế độ đo lường, thống nhất tiền tệ, mở rộng lãnh thổ về phía nam và phía bắc.

2 tháng 5 2018

Lời giải:

Sự ra đời của thành thị trung đại thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ phát triển, đặt ra yêu cầu phải xóa bỏ các lãnh địa phong kiến, thống nhất trị trường dân tộc để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, buôn bán => thúc đẩy sự xác lập chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu

Đáp án cần chọn là: A

27 tháng 9 2016

ko có bảng mik ko làm bài đc  nha bạn. mà bạn ko niết kẻ bảng thì ấn vô nút bảng ý gần hình mặt cười

27 tháng 9 2016
TRIỀU ĐẠITÓM TẮT BIỂU HIỆN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN
  
  

 

12 tháng 4 2019

Lời giải:

 - Nho giáo, còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng là một hệ thống quan điểm về đạo đức, triết học, chính do Khổng Tử và các học trò của mình đề xướng, phát triển, hoàn thiện.

- Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Quốc suốt hai nghìn năm vì: nó tạo ra hệ thống tôn ti trật tự, lễ giáo phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến là tam cương (quan hệ vua- tôi, cha- con, chồng vợ) và ngũ thường (lễ, nhân, nghĩa, trí, tín)

Đáp án cần chọn là: C

28 tháng 9 2016

1.Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc :

- Trung Quốc xây dựng nhà nước đầu  tiên ở Châu thổ sông Hòang Hà  từ 2.000 năm tr CN, và mở rộng xuống phía Nam, có nền văn minh cổ đại rực rỡ  (Hạ-Chu-Thương)

- Xuất hiện công cụ sắt , năng xuất lao động tăng .

-Hình thành giai cấp địa chủ , nông dân lĩnh canh  ( tá  điền ) nhận ruộng của địa chủ  và nộp tô cho địa chủ .

- Hình thành quan hệ sản xuất phong kiến Trung Quốc

            +  Địa chủ .

            + Nông dân tá điền.

2. -các triều đại phong kiến trung quốc: thời xuân thu-chiến quốc, thời tần thủy hoàng, thời nhà đường và thời nhà minh-thanh

- +. Về chính trị: 
- Chế độ quân chủ chuyên chế đạt đến đỉnh cao. Vua thông qua 2 biện pháp: Cắt cử quan lại đi trấn giữ các địa phương và mở khoa thi cử để tuyển chọn quan lại => tạo ra chính quyền phong kiến quan liêu. Bộ máy nhà nước được kiện toàn 
- Đối ngoại: Vua mở các cuộc chiến tranh đi xâm lăng, mở rộng lãnh thổ. Đây là thời kì mà lãnh thổ Trung Quốc được bành trướng nhất 

+ Về kinh tế: 
- Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện 1 chính sách mới rất tiến bộ: chính sách quân điền ( lấy ruộng chia cho nhân dân) 
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng đồng thời được phát triển với nhiều sản phẩm nổi tiếng: gốm sứ, tơ lụa , luyện kim 

+ Về văn hóa: 
- Văn hóa thời đường phát triển rực rỡ về nhiều mặt. 
Đặc biệt là trong văn học, thơ Đường để lại khối lượng tác phẩm khá đồ sộ ( ~ 50 nghìn bài ) , đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật làm thơ và có ảnh hưởng lớn tới nền văn học của nhiều nước khác 
- Tôn giáo: Nho giáo và Phật giáo phát triển hài hòa 

=> Lãnh thổ được mở rộng, đất nước giàu mạnh , phát triển.

28 tháng 9 2016

Bài 1:

- Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành từ thế kỉ 3 TCN vào thời Tần.

- Quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất có quyền lực trở thành địa chủ, nhiều nông dân mất ruộng phải nhận ruộng của địa chủ trở thành tá điền, phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là địa tô.

\(\Rightarrow\)Xã hội phong kiến trung quốc được thành lập.

 

Bài 2. Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. - Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí? - Kể tên các cuộc phát kiến địa lí.  Bài 4. Trung Quốc thời phong kiến. - Em hãy nêu những thành tựu lớn về văn hóa và khoa học - kỹ thuật của người Trung...
Đọc tiếp

Bài 2. Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. 

- Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí? 

- Kể tên các cuộc phát kiến địa lí.  

Bài 4. Trung Quốc thời phong kiến. 

- Em hãy nêu những thành tựu lớn về văn hóa và khoa học - kỹ thuật của người Trung Quốc thời phong kiến? 

Bài 5. Ấn Độ thời phong kiến. 

Các triều đại phong kiến ở Ấn Độ: thời gian hình thành, phát triển và suy vong. 

- Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến. 

Bài 6. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. 

Sự ra đời của các quốc gia cổ đại ở 10 thế kỉ đầu sau Công nguyên. 

- Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. 

 Bài 7. Những nét chung về xã hội phong kiến. 

- Thời gian hình thành, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến ở phương Đông và phương Tây. 

- Cơ sở kinh tế-xã hội của xã hội phong kiến. 

Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lập. 

- Ngô Quyền dựng nền độc lập. 

- Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để chấm dứt tình trạng cát cứ, đưa đất nước trở lại bình yên, thống nhất? 

Bài 10. Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước. 

- Luật pháp, quân đội thời Lý được tổ chức như thế nào? Em có nhận xét gì về tổ chức quân đội của nhà Lý? 

Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077). 

- Trình bày âm mưu xâm lược của nhà Tống đối với Đại Việt. 

- Trình bày cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt. 

Bài 12. Đời sống kinh tế, văn hóa. 

- Trình bày văn hóa và giáo dục của thời nhà Lý. 

Chủ đề: Đại Việt dưới thời nhà Trần. 

- Nêu được thờigian thay thế nhà Lý. 

 gian nhà Trần- Luật pháp thời Trần. 

- Biết được âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ. 

- Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258. 

- Âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt của nhà Nguyên. 

- Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến, diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến năm 1285. 

PHẦN TỰ LUẬN: 

Câu 1. Em hiểu thế nào là lãnh địa phong kiến? Nêu đặc trưng của lãnh địa? 

Câu 2. Nêu sự thành lập nhà Lý? Nhà Lý làm gì để củng cố khối đoàn kết dân tộc? 

Câu 3. Nêu diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống Tống trên phòng tuyến Như Nguyệt? Nêu nét độc đáo  trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt? 

Câu 4. Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào?Theo em nhà Trần lên thay nhà Lý có phù hợp với yêu cầu lịch sử không? Vì sao? 

1
7 tháng 1 2022

mình cần ggaapd

gianroi