Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có thể nói môi trường là toàn bộ những điều kiện tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của con người, của tự nhiên và xã hội. Vì vậy, từ lâu để đảm bảo môi trường sống cho con người trong đời sống xã hội, có vô số những việc mà cả cộng đồng xã hội đều quan tâm và tìm mọi giải pháp, phương pháp để thực hiện, với mục đích làm cho đời sống con người ngày càng tốt hơn, hạnh phúc hơn trên mọi mặt. Nhưng hiện nay môi trường sống của con người đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng và không ít nguyên nhân làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, mà nguyên nhân đó do chính bàn tay của con người tác động đến, trong đó có thể chúng ta nhìn thấy được và không thấy được. Vì vậy, có thể nói hoạt động bảo vệ môi trường hiện nay là vấn đề bức thiết, đang được mọi người đặc biệt quan tâm và hơn bao giờ hết mọi người cần nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường, đó là góp phần bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Ý nghĩa thiết thực của hoạt động bảo vệ môi trường mà mọi người cần quan tâm, hiểu thật sâu sắc, là có những hoạt động thiết thực để giữ cho môi trường trong lành sạch, đẹp, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. Đất nước ta nói chung và Bến Tre nói riêng đang trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cùng với sự phát triển của các nhà máy, xí nghiệp với lượng chất thải và khí thải ra môi trường không nhỏ. Nếu không có hoạt động bảo vệ môi trường và mọi người không ý thức bảo vệ môi trường (xử lý rác thải, chất thải,...) thì sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đối với sức khỏe, tính mạng con người và sự phát triển bền vững của đất nước, quê hương. Các ngành chuyên môn làm tốt hoạt động bảo vệ môi trường sẽ phần nào hạn chế được những tác hại do chất thải và khí thải của các nhà máy, xí nghiệp,… và mọi người có ý thức bảo vệ môi trường sẽ góp cải tạo môi trường trong lành, sạch, đẹp để chính bản thân mình và cộng đồng dân cư xung quanh cùng hưởng thụ.
Phát huy truyền thống quê hương Bến Tre Đồng Khởi, mỗi chúng ta quyết tâm yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa; phấn đấu bảo vệ, giữ gìn môi trường theo hướng trong lành, xanh - sạch - đẹp, góp phần bảo vệ sức khỏe con người. Đây là việc làm thật sự có ý nghĩa, một cách làm thiết thực và hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới hiện nay là con người sống hòa nhập, thân thiện với môi trường, phát triển bền vững. Đồng thời, chúng ta góp phần thực hiện thắng lợi việc “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và của mọi công dân. Kết hợp chặt chẽ giữa kiểm soát, ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm với khôi phục và bảo vệ môi trường sinh thái”, mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra, để mọi người thật sự được sống trong môi trường an toàn, vệ sinh, xanh, sạch, đẹp. Mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng ý thức ứng xử có văn hóa với môi trường và bảo vệ môi trường hiện nay, đó là việc làm thiết thực thể hiện tình yêu đất nước, quê hương và xem như chúng ta đã phần nào học và làm theo lời Bác dạy về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, mà tổ chức UNESCO đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh Người. Bà Ketherine Muller - Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam phát biểu có đoạn: “Với tầm nhìn xa rộng của mình, Người đã nhận thấy trước ý nghĩa quan trọng của việc bảo vệ môi trường và tăng cường mối quan hệ hòa hợp giữa con người và thiên nhiên vì sự phát triển bền vững của quốc gia. Người ủng hộ sự cần thiết phải chống thiên tai, duy trì và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cùng môi trường sinh thái, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trồng rừng, làm thủy lợi và cải thiện chất đất. Người khuyến khích nhân dân trồng thật nhiều cây”.
Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề bởi chất thải của các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt, khói bụi các phương tiện giao thông... Với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái. Đối với nguồn nước bị ô nhiễm làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại nước,chất thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân,sinh vật trong khu vực. Ô nhiễm môi trường không khí là do khí thải của các nhà máy, khí thải từ phương tiện giao thông làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi. Như vậy, môi trường bị ô nhiễm là đe dọa đến cuộc sống con người. Chúng ta cần đánh lên hồi chuông cảnh báo để thức tỉnh mọi người, cần chung tay bảo vệ môi trường.
Ai biểu đi nhắc nó chi ? Nhắc nó cũng tương tự như đang cho đi món lợi của bản thân. Bị trừ và đánh dấu là đúng rồi, có quy định khi thi không được gian lận, còn than với ai được khi chính mình làm sai ? Vả lại đó giờ còn chưa từng nghe ai đó bị đánh dấu bài rồi lấy giấy khác ra làm, phải chăng đây là hành động che dấu lỗi sai của bản thân ?
Cuối năm học vừa qua, em được nhận phần thưởng Học sinh xuất sắc. Thầy cô và bạn bè khen ngợi nhưng cũng chính những lời khen ấy lại làm cho em xấu hổ vô cùng. Chuyện là thế này:
Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy em ung dung ngồi ngắm trời qua khung cửa sổ và tưởng tượng đến trận đá bóng chiều nay giữa đội lớp em với lớp 6B.
Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: Kìa, chép đề đi chứ!
Em có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.
Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim em thắt lại. Em không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên, vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Em quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý…
Thầy giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên em, em bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Thầy gọi tiếp bạn khác. Em thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc thầy giáo sẽ không để ý vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!
Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy em làm lại bài rồi lấy bút đỏ ghi điểm 8 theo nét chữ của thầy. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc thầy giáo yêu cầu xem lại bài mà em lạnh cả người. May sao, mọi chuyện rồi cũng trôi qua và tưởng chừng em đã quên bẵng chuyện ấy.
Cuối năm, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ… Tất cả những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong em. Em không xứng đáng. Em muốn nói lên sự thật xấu xa ấy nhưng không đủ can đảm.
Thời gian đã đẩy lùi mọi chuyện vào dĩ vãng nhưng nỗi ân hận vẫn còn nguyên đó. Giờ em kể lại chuyện này mà lòng chưa hết day dứt. Mong thầy cô, cha mẹ và các bạn tha thứ cho em. Em hứa không bao giờ mắc lỗi lầm đó nữa.
bn nên tự suy nghĩ nha . bn có thể hình dung ra vấn đề học tập ở tương lai ra sao rồi viết thành một đoạn văn . bn cũng có thể dựa vào sườn bài trên mạng để làm cũng đuọc
Sau khi đọc truyện “Thánh Gióng”, em rất tự hàovề truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Là học sinh, kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của cha ông, chúng ta phải nổ lực học tập để trở thành người tài giỏi sau này phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Chăm lo rèn luyện sức khỏe, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, sẵn sàng đáp lời non nước khi đất nước cần.