K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 5 2017

Phùng Mai Linh

On the occasion of my tenth birthday, my dad gave me a great robot.

This robot looks like a little kid. He was only about two inches tall, he was made of a light hard plastic and light blue.

The big head like a square box placed on the body, not see the neck makes him look strangely strange! There are two antennae on each side, with two large ears, such as two halves of orange attached to the sides of the head with two very large round screws. My body as well as the rectangular box upright, there are lines decorated decorations look like he wears an armor. Behind the back there was a small hollow of two small batteries, close to the knob knob black switch. Two hands and two feet are also connected by small square boxes and attached to the body by large screws. Thanks to this, the limbs can turn in easy directions.

I turn on the switch knob, immediately the robot works immediately. From his belly, the shouts emit as his legs begin to move. Legs step by step step by step, his hands waving to the steps. The most funny thing is that the head looks right, then turns to the left as a hunt for the enemy. Going, touching the bottom of the table or the corner of the cabinet, you automatically avoid the other direction. The shouts and footsteps of the uncle led the cockroaches in the corner of the panic fled.

I love playing with this robot, I see you as a quiet and intelligent little friend.

18 tháng 5 2017

Đây là hỏi đáp môn sử mà bn

1.Ý nào dưới đây không phản ánh đúng lí do cần phải học lịch sử?

A Học lịch sử giúp chúng ta tìm hiểu quá khứ, tìm về cuội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ

.B. Học lịch sử để đúc kết ra những bài học kinh nghiệm phục vụ hiện tại và tương lai.

C. Học lịch sử để có những hiểu biết về thế giới tự nhiên

.D. Học lịch sử để có sự hiểu biết về lịch sử, nền văn hoá của các quốc gia trên thế giới

đáp án : B

18 tháng 10 2021
AHọc lịch sử giúp chúng ta tìm hiểu quá khứ, tìm về cuội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ
6 tháng 12 2016

1.Sử cũ viết: “Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ)”. Vua giữ mọi quyền hành trong nước, “các bộ đều thần thuộc". Đặt tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng. Con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị nương". “Đời đời cha truyền con nối, đều gọi là Hùng Vương”.
Đứng đầu các bộ là Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. Trong chiềng, chạ, những người già được tôn trọng, thường giúp Bồ chính giải quyết việc sản xuất, chia phần ruộng cày cấy, giải quyết các mối bất hòa của dân làng.
Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, vua Hùng và các Lạc tướng huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại, cùng chiến đấu.
 

Nhận xét về tổ chức nhà nước đầu tiên :
- Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
- Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước cũng như sự hình thành quốc gia - dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 

6 tháng 12 2016

2.Những nét chính trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng :
- Ở : nhà sàn mái cong làm bằng tre, nứa, gỗ.
- Ăn : thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả ; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị.
- Mặc : nam đóng khố, mình trần ; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực...
- Phong tục : tình nghĩa anh, em, xóm làng ; lòng biết ơn tổ tiên.
- Lễ hội : nhiều lễ hội và các trò chơi...
- Tín ngưỡng : thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng...

 

1 tháng 12 2018

1. - Những dấu vết của Người tối cổ (Người vượn) được phát hiện ở đâu?

Trả lời:

Dấu vết của Người tối cổ được phát hiện ở 3 địa điểm: Đông Phi, trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a), gần Bắc Kinh (Trung Quốc) vào khoảng thời gian từ 3-4 triệu năm trước đây.

2. - Những điểm khác nhau giữa Người tinh không và Người tối cổ thời nguyên thủy:

- Về con người

- Về công cụ sản xuất

- Về tổ chức xã hội

Trả lời:

Đặc điểm Người tối cổ Người tinh khôn
Con người Đứng bằng hai chân, hộp sọ to, cằm hướng về phía trước Đứng thẳng, trán cao, hàm lùi vào, răng nhọn, đều, tay chân như người ngày nay
Công cụ sản xuất Bằng đá ghè đá thô sơ Công cụ sản xuất và đồ dùng đa dạng, bằng nhiều nguyên liệu khác nhau: đá, sừng, tre gỗ, đồng.
Tổ chức xã hội Sống thành bầy đàn, hoạt động săn bắt, hái lượm là chính Sống theo chế độ thị tộc, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau, ăn chung, làm chung, giúp đỡ nhau trong mọi công việc.

3. - Thời cổ đại có những quốc gia lớn nào?

Trả lời:

- Các quốc gia cổ đại phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.

- Các quốc gia cổ đại phương Tây: Hi Lạp và Rô-ma.

4. - Các tầng lớp xã hội chính ở thời cổ đại.

Trả lời:

- Các tầng lớp chính ở các quốc gia cổ đại phương Đông là: vua-quý tộc, ông dân công xã và nô lệ.

- Các tầng lớp chính ở các quốc gia cổ đại phương Tây là: chủ nô và nô lệ.

5. - Các loại nhà nước thời cổ đại.

Trả lời:

- Ở phương Đông: nhà nước chuyên chế quân chủ do vua đứng đầu, vua nắm mọi quyền hành cao nhất trong mọi công việc.

- Ở phương Tây: người dân tự do có quyền cùng quý tộc bầu ra những người cai quản đất nước theo thời hạn quy định, được gọi là nhà nước dân chủ chủ nô.

6. - Những thành tựu văn hóa của thời cổ đại:

- Về chữ số, chữ viết

- Về các khoa học

- Về các công trình nghệ thuật

Trả lời:

Phương Đông Phương Tây
Chữ viết, chữ số Sáng tạo ra chữ tượng hình, hệ đếm đếm 10,nghĩ ra số 0, tính được số pi Sáng tạo ra hệ chữ a, b, c
Các khoa học Sáng tạo ra Âm lịch, có nhiều đóng góp trong các lĩnh vực toán học, vật lí, địa lí.... Sáng tạo ra Dương lịch, đạt được nhiều thành tựu trong nhiều lĩnh vực toán học, thiên văn, vật lí, địa lí...với các nhà khoa học nổi tiếng như Pi-ta-go, Ac-si-met, Hê-rô-đốt...
Các công trình nghệ thuật Kim tự tháp Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà.... Đền Pác-tê-nông ở A-ten, đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô...

7. - Thử đánh giá các thành tựu văn hóa lớn của thời cổ đại.

Trả lời:

- Những di sản văn hóa cổ đại phong phú, đa dạng, sáng tạo và có giá trị thực tiễn đã nói lên được tài năng, sự lao động nghiêm túc với trình độ cao của con người hồi đó.

- Văn hóa cổ đại đã để lại những kiệt tác khiến người đời sau vô cùng thán phục. Thành tựu của nền văn hóa cổ đại còn đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học và đặt nền móng cho sự phát triển của văn minh nhân loại sau này.

NHỚ TICK CHO MÌNH NHA

15 tháng 12 2017

Câu 1:
Nhà nước chia ra làm 15 bộ , đóng đô ở Bạch Hạc ( Việt Trì , Phú Thọ )
Đứng đầu nước là Vua , dưới Vua là Lạc Hầu ( văn ) Lạc Tướng ( võ )
Đứng đầu các bộ là Lạc Tướng .
Đứng đầu chiềng chạ là Bồ Chính .

Nhận xét :
=> Còn là nhà nước đơn giản vì chưa có luật pháp và quân đội .

Câu 2 mình chưa học đến

Câu 3 :
Ở : Nhà sàn
Đi lại : Thuyền
Ăn : Cơm , rau , cà , cá , thịt , ...
Tóc : Để nhiều kiểu
Trang phục : Nữ mặc váy , áo xẻ giữa , có yếm che ngực , nam mình trần , đóng khố , đi chân đất , ...

Câu 4 :
- Tổ chức lễ hội , vui chơi
- Tín ngưỡng : Thờ cúng các lực lượng tự nhiên
- Người chết được chôn cất cùng công cụ và đồ trang sức .
- Tục : Ăn trầu , nhuộm răng , làm bánh Chưng bánh Giầy ngày Tết , ...

=> Có tình cảm cộng đồng sâu sắc .



11 tháng 4 2017

Hoàn cảnh ra đời:

Vào khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển. Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc ; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.
Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng.
Đất đai ở các vùng không giống nhau nên cuộc sống của người dân cũng khác nhau.
Các làng bản có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột.
Xung đột không chỉ xảy ra giữa người Lạc Việt với các tộc người khác mà còn giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau, cần phải giải quyết các cuộc xung đột đó để sống yên ổn ổn. Nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp nói trên.

Tổ chức của nhà nước Văn Lang:

Sử cũ viết: “Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ)”. Vua giữ mọi quyền hành trong nước, “các bộ đều thần thuộc". Đặt tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng. Con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị nương". “Đời đời cha truyền con nối, đều gọi là Hùng Vương”.
Đứng đầu các bộ là Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. Trong chiềng, chạ, những người già được tôn trọng, thường giúp Bồ chính giải quyết việc sản xuất, chia phần ruộng cày cấy, giải quyết các mối bất hòa của dân làng.

Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, vua Hùng và các Lạc tướng huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại, cùng chiến đấu.

Nhận xét về tổ chức nhà nước đầu tiên:

- Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
- Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước cũng như sự hình thành quốc gia - dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Học tốt nhé!

11 tháng 4 2017

Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?

-Khoảng các thế kỷ VIII đến VII Trước công nguyên

-Ở đồng bằng ven sông lớn thuộc Bắc bộ và Bắc Trung bộ hình thành các bộ lạc lớn

- Sản xuất phát triển, mâu thuẫn giàu nghèo nảy sinh.

- Thường bị hạn hán,lũ lụt.

- Xảy ra tranh chấp, xung đột hoặc bị giặc ngoài đe dọa.

---> Yêu cầu là phải đoàn kết để làm thủy lợi và chấm dứt xung đột

1 tháng 10 2016

Sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện như thế nào?
Trả lời:
- Thời kì Ăng-co (từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV) là thời kì phát triển huy hoàng của chế độ phong kiến Cam-pu-chia. Biểu hiện : nông nghiệp phát triển, lãnh thổ mở rộng, văn hoá độc đáo, tiêu biểu nhất là kiến trúc đền tháp (Ăng-co Vát, Ăng-co Thom).
 

1 tháng 10 2016

Thời kì Ăng-co là thời kì phát triển nhất của chế độ phong kiến Cam-pu-chia:

- Sản xuất nông nghiệp phát triển.

- Văn hóa độc đáo, tiêu biểu là kiến trúc đền tháp: Ăng-co-vat, Ăng-co-thom

- Mở rộng lãnh thổ.

Câu 1


Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

Chúng ta cần phải học lịch sử :
- Mỗi con người cần phải biết tổ tiên, ông bà mình là ai ; mình thuộc dân tộc nào ; con người phải làm gì để có được như ngày hôm nay...
- Hiểu vì sao phải quý trọng, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống hôm nay và chúng ta phải học tập, lao động để góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn nữa.

Câu 2

Cuộc sống của Người tinh khôn ở buổi ban đầu tuy có khá hơn so với Người tối cổ song họ cũng chỉ mới biết dùng đá để chế tạo công cụ lao động. Công cụ đá, dù được cải tiến không ngừng, không thể đem lại năng suất lao động cao được. Mãi đến khoảng thiên niên kỉ thứ IV TCN, con người mới phát hiện ra kim loại và dùng kim loại để chế tạo công cụ. 
Nhờ công cụ bằng kim loại, con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, có thể xẻ gỗ đóng thuyền, xẻ đá làm nhà.

Người ta có thể làm ra một lượng sản phẩm không chỉ đủ nuôi sống mình mà còn dư thừa. Một số người, do có khả năng lao động hoặc do chiếm đoạt một phần của cải dư thừa của người khác, đã ngày càng trở nên giàu có. Những người trong thị tộc giờ đây không thể cùng làm chung, hương chung. Xã hội nguyên thủy dần dần tan rã, nhường chỗ cho xã hội có giai cấp.

Câu 3

NHững thành tựu còn đc sử dụng đến ngày nay là chữ cái latinh như a , b , c ,.... chữ số ,lịch một số thành tựu khoa học như toán học thiên văn triết học ,...

Thành tựu có ý nghiawx lớn nhất là chữu viết vì nhờ có chữ viết mà thành tựu van hóa đc bảo tồn và lưu truyền từ thế hệ nay sag thế hệ khác

Câu 4

Dấu vết của người tối cổ được tìm thấy ở một số nơi như:
- Đảo Java (Indonesia)
- Miền Đông châu Phi
Các dấu vết này đều được phát hiện từ khoảng 3-4 triệu năm trước.

Câu 5

Cách đây hàng chục triệu năm, trên Trái Đất có loài vượn cổ sinh sống trong những khu rừng rậm. Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, loài vượn này dần dần đã biết đi bằng hai chi sau, dùng hai chi trước để cầm nắm và biết sử dụng những hòn đá, cành cây.. làm công cụ. Đó là Người tối cổ (sớm nhất cách đây khoảng 3-4 triệu năm). Những hài cốt của Người tối cổ đã được tìm thấy ở nhiều nơi như : miền Đông châu Phi, trên đảo Gia-va (In - đô - nê - xi - a), ở gần Bắc Kinh (Trung Quốc) v.v...

Người tối cổ sống theo bầy gồm khoảng vài chục người. Ban ngày, họ hái lượm hoa quả và săn bắt thú để ăn ; ban đêm họ ngủ trong các hang động, dưới mái đá hoặc trong những túp lều làm bằng cành cây, lợp lá hoặc cỏ khô. Họ biết ghè đẽo đá, làm công cụ ; biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn và xua đuổi thú dữ. Cuộc sống bấp bênh "ăn lông, ở lỗ” như thế kéo dài hàng triệu năm.

Câu 6

Những nét chính trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng :
- Ở : nhà sàn mái cong làm bằng tre, nứa, gỗ.
- Ăn : thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả ; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị.
- Mặc : nam đóng khố, mình trần ; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực...
- Phong tục : tình nghĩa anh, em, xóm làng ; lòng biết ơn tổ tiên.
- Lễ hội : nhiều lễ hội và các trò chơi...
- Tín ngưỡng : thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng.

NHững bạn giỏi sử ơi giúp mình với

31 tháng 3 2017

Dấu vết của người tối cổ được tìm thấy ở một số nơi như:
- Đảo Java (Indonesia)
- Miền Đông châu Phi

1 tháng 4 2017

- Những dấu vết của Người tối cổ tìm thấy ở một số nơi như: Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Bình Phước), Đức Trọng (Lâm Đồng),...

24 tháng 12 2018

Câu 1:

Theo các nhà khoa học, nước ta là một trong những quê hương của cây lúa hoang xuất hiện từ cách đây khoảng 10.000 năm. Với nghề nông vốn có và với hàng loạt công cụ sản xuất được cải tiến, những người nguyên thủy sống định cư lâu dài ở vùng đồng bằng ven sông, ven biển. Họ đã trồng được nhiều loại cây, củ và đặc biệt là cây lúa. Việc phát hiện hàng loạt lưỡi cuốc đá được mài nhẵn toàn bộ ở các di chỉ Hoa Lộc, Phùng Nguyên... đã chứng tỏ điều đó. Người ta còn tìm thấy ở đây gạo cháy, dấu vết thóc lúa bên cạnh các bình, vò đất nung lớn. Nghề nông trồng lúa đã ra đời. Trên các vùng cư trú rộng lớn ở đồng bằng ven sông, ven biển, cây lúa nước dần dần trở thành cây lương thực chính của con người. Cây lúa cũng được trồng ở vùng thung lũng, ven suối.

Việc trồng các loại rau, đậu, bầu, bí... và việc chăn nuôi gia súc, đánh cá... cũng ngày càng phát triển. Cuộc sống của con người được ổn định hơn và vùng đồng bằng màu mỡ của các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông cà, sông Thu Bồn, sông cửu Long ... dần dần trở thành nơi sinh sống lâu dài của con người ở đây.


Câu 2:

Vào khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển. Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc ; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.

Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng.

Đất đai ở các vùng không giống nhau nên cuộc sống của người dân cũng khác nhau.

Các làng bản có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột.

Xung đột không chỉ xảy ra giữa người Lạc Việt với các tộc người khác mà còn giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau, cần phải giải quyết các cuộc xung đột đó để sống yên ổn ổn. Nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp nói trên.


24 tháng 12 2018

Câu 3:

Nhà ở phổ biến là nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền, làm bằng gỗ, tre, nứa, lá, có cầu thang tre (hay gỗ) để lên xuống.

Làng, chạ thường gồm vài chục gia đình, sống quây quần ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển, ở một vài làng, chạ, người ta đã biết dùng tre rào quanh làng để ngăn thú dữ. Việc đi lại giữa các làng, chạ chủ yếu bằng thuyền.

Thức ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Trong bữa ăn, người ta đã biết dùng mâm, bát, muôi. Họ còn biết làm muối, mắm cá và dùng gừng làm gia vị.

Ngày thường, nam thì đóng khố, mình trần, đi chân đất ; còn nữ thì mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Mái tóc có nhiều kiểu : hoặc cắt ngắn bó xõa, hoặc búi tó, hoặc tết đuôi sam thả sau lưng. Ngày lễ, họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai. Phụ nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.



Câu 4:

Xã hội thời Văn Lang đã chia thành nhiều tầng lớp khác nhau : những người quyền quý, dân tự do, nô tì. Tuy vậy, sự phân biệt giữa các tầng lớp này còn chưa sâu sắc.

Sau những ngày lao động mệt nhọc, người dân Văn Lang thường tổ chức lễ hội, vui chơi. Một số hình ảnh về lễ hội đã được ghi lại trên mặt trống đồng. Trai, gái ăn mặc đẹp, nhảy múa, hát ca trong tiếng trống, tiếng khèn, tiếng chiêng náo nức, rộn ràng. Họ còn tổ chức đua thuyền, giã gạo. Trong ngày hội, thường vang lên tiếng trống đồng để thể hiện điều mong muốn được “mưa thuận, gió hòa”, mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.

Về tín ngưỡng, người Lạc Việt thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước. Người chết được chôn cất trong thạp, bình, trong mộ thuyền, mộ cây kèm theo những công cụ và đồ trang sức quý giá.

Người thời Văn Lang đã có khiếu thẩm mĩ khá cao.

Đời sống vật chất và tinh thần đặc sắc nói trên đã hòa quyện nhau lại trong con người Lạc Việt đương thời, tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc.

Câu 5:

Sử cũ viết: “Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ)”. Vua giữ mọi quyền hành trong nước, “các bộ đều thần thuộc". Đặt tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng. Con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị nương". “Đời đời cha truyền con nối, đều gọi là Hùng Vương”.

Đứng đầu các bộ là Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. Trong chiềng, chạ, những người già được tôn trọng, thường giúp Bồ chính giải quyết việc sản xuất, chia phần ruộng cày cấy, giải quyết các mối bất hòa của dân làng.

Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, vua Hùng và các Lạc tướng huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại, cùng chiến đấu.