K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

DT
3 tháng 5 2024

Gợi ý:

Việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi ở gia đình cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo sức khỏe và hiệu quả tốt nhất cho các loài vật. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc cho các loại vật nuôi phổ biến như chó, mèo,...

1. Chó

- Chế độ ăn uống: Cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng và phù hợp với lứa tuổi, kích cỡ và mức độ hoạt động của chó. Thức ăn chuyên dụng cho chó có thể giúp đáp ứng nhu cầu này.

- Tập luyện: Dành thời gian đi dạo và chơi đùa với chó hàng ngày để giúp chúng khỏe mạnh và hạnh phúc.

- Chăm sóc sức khỏe: Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ và thăm khám định kỳ tại bác sĩ thú y. Phòng trừ các loại bệnh thường gặp như ghẻ, ve, rận.

2. Mèo

- Chế độ ăn uống: Cung cấp thức ăn giàu protein và có chất lượng cao, đặc biệt là thức ăn ướt để đảm bảo mèo đủ nước.

- Vệ sinh: Thường xuyên làm sạch khay vệ sinh và giữ cho lông mèo sạch sẽ. Mèo rất sạch sẽ nên cần một môi trường sống sạch sẽ.

- An toàn và giải trí: Cung cấp các đồ chơi để mèo có thể vận động và giải trí, đồng thời cần giữ mèo trong nhà để tránh nguy cơ tai nạn và bệnh tật từ bên ngoài.

25 tháng 8 2023

Khi quan sát quá trình nuôi gà đẻ trứng ở gia đình, em nhận thấy có một số điểm cần lưu ý như sau:

- Chuồng nuôi gà không được bố trí ổ đẻ. Do đó cần bổ sung ổ đẻ cho gà.

- Thức ăn cho gà không được cung cấp calcium. Do đó, cần cung cấp thêm bột vỏ trứng, vỏ hến để gà ăn tự nhiên.

- Quá trình chăm sóc chưa chú trọng đến máng ăn, máng uống. Yêu cầu cần vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống để phòng tránh dịch bệnh.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

*Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc một số loại vật nuôi phổ biến:

+ Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ trứng:

- Chuồng nuôi: làm ở vị trí yên tĩnh và có thêm ổ đẻ phù hợp cho gà đẻ trứng; ổ đẻ bố trí chắc chắn, thu trứng thuận lợi, số lượng phù hợp.

- Mật độ: từ 3 đến 3,5 con/m2 chuồng.

- Thức ăn: đầy đủ thành phần dinh dưỡng.

- Cho ăn: 2 lần/ngày; bổ sung bột vỏ trứng, bột xương, vỏ sò, vỏ hến; uống nước sạch theo nhu cầu.

- Chăm sóc:

+ Vệ sinh chuồng nuôi, máng ăn, máng uống hàng ngày.

+ Nhiệt độ: 18oC đến 25oC, độ ẩm: 65% đến 80%.

+ Tiêm vaccine đầy đủ, theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời.

+ Thu trứng từ 3 đến 4 lần/ngày.

++ Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn thịt:

- Chuồng nuôi: làm nền xi măng hoặc nền xi măng kết hợp lớp độn chuồng.

- Thức ăn: phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

- Cho ăn: Theo 2 cách:

+ Tính lượng thức ăn theo khối lượng cơ thể.

+ Đổ đầy cám vào máng ăn tự động, hết lại đổ tiếp.

- Chăm sóc:

+ Đảm bảo ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè.

+ Vệ sinh chuồng nuôi, máng ăn, máng uống hàng ngày.

+ Tiêm vaccine đầy đủ, theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời.

* Liên hệ thực tế quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc bò sữa:

- Chuồng nuôi: thông thoáng tự nhiên

+ Bán công nghiệp

+ Công nghiệp

- Thức ăn: thức ăn thô, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung.

- Cho ăn: trộn lẫn thức ăn tinh với thức ăn thô.

- Chăm sóc:

+ Chống nóng cho bò sữa

+ Chiếu sáng hợp lí

+ Giảm thiểu tối đa các stress

+ Vệ sinh và quản lí sức khỏe

+ Khai thác sữa

25 tháng 8 2023

- Nuôi dưỡng tốt:

   + Thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng, không sử dụng thức ăn bị hư hỏng, ôi, mốc.

   + Không dùng nước ao hồ, sông ngòi hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho vật nuôi uống.

- Chăm sóc chu đáo: 

   + Thường xuyên kiểm tra, thăm khám sức khỏe vật nuôi. 

   + Luôn vật nuôi nơi khô ráo, sạch sẽ bằng mọi biện pháp vì vật nuôi trong môi trường ẩm ướt, lạnh chân sẽ rất dễ mắc bệnh. 

- Cách li tốt: 

   + Cách li vật nuôi có biểu hiện bất thường để theo dõi và báo cáo người phụ trách (nếu có). Nếu vật nuôi chết, đưa ngay xác vật nuôi ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý tuỳ từng loại bệnh.

   + Báo cán bộ thú y đến kiểm tra hoặc gửi mẫu vật nuôi ốm, chết đi kiểm tra.

- Vệ sinh môi trường sạch sẽ:

   + Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách li với môi trường xung quanh.

   + Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi.

- Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy định:

   + Phòng bệnh bằng vaccine là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngay mà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vaccine) mới có miễn dịch.

   + Sử dụng vaccine phòng bệnh cho vật nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất và theo dịch tễ từng vùng để hiệu quả phòng bệnh cao.

20 tháng 8 2023

Một số thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi đang được áp dụng ở địa phương em:

- Công nghệ vắt sữa bò tự động

- Công nghệ tắm chải tự động

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 8 2023

Địa phương em nuôi gà với số lượng lớn, trình độ người dân còn hạn chế, vốn đầu tư thấp. Theo em, phương pháp chọn lọc hàng loạt là phù hợp nhất.

25 tháng 8 2023

Đề xuất biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường trong hoạt động chăn nuôi ở gia đình, địa phương em:

+ Chuồng trại được vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, diệt mầm bệnh.

+ Dụng cụ được vệ sinh trước khi đưa vào sử dụng.

+ Con giống đảm bảo chất lượng, không mang mầm bệnh.

+ Thức ăn đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, nước uống sạch

+ Vật nuôi khỏe mạnh, không mang mầm bệnh truyền nhiễm.

 

25 tháng 8 2023

* Các phương pháp chọn giống vật nuôi:

- Chọn lọc hàng loạt

+ Ưu điểm: dễ tiến hành, không đòi hỏi kĩ thuật cao, không tốn kém.

+ Nhược điểm: hiệu quả chọn lọc thường không cao và không ổn định.

- Chọn lọc cá thể

+ Ưu điểm: hiệu quả chọn lọc cao, giống được tạo ra có độ đồng đều, năng suất ổn định, giống được sử dụng trong thời gian dài.

+ Nhược điểm: cần nhiều thời gian, cơ sở vật chất và yêu cầu kĩ thuật phải cao.

* Liên hệ với thực tiễn chọn giống vật nuôi ở gia đình, địa phương em:

Địa phương em sử dụng phương pháp chọn lọc hàng loạt.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 8 2023

Một số biện pháp phổ biến trong xử lí chăn nuôi:

Khí sinh học (biogas) và hồ sinh học: Chất thải chăn nuôi (phân, nước tiểu, nước rửa chuồng, nước tắm vật nuôi,...) được đưa về hầm, túi hoặc hồ lên men để thực hiện quá trình lên men kị khí. Quá trình lên men kị khí sẽ phân giải các chất hữu cơ thành khí sinh học, đồng thời tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh cho con người và vật nuôi. Khí sinh học tạo ra sẽ được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như làm chất đốt, chạy máy phát điện,... Chất thải sau hầm biogas có thể được sử dụng làm phân bón. Nước thải sau biogas có thể sử dụng để tưới cho cây trồng hoặc đưa về hồ sinh học tiếp tục xử lí và tái sử dụng trong trang trại chăn nuôi. Phương pháp này phù hợp với hệ thống chăn nuôi có sử dụng nước để dội chuồng, tắm, làm mát cho gia súc.

Ủ phân compost: Ủ phân compost là quá trình quá trình chuyển đổi các chất thải hữu cơ trong chăn nuôi (phân vật nuôi, chất độn chuồng,...) thành phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng sử dụng trong trồng trọt. Thông qua quá trình ủ, các chất hữu cơ trong chất thải chăn nuôi được phân huỷ nhờ hoạt động lên men của vi sinh vật. Bên cạnh đó, nhiệt độ đống ủ có thể đạt đến 70oC nên hầu hết các mầm bệnh sẽ bị tiêu diệt. Phương pháp ủ được sử dụng chủ yếu đối với chất độn chuồng và phân của động vật.

Xử lí nhiệt: Phương pháp xử li nhiệt (đốt) sử dụng nhiệt độ cao trong các lò đốt để làm giảm kích thước chất thải cho khâu xử lí tiếp theo. Đốt chất thải rắn có độ an toàn dịch bệnh cao, đảm bảo diệt được cả bào tử của vi khuẩn. Phương pháp này khá đơn giản, dễ áp dụng. Năng lượng phát sinh trong quá trình đốt có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các ngành công nghiệp cần nhiệt. 

Lọc khí thải: Không khí trong chuồng nuôi thường chứa bụi, ammonia và các hợp chất gây mùi. Khi vật nuôi được nuôi trong hệ thống chuồng kín, không khí trong chuồng được lọc bụi, mùi và ammonia trước khi xả thải ra ngoài. Việc giảm thiểu các khí gây mùi trong không khí có thể thực hiện bằng các kĩ thuật tách khí như hấp thụ khí gây mùi bằng các chất hấp thụ thể lỏng, thể rắn và hoá lỏng khí. Tuy vậy, các giải pháp này thường có chi phí cao.

Liên hệ với thực tiễn xử lí chất thải chăn nuôi ở gia đình, địa phương em: Địa phương em thường xuyên áp dụng khí sinh học (biogas) và ủ phân compost để xử lí chất thải chăn nuôi.

25 tháng 8 2023

Đề xuất phương pháp bảo quản một loại thức ăn chăn nuôi phù hợp với thực tiễn ở gia đình, địa phương em là: bảo quản thức ăn bằng phương pháp làm khô đối với rơm, rạ.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:
Một số ứng dụng công nghệ cao chủ yếu trong nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi:
- Công nghệ ứng dụng trong sản xuất và chế biến thức ăn: thức ăn hỗn hợp, thức ăn ủ men. thức ăn ủ chua,...
- Công nghệ ứng dụng trong sản xuất chế phẩm sinh học cho chăn nuôi (men ủ thức ăn chăn nuôi, chế phẩm xử lí chất thải, probiotics,...) và các sản phẩm bồ sung thức ăn (enzyme, amino acid, sinh khối nắm men, premix,...).
-Công ngệ trong chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh: ứng dụng kĩ thuật PCR trong chân đoán bệnh; ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vaccine, thuốc kháng sinh, các chế phẩm hỗ trợ phòng. trị bệnh,...; ứng dụng các thiết bị hiện đại như cảm biến, camera giám sát,... hỗ trợ theo dõi sức khoẻ vật nuôi.