Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Tuổi thơ của mỗi con người thường rất đẹp, nhất là khi mỗi chúng ta có một mái ấm gia đình thật hạnh phúc. Nơi đó có tình cảm anh chị em trong sáng và rất mực gấn gũi. Nhà văn Khánh Hoài đã khắc họa tình anh em đẹp đẽ đó trong truyên ngắn "Cuộc chia tay của những con búp bê", một truyện ngắn đã từng được giải thưởng Văn học quốc tế viết về "Quyền trẻ em".
Khi lần giở những trang của truyện ngắn trên, người đọc được nhà văn dẫn dắt vào tấn bi kịch của hai anh em Thành và Thủy. Hoàn cảnh của họ thật đáng thương: gia đình vốn khá giả, nhưng đột nhiên cha mẹ li hôn, Thành và Thủy không còn được sống bên nhau trong mái gia đình; hai anh em phải chia đồ chơi, Thủy phải từ giã lớp học để theo mẹ về quê. Và chi tiết là cho người đọc đau thắt lòng vì thương cảm, đó là có thể Thủy sẽ không được đi học nữa, vì mẹ của em đã chuẩn bị cho em một "thúng hoa quả" ra chợ bán. Trong bối cảnh bi đát này, tình anh em của Thành và Thủy càng tỏa sáng, như một lời kêu gọi thống thiết rằng đừng bao giờ chia lìa trẻ thơ dù với bất cứ lí do nào.
Với lối viết mộc mạc, bình dị, nhà văn Khánh Hoài đã để cho Thành và Thủy hồi tưởng lại bao kỷ niệm đẹp của tuổi ấu thơ mà hai anh em được gắn bó bên nhau. Đó là kỷ niệm một lần Thành đá bóng bị rách áo, Thủy mang kim chỉ ra tận sân bóng để vá áo cho anh. Cô em gái nhỏ dịu dàng ấy thương anh trai làm sao! Thành còn được em chăm sóc giấc ngủ bằng cách buộc nhíp vào lưng con búp bê Vệ Sĩ, đặt nó cạnh đầu giường để canh gác cho anh trai ngon giấc. Một em bé ngây thơ đã có tấm lòng yêu quý anh như vậy, đủ để ta thấy Thủy là cô bé nhạy cảm, hiền hòa, bao dung xiết bao. Cô bé ấy xứng đáng được có tuổi thơ hạnh phúc bên anh trai mình. Đổi lại, Thành cũng rất thương em gái của mình. Dù đôi lúc, vì ham chơi, Thành có khi ít để ý đến em, nhưng lại cũng biết chăm sóc em rất chu đáo. Chiều nào, Thành cũng đón em đi học về, rồi vừa đi, vừa thủ thỉ nói chuyện với em. Thành chăm sóc em như thế, thật là một người anh tốt của bé Thủy. Chúng ta thấy yêu quý và trân trọng tình anh em của hai bạn nhỏ này vô cùng!
Thế nhưng, cuộc sống vốn nhiều ghềnh thác, trẻ thơ bị tổn thương bởi những bi kịch của người lớn. Cảnh tượng xót xa nhất trong câu chuyện, khiến ta thêm thương cảm đó là cảnh hai anh em chia đồ chơi. Vì quá thương em, Thành nhường hết mọi đồ chơi cho em. Còn Thủy, cô bé hiền dịu bỗng nhiên "tru tréo" lên vì thấy anh định chia rẽ hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ. Có lẽ đối với Thủy, hai con búp bê tượng trưng cho hai anh em, cô bé không bao giờ muốn chúng phải chia tay. Trong giây phút đó, cái vị tha, cao cả bỗng tỏa sáng trong tâm hồn ngây thơ của Thủy. Thương anh vì rồi đây sẽ phải đơn độc, trong giấc ngủ sẽ chẳng bình yên, nên Thủy đã để cả hai con búp bê ở lại, để chúng âu yếm quàng vai nhau, như hình ảnh hai anh em chẳng bao giờ phải xa nhau nữa. Tình cảm anh em trong trẻo mà đẹp đẽ đó, khiến ta càng nghẹn ngào khi trong thực tế, Thành và Thủy sắp phải chia tay nhau. Nỗi đau chia ly của trẻ nhỏ phải chăng khiến người lớn cũng phải nghĩ suy về hậu quả của những gia đình tan vỡ.
Tình anh em của hai đứa trẻ đáng thương còn thể hiện trong cảnh Thủy chia tay lớp học. Đó là lúc Thành ân cần lấy khăn lau nước mắt rồi dẫn em đến trường, cử chỉ nhỏ mà chan chứa yêu thương đó, càng khiến người đọc thêm mến yêu hai nhân vật nhỏ tuổi này. Với lòng thương em vô bờ bến, Thành đã chứng kiến cảnh Thủy chia tay bạn bè, cô giáo. Cậu đã nhìn thấy những giọt nước mắt tuôn rơi trên khuôn mặt mọi người, thấy cô tặng cho Thủy chiếc bút và cuốn vở nhưng em nghẹn ngào thổ lộ rằng có thể mình sẽ chẳng còn được đi học nữa... Để rồi ra khỏi lớp học, Thành ngạc nhiên khi nhìn thấy nắng vẫn rực rỡ, chim vẫn hót trên cành cây, mà cả thế giới như đổ sụp xung quanh hai đứa trẻ. Lời văn như nghẹn ngào chua xót, bởi tâm hồn những đứa trẻ quá trong sáng mà cuộc sống thì thật là nghiệt ngã. Ở đoạn này, nghệ thuật đối lập ngoại cảnh và nội tâm càng cho thấy nỗi đau, tình thương của Thành dành cho em. Và lay động lòng người đọc hơn cả là một tiếng nói thôi thúc mỗi con người hãy vì hạnh phúc trẻ thơ mà gìn giữ mái ấm gia đình hạnh phúc.
Có thể nói, không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Khánh Hoài nhận được giải thưởng quốc tế khi viết một tác phẩm về thiếu nhi. Tác giả đã miêu tả một cách tinh tế những tình cảm trong sáng của tuổi thơ và nỗi đau của hai đứa trẻ. Tình cảm anh em vô cùng thân thiết, gắn bó đã khiến nội dung truyện ngắn thêm cảm động. Từ câu chuyện về Thành và Thủy, phải chăng nhà văn muốn nói lên rằng: đừng bắt những con búp bê phải chia tay nhau, cũng như hãy để anh em Thành và Thủy được ở bên nhau, có một tuổi thơ trong trẻo dưới mái nhà đầy đủ cha và mẹ. Chỉ có như thế, những đứa bé như hai anh em mới có được hạnh phúc thật sự.
~Std well~
#Twice
Bài làm
Tuổi thơ là quãng thời gian tươi đẹp nhất của những đứa trẻ. Nhưng trong những kỷ niệm hạnh phúc, vô tình hay cố ý, mỗi đứa trẻ lại phải đối mặt với những vết thương khác nhau. Là một người mẹ, sai lầm trong quá khứ của vợ chồng tôi đã khiến hai đứa con bé bỏng của tôi tổn thương thời thơ ấu. Cuộc chia tay ngày ấy mãi mãi là kí ức ám ảnh trái tim tôi.
Chúng tôi có một cậu con trai và một cô con gái, đặt tên Thành và Thủy. Chung sống được vài năm sau khi hai đứa ra đời, tình cảm vợ chồng dần rạn nứt. Chúng tôi có những bất đồng gay gắt và đi đến quyết định li hôn, tôi sẽ đưa Thủy về quê ngoại, Thành ở lại với bố. Thành và Thủy rất yêu thương nhau, nghĩ đến tình cảm anh em bị chia lìa, tôi cũng không đành lòng. Đêm trước ngày chính thức rời đi, nhìn hai đứa trẻ quấn quýt, lưu luyến, lòng tôi nhói lên từng đợt.
Tôi chợt nhớ về ngày Thủy còn bé xíu, gia đình khá giá, anh em thương nhau, Thủy lại rất ngoan. Thành học lớp 5, đi đá bóng, áo bị xoạc một miếng to, dù vết rác đã được vá lại cẩn thận nhưng tôi vẫn nhận ra. Tôi biết Thủy đã khéo léo vá lại áo cho anh. Từ ngày đó, Thành cũng chú ý quan tâm đến Thủy nhiều hơn, khác hẳn lúc trước chỉ lo vui chơi với bạn. Từng kỉ niệm cứ ùa về, tôi không kìm được nước mắt. Mãi đến khuya, tôi cất giọng khàn đặc từ trong màn:
– Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.
Qua tấm màn mỏng, tôi đau xót thấy con gái mình run lên bần bật, nó kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn Thành. Thủy đã khóc suốt đến nỗi bờ mi sưng mọng lên. Cả đêm hôm qua, tôi biết con bé cứ khóc tức tưởi, nức nở mãi. Nhưng quyết định đã đưa ra, và cũng bởi vì sự ích kỉ của vợ chồng tôi ngày đó đã không để chúng tôi nghĩ lại. Thằng Thành cũng khóc, sáng dậy tôi thấy gối nó ướt đầm đìa nước mắt.
Hôm sau, hai đứa nhỏ đều dậy sớm, Thành ra vườn, Thủy cũng ra theo. Thủy đặt tay lên vai Thành, còn Thành lại khẽ vuốt mái tóc em. Khung cảnh đó ghim chặt vào trái tim tôi, tôi không nhìn nữa, quay vào nhà thu dọn đồ đạc để chiều đi. Không biết hai anh em chúng ngồi như vậy làm gì, đến khi trời hửng dần phía đông. Hoa nở rực rỡ, chim hót nhảy nhót, tiếng xe cộ và tiếng nói cười ríu ran, hai anh em vẫn ngồi như vậy. Tôi thấy thời gian đã muộn, cất tiếng gọi:
– Thằng Thành, con Thủy đâu?
Chúng giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy. Tôi cố gắng giữ giọng mình cương quyết hơn.
– Đem chia đồ chơi ra đi!
Nói xong tôi nhìn Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay Thành. Vừa dìu em vào nhà, thằng Thành vừa nói:
– Không phải chia nữa. Anh cho em tất.
Thủy cứ ngẩn ngơ mãi, Thành nhắc lại lần thứ ba, con bé mới giật mình. Nó buồn bã lắc đầu từ chối, nó bảo để lại hết. Sự chần chừ của hai đứa khiến tôi khó chịu. Tôi quát:
– Lằng nhằng mãi. Chia ra!
Bước ra gần đến cổng tôi nghe tiếng Thủy sụt sịt:
– Thôi thì anh cứ chia ra vậy.
Đồ chơi của chúng không nhiều, Thành dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá nhựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy không để tâm, thỉnh thoảng con bé lại nấc lên. Vậy mà khi Thành tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra, đặt sang hai phía thì Thủy bỗng tru tréo lên giận dữ:
– Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế!
– Thì anh đã nói với em rồi. Anh cho em tất cả.
Tôi nghe tiếng thằng Thành buồn bã đáp lại. Nó lại đặt con Vệ Sĩ vào cạnh con Em Nhỏ, Thủy dịu lại, rồi nó chợt kêu lên:
– Nhưng như vậy lấy ai gác đêm cho anh?
Tôi nhớ, trước đây có thời kì Thành toàn mê ngủ thấy ma. Thủy bảo: “Để em bắt con Vệ Sĩ gác cho anh”. Thủy buộc con dao díp vào lưng con búp bê lớn và đặt ở đầu giường Thành. Đêm ấy, Thành không mơ thấy ma nữa. Từ đấy, Thủy luôn làm như vậy trước khi đi ngủ, trời sáng mới đem chia ra. Bây giờ, tự nhiên bắt hai con búp bê chia lìa, Thủy không chịu đựng nổi. Một lát sau, Thủy đem đặt hai con búp bê về chỗ cũ. Chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau và âu yếm như trước. Thủy bỗng trở nên vui vẻ:
– Anh xem chúng đang cười kìa!
Thành cố vui vẻ theo, nhưng nước mắt lại ứa ra. Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống:
– Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.
Đã nhiều ngày, ông ấy không về nhà. Quyết định chia tay của vợ chồng tôi, có lẽ cũng khiến chính chúng tôi khó chấp nhận được. Tôi nghe tiếng hai anh em dẫn nhau xuống trường.
Hai anh em đi đến tầm giữa trưa mới dắt nhau về, mắt Thủy càng sưng hơn. Sau này, tôi mới biết, Thủy đến chào tạm biệt cả lớp, cô Tâm đã tặng con bé vở và bút nhưng nghĩ đến lời tôi nói quê ngoại nghèo lắm, sẽ sắm cho con bé một rổ hoa quả ra chợ bán nên nó không nhận. Cả cô và các bạn trong lớp đều khóc.
Khi hai anh em về đến nhà, tôi và hàng xóm đang khuân đồ đạc lên xe. Tôi không báo trước nên quá đột ngột, Thủy lại như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá. Nó chạy vội vào trong nhà mở hòm đồ chơi, lấy con Vệ Sĩ ra đặt lên giường anh, rồi bỗng ôm ghì lấy con búp bê, hôn gấp gáp lên mặt nó:
– Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! Xa mày, con Em Nhỏ sẽ buồn lắm đấy, nhưng biết làm thế nào…
Nó khóc nấc lên và chạy lại nắm tay Thành dặn dò:
– Anh ơi! Bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho, anh nhé…
Lúc ấy, Thành cũng khóc, hàng xóm cũng xúc động theo. Tôi đi vào, vuốt tóc Thành và nhẹ nhàng dắt tay Thủy:
– Đi thôi con.
Tôi dắt tay con gái lên xe, không quay đầu nhìn con trai đang khóc. Bỗng Thủy tụt xuống chạy về phía sau, tay ôm con búp bê. Nó lại đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.
– Em để nó ở lại. Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi
– Anh xin hứa
Hai đứa nhỏ nói với nhau như vậy. Chúng tôi theo xe, hòa vào phía xa, mất hút. Nỗi đau tôi để lại phía sau, có lẽ chính là nỗi đau lớn nhất tuổi thơ hai đứa con của tôi.
Học tốt mọi người nhớ kick cho mình nha :D
bài làm :
Tuổi thơ là quãng thời gian tươi đẹp nhất của những đứa trẻ. Nhưng trong những kỷ niệm hạnh phúc, vô tình hay cố ý, mỗi đứa trẻ lại phải đối mặt với những vết thương khác nhau. Là một người mẹ, sai lầm trong quá khứ của vợ chồng tôi đã khiến hai đứa con bé bỏng của tôi tổn thương thời thơ ấu. Cuộc chia tay ngày ấy mãi mãi là kí ức ám ảnh trái tim tôi.
Chúng tôi có một cậu con trai và một cô con gái, đặt tên Thành và Thủy. Chung sống được vài năm sau khi hai đứa ra đời, tình cảm vợ chồng dần rạn nứt. Chúng tôi có những bất đồng gay gắt và đi đến quyết định li hôn, tôi sẽ đưa Thủy về quê ngoại, Thành ở lại với bố. Thành và Thủy rất yêu thương nhau, nghĩ đến tình cảm anh em bị chia lìa, tôi cũng không đành lòng. Đêm trước ngày chính thức rời đi, nhìn hai đứa trẻ quấn quýt, lưu luyến, lòng tôi nhói lên từng đợt.
Tôi chợt nhớ về ngày Thủy còn bé xíu, gia đình khá giá, anh em thương nhau, Thủy lại rất ngoan. Thành học lớp 5, đi đá bóng, áo bị xoạc một miếng to, dù vết rác đã được vá lại cẩn thận nhưng tôi vẫn nhận ra. Tôi biết Thủy đã khéo léo vá lại áo cho anh. Từ ngày đó, Thành cũng chú ý quan tâm đến Thủy nhiều hơn, khác hẳn lúc trước chỉ lo vui chơi với bạn. Từng kỉ niệm cứ ùa về, tôi không kìm được nước mắt. Mãi đến khuya, tôi cất giọng khàn đặc từ trong màn:
– Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.
Qua tấm màn mỏng, tôi đau xót thấy con gái mình run lên bần bật, nó kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn Thành. Thủy đã khóc suốt đến nỗi bờ mi sưng mọng lên. Cả đêm hôm qua, tôi biết con bé cứ khóc tức tưởi, nức nở mãi. Nhưng quyết định đã đưa ra, và cũng bởi vì sự ích kỉ của vợ chồng tôi ngày đó đã không để chúng tôi nghĩ lại. Thằng Thành cũng khóc, sáng dậy tôi thấy gối nó ướt đầm đìa nước mắt.
Hôm sau, hai đứa nhỏ đều dậy sớm, Thành ra vườn, Thủy cũng ra theo. Thủy đặt tay lên vai Thành, còn Thành lại khẽ vuốt mái tóc em. Khung cảnh đó ghim chặt vào trái tim tôi, tôi không nhìn nữa, quay vào nhà thu dọn đồ đạc để chiều đi. Không biết hai anh em chúng ngồi như vậy làm gì, đến khi trời hửng dần phía đông. Hoa nở rực rỡ, chim hót nhảy nhót, tiếng xe cộ và tiếng nói cười ríu ran, hai anh em vẫn ngồi như vậy. Tôi thấy thời gian đã muộn, cất tiếng gọi:
– Thằng Thành, con Thủy đâu?
Chúng giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy. Tôi cố gắng giữ giọng mình cương quyết hơn.
– Đem chia đồ chơi ra đi!
Nói xong tôi nhìn Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay Thành. Vừa dìu em vào nhà, thằng Thành vừa nói:
– Không phải chia nữa. Anh cho em tất.
Thủy cứ ngẩn ngơ mãi, Thành nhắc lại lần thứ ba, con bé mới giật mình. Nó buồn bã lắc đầu từ chối, nó bảo để lại hết. Sự chần chừ của hai đứa khiến tôi khó chịu. Tôi quát:
– Lằng nhằng mãi. Chia ra!
Bước ra gần đến cổng tôi nghe tiếng Thủy sụt sịt:
– Thôi thì anh cứ chia ra vậy.
Đồ chơi của chúng không nhiều, Thành dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá nhựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy không để tâm, thỉnh thoảng con bé lại nấc lên. Vậy mà khi Thành tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra, đặt sang hai phía thì Thủy bỗng tru tréo lên giận dữ:
– Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế!
– Thì anh đã nói với em rồi. Anh cho em tất cả.
Tôi nghe tiếng thằng Thành buồn bã đáp lại. Nó lại đặt con Vệ Sĩ vào cạnh con Em Nhỏ, Thủy dịu lại, rồi nó chợt kêu lên:
– Nhưng như vậy lấy ai gác đêm cho anh?
Tôi nhớ, trước đây có thời kì Thành toàn mê ngủ thấy ma. Thủy bảo: “Để em bắt con Vệ Sĩ gác cho anh”. Thủy buộc con dao díp vào lưng con búp bê lớn và đặt ở đầu giường Thành. Đêm ấy, Thành không mơ thấy ma nữa. Từ đấy, Thủy luôn làm như vậy trước khi đi ngủ, trời sáng mới đem chia ra. Bây giờ, tự nhiên bắt hai con búp bê chia lìa, Thủy không chịu đựng nổi. Một lát sau, Thủy đem đặt hai con búp bê về chỗ cũ. Chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau và âu yếm như trước. Thủy bỗng trở nên vui vẻ:
– Anh xem chúng đang cười kìa!
Thành cố vui vẻ theo, nhưng nước mắt lại ứa ra. Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống:
– Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.
Đã nhiều ngày, ông ấy không về nhà. Quyết định chia tay của vợ chồng tôi, có lẽ cũng khiến chính chúng tôi khó chấp nhận được. Tôi nghe tiếng hai anh em dẫn nhau xuống trường.
Hai anh em đi đến tầm giữa trưa mới dắt nhau về, mắt Thủy càng sưng hơn. Sau này, tôi mới biết, Thủy đến chào tạm biệt cả lớp, cô Tâm đã tặng con bé vở và bút nhưng nghĩ đến lời tôi nói quê ngoại nghèo lắm, sẽ sắm cho con bé một rổ hoa quả ra chợ bán nên nó không nhận. Cả cô và các bạn trong lớp đều khóc.
Khi hai anh em về đến nhà, tôi và hàng xóm đang khuân đồ đạc lên xe. Tôi không báo trước nên quá đột ngột, Thủy lại như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá. Nó chạy vội vào trong nhà mở hòm đồ chơi, lấy con Vệ Sĩ ra đặt lên giường anh, rồi bỗng ôm ghì lấy con búp bê, hôn gấp gáp lên mặt nó:
– Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! Xa mày, con Em Nhỏ sẽ buồn lắm đấy, nhưng biết làm thế nào…
Nó khóc nấc lên và chạy lại nắm tay Thành dặn dò:
– Anh ơi! Bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho, anh nhé…
Lúc ấy, Thành cũng khóc, hàng xóm cũng xúc động theo. Tôi đi vào, vuốt tóc Thành và nhẹ nhàng dắt tay Thủy:
– Đi thôi con.
Tôi dắt tay con gái lên xe, không quay đầu nhìn con trai đang khóc. Bỗng Thủy tụt xuống chạy về phía sau, tay ôm con búp bê. Nó lại đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.
– Em để nó ở lại. Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi
– Anh xin hứa
Hai đứa nhỏ nói với nhau như vậy. Chúng tôi theo xe, hòa vào phía xa, mất hút. Nỗi đau tôi để lại phía sau, có lẽ chính là nỗi đau lớn nhất tuổi thơ hai đứa con của tôi.
1. _ Tâm trạng của người con :
Hăng hái dọn dẹp đồ chơi,… và háo hức.
Giấc ngủ đến với con dễ dàng.
Vô tư thanh thản, ngủ ngon lành.
_ Tâm trạng của người mẹ :
Trìu mến quan sát những việc làm của con, vỗ về cho con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con.
Mẹ thao thức, không ngủ, suy nghĩ triền miên.
Mẹ thương yêu con, lo lắng hồi hộp, súc động.
Nhớ lại ngày khai trường đầu tiên của mình.
Mẹ có tấm lòng sâu nặng quan tâm sâu sắc đến con.
Người mẹ yêu con vô cùng.
2. _ Tại sao buổi sáng, hai anh em Thành và Thủy đau khổ, ngồi dưới gốc cây hồng xiêm khi “tai họa giáng xuống đầu” một cách nặng nề thì lũ chim sâu… vẫn “nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót”, người đi chợ vẫn “ríu rắt” ? Tại sao khi dắt em gái ra khỏi trường, Thành “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”? Đó là hai chi tiết nghệ thuật rất đặc sắc và giàu ý nghĩa. Nỗi đau buồn của Thủy đã được cô giáo và các bạn nhỏ lớp 4B thương cảm và san sẻ. Tuy vậy, cảnh vật vẫn đẹp, cuộc sống vẫn sôi động, vui vẻ diễn ra. Chim vẫn hót. Nắng vẫn "vàng ươm”. Người đi lại vẫn bình thường, vẫn cười nói ríu ran. Không có chuyện “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" (Nguyễn Du). Tại sao ? – Bố mẹ bỏ nhau, Thành và Thủy phải xa nhau, đó là bi kịch riêng của một gia đình, bi kịch riêng của anh em Thành và Thủy. Còn dòng chảy thời gian, màu sắc cảnh vật, nhịp điệu cuộc sống vẫn diễn ra một cách tự nhiên. Qua đó, Khánh Hoài đã chỉ rõ nỗi đau khổ của những đứa con thơ khi bố mẹ bỏ nhau là tột cùng của đau khổ, biết ngỏ cùng ai ? Và như một lời nhắc khẽ: môi người hay lắng nghe và chú ý đến những gì đang diễn ra quanh ta, để san sẻ nỗi đau cùng đồng loại. Không nên sống dửng dưng, vô tình…
_ Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi đến chúng ta một lời nhắn nhủ rằng: mái ấm gia dình là một tài sản vô cùng quý giá. Nó là nơi gìn giữ những tình cả cao quý và thiêng liêng. Hãy gìn giữ nó, đừng bao giờ vì một lí do gì mà làm tổn hại đến những tình cảm cao quý và thiêng liêng ấy.
3.
_ Với nghĩa thứ nhất, Hồ Xuân Hương đã miêu tả lại hình dáng của chiếc bánh cũng như các công đoạn làm ra chúng. Bánh có màu trắng của bột, bánh được nặn thành những viên tròn, bánh rắn hay nát đúng là phụ thuộc và tay người nặn (cho nước nhiều hay ít). Bánhluộc bằng cách đun sôi nước. Khi chín, bánh sẽ nổi lên.
Chọn A