">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 10 2021

2 hình ảnh:

Hình ảnh 1 là chiếc bánh trôi nước (nghĩa đen)

Hình ảnh 2 là người phụ nữ trong xã hội phong kiến (nghĩa bóng)

17 tháng 10 2021

1. Vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ

2. Số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ

- Hình ảnh ẩn dụ: “bánh trôi” để chỉ người phụ nữ.

“Bảy nổi ba chìm”: cuộc đời vất vả, gặp nhiều gian truân.“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nạn”: số phận phải phụ thuộc vào người khác, không được tự
2 tháng 10 2016

a)

Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường):
- Bài thơ gồm bốn câu.
- Mỗi câu có 7 chữ
- Mỗi câu ngắt nhịp 4/3.
- Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4.

b)

 "Bánh trôi nước" cũng vậy: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Sử dụng từ "Thân em..." để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ "Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.

Không chỉ vậy, cùng hướng ngòi bút về người phụ nữ, dân gian và Hồ Xuân Hương đều thấy được vẻ đẹp sáng ngời trong dáng dấp bên ngoài và những đức tính tốt đẹp bên trong của người phụ nữ. Ca dao ngợi ca họ là những "dải lụa đào" mềm mại, thanh nhã; là giếng khơi mát lành, trong trẻo; là "hạt mưa" rào giữa cơn khát của nhân gian... Hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua chùm ca dao "Thân em..." và bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương là một biểu hiện quan trọng của tinh thần nhân đạo trong văn học Việt Nam

c) "Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.

d)

"Bảy nổi ba chìm với nước non

 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

Đời người phụ nữ đã vốn nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

e)

Câu thơ cuối

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

2 tháng 10 2016

Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.

5 tháng 10 2016

1)-Thơ của Hồ Xuân Hương thuộc thể thơ đường luật nhà thơ không sử dụng từ hán việt

-Thơ của Hồ Xuân Hương giống với loại thơ những câu hát than thân,châm biếm

2)Các quan hệ từ trong đoạn đầu của văn bản Cổng trường mở ra theo thứ tự lần lượt sẽ là : của, còn, còn, với, của, và, như, những, như, của, như, cho.
3)- Nó gầy nhưng khỏe - > chú ý sự khỏe của nó - > Ý khen 

- Nó khỏe nhưng gầy - > chú ý sự gầy của nó - > Ý chê.
 
5 tháng 10 2016

Câu 1:

Không sử dụng từ Hán Việt giống với loại thơ Than Thân

Caau2:

của, còn , với, như và cho

Câu 3:

Nó Gầy những khỏe ==> khỏe ==> ý khen

Nó khỏe những gầy ==> yếu ==> ý chê

 

8 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Qua bài thơ " Bánh trôi nước", em thấy được văn chương là một thứ tình cảm thiêng liêng, vô hình mà khi ta chìm đắm vào nó thì khó có thể thoát ra được. Như tác giả Hồ Xuân Hương đã thể hiện trong bài thơ" Bánh trôi nước", một hồn thơ vô cùng bi thương, sầu thảm nói về số phận người phụ nữ phong kiến thời xưa:

                                                  Thân em thời trắng phận em tròn,
                                                  Bảy nổi ba chìm mấy nước non.
                                                  Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
                                                  Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son.

Với một chế độ phong kiến tồi tàn, cổ hủ, người phụ nữ chỉ có thể trao sự sống của chính mình cho người khác, cũng là một con người nhưng họ lại không có đủ nhân quyền để quyết định số phận của chính mình. Vậy mà họ vẫn trước sau như một với một tấm lòng sắt son mà ta cảm giác như không thể bị tan vỡ. Người phụ nữ phong kiến thật khổ phải ko? Qua đó ta đã phải mở rộng lòng yêu thương trước số phận bi thảm của họ rồi nhỉ? Từng câu từng chữ trong bài thơ đã nói lên tất cả, đã phê phán một cách ngiêm trọng, chán ghét cái chế độ thối nát đó. Vâng, văn chương thật dúng là vi diệu, nó mang ta đến với vô vàn cảm xúc, cho ta thêm yêu thương và quý trọng mọi thứ hơn, biết thương người hơn hay rông hơn cả là thương cả muôn vật, muôn loài,... như hoài thanh đã nói. Văn chương thật đúng là một kho tàng tri thức uyên thâm tới lạ lùng, một vũ trụ văn học đầy bí ẩn chưa thể giải đáp đẻ qua đó ta có thể dần tìm hiểu và phát triển nó tốt hơn.

30 tháng 10 2016

Trong xã hội phong kiến xưa, thân phận của người phụ nữ vô cùng nhỏ bé, bất hạnh, họ là đối tượng bị xã hội phong kiến đối xử bất công, tàn nhẫn. Vì vậy mà đã có rất nhiều những tác phẩm thơ văn của các nhà thơ Trung đại hướng ngòi bút của mình đến những con người này. Một trong số đó không thể không kể đến nhà thơ Hồ Xuân Hương, bà là một nhà văn nữ tài năng, bà viết về những người phụ nữ phong kiến bằng tất cả những tình thương, sự xót xa đồng cảm. Đồng thời bà cũng sẵn sàng phê phán, chỉ chích những bất công của xã hội bằng những lời lẽ sâu cay, thâm thúy nhất, vì đã làm cho cuộc đời những người phụ nữ này đau khổ. Ta có thể thấy, trong tất cả những sáng tác thơ văn của Hồ Xuân Hương, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số rất hiếm những bài thơ có giọng điệu dịu dàng, nữ tính khi thể hiện những nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Trong bài thơ “Bánh trôi nước”, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi để nói về vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp phẩm chất của những người phụ nữ Việt Nam xưa, bài thơ dùng những hình ảnh giản dị, gần gũi nhất với con người, nhưng thông qua hình ảnh ấy nhà thơ Hồ Xuân Hương đã tạo ra một biểu tượng bất hủ về người phụ nữ Việt Nam. Mở đầu bài thơ, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã dẫn ra lời tâm sự của những chiếc bánh trôi nước:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non”

Ở đây cũng gợi ra hình ảnh thực của những chiếc bánh trôi nước, gợi cho người đọc liên tưởng đến những chiếc bánh trôi tròn, trắng muốt được nặn ra bởi bàn tay của những người thợ lành nghề. “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”, hình ảnh những viên bánh trôi vừa “trắng” lại vừa “tròn” không chỉ gợi ra ấn tượng về mặt thị giác với người đọc, đó là hình ảnh tròn trịa, vẹn nguyên của những viên bánh trôi mà còn tạo sự ấn tượng mạnh mẽ về mặt xúc giác, chỉ qua những hình ảnh đẹp đẽ bên ngoài, người đọc cũng có thể tưởng tượng, hình dung ra được cái mùi vị tươi ngon của những viên bánh trôi này.

Nếu câu thơ đầu nhà thơ Hồ Xuân Hương gợi cho người đọc liên tưởng về hình dáng và màu sắc của những chiếc bánh trôi thì câu thơ sau lại gợi mở về quá trình chín của những viên bánh trôi này. Bánh trôi được làm chín bằng cách thả vào nồi nước để luộc, khi thả xuống những viên bánh trôi này sẽ chìm,còn khi chín nó sẽ nở to và nổi trên mặt nước. Cũng căn cứ vào đặc điểm này mà người làm bánh có thể nhận biết được bánh chín hay chưa. Tuy nhiên, mục đích của nhà thơ Hồ Xuân Hương ở đây không phải là những chiếc bánh trôi nhỏ bé ấy mà thông qua hình ảnh của chiếc bánh để thể hiện sự ngưỡng mộ về những người phụ nữ, chính xác hơn là vẻ đẹp hình thức cũng như vẻ đẹp tâm hồn của những người phụ nữ ấy.

Ta có thể thấy ở đây, thông qua hình ảnh trắng, tròn của những viên bánh trôi, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã thể hiện thái độ đề cao vẻ đẹp hình thức của những người phụ nữ. Nhưng, vẻ đẹp hình thức ấy tuy được nhà văn ca ngợi, ngưỡng mộ chỉ là bước đệm để nhà văn khẳng định một vẻ đẹp đáng trân trọng hơn của người phụ nữa, đó là vẻ đẹp tâm hồn. “Bảy nổi ba chìm với nước non” có thể hiểu là những biến cố, bất hạnh có thể xảy đến với cuộc đời của những người phụ nữ này. Bảy nổi ba chìm là một cuộc đời đầy trắc trở, gian truân nó khiến cho những người phụ nữ gặp rất nhiều khó khăn, đau khổ với có thể chạm được vào hạnh phúc.

Câu thơ trên như để làm cơ sở cho câu thơ dưới, cũng như vẻ đẹp hình thức chỉ là bước đà để vẻ đẹp tâm hồn có thể tỏa rạng. Bởi không chỉ trải qua những biến cố của cuộc đời mà hạnh phúc của người phụ nữ còn thụ thuộc vào những người đàn ông, những người chồn của họ, nếu họ biết trân trọng thì đó là hạnh phúc, còn không biết trân trọng thì đó thực sự là một bất hạnh đối với người phụ nữ:

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Câu thơ cũng gợi liên tưởng đến những chiếc bánh trôi, khi nó được những người thợ chú tâm vào làm thì sẽ vẹn tròn viên mãn, và người lại sẽ bị nát, hỏng. Ở trong mối liên hệ với người phụ nữ, ta có thể hiểu số phận của họ hoàn toàn phụ thuộc vào những người đàn ông, vì xã hội phong kiến xưa có quan niệm: “Xuất giá thì tòng phu”,nghĩa là mọi chuyện đều nghe theo người chồng, và khi xưa thì những người phụ nữ lấy chồng đều do sự an bài, sắp xếp của cha mẹ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” nên người chồng của mình như thế nào, có đối xử tốt với mình hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào số phận, vì vậy mà những người phụ nữ chỉ mong mỏi mình gặp được người đàn ông tốt. Tuy cuộc sống, hạnh phúc đều nằm ở người đàn ông, nhưng người phụ nữ ở trong bài thơ vấn kiên quyết giữ tấm lòng thủy chung, son sắc, một lòng một dạ với người chồng của mình, dù có “rắn”, “nát” ra sao đi nữa.

Bài thơ “Bánh trôi nước” đã khắc họa được một hình ảnh thật đẹp về người phụ nữ, với bao phẩm chất tốt đẹp, không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Có thể thấy những nhà văn trung đại xưa rất ít khi viết về những người phụ nữ, nếu viết thì cúng không với thái độ ca ngợi, đề cao như vậy. Nhà thơ Hồ Xuân Hương đã có những đồng cảm sâu sắc với những người phụ nữ Việt Nam nên từng nét phác họa của bà đều hết sức chân thực, sinh động

11 tháng 3 2023

- Trò chơi gồm 2 đội chơi có số lượng bằng nhau từ 5 – 6 bạn, đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1, 2, 3, 4 ,5… các bạn phải nhớ số của mình.

- Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ.

- Khi quản trò gọi số nào thì số đó phải về.

- Một lúc quản trò có thể gọi hai, ba, bốn số.

26 tháng 3 2018

+ Lịch sử ta đã có rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại (tiêu biểu là Bà Trưng, Bà Triệu...), chúng ta phải ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng ấy. + Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước (từ các cụ già đén các cháu nhi đồng, từ các kiều bào đến những đồng bào ở vùng bi tạm chiến, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi...), tất cả đều giống nhau bởi cùng có lòng yêu nước nồng nàn. Kết bài: Tác giả nêu lên bổn phận của mọi người là phải làm cho tinh thần yêu nước được thế hiện bằng các việc làm thiết thực (giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo) đề góp phần vào công cuộc kháng chiến.
Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thông quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra các dẫn chứng theo trình tự thời gian. Tác giả chọn lọc dẫn chứng trong hiện tại phong phú, gợi lên không khí sôi nổi của cuộc kháng chiến chông Pháp và khơi dậy ý thức trách nhiệm của mỗi người dân. Dần chứng đó thể hiện như sau: Thứ nhất là trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Thứ hai là trong kháng chiến Pháp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương...”. Các dẫn chứng đưa ra thật phong phú ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, mọi vùng miền đều có chung lòng yêu nước.
Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã thuyết phục được mọi tầng lớp của nhân dân Việt Nam. Có được điều đó là do tác giả đã dùng những lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục. Một trong những yếu tô góp phần quan trọng vào sự thành công đó chính là việc tác giả đã dùng các câu văn có hình ảnh so sánh để khẳng định sức mạnh to lớn và vẻ đẹp của tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Hình ảnh so sánh rất đặc sắc được ta nhận thấy ngay ở phần mở bài: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”. Tác giả đã so sánh “tinh thần yêu nước” (một khái niệm trừu tượng) với làn sóng to lớn mạnh mẽ (một hình ảnh cụ thể). Từ đó, giúp cho người đọc hình dung rõ ràng về sức mạnh phi thường, vô tận của tinh thần yêu nước trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. Cùng với việc kết hợp với các động từ mạnh “nhấn”, “lướt” đã góp phần làm cho người đọc thấy được cái linh hoạt mà mềm dẻo, mạnh mẽ vô cùng của tinh thần yêu nước. Hình ảnh so sánh tiếp theo: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Cũng như hình ảnh so sánh trên, tác giả so sánh tinh thần yêu nước (mang tính chất trìu tượng) với các thứ của quí (các sự vật cụ thể). Từ đó giúp người đọc hình dung rõ ràng về giá trị to lớn của tinh thần yêu nước. Cua quý khi đã cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm thì không ai nhìn thấy nhưng khi đã đem ra trưng bày thì ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy. Và tinh thần yêu nước cũng vậy, nó phải được thực hành vào những công việc cụ thể để góp phần đưa kháng chiến của chúng ta tới thắng lợi. Có thể nói đây là một hình ảnh so sánh đẹp, nhắc nhở mọi người phải biết phát huy lòng yêu nước.

 

26 tháng 3 2018

Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã thuyết phục được mọi tầng lớp của nhân dân Việt Nam. Có được điều đó là do tác giả đã dùng những lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục. Một trong những yếu tô góp phần quan trọng vào sự thành công đó chính là việc tác giả đã dùng các câu văn có hình ảnh so sánh để khẳng định sức mạnh to lớn và vẻ đẹp của tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Hình ảnh so sánh rất đặc sắc được ta nhận thấy ngay ở phần mở bài: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”. Tác giả đã so sánh “tinh thần yêu nước” (một khái niệm trừu tượng) với làn sóng to lớn mạnh mẽ (một hình ảnh cụ thể). Từ đó, giúp cho người đọc hình dung rõ ràng về sức mạnh phi thường, vô tận của tinh thần yêu nước trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. Cùng với việc kết hợp với các động từ mạnh “nhấn”, “lướt” đã góp phần làm cho người đọc thấy được cái linh hoạt mà mềm dẻo, mạnh mẽ vô cùng của tinh thần yêu nước. Hình ảnh so sánh tiếp theo: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Cũng như hình ảnh so sánh trên, tác giả so sánh tinh thần yêu nước (mang tính chất trìu tượng) với các thứ của quí (các sự vật cụ thể). Từ đó giúp người đọc hình dung rõ ràng về giá trị to lớn của tinh thần yêu nước. Cua quý khi đã cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm thì không ai nhìn thấy nhưng khi đã đem ra trưng bày thì ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy. Và tinh thần yêu nước cũng vậy, nó phải được thực hành vào những công việc cụ thể để góp phần đưa kháng chiến của chúng ta tới thắng lợi. Có thể nói đây là một hình ảnh so sánh đẹp, nhắc nhở mọi người phải biết phát huy lòng yêu nước.

 

11 tháng 3 2023

Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát đề cập đến nhiều vấn đề như: hạt dẻ, cốm hạt dẻ, cây rừng mùa thu, du lịch Trùng Khánh, con người ở quê sống lâu và hiền hòa,... 

- Theo em, văn bản như vậy không phải thiếu đi tính mạch lạc vì: 

+ Các câu, các đoạn trong văn bản đều tập trung hướng tới chủ đề vẻ đẹp của Trùng Khánh gồm rất nhiều khía cạnh khác nhau. Nhưng vẫn khai thác đi sâu vào vẻ đẹp của dẻ Trùng Khánh.

+ Các phần, các đoạn được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng

11 tháng 3 2023

Dựa vào nhan đề, hình ảnh minh họa và đọc lướt toàn bài, em dự đoán văn bản này sẽ nói về cách chơi hoa của người dân Hà thành mà cụ thể ở đây là cách chơi hoa thủy tiên.