K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2020

1. Tiểu sử 

- Hồ Xuân Hương chưa rõ năm sinh, năm mất.

- Theo các tài liệu lưu truyền quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long.

- Cuộc đời Hồ Xuân Hương lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái: hai lần lấy chồng nhưng đề là lẽ, để đến cuối cùng vẫn sống một mình, cô độc.

- Hồ Xuân Hương xinh đẹp, thông minh đi niều nơi, giao thiệp với rộng (quen biết nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Du).

- Con người bà phóng túng, tài hoa, có cá tính mạnh mẽ, sắc sảo.

2. Sự nghiệp văn học

 Tác phẩm chính

- Sáng tác của Hồ Xuân Hương gồm cả chữ Nôm và chữ Hán.

- Theo giới nghiên cứu hiện có khoảng trên dưới 40 bài thơ tương truyền là của Hồ Xuân Hương.

- Nữ sĩ còn có tập thơ Lưu hương kí (phát hiện năm 1964) gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ nôm.



 

21 tháng 10 2020

theo wikipedia thì

Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香, 1772 – 1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi.[1] Di tác của bà hoàn toàn là thơ và đa số đều được viết bằng chữ Nôm. Bà được nhà thơ hiện đại Xuân Diệu mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm.[2] Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình, có nhiều người cho rằng đặc sắc của thơ bà là "thanh thanh tục tục".[3][4]

29 tháng 9 2016

Hồ Xuân Hương(?-?) lai lịch chưa thật rõ. Nhiều sách nói bà là con của Hồ Phi Điễn(1704-?), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm

( Mình chỉ biết nhiêu đây thôi, mong là giúp được bạn

29 tháng 9 2016

Hồ Phi Diễn nhé bạn, mình nhấn nhầm

 

25 tháng 11 2016

Đề 1 :

Hồ xuân Hương là một trong rất ít phụ nữ Việt Nam thời phong kiến có tác phẩm văn học lưu truyền cho đến ngày nay. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Cuộc đời của bà vẫn còn là một vấn đề đang được nghiên cứu. Bà thường mượn cảnh , mượn vật để nói lên thân phận người phụ nữ thời bấy giờ, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số đó.



“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”



Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:



“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”



Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn .Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như



chiếc bánh trôi nước trong nồi.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”



Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi , cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non” .

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”



Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phảng kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân

cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ



“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”



Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ - sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.

25 tháng 11 2016

Đề 2 :

Thơ Nguyễn Khuyến chẳng có mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước tình cảnh đất nước đau thương, trước thói đời éo le, bạc bẽo. Nhất là từ khi cáo quan về sống ẩn dật ở quê nhà thì nỗi buồn ấy trong thơ ông càng sâu, càng đậm. Tuy vậy nhưng bài Bạn đến chơi nhà lại là nốt vui bất chợt làm bừng sáng cái thông minh, dí dỏm vốn có trong tính cách cụ Tam Nguyên.
 
Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn già kháng khít, keo sơn, vượt qua mọi ràng buộc của những nghi thức tầm thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp, chân thành.
 
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng không theo cấu trúc 4 phần (đề, thực, luận, kết), mỗi phần hai câu như thường thấy. Ở bài này, Nguyễn Khuyên chỉ sử dụng có một câu làm câu đề, câu thứ hai đã chuyển sang phần thực. Giữa phần thực và phần luận lại không có ranh giới rõ rệt. Hai câu 7 và 8 thì câu 7 gắn với phần luận, chỉ có câu 8 là phần kết. Sự phá cách này tạo nên nét độc đáo trong cấu trúc bài thơ, đồng thời chứng tỏ khả năng sáng tạo của nhà thơ.
 
Đã bấy lâu nay bác tới nhà
 
Câu mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp lại nhau. Tuổi già là tuổi người ta thường cảm thấy cô đơn nên khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Chính vì thế nên khi được bạn đến thăm, nhà thơ thực sự vui mừng. Ông gọi bạn bằng bác. Cách gọi dân dã, thân tình song cũng rất nể trọng, thể hiện sự gắn bó thân thiết giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hằng ngày ấy sẽ là tiền đề cho sự giãi bày tiếp sau đó: Đã lâu rồi, nay mới có dịp bác quá bộ tới chơi nhà, thật là quý hóa. Vậy mà… thôi thì cứ tình thực mà nói, mong bác hiểu mà vui lòng đại xá cho!
 
Sau khi Nguyễn Khuyến rũ áo từ quan, về ở chốn quê nghèo chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa mà vẫn có bạn tìm tới thăm thì hẳn người ấy phải là tri kỉ; bởi thói đời giàu thời tìm đến, khó thời lui. Xúc động thật sự, nhà thơ nhân đó lấy cái giàu có, quý giá của tình bạn để khỏa lấp cái nghèo nàn vật chất trong cuộc sống của mình.
 
Theo phép xã giao, khi khách đến chơi, trước hết chủ nhà phải có nước có trầu tiếp khách. Bạn thân ở nơi xa tới, lâu ngày mới gặp thì nhất thiết phải mời cơm,mời rượu. Ở chốn phố phường còn có quán xá chứ ở vùng quê Nguyễn Khuyến thì kiếm đâu ra? Cái hay của bài thơ bắt đầu từ ý này: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
 
Nhà thơ phân trần với khách về sự tiếp đãi không thể chu đáo của mình. Vừa mới tay bắt mặt mừng mà lại giãi bày với ý: “Nhà vắng người sai bảo, chợ ở xa, tôi thì già yếu không đi được”, liệu có làm mất lòng nhau? Nhưng bạn già chắc sẽ thông cảm vì lí do chủ nhà đưa ra nghe chừng đúng cả. Mọi thứ ở nhà tuy sẵn nhưng ngặt nỗi:
 
Ao sâu nước cả khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
 
Hiểu theo bề nổi của chữ nghĩa, nhà thơ muốn thanh minh với bạn: Cá thì nhiều đấy, nhưng ao sâu nước cả. Gà không thiếu nhưng vườn rộng rào thưa. Cải, cà, bầu, mướp thì đang ở độ chửa ra cây, còn mới nụ, vừa rụng rốn, đương hoa. Nghĩa là toàn ở độ dở dang, sắp sửa, chưa dùng được. Vậy là bữa cơm đãi khách với đầy đủ cá thịt hay đạm bạc rau dưa đều không thể có. Thôi thì ta nói chuyện với nhau bằng điếu thuốc, chén nước, miếng trầu vậy. Nhưng giở đến trầu thì đã hết tự bao giờ : Đầu trò tiếp khách trầu không có, mà xưa nay miếng trầu là đầu câu chuyện. Người đọc như hình dung ra rõ ràng cái sự loay hoay, lúng túng thật dễ thương của vị đại quan xưa, nay đã thành ông già dân dã chốn quê mùa.
 
Nhưng xét kĩ thì chủ nhà không nghèo, ngược lại, ông là người giàu có. Câu thơ toàn nói đến cái không nhưng lại hàm chứa cái có. Cái nghèo vật chất trong hiện tại được thi vị hóa như là sự giàu có trong tương lai. Có thể những thứ cá, gà, cải, cà, bầu, mướp đều chẳng thiếu và nhà thơ đã tiếp đãi bạn rất chu tất còn nội dung bài thơ chỉ là cách giới thiệu độc đáo của cụ Tam Nguyên với bạn về cuộc sống thanh đạm của mình sau khi từ quan chăng?!
Cách nói của nhà thơ là cố làm ra vẻ giàu có, dư dả nhưng thực ra ông rất nghèo và cái nghèo ấy dễ gì che giấu được! Bạn biết ta nghèo, lại ở một nơi xa xôi hẻo lánh mà vẫn tìm đến thăm ta, điều đó còn gì quý giá bằng! Tuy vậy, ẩn trong lời nói khiêm nhường của Nguyễn Khuyến là sự tự hào về cảnh sống thanh bần của mình. Ta tuy nghèo thật nhưng dễ gì giàu sang đổi được cái nghèo ấy! Trong đoạn thơ trên thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh, thâm Thúy của bậc đại nho.
 

Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hóa! Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xoá nhòa. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau; được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong.

 
Cậu thơ đã thể hiện cách sử dụng từ ngữ tài tình của Nguyễn Khuyến. Đáng chú ý nhất là cụm từ ta với ta. Đại từ ta trong tiếng Việt vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều. Nguyễn Khuyến dùng cả hai nghĩa: ta với ta tuy hai nhưng là một. Từ với gắn hai từ ta lại. Bạn và nhà thơ ngồi bên nhau thủ thỉ tâm tình, hai người hòa thành một. Quả là không gì có thể đánh đổi được tình bạn Thủy chung giữa hai ta.
 
Bài thơ Bạn đến chơi nhà là tấm lòng của nhà thơ và cũng là bức tranh phong cảnh nông thôn bình dị tràn đầy sức sống. Khu vườn với luống cà, giàn mướp; mặt ao sóng gợn, tiếng gà xao xác trưa hè… là hiện thân của mảnh hồn quê mộc mạc, đậm đà, sâu lắng. Màu xanh trong của nước ao, màu xanh mơn mởn của vồng cải, màu tím hoa cà, màu vàng tươi hoa mướp… loại nào cũng đang độ tươi non, làm vui mắt và ấm lòng người. Những sự vật tưởng như tầm thường ấy thực ra có sức an ủi rất lớn đối với một tâm hồn mang nặng nỗi đau đời của nhà thơ. Được đón bạn đến chơi nhà trong khung cảnh rạo rực sức sống ấy, chắc hẳn niềm vui của cụ Tam Nguyên cũng tăng lên gấp bội.
 
Bài thơ nói về một tình bạn trong sáng, đẹp đẽ. Giọng thơ tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân quê mùa, chất phác, ấy vậy nhưng nó vẫn bộc lộ rõ nét tài hoa của ngòi bút Nguyễn Khuyến trong tả cảnh, tả tình. Cảnh, tình đan xen, hòa hợp, bổ sung cho nhau để tạo nên một bức tránh quê trong sáng, tươi mát và ấm áp tình người.
30 tháng 11 2016

1. Thơ :

Mùa xuân con én đưa thoi

Thiền quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

( Truyện Kiều - Nguyễn Du )

2. - Thời tiết : ấm áp , có mưa phùn

- Sinh hoạt : rộn rã , tấp nập

- Cảnh vật : lộng lẫy , đa sắc màu

- Ấn tượng của em : những lễ hội với nhiều trò chơi hay và độc đáo

Chúc bn hc tốt ( đây là mk tự lm - k đúng thì đừng gạch đá nhá )

 

1 tháng 12 2016

1. Đây cả mùa xuân đã đến rồi
Từng nhà mở cửa đón vui tươi
Từng cô em bé so màu áo
Đôi má hồng lên nhí nhảnh cười.

Và tựa hoa tươi cánh nở dần
Từng hàng thục nữ dậy thì xuân
Đường hương thao thức lòng quân tử
Vó ngựa quen rồi ngõ ái ân.

Từng gã thư sinh biếng chải đầu
Một mình mơ ước chuyện mai sau
Lên kinh thi đỗ làm quan Trạng
Công chúa cài trâm thả tú cầu.

Có những ông già tóc bạc phơ
Rượu đào đôi chén bút đề thơ
Những bà tóc bạc hiền như phật
Sắm sửa hành trang trẩy hội chùa.

Pháo nổ đâu đây khói ngợp trời
Nhà nhà đoàn tựu dưới hoa tươi
Lòng tôi như cánh hoa tiên ấy
Một áng thơ đề nét chẳng phai.

 

Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý bóng xuân sang.

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
Bao cô thôn nữ hát trên đồi.
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi.

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây.

Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Cảnh trí bâng khuâng sực nhớ làng:
"Chị ấy, năm nay còn gánh thóc,
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang..."

2. Nét riêng quê hương mình:
- Thời tiết: ấm áp/ se lạnh/ dễ chịu/ ẩm ướt,...
- Sinh hoạt: rộn ràng/ ồn ào/ đoàn tụ,...
- Cảnh vật: xinh đẹp/ nhiều màu sắc/ sống động,...

- Ấn tượng sâu sắc nhất: không khí ấm áp vì được đoàn tụ bên gia đình mình, mọi người quây quần trò chuyện bên nhau với mâm ngũ quả, thức ăn,... Được chúc những lời ngọt ngào, may mắn,...

 

13 tháng 2 2019

Quê gốc của em vốn là Hà Tây cũ nay đã sáp nhập với thành phố Hà Nội, mang danh thành phố nhưng quê em thanh bình và yên ả lắm. Nhà ông nội em ở xóm Bứa, nơi nhà cửa san sát với lối kiến trúc cũ đã có từ thế kỷ trước, mái ngói, tường rêu, sân lát gạch tàu đỏ. Giữa xóm có một cái đình làng, nơi để dân làng sinh hoạt khi có lễ hội hay công việc lớn, trước đình có một cây đa to lắm, thường là nơi tụ tập chơi đùa củ lũ trẻ con trong xóm. Người dân nơi đây sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, những cánh đồng lúa bát ngát, bạt ngàn, vàng óng, trĩu nặng những hạt thóc. Vào mùa thu hoạch cả làng rộn rã cả lên, người người nhà đi gặt lúa, tiếng máy gặt, máy tuốt lúa, tiếng công nông nổ râm ran, báo hiệu một mùa bội thu thóc lúa.

13 tháng 2 2019

Năm ngoái nghỉ hè em được bố mẹ cho về quê ngoại chơi, nhà ngoại em ở miền sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây là vựa lúa lớn nhất cả nước, với những cánh đồng lúa xanh mướt trải dài bất tận. Đất đai trù phú, được sông Cửu Long bồi đắp một lớp phù sa dày, vô cùng màu mỡ. Các vựa trái cây rộng lớn bạt ngàn chạy dọc theo bờ sông, với nhiều thứ quả khác nhau như: Nhãn, Cam, Quýt, Chôm Chôm, Sầu Riêng, Xoài, Ổi, ...Vào mùa thu hoạch trái cây chín thơm lừng của một vùng, cây nào cây nấy cũng treo lủng lẳng những trái chín vàng, chín đỏ, lắc lư theo từng cơn gió, trông hấp dẫn vô cùng. Vùng cửa sông là thế giới của những loài cây ưa mặn như Sú, Vẹt, Đước với bộ rễ to, nổi lên trên mặt đất trông rất lạ mắt, người ta trồng chúng thành rừng để bảo vệ vùng cửa biển. Dù ít về quê ngoại nhưng em rất ấn tượng và yêu thích cảnh sắc thiên nhiên nơi này, có lẽ đây là một trong những chuyến đi em sẽ nhớ mãi về sau này

27 tháng 10 2016

Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về.

Cần Thơ có bến ninh kiều
Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân.

Cần chi cá lóc, cá trê
Thịt chuột, thịt rắn nhậu mê hơn nhiều. (Ké ca dao về ăn uống ở miền tây của tớ luôn nè)

Đất Cần Thơ nam thanh nữ tú
Đất Rạch Giá vượn hú chim kêu
Quản chi nắng sớm mưa chiều
Lên doi xuống vịnh cũng chèo thăm em

Đất Châu Thành anh ở
Xứ Cần Thơ nọ em về
Bấy lâu sông cận biển kề
Phân tay mai trúc dầm dề hột châu

Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc
Dốc nào cao bằng dốc Cần Thơ
Anh thương em lững đững lờ đờ
Giả như Tôn Các mà chờ Bạch Viên.

Cần Thơ, Vàm Sáng, Ba Láng, Phong Điền
Anh thương em cho bạc cho tiền
Đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê.

Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai về xứ bạc thong dong cuộc đời

29 tháng 10 2016

A

  • Ai lên làng Quỷnh hái chè

Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi!

Muốn ăn cơm trắng cá mè

Thì lên làng Quỷnh hái chè với anh

Muốn ăn cơm trắng cá rô

Thì lên làng Quỷnh quẩy bồ cho anh!

  • Ai đi trẩy hội chùa Hương

Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm

Mớ rau sắng, quả mơ non

Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?

  • Ai về nhớ vải Đinh Hòa

Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê

Nhớ dừa Quảng Hán, Lựu khê

Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào.

  • Ai về Nhượng Bạn thì về

Gạo nhiều, cá lắm, dễ bề làm ăn.

  • Ai về Quảng Ngãi quê ta

Mía ngon, đường ngọt, trắng ngà dễ ăn

Mạch nha, đường phổi, đường phèn

Kẹo gương thơm ngọt ăn quen lại ghiền.

  • Ai ơi về Đại Phố Châu

Thăm núi Châu Thới, thăm cầu Đồng Nai.

  • Ai qua Phú Hội, Phước Thiền(Thành)

Bâng khuâng nhớ mãi sầu riêng Long Thành

  • Ăn bưởi thì hãy đến đây

Vào mùa bưởi chín, vàng cây trĩu cành

Ngọt hơn quít mật, cam sành

Biên Hòa có bưởi trứ danh tiếng đồn.

  • Anh muốn về Long An, Vàm Cỏ

Mấy lời em to nhỏ, anh bỏ sao đành

Chừng nào chiếc xáng nọ bung vành

Núi kia hết đá, anh mới đành xa em.

  • Anh ngồi quạt quán Bến Thành

Nghe em có chốn anh đành quăng om!

Anh ngồi quạt quán Bà Hom

Hành khách chẳng có, đá om quăng lò.

  • Ai ơi về miệt Tháp Mười

Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.

  • Bạc Liêu nước chảy lờ đờ,

Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu.

  • Biên Hòa có bưởi Thanh Trà,

Thủ Đức nem nướng, điện Bà Tây Ninh.

  • Bao phen quạ nói với diều,

Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm.

  • Bóng đèn là bóng đèn hoa,

Ai về vùng Bưởi với ta thì về.

Vùng Bưởi có lịch có lề,

Có sông tắm mát có nghề seo can.

  • Biển Ba Động nước xanh cát trắng,

Ao Bà Om thắng cảnh miền Tây,

Xin mời du khách về đây,

Ghé thăm thắng cảnh chốn này thần tiên.

  • Bốn mùa em chẳng phải lo,

Gạo Đồng Nai, vải Hà Tĩnh ta ấm no trọn đời.

  • Biên Hòa có bưởi thanh thanh,

Có cô bán bưởi xinh xinh trữ tình.

Anh đây lên thác xuống ghềnh,

Đá mòn sông cạn quyết chung tình với em.

  • Biên Hòa bưởi chẳng đắng the

Ăn vào ngọt lịm như chè đậu xanh.

  • Bến tre dừa ngọt sông dài

Nơi chợ Mõ Cày có kẹo nổi danh

Kẹo Mõ Cày vừa thơm vừa béo

Gái Mõ Cày vừa khéo vừa ngoan

Anh đây muốn hỏi thiệt nàng

Là trai Thạnh Phú cưới nàng được chăng?

  • Bến Tre biển rộng sông dài

Ao trong nuôi cá, bãi ngoài thả nghêu

  • Bến Tre trai lịch, gái thanh

Nói năng duyên dáng ai nhìn cũng ưa.

C

  • Cần Thơ gạo trắng nước trong,

Ai đi đến đó lòng không muốn về.

  • Cà Mau hãy đến mà coi,

Muỗi kêu như sáo thổi,

Đỉa lội lềnh tựa bánh canh.

  • Cần Thơ là tỉnh,

Cao Lãnh là quê,

Anh đi lục tỉnh bốn bề,

Mải đi buôn bán chẳng về thăm em.

  • Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No,

Anh có thương em, xin sắm một con đò,

Để em qua lại mua cò gởi thơ.

  • Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,

Anh có thương em, cho bạc cho tiền,

Đừng cho lúa gạo xóm giềng họ hay.

  • Con trai trong Quảng ra thi,

Thấy con gái Huế chân đi không đành.

  • Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy,

Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.

Viết thư thăm hết mọi nhà,

Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em.

  • Chỉ điều xe tám, đậu tư,

Anh đi Gia Định thư từ cho em.

  • Chị Hươu đi chợ Đồng Nai

Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.

  • Chợ Sài Gòn cẩn đá

Chợ Rạch Giá cẩn xi măng

Giã em xứ sở vuông tròn

Anh về xứ sở không còn ra vô.

D[sửa]

  • Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.

Dù ai buôn bán gần xa,

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.

.

Đ

  • Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Ai vô xứ Nghệ thì vô ...

  • Đường lên Mường Lễ bao xa?

Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh.

  • Đường lên xứ Lạng bao la?

Cách một trái núi với ba quãng đồng.

Ai ơi, đứng lại mà trông,

Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ…

  • Đường về Kiếp Bạc bao xa?

Đường về Kiếp Bạc có cây (đa)Bồ Đề.

Có yêu anh cắp nón ra về,

Giàu ăn, khó chịu chớ hề thở than.

  • Đất ta bể bạc, non vàng,

Bể bạc Nam Hải, non vàng Bồng Miêu.

  • Đức Thọ gạo trắng nước trong,

Ai về Đức Thọ thong dong con người.

  • Đầm Đại Từ hoa sen thơm ngát

Giếng Đại Từ nước mát nước trong

Dòng Tô uốn khúc lượn quanh

Đất nuôi trẻ nhỏ lừng danh trong ngoài.

  • Đất Châu Thành anh ở

Xứ Cần Thơ nọ em về

Bấy lâu sông cận biển kề

Phân tay mai trúc dầm dề hột châu.

  • Đống Đa ghi để lại đây,

Bên kia thanh miếu, bên này Bộc am.

  • Đồng Nai có bốn rồng vàng,

Lộc họa Lễ phú San đàn Nghĩa thi.

  • Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm,

Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say.

  • Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.

Ai lên Xứ Lạng cùng anh

Bõ công bác mẹ sinh thành ra em

Tay cầm bầu rượu nắm nem

Mải vui quên mất lời em dặn dò.

  • Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ

Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu

Anh về học lấy chữ Nhu

Chín trăng em đợi mười thu em chờ.

  • Đèn nào sáng bằng đèn Sa Đéc,

Gái nào đẹp bằng gái Nha Mân,

Anh thả ghe câu lên xuống mấy lần,

Thương em đứt ruột, nhưng tới gần lại run.

  • Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,

Nước Đồng Mười lóng lánh cá tôm,

Muốn ăn bông súng mắm kho,

Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm,

  • Đi mô cũng nhớ quê mình

Nhớ Hương Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh.

  • Đất Sài Gòn nam thanh nữ tú

Cột cờ Thủ Ngữ thật là cao

Vì thương anh em vàng võ má đào

Em tìm khắp chốn nhưng nào thấy anh.

Con chó dại cắn phải cái chân

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới nắng hồng ban mai.

  • Đường Sài Gòn cong cong quẹo quẹo

Gái Sài Gòn khó ghẹo lắm anh ơi

G

  • Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh,

Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân?

  • Gái Tầm Vu đồng xu ba đứa,

Con trai Thủ Thừa cưỡi ngựa xuống mua.

  • Gái Thới Bình lòng ngay dạ thẳng,

Trai bạc tình một cẳng về quê.

  • Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn xương

Nhịp chày Yên Bái mặt gương tây Hồ

H

  • Hết gạo thì có Đồng Nai

Hết củi thì có Tân Sài chở vô

I am

23 tháng 2 2021

1.Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ,thể hiện một bản lĩnh sống mạnh mẽ khác thường

2.Xuân Hương có mấy bài thơ than thân,làm thành một bộ ba song song nhau,bài nào cũng tiêu tao,nói ra tự đáy lòng người phụ nữ

3.Không chỉ mang nặng một nỗi niềm,bánh trôi nước còn lắng đọng một cái nhìn Xuân Hương về phận đàn bà trong xã hội xưa cũ

                                                                               sorry bạn nha!chỉ tìm được từng này thôi

12 tháng 11 2016

Qua bài thơ" Bánh trôi nước", tác giả đã mượn hình ảnh của bánh trôi nước để nói về người phụ nữ trong xã hội cũ. Người phụ nữ có vẻ ngoài đầy đặn, tròn trịa, làn da trắng trẻo và bên trong thì ẩn chứa tâm hồn, phẩm chất trong trắng, khiêm nhường, son sắt, thủy chung: Thân em vừa trắng lại vừa tròn. Từ đa nghĩa " trắng, tròn" và cụm từ "thân em" đã làm nổi bật vẻ đẹp và tâm hồn ng phụ nữ. Tưởng ng phụ nữ có vẻ đẹp về thể chất lẫn tâm hồn thì se xdk hạnh phúc. Nhưng ko hề! Số phận, cuộc đời của họ rất bất hạnh. Cuộc đời thì lận đận, bấp bênh, chìm nổi: Bảy nổi ba chìm với nước non. Số phận của họ bị phụ thuộc , ko tự quyết định được cuộc đời của mình: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. Từ trái nghĩa, thành ngữ đã nhấn mạnh cuộc đời, số phận bất hạnh, lận đạn của họ. Cặp quan hệ từ" mặc dầu...mà...." biệu thị sự đối lập dù ng phụ nữ bị phụ thuộc , bất hạnh nhưng họ vẫn luôn giữ tấm lòng son sắt, thủy chung. Trong bài thơ, t/g viết về ng phụ nữ có nHiều vẻ đẹp, phẩm chất tốt đẹp thì t/g ngợi ca , trân trọng, đồng thời còn bày tỏ cảm thông cuộc đời bất hạnh của họ và còn lên án xã hội cũ bất công. Vì thế người phụ nữ trong thơ vừa có bản lĩnh vừa có cá tính.

Đây là bài mk tự làm :) :)

12 tháng 11 2016

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là bài thơ đa nghĩa.

Tác giả tả thực cái bánh trôi nước, làm bằng bột nếp, nhân bằng đường phen (lòng son), dạng bánh “tròn”, sắc bánh “trắng”, được luộc trong nồi nước sôi “bảy nổi ba chìm”. Nữ sĩ viết về một món ăn dân tộc, với tất cả lòng yêu mến tự hào bản sắc nền văn hóa Việt Nam. Bài thơ giàu tính nhân dân.

Bài thơ còn mang hàm nghĩa độc đáo.

Câu 1 có 2 tiểu đối: “Thân em vừa trắng” // “lại vừa tròn”, gợi tả chất bánh ngon lành, tinh khiết, chiếc bánh xin xắn, dân đã bình dị đáng yêu, hàm ẩn sự duyên dáng, trinh trắng, vẻ đẹp xinh xắn của người thiếu nữ Việt Nam. Hai tiếng “Thân em” không chỉ nhân hoá chiếc bánh trôi nước, thể hiẹn một cách nói đậm đà màu sắc dân gian (“thân em” như hạt mưa sa…, thân em như tấm lụa đào…) mà còn ngợi ca đức tính khiêm nhường, kín đáo duyên dáng của người con gái làng quê.

Hai câu 2, 3, ngôn ngữ tương phản: “rắn” với “nát”, nghĩa đen là bánh ngon hay bánh không ngon; nghĩa bóng là hạnh phúc hay bất hạnh, đều tuỳ thuộc vào “tay kẻ nặn”, vào người cha, người chồng… vào lễ giáo phong kiến, vào số phận. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.

Hai câu 3, 4 cấu trúc: “mặc dù… mà … vân …” nhằm khẳng định một tâm thế.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

“vẫn giữ” biểu thị một thái độ kiên trinh, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắt son thuỷ chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách Xuân Hương. Bài thơ nói về bánh trôi nước, một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bản sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm cảm thông và tự hào đối với số phận, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam, nó có giá trị nhân bản đặc sắc.

17 tháng 10 2018

THAM KHẢO NHÉ

Hồ Xuân Hương 

Tiểu sử

Không có bất cứ tư liệu cổ điển nào chép về lai lịch và hành trạng của Hồ Xuân Hương, bà chỉ thực sự được hậu thế biết đến qua sách Giai nhân dị mặc (佳人遺墨) của học giả Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, ấn hành tại Hà Nội năm 1916[4]. Cũng vì cớ đó, việc có hay không một nhân vật tên Hồ Xuân Hương hiện còn là câu hỏi ngỏ.

Gia thế

Học giới nhất quán rằng Hồ Xuân Hương sinh vào năm 1772, theo học giả John Balaban thì bà cất tiếng khóc chào đời ở phường Khán Xuân[5] (nay thuộc địa phận Bách Thảo viên Hà Nội). Cứ theo Giai nhân dị mặc[6], Hồ Xuân Hương là ái nữ của Sinh đồ Hồ Phi Diễn[7][8] (胡丕演, 1703 - 1786), người hương Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An. Còn theo học giả Trần Thanh Mại[9], thân phụ của Hồ Xuân Hương là ông Hồ Sĩ Danh[8] (胡士名, 1706–1783) cũng người Quỳnh Đôi, Hồ Sĩ Danh là em cùng cha khác mẹ của Kinh Dương hầu Hồ Sĩ Ðống (胡士棟, 1739–1785). Thân mẫu của Hồ Xuân Hương là bà lẽ tên Hà Thị[5] (何氏, ? - 1814) người trấn Hải Dương. Học giả Phạm Trọng Chánh dựa vào tục xướng danh cổ điển và câu tựa Phi mai xuân sắc nhất kinh thành (丕梅春色一京成) của Tốn Phong Phan Huy Huânđể khẳng định: Hồ Phi Mai (胡丕梅) là nguyên danh, Xuân Hương (春香) là biểu tự và Cổ Nguyệt Đường (古月堂) là bút hiệu[10].

Trong thế cuộc xoay vần đầy nhiễu nhương cuối thế kỷ XVIII, Hồ Xuân Hương vẫn được hưởng những năm tháng ấu thơ êm đềm ở một dinh thự lớn tên Cổ Nguyệt đường[10] ven hồ Tây, bấy giờ là chốn phồn hoa đô hội bậc nhất xứ Đàng Ngoài[1]. Sau khi mãn tang cha, mẹ bà tái hôn với người khác. Dù ít phải ràng buộc trong gia giáo nghiêm khắc như mọi nữ lưu cùng thời, Hồ Xuân Hương vẫn hội tụ được tư chất thông minh và hiếu học[8].

Lưu lạc và qua đời

Hồ Xuân Hương cũng được cưới gả từ rất sớm như mọi con cái trâm anh thế phiệt bấy giờ, nhưng dẫu qua hai lần đò đều không viên mãn. Ban sơ, bà làm lẽ của một hào phú có biệt hiệu Tổng Cóc. Tuy chỉ là cai lính nhưng Tổng Cóc vốn thuộc dòng dõi văn nhân, ông rất chuộng ca ngâm và mến luôn cái tài làm thơ của người vợ lẽ. Để chiều lòng bà, Tổng Cóc đã cất một thủy tạ rất lớn cho Hồ Xuân Hương ở, vừa tránh phiền lụy với vợ cả vừa thỏa thưởng thi phú. Chung sống với Tổng Cóc được một thời gian khá lâu thì Hồ Xuân Hương dứt áo ra đi với một cái thai. Có thuyết cho rằng, bà bỏ đi sau khi Tổng Cóc đã đột ngột từ trần; nhưng cũng có thuyết cho rằng bà không chịu được điều tiếng dị nghị của vợ con Tổng Cóc và người làng; lại có thuyết nói bản tính phóng đãng khiến Hồ Xuân Hương khó ngồi yên một chỗ, bà trốn đi cùng tình quân là Phạm Viết Ngạn[11].

Vào ngày Hồ Xuân Hương trở dạ, Tổng Cóc đến đòi đón con về, nhưng người nhà họ Phạm nói lại là đứa bé đã mất khi vừa lọt lòng[11]. Trong hôn sự lần này, Hồ Xuân Hương làm lẽ của Tú tài Phạm Viết Ngạn, bấy giờ tại nhiệm tri phủ Vĩnh Tường. Nhưng duyên phận chỉ được 27 tháng thì ông phủ Vĩnh Tường tạ thế[4].

Có nhiều thuyết về quãng đời sau đó của Hồ Xuân Hương, như việc bà cưới thêm vài người chồng nữa, việc bà hỏi mượn tiền thi hữu để mở hàng bán giấy bút mực, hoặc giai thoại về các mối tình trăng hoa và văn chương, nhưng mức độ khả tín chưa được xác định rõ ràng[4].

Hồ Xuân Hương được cho là mất vào năm 1822[8]. Trong cuốn sách: “Họ Hồ trong cộng đồng dân tộc Việt Nam” của ông Hồ Sỹ Bằng (nguyên Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế, thuộc Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh) đã dày công nghiên cứu và khẳng định các nhà nghiên cứu thiên về thuyết mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương nằm ở nghĩa địa ven hồ Tây. Mộ bà trước đây được xây vuông, đặt ở ven nghĩa địa Đồng Táo. Trải qua dòng thời gian biến thiên đất bồi đắp lở, sông nước hồ Tây ngày càng rộng lớn, mỗi lần kết cấu địa tầng thay đổi do điều kiện tự nhiên và nghĩa địa Đồng Táo bị chìm xuống lòng hồ cùng một số nghĩa trang khác.

Ngày 16 tháng 3 năm 2003, Ông Vũ Hồ Luân (Nhà nghiên cứu Hà Nội cũng là con cháu dòng họ Hồ) gặp ông Hồ Sỹ Bằng, kết hợp với nhà nghiên cứu sử dòng họ Hồ Việt Nam, Hồ Bá Hiền (Trưởng Ban Sử, Trưởng ban Liên lạc dòng họ Hồ tại Việt Nam) cùng với hậu duệ của tộc Hồ đang làm việc và sinh sống ở Hà Nội đã tập hợp ra một nhóm 8 người, trong đó có bốn người họ Hồ thuộc Trung chi II ở Quỳnh Đôi, là hậu duệ đời thứ sáu của Hồ Xuân Hương để đi tìm mộ bà ở Hồ Tây nhưng không có kết quả. Cho đến nay, mộ bà đang nằm ở đâu trong lòng hồ vẫn là dấu hỏi cho hậu thế.[12]

Tình duyên

Tổng Cóc vốn là biệt hiệu mà người quen biết đặt cho Chánh tổng Nguyễn Bình Kình, tự Công Hòa. Nguyên quán của ông ở làng Gáp, xã Tứ (nay thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ). Ông là cháu của quan nghè Nguyễn Quang Thành, bản thân cũng một lần đi thi Hương nhưng không đỗ đạt. Sau Tổng Cóc đăng trình, lên đến chức cai cơ nên thường được gọi là Đội Kình[13]. Kết quả của hôn sự này được cho là một đứa trẻ vắn số[11].

Còn theo Phạm gia tộc phả và Triệu tông phả, ông phủ Vĩnh Tường tức là Tú tài Phạm Viết Ngạn (khi thăng chức Đồng tri phủ Phân phủ Vĩnh Tường thì cải thành Viết Lập), tên cúng cơm là Đại, tự Thành Phủ. Nguyên quán của ông ở hương Trà Lũ, xã Xuân Trung, phủ Xuân Trường, trấn Sơn Nam Hạ. Các tư liệu này cũng cho biết, Hồ Xuân Hương sinh cho ông một người con tên Phạm Viết Thiệu[14].

Ngoài ra, có nhiều giai thoại truyền khẩu về lối sống phong lưu của nữ sĩ họ Hồ, như việc bà là một hoa nương thanh sắc vẹn toàn, và những mối tình bên thơ rượu với Phạm Đình Hổ[15], Phạm Thái, Nguyễn Du[16], Phạm Quý Thích, Nguyễn Hầu, Trần Ngọc Quán[17], Trần Quang Tĩnh[18], Phan Huy Huân[19], Mai Sơn Phủ[20], Thạch Đình, Cự Đình, Thanh Liên...

17 tháng 10 2018

Hồ Xuân Hương ( 1772–1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi. Di tác của bà hoàn toàn là thơ, trong đó mảng Nôm có nhiều phẩm chất tốt cần sự khảo cứu lâu, nhưng hậu thế có thi sĩ Xuân Diệu đã mạo muội tôn Hồ Xuân Hương làm Bà chúa thơ Nôm. Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình, có nhiều người cho rằng đặc sắc của thơ bà là "thanh thanh tục tục

3 tháng 10 2017

Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

Cả hai đều có ý nghĩa thanh thân, thương cảm cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.