Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong các thầy cô giáo cũ dạy em năm lớp một, em nhớ nhất là thầy Hòa - thầy giáo dạy môn Mĩ thuật. Thầy vẫn còn khá trẻ, mới gần ba mươi tuổi. Thầy Hòa là một giáo viên rất vui tính. Những giờ học Mĩ thuật của thầy không chỉ giúp chúng em biết cách vẽ tranh mà còn đem đến cho chúng em rất nhiều tiếng cười. Em rất yêu quý thầy vì nhờ có thầy mà em đã thêm yêu môn Mĩ thuật.
Cô Hồng kính mến!
Con là Hương học trò cũ của cô năm lớp 5 đã lâu lắm rồi con trò mình chưa có dịp gặp nhau. Hôm nay ngồi rảnh rỗi chợt nhớ về cô con có mấy lời muốn hỏi thăm cô. Dạo này không biết cô có khỏe không? Căn bệnh viêm xoang của cô còn tái phát nhiều không ? NHớ hồi đấy mỗi lần đến thời điểm trở gió là cô lên lớp luôn phải cầm theo một chiếc khăn mùi xoa . Chúng con nghĩ mà thương cô nhiều lắm.
Con mong cô sẽ sớm chữa dứt điểm được căn bệnh của mình. Chúc cô luôn cháy sáng ngọn lửa tình yêu với nghề. Hi vọng cô sẽ đưa được nhiều chuyến đò sang sông giúp đỡ được nhiều thế hệ học trò thành công. Em còn nhớ rất rõ dáng cô nghiêng bên chồng sách vở cao ngất mỗi khi chấm bài , ô phải thức khuya để soạn giáo án đến sáng hôm sau đến lớp mắt cô thâm quầng. Cô hãy giữ gìn sức khỏe cô nhé để tiếp tục chèo lái con thuyền tri thức.
Học lên càng cao, kiến thức càng nhiều, bài tập càng thêm khó. Nhiều khi em muốn bỏ cuộc lắm, nhưng nhớ đến lời dạy của thầy, những điều mà thầy đã dặn em bao ngày qua, em lại tiếp tục cố gắng. Mấy năm qua em đều được học sinh giỏi đấy thầy. Sắp tới em sẽ học chăm hơn nữa để có thể có cơ hội được học tập tại trường chuyên mà em hằng mơ ước. Em nhất định sẽ cố gắng!
Thôi thư đã dài, em xin ngừng bút. Em chúc cô và gia đình sức khỏe. Em xin hứa sẽ là một học sinh giỏi và đứa con ngoan để cô vui lòng.
Học trò của cô
- Đẻ đau hay đẽ đau?*.
- Mẹ hay má? [*Đối với miền Bắc]
- Cô giáo hay cô dáo?
- Mẹ hiền hay mẹ hiềng?*
- Đánh giặc hay đánh dặc?*
- U buồn hay U buồm?*
- Ưu phiền hay âu phiền?*
- Cố lên hay cố nên?*
- Học giốt hay học dốt?*
HT
đẻ đau
Má
Cô giáo
Mẹ hiền
Đánh giặc
U buồn
Ưu phiền
Cố lên
Học dốt
Dùng mỗi từ ngữ sau để đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
-(Cô giáo hoặc thầy giáo): Cô giáo em đang giảng bài.
-(Các bạn học sinh): Các bạn học sinh đang nô đùa ở sân trường.
-(Đàn cò trắng): Đàn cò trắng đang mò tép.
-(Cô giáo hoặc thầy giáo):
+ Cô giáo đang giảng bài
-(Các bạn học sinh):
+ các bạn học sinh đang chơi nhảy dây
-(Đàn cò trắng):
+ đàn cò trắng bay lượn trên không
Ông ngoại ;à người mà em yêu mến nhất. Năm nay, ông đã bảy mươi hai tuổi. Ông có vóc người gầy gầy, nhưng đi lại vẫn còn nhanh nhẹn. Hằng ngày ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám trông rất sạch sẽ. Khi đi đâu thì ông mặc quần tây áo sơ mi. Khuôn mặt ông gầy gầy, xương xương vì ông phải trải qua bao nhọc nhằn, vất vả. Tóc ông bạc gần hết, chải ngược ra sau để lộ vầng trán cao cao, hằn in nhiều nếp nhăn. Đôi mắt ông còn rất sáng. Mỗi tối ông thường xem tivi, chương trình thời sự. Đôi bàn tay xương xương và rám nắng của ông minh chứng một điều ông đã phải trải qua những tháng ngày vất vả để nuôi con cháu. Thế nhưng, hiện giờ đôi bàn tay ấy vẫn còn rất nhanh nhẹn. Mỗi buổi chiều ông thường xách nước tưới cây kiểng và chăm sóc cây, đó là một thói quen mà ông không thế bỏ được. Vườn cây của ông mùa nào quả nấy. Mỗi lần về thăm ngoại, chúng em tha hồ hái ăn mà không hề bị rầy la. Ông em luôn qua tâm đến con, cháu. Ông luôn nhắc nhở từng li, từng tí, ông còn dạy chúng em biết yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh. Em rất yêu thương ông ngoại của mình.
Sáng qua, thấy ông trồng cây ngoài vườn mới biết ông làm vườn thành thục như thế nào. Ông đang hì hục cuốc đất. Với vóc người cao dong dỏng, làn da ngăm ngăm nhưng trông ông vẫn khỏe. Ông quai những lưỡi cuốc chắc nịch xuống đất, lớp đất cứng được đào lên, cỏ dại bị lật gốc. Tay ông thoăn thoắt giũ cỏ rồi bỏ thành đống. Đôi tay rắn chắc của ông lại giữ vững cán cuốc, đưa lên hạ xuống nhịp nhàng ” phụp! phụp!”. Chỉ một lát sau, khoảng vườn đã sạch cỏ, lớp đất cứng đã tơi xốp. Ông dùng xẻng đào những cái hố nhỏ vuông vức, thẳng hàng nhau. Lưỡi xẻng phăm phăm cắm sâu vào lòng đất, mạnh mẽ kêu vang. Ông cứ làm việc. Bóng nắng đổ dài trên vườn. Mắt ông chăm chú nhìn vào những hố cây vừa đao sao cho thẳng. Hố được đào xong, Ông bỏ phân chuồng vào các hố, rải lên một lớp đất mỏng rồi đặt cây xoài con xuống hố sửa cho cây đứng thẳng và lấp đất lại, nện chặt gốc. Trồng xong, ông dùng cọc tre rào xung quanh mỗi cây, sau đó ông tưới nước cho cây. Những dòng nước mát lành chảy nhè nhẹ vào gốc, cây con như vui mừng đón nhận. Ông nhìn hàng cây mới trồng, ông tủm tỉm cười. Gió đầu hè làm mái tóc ông bay bay. Ông đưa tay quệt mồ hôi trên trán. Nhìn ông làm việc, em thầm nghĩ đến chỉ vài năm sau thôi, đây sẽ là vườn xoài xum xuê hoa trái rộn tiếng chim ca. Một mai, vườn cây xanh tươi để hẹn ngày kết trái. Em thầm cảm ơn ông.
… ngày… tháng… năm…
Bạn Na-ka-ru-ma thân mến!
Mình tên là Nguyễn Ngọc Ái Phương học sinh lớp 3A trường Tiểu học Ngô Gia Tự, thị xã Đồng Hới tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Hôm thứ hai tuần rồi, mình thấy bạn xuất hiện trên tivi qua làn sóng VTV3 với một gương mặt dễ thương. Bạn đã vẽ được một bức tranh thật có ý nghĩa về nội dung “Tác hại của chất phóng xạ” từ hai quả bom nguyên tử mà đế quốc Mĩ đã ném xuống trên đất bạn hồi Chiến tranh thế giới thứ hai. Bức tranh mang một thông điệp thật lớn lao: phản đối chiến tranh và ước mơ của tuổi thơ được sống trong hạnh phúc hòa bình. Mình rất thích môn vẽ Na-ka-ru-ma ạ! Bạn cũng là một cô bé đang vượt lên trên số phận của mình đấy. Tác hại của chất phóng xạ đã làm cho đôi chân của bạn không bình thường như chúng mình, nhưng ý chí và nghị lực của bạn thật đáng cho trẻ em trên toàn thế giới khâm phục. Bức thư này, mình muốn bày tỏ sự cảm phục của mình đối với bạn và muốn làm quen với bạn, để từ đây chúng mình có thể trao đổi với nhau qua những bức thư ngắn ngủi như thế này Na-ka- Na-ka-ru-ma nhé!
Mình xin dừng bút đây. Chúc bạn thành công trong nghệ thuật hội họa.
Bạn gái làm quen
Nguyễn Ngọc Ái Phương
Bạn An-na thân mến!
Chắc bạn rất ngạc nhiên khi nhận được bức thư này vì bạn chưa biết mình một người Việt Nam, nhưng mình lại biết bạn qua xem chương trình truyền hình về nước Nga. Chính vì thế mà mình muốn viết thư làm quen với bạn.Mình tự giới thiệu nhé: Mình tên là Nguyễn Trần Phương Nhi, học lớp 3A trường Tiểu học vạn Thắng 2 ở Vạn Ninh – Khánh Hòa, nước Việt Nam. Mình viết thư này để mong bạn cho mình biết về bạn: bạn năm học lớp mấy? Học giỏi môn nào? Thích chơi môn gì? Gia đình bạn ra sao?... Mình còn muốn biết thêm về đất nước, về cuộc sống của người dân Nga... Được như thế, mình và bạn trên thế giới sẽ được cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung: Trái đất này là của chúng mình ...
nhưng mình lại làm bạn thất vọng thì sao
Chúc bạn một ngày vui vẻ và hạnh phúc