Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vị trí và ý nghĩa của văn hoá đọc trong thời đại nghe nhìn.
Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Khác với vài chục năm về trước, thị trường sách hiện nay vô cùng phong phú về nội dung cũng như đầy sắc màu về mặt hình thức nhằm phục vụ tối đa cho nhu cầu đọc sách của con người.
Tuy nhiên, với những hình thức giải trí mới đầy tính công nghệ như Internet, truyền hình, truyền thanh các thể loại băng đĩa... thì văn hoá đọc đã ít nhiều bị ảnh hưởng. Bài viết xin được đưa ra đôi điều luận bàn về vị trí và vai trò của văn hóa đọc trong thời đại nghe nhìn ngày nay, hi vọng có thể phần nào giúp các bạn trẻ có cái nhìn sâu sắc hơn về văn hóa đọc.
Trước tiên, chúng ta hãy cùng nhìn lại thực trạng văn hóa đọc cửa giới trẻ hiện nay.
Đến với các cửa hàng sách, khách hàng phần lớn là học sinh, sinh viên. Tuy nhiên họ chỉ xem lướt qua một lượt, số khác chú tâm đến quầy sách giáo trình, đặc biệt là giáo trình Tin học, Tiếng Anh...Một số khác lại chăm chú tìm sách, đại loại như “Làm sao để chóng giàu? ” ; “Làm sao để thành đạt trong kinh doanh ”... Riêng những quầy sách vốn học rất ít thu hút khách. Thậm chí ngay cả những cuốn sách thuộc loại Best Seller trên thế giới cũng không được quan tâm. Giới trẻ hiện nay chỉ đi tìm những cuốn sách theo những thể loại “giải đáp tâm lí” hay “kinh nghiệm”... Những gian sách nghiên cứu thì còn “thê thảm” hơn vì chẳng ai ngó ngàng đến.
Tại các thư viện công cộng, trung bình mỗi ngày chỉ khoảng 20-30 lượt người đến đọc. Thường thì độc giả chỉ đến đây để đọc tạp chí thiên về hình ảnh và mang tính giải trí hay nghiền ngẫm những quyển tiểu thuyết ướt át
Tại các thư viện của trường đại học, các bạn sinh viên tập trung rất đông khi mùa thi đến gằn, chủ yếu để học thi và đọc báo, tạp chí đế giải trí trong quá trìnl ôn bài.
Sách được mượn chủ yếu là giáo trình phục vụ học tập mà thôi. Với những ngày bình thường thì những thư viện của trường đại học cũng rất vắng độc giả.
Với sự hỗ trợ tích cực của những phương tiện thông tin đại chúng, độc giả càng thấy hiệu quả cao của việc tiếp thị, quảng cáo sách. Mới đầu sách được quảng bá sẽ thu hút rất nhiều khách hàng, làm cho thị trường sách phát sốt. Nhưng thử ngẫm lại, những cuốn sách trên có được độc giả hiểu hết giá trị của nó không? Thẹo thời gian, chủ nhân của nó sẽ nhớ được bao nhiêu phần trăm nội dung cuốn sách? Hay họ chi mua sách để theo kịp bạn bè?.
Những nhà hiền triết nổi tiếng thế giới chưa bao giờ quên để lại một lời khuyên nào đó về tác dụng của việc đọc sách. Họ luôn khẳng định con đường duy nhất đưa họ đến đỉnh vinh quang là thông qua việc học tập, trau dồi tri thức.
“Đọc cũng là một nghệ thuật”. Đó là câu nói của vị lãnh tụ nổi tiếng của giai cấp vô sản; V. I. Lênin. Điều khá lí thủ là ngày sinh của một trong những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác này lại trùng đúng ngày Bill Gates tới Việt Nam (22 - 4). Hai con người, hai thời đại, hai tuyên ngôn, nhưng ý tưởng và quan niệm của họ về sự tiếp cận tri thức và lĩnh hội các giá trị mà tri thức đem lại là hoàn toàn giống nhau.
Chữ “nghệ thuật” của Lênin dùng trong châm ngôn trên có ý nghĩa gì? Nghệ thuật đọc ở đây chính là biết đọc sao cho hợp lí, khoa học và tích cực nhất (về thời gian, dung lượng và nội dung). Không có ai trẽn thế gian này lại có đủ hơi đủ sức mà đọc cho hết tất cả, dù chỉ một số lượng sách trong một lĩnh vực hẹp. Theo thống kê từ Cục Xuất bản - Bộ Thông tin - Truyền thông, trong năm 2005, các nhà xuất bản ở nước ta đã công bố hơn 20 ngàn đầu sách với khoảng 250 triệu bản in. Con số đó chưa nhiều, nhưng là một kỉ lục so vói 10 năm trước đây. Và trước một núi sách, một biển tri thúc như vậy, ta sẽ đọc thế nào đây? Mỗi ngày một cuốn sách, 360 ngày, vị chỉ 360 cuốn. Ngay số lượng này thôi chắc gì chúng ta đã đọc nổi?. Đó cũng chỉ là con số quá “khiêm tốn” so với 20 ngàn đầu sách một năm.
Muốn biết đọc trước hết phải ham đọc. Bởi đọc là một sở thích nhưng cũng là công việc đầy nặng nhọc. Nhiều người đọc để giải trí, một thú vui. Song, đọc không phải là một trò chơi nếu ta muốn phấn đấu thành tài. Chỉ khi chúng ta coi việc đọc như một say mê tự thân, ta mới dám vượt khó, mới ham đọc và mỏi hiểu hết những tri thức nằm trong sách vở. Có nhiều tri thức phải qua bao nhiêu “cửa” ta mới có cơ hội hiểu hết, “thẩm thấu” và biến thành tri thức của riêng mình.
Đọc, xét cho cùng là một công việc gian nan, đầy lao lực, phải có kinh nghiệm và phải được trang bị một tri thức nền cần có. Vào các thư viện lớn ở Hà Nội hay các thành phố khác ở nước ta bây giờ (Thư viện Quốc gia VN, Thư viện Thông tin KHKT, Thông tin KHXH, Thư viện Hà Nội, Thư viện TP. Hồ Chí Minh...) chúng ta cũng thấy có một số lượng người đọc không nhỏ. Nhưng thử làm một cuộc điều tra xã hội học nhỏ, ta cũng thấy số người đọc vì ham thích hoặc vì say mê khoa học không nhiều. Nhìn đi nhìn lại cũng chỉ một số gương mặt. Trong khi đó, số độc giả “đọc gạo” (đọc để thi, đọc để hoàn tất một chứng chỉ, đọc để làm xong một việc nhất thời nào đó rồi bỏ...) lại chiếm số đông. Không tạo cho mình một thói quen máu thịt với việc đọc thì chẳng chóng thì chầy, ta cũng sẽ mải mê với những ham thích khác mà bỏ qua việc đọc, có chăng, chỉ là một sự “đọc xổi” mà thôi.
Trong buổi giao lưu với sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội 23-4 vừa rồi, Bill Gates đã khuyên các bạn sinh viên là “phái biết đầu tư thực sự cho học vấn của mình. Phải biết học để bắt kịp thời đại”. Chính ông nói rằng hồi còn nhỏ, bố mẹ ông đã không tiếc tiền mua sách và ông đã say sưa đọc quên ăn, quên ngủ (điều mà ngay cả học trò Mĩ cùng lứa Bill cũng ngạc nhiên). Bí quyết mà ông tiết lộ là phải có óc tò mò, ham tìm tòi, học hỏi. Chính nhà bác học A. Einstein cũng từng khuyên lớp trẻ là “...phải biết ngạc nhiên từ những điều mà tưởng chùng không đáng ngạc nhiên”. Muốn vậy, ta phải tìm trong sách vở. Chỉ có sách vở và những câu chữ nằm trên giấy mới giúp chúng ta thu nhận kiến thức hệ thống nhất, sâu sắc nhất để từ đó, chúng ta nâng cao trí tưởng tượng của mình. Chính óc tưởng tượng sẽ chắp cánh cho chúng ta có cơ hội bay cao, bay xa.
Với những thông tin trên, chúng ta đã nhận ra một phần vai trò và ý nghĩa của văn hóa đọc. Khi đọc sách, người ta có khả năng tư duy tốt hơn khi nghe nhìn. Vì đọc sách có thể dừng lại và suy nghĩ, nghe nhìn phim ảnh thì không thể bởi nội dung cứ trôi qua, trôi qua. Tôi để ý và lấy làm thú vị khi biết trong những lần nói chuyện, Bill Gates luôn nói đến việc đọc sách, đề cập đến việc đọc sách như một cách “bổ sung kiến thức”. Giới trẻ chúng ta sẽ làm gì trước thực trạng văn hóa đọc mà chính chúng ta đang sao nhãng hiện nay?.
Tất nhiên, văn hóa đọc không chỉ thể hiện ở việc mỗi ngày bạn hì hục đọc bao nhiêu trang sách mà còn thể hiện ở việc bạn đối xử với sách và với việc đọc như thế nào. Bạn không nhất thiết phải chăm chỉ như những chú mọt, phung phí tiền di mua... quá nhiều sách cũ, chịu khó lên thư viện ăn kẹo cao su, bỏ mặc cuộc đời sau nhưng cuốn cổ thi... để dán được cái mác là “người có đọc”.
Nếu bạn thấy hứng thú thực sự khi tìm ra thông tin quý giá, đam mê thả hồn vào những sản phẩm văn hóa giá trị, biết cách đọc sao cho bổ ích nhất với mình, và biết làm cho việc đọc thêm ngày càng phổ biến... thì bất kể bạn đang ngồi trước một cuốn truyện tranh, một màn hình máy tính hay một cuốn sách đen sì vẫn có ý nghĩa hơn là bạn đang ngồi trong thư viện với một chồng sách mà bạn không biết nên bắt đầu từ đâu.
Để có cái nhìn đa chiều và toàn diện về văn hóa đọc không phải chuyện đơn giản. Riêng đối với giới trẻ chúng ta, việc thờ ơ, sao nhãng với sách có thể coi là một hành động thiếu suy nghĩ. Không thể biện minh rằng thời đại đã thay đổi, chúng ta có nhiều việc để làm hơn là đọc sách... Văn hóa nghe nhìn chứng tỏ xã hội đang ngày càng phát triển với những phương tiện kĩ thuật hiện đại. Nhưng máy móc không bao giờ thay thế được con người. Đọc để biết rằng chúng ta có khả năng tưởng tượng, có khả năng tư duy... từ những khả năng ấy mà chúng ta đã chế tạo ra máy móc hiện đại phục vụ con người,
tham khảo
c1:Luận điểm chính: Ý nghĩa và công dụng của văn chương
+ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha; văn chương là hình ảnh của sự sống đa dạng; văn chương sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có; cho nên: không thể thiếu văn chương trong đời sống tinh thần của nhân loại.
Phương pháp lập luận: Giải thích (kết hợp với bình luận)
đi tham quan sẽ giúp chúng ta mở mang được kiến thức,nó giúp chúng ta hiểu biết rộng xa hơn.Bởi vậy rất nhiều người thích đi tham quan nhưng lại có số ít người không thích đi thăm quan . Thật là,nếu cứ ru rú ở nhà thì cũng chẳng biết nơi này thế nào cho kia ra sao.Những người đi tham quan khác hẳn so với những người không đi tham quan ,những người không đi tham quan sẽ chẳng thể mở mang được kiến thức,con người đi tham quan sẽ biết thêm rất nhiều điều bổ ích.Vậy mọi người hãy cùng nhau đi tham quan , nó sẽ giúp ta nhiều đấy
Đồng phục là những bộ trang phục được may giống nhau từ kiểu cách cho đến chi tiết in và thêu. Các bộ đồng phục chỉ khác nhau ở kích cỡ để phù hợp với tất cả người mặc.
Đồng phục học sinh là gì? Đồng phục học sinh thường là đồng phục được may cho toàn thể học sinh trong một trường học.
Bộ đồng phục thể dục, thể thao: để ta thoải mái hơn khi tập luyện thể thao
Đồng phục áo phông được toàn trường và các lớp mặc trong các buổi dã ngoại, đi chơi … đó là cách để mang lại hình ảnh đẹp của nhà trường trong mắt mọi người.
Những lợi ích sử dụng mà bộ đồng phục học sinh đem lại?
Những bộ đồng phục học sinh thường được các nhà trường may theo quy cách quần đen áo sơ mi trắng, một số trường phụ huynh có điều kiện kinh tế hơn nhà trường thường may thêm trang phục áo phông những bộ trang phục đó không nằm ngoài những ý nghĩa sử dụng sau:
Để toàn trường cùng mặc trong ngày thứ 2 đầu tuần trong buổi chào cờ với ý nghĩa trang nghiêm sâu sắc.
Một số ngày trong tuần nhà trường yêu cầu học sinh mặc đồng phục với ý nghĩa đem lại sự đồng đều trong phong cách ăn mặc của các em học sinh, tránh tư duy phân biệt giàu nghèo bởi lẽ: Có nhiều trường hợp là con nhà khá giả, các em thường đua đòi theo những phong cách thời trang mới và đưa vào trường học. Tất nhiên là không phải là số đông, nhưng cũng có không ít bạn dựa vào điều đó mà ra oai với những bạn bè cùng trang lứa, thậm chí chê bai trang phục của người khác. Điều đó có thể tác động đến tâm lý của các bạn ấy trong thời gian dài và đôi khi gây cho các bạn ấy sự tự ti về bản thân. Tất cả những điều này có thể tránh được nếu chúng mình mặc đồng phục chung của nhà trường.
Khi các em đã khoác lên mình chiếc áo đồng phục thì tất cả đều cùng là học sinh một trường và cùng phấn đấu để bản thân và nhà trường có những thành tích tốt nhất.
Giá trị của bộ đồng phục học sinh cần được bảo vệ:
Với lứa tuổi học sinh nhiều em còn mang cho mình tư duy “phải” mặc chứ không phải là “được” mặc đồng phục đến trường. Vì các em chưa hiểu hết được những ý nghĩa mà bộ đồng phục đem lại.
Cùng với tư tưởng đó 1 số em đã chỉnh sửa bộ đồng phục của mình khác với kiểu cách riêng của mình. Như vậy các em đang tự làm khác mình đi trong bộ đồng phục điều đó sẽ đánh mất những giá trị thiêng liêng mà chiếc áo đồng phục đem lại.
Ngoài ra, khi cuối cấp trong tâm lý các em muốn lưu giữ lại kỷ niệm yêu thương nhiều bạn chọn cách để lại dấu ấn bằng chữ ký hay hình vẽ lên áo đồng phục. Điều này thoáng qua các em có thể nghĩ đó là cách lưu giữ những kỷ niệm học trò thân thương nhưng các em quên mất một điều là nơi lưu giữ những kỷ niệm đó, là quyển lưu bút với ý nghĩa trang trọng riêng của nó. Chiếc áo đồng phục giống như màu cờ sắc áo của 1 trường, các em tôn trọng chiếc áo đó cũng giống như các em đang tôn trọng nơi mình đã tu dưỡng và rèn luyện đễ trưởng thành.
Giảm chi tiêu tài chính
Mặc đồng phục cũng là một trong những việc giúp cho gia đình tránh phải chi những khoản áo quần mặc đi học nhiều như trước. Bởi chi phí cho đồng phục trường là không tốn quá nhiều. Nếu là để mua được quần áo cho chúng mình mà đáp ứng các tiêu chí thời trang mới nhất, thì bố mẹ sẽ phải bỏ ra rất nhiều tiền. Việc này đối với những gia đình có điều kiện thì không thành vấn đề, nhưng với những gia đình khác thì cũng là một vấn đề. Bởi vậy, gánh nặng tài chính có thể được giảm bớt đi bằng cách làm đồng phục học sinh bắt buộc.
Nói tóm lại: Các em cần nhận thức được những giá trị của chiếc áo đồng phục đem lại. Từ đó trân trọng giữ gìn nó, đó cũng là cách các em thể hiện tình cảm của mình với thầy cô, với mái trường và với những kỷ niệm thân thương.
lâu nay, hình ảnh các em học sinh mặc đồng phục đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong trường học. Đó là hình ảnh thân thương, trong sáng, gắn liền với thuở cắp sách tới trường. Không chỉ làm đẹp thêm hình ảnh của trường, của lớp, trên hết, nó còn góp phần giáo dục nhân cách của các em.
Năm 2009, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 26 quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục của học sinh, sinh viên. Theo đó, tại nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung đã thực hiện tốt điều này. Giờ đây, việc mặc đồng phục của học sinh không chỉ nhận được sự quan tâm của các trường học ở thành phố mà còn tại các trường miền núi. Hầu hết học sinh khi được mặc đồng phục của trường, của lớp đều cảm thấy tự hào bởi sự giản dị, gắn bó thân thuộc. Nó còn xóa đi ranh giới giàu nghèo, từ đó khiến các em tự tin, hòa đồng hơn với các bạn cùng trang lứa. Tại nhiều trường học, lãnh đạo nhà trường đã chủ động lựa chọn, sáng tạo những bộ đồng phục mang bản sắc riêng, tạo dấu ấn không trộn lẫn cho trường.
Trường Tiểu học Lê Lợi, TP Vinh là một trong những trường triển khai việc may đồng phục cho các em từ rất sớm. Vào năm học 1995 - 1996, nhà trường đã tổ chức cho học sinh may đồng phục thông qua ý kiến của các bậc phụ huynh. Đồng phục của các em thường theo suốt nhiều năm học, chỉ có một số trường hợp phải bổ sung theo năm để phù hợp với cơ thể, chứ không triển khai việc mỗi năm thay đổi đồng phục một lần. Cứ vào chào cờ đầu tuần hoặc cuối tuần vào ngày thứ 6, các em học sinh nữ lại mặc đồng phục áo trắng thắt nơ và váy, còn học sinh nam là quần soóc xanh đi kèm áo trắng có logo của trường.
“Việc mặc đồng phục góp phần xóa bỏ ranh giới giữa học sinh giàu và nghèo. Ngoài ra, đó là một nét đẹp văn hóa, thể hiện sự văn minh, lịch sự, không chỉ làm đẹp thêm hình ảnh của trường, của lớp mà còn góp phần giáo dục nhân cách của các em”, một giáo viên cho hay. Tại các trường học miền núi, dù không bắt buộc nhưng năm nào, lãnh đạo, cán bộ, giáo viên nhà trường cũng đều khuyến khích tổ chức cho học sinh mặc đồng phục khi đến trường, khuyến khích các em mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình để tôn vinh bản sắc văn hóa quê hương.
Tuy nhiên, bên cạnh những ý nghĩa tốt đẹp mà đồng phục học sinh mang lại, đó cũng là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh trong năm học mới. Với nhiều khoản chi phí đóng góp thì việc thay đổi mẫu mã đồng phục theo từng năm đã trở thành mối lo ngại của nhiều bậc làm cha, làm mẹ. Bên cạnh đó, mỗi phụ huynh lại có quan điểm khác nhau về đồng phục, vì vậy, nhà trường cũng gặp khá nhiều khó khăn để đi đến sự thống nhất. Ngoài ra, hiện nay, vấn đề mà nhiều trường lo lắng là về chất liệu vải để may đồng phục tại các cơ sở may mặc...
Không thể phủ nhận ý nghĩa của việc học sinh mặc đồng phục khi đến trường. Tuy nhiên, phải tùy vào điều kiện từng trường, từng vùng miền để có cách làm phù hợp. Bên cạnh đó, rất cần sự quan tâm, nhận thức đúng đắn của các bậc phụ huynh về việc xây dựng hình ảnh của nhà trường thông qua những bộ đồng phục học sinh. Các trường cũng cần quan tâm hơn nữa tới tính tiện dụng của nó, để mỗi lần được mang trên mình bộ đồng phục, các em học sinh lại thêm phần háo hức xen lẫn tự hào.
3 bước để có lập luận thuyết phục khi làm văn nghị luận
Bước 1 : Xác định luận điểm chính xác, minh bạch
Xác định luận điểm thực chất là một quá trình vận động của tư duy qua đó làm nảy sinh hoặc tái hiện trong đầu những phán đoán, những tư tưởng, những ý kiến liên quan trực tiếp tới luận đề do chính đề bài gợi ra.
Trong quá trình xây dựng lập luận, việc xác định các luận điểm chính là việc xác định các kết luận cho lập luận. Những kết luận này có thể xuất hiện ở nhiều dạng và nhiều vị trí khác nhau trong bài.
Đó là những ý kiến xác định được bảo vệ và chứng minh trong bài văn nghị luận. Việc xác định các luận điểm một cách chính xác, minh bạch có ý nghĩa rất quan trọng.
Bởi lẽ, hệ thống luận điểm chính là nền tảng, là cơ sở của nội dung văn bản, được ví như cái khung cốt lõi của cấu trúc toà nhà, như xương sống của cơ thể con người.
Khi xác định luận điểm cho bài văn nghị luận, người viết phải lưu ý đến những yêu cầu của một luận điểm. Đó là luận điểm phải đúng đắn, sáng rõ, tập trung, mới mẻ, có tính định hướng và đáp ứng nhu cầu của thực tế thì mới có sức thuyết phục người đọc, người nghe.
Đúng đắn nghĩa là luận điểm phải phù hợp với lẽ phải được thừa nhận. Sáng rõ là luận điểm được diễn đạt chuẩn xác, không mập mờ, mâu thuẫn.
Tập trung là các luận điểm trong bài đều hướng vào làm rõ vấn đề cần nghị luận. Mới mẻ tức là luận điểm không lặp lại giản đơn những điều đã biết mà phải nêu ra ý mới chưa ai đề xuất.
Luận điểm của bài văn nghị luận còn cần có tính định hướng nhằm giải đáp những vấn đề nhận thức và tư tưởng đặt ra trong thực tế đời sống.
Để xác định luận điểm, người viết có thể vận dụng một số biện pháp như: Xác định luận điểm từ việc khai thác những dữ liệu của đề bài; xác định luận điểm bằng cách đặt câu hỏi; xác định luận điểm dựa vào cách thức nghị luận; xác định luận điểm từ những ý tưởng bất ngờ...
Việc trình bày, luận điểm phải vừa đi thẳng vào vấn đề lại vừa có tính nghệ thuật, hợp tình hợp lí.
Chẳng hạn: Từ dẫn dắt mà nêu ra luận điểm (cách nêu luận điểm này vừa tự nhiên, hợp lí, vừa gợi ra được nhiều suy nghĩ);
Kể một câu chuyện rồi từ đó nêu luận điểm (làm cho luận điểm được nêu ra có lí do, ngọn nguồn, có phương hướng để chứng minh, trong đó, phần trước là sự thực, phần sau là kết luận, theo lí mà thành chương bài, không hề khiên cưỡng);
Từ việc quy nạp hiện tượng mà nêu ra luận điểm (cách nêu luận điểm như vậy tỏ ra chắc chắn, mạnh mẽ, tự nhiên);
Từ việc trình bày bối cảnh mà xác định luận điểm (vừa làm cho sự xuất hiện của luận điểm có bối cảnh của nó, lại vừa làm cho luận điểm này có được ý nghĩa hiện thực, nhờ đó mà luận điểm nêu ra được nhấn mạnh ở mức độ cao hơn), …
Bước 2: Tìm các luận cứ thuyết phục
Khi xây dựng lập luận, điều quan trọng nhất là phải tìm cho được các luân cứ có sức thuyết phục cao.
Luận cứ chính là nền tảng và là chất liệu để làm nên bài văn nghị luận. Muốn có luận cứ để sử dụng thì người làm văn nghị luận phải tích luỹ, phải chuẩn bị cho mình một vốn luận cứ giàu có, đa dạng.
Đó là: Các sự thật lịch sử và đời sống, bao gồm các sự kiện lịch sử, cuộc đời các nhân vật kiệt xuất, các nhà văn hoá của dân tộc và của thế giới, những nhà phát minh vĩ đại, các sự kiện đời sống được nhiều người biết,…
Các tư tưởng, lý luận của những nhà tư tưởng lớn như Khổng Tử, Các Mác, Hồ Chí Minh,…
Các số liệu khoa học được công bố trên các báo, tạp chí về dân số, về số lượng HS trong cả nước, về thu nhập quốc dân, về sự phát triển kinh tế, kĩ thuật,… Các định lý, định luật khoa học,…
Các câu tục ngữ, thành ngữ, cách ngôn,… kết tinh trí tuệ của dân gian và nhân loại, … Khi phân tích, bình luận tác phẩm văn học thì các câu thơ, câu văn, các hình ảnh, chi tiết, các nhân vật trong tác phẩm là luận cứ không thể thiếu. Việc học thuộc lòng các câu thơ, câu văn sẽ tạo thành một cái vốn quan trọng đối với người viết văn nghị luận.
Muốn lập luận thuyết phục, người viết phải biết lựa chọn luận cứ. Theo SGK Ngữ văn 10 (nâng cao) thì luận cứ phải được lựa chọn theo các tiêu chí sau đây:
Trước hết, luận cứ phải phù hợp với yêu cầu khẳng định của luận điểm. Nội dung của luận cứ phải thống nhất với nội dung của luận điểm.
Chẳng hạn: muốn bình bài thơ hay, cần chọn được bài thơ hay, câu thơ hay. Muốn bàn về vấn đề tự học, cần biết về các tấm gương tự học thành đạt.
Thứ hai, luận cứ phải xác thực. Khi nêu luận cứ, người viết cần biết chính xác về nguồn gốc, các số liệu, các sự kiện, tiểu sử nhân vật,… Biết không chắc chắn thì chưa vội sử dụng. Tuyệt đối không được bịa đặt luận cứ.
Thứ ba, luận cứ phải tiêu biểu. Nếu nhà thơ có nhiều câu thơ hay thì chọn câu thơ tiêu biểu cho phong cách độc đáo của nhà thơ ấy. Nếu chọn chi tiết về nhân vật thì chọn chi tiết tiêu biểu nhất cho tính cách của nhân vật ấy.
Thứ tư, luận cứ phải vừa đủ, đáp ứng yêu cầu chứng minh toàn diện cho luận điểm. Nếu muốn chứng minh nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước thì cần lấy luận cứ từ thực tế cuộc sống của các tầng lớp nhân dân, trong quá khứ và trong hiện tại, trong hiện tại, trong thời chiến cũng như trong thời bình.
Cuối cùng, luận cứ cần phải mới mẻ. Những luận cứ mà người đi trước đã sử dụng thì không nên dùng lại, nếu muốn dùng thì cố gắng khai thác khía cạnh nội dung mới của nó.
Khi sử dụng luận cứ vào bài văn nghị luận, người viết cần lưu ý: Trước hết phải giới thiệu luận cứ, có trường hợp cần chỉ ra nguồn gốc của luận cứ (chẳng hạn số liệu lấy ở đâu, câu thơ của ai, ở tác phẩm nào).
Cần trích dẫn chính xác. Nhớ nguyên văn thì đặt trong ngoặc kép, nhớ đại ý thì chuyển thành lời gián tiếp. Dẫn nhân vật thì lược thuật cuộc đời và hoạt động của nhân vật. Cần sử dụng thao tác lập luận để từ luận cứ mà làm rõ luận điểm.
Bước 3: Lựa chọn phương pháp lập luận hợp lí
Trong văn nghị luận, luận chứng bày tỏ mối quan hệ logic giữa luận cứ và luận điểm, là sợi dây liên kết luận điểm, luận cứ, khiến cho ba yếu tố của bài văn nghị luận trở thành một bài văn hoàn chỉnh, hài hòa.
Luận chứng còn là biểu hiện ý thức tự biện mạnh mẽ và đào sâu của văn nghị luận. Tính thuyết phục của bài văn nghị luận phụ thuộc rất nhiều vào cách luận chứng. Vì vậy, để lập luận thuyết phục và chặt chẽ, người lập luận còn phải biết vận dụng các phương pháp lập luận hợp lí.
Ở bậc THCS, HS đã được học một số thao tác lập luận: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp. Đến bậc THPT, các em được củng cố thêm về thao tác lập luận phân tích và được học thêm những thao tác lập luận khác như: so sánh, bác bỏ, bình luận. Để tiện cho việc theo dõi, chúng tôi sẽ trình bày vắn tắt các thao tác lập luận mà HS được học trong chương trình Làm văn bậc THPT.
Các thao tác lập luận trong chương trình Làm văn THPT có thể tóm lược như sau:
PPLL
Mục đích, yêu cầu
Cách lập luận
1. Phân tích
[Ngữ văn 11, tập 1, 27]
- Làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối liên hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng (sự vật, hiện tượng).
- Chia, tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ (QH) nhất định: QH giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, QH nhân quả, QH giữa đối tượng với các đối tượng có liên quan, QH giữa người phân tích với đối tượng phân tích,…
- Cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất.
2.
So sánh
[Ngữ văn 11, tập 1, 80]
- Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác.
- So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
- Đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.
- Phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người nói (người viết).
3.
Bác bỏ
[Ngữ văn 11, tập 2, 26]
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,… từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe (người đọc).
- Bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân, phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác,… của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy.
- Khi bác bỏ, cần có thái độ khách quan, đúng mực
4.
Bình luận
[Ngữ văn 11, tập 2, 73]
- Nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học.
- Trình bày rõ ràng, trung thực về hiện tượng (vấn đề) được bình luận.
- Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến, nhận định, đánh giá của mình là xác đáng.
- Có những lời bàn sâu rộng về chủ đề bình luận
u là trời z đó
????????????????