Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Tên lỗi:__________________
-Chữa lỗi: + __________________
+ Viết lại: __________________
VD: Tuy Minh xấu người nhưng cậu ta còn xấu cả nết
-Tên lỗi: Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
-Chữa lỗi: +Thay quan hệ từ ''Tuy-nhưng''-> ''Không những-mà còn''
+ Viết lại: Không những Minh xấu người mà cậu ta còn xấu cả nết
À mk quên , các bạn hãy viết về gia đình nha , mk ko thích viết về bản thân mk đâu
Trong cuộc đời mỗi người, luôn in dấu trong tâm hồn là hình ảnh một người nào đó mà ta rất yêu quý, kính trọng. Với riêng em, người mà em yêu quý nhất đó là người bà kính yêu giống như người mẹ luôn bảo ban, chăm sóc em. Có lẽ bà đã trở thành ngọn lửa sưởi ấm lòng em, là người nuôi dưỡng trong em những ước mơ hi vọng tươi đẹp.
Bà em năm nay đã ngoài 70 tuổi, mái tóc bà bạc phơ như bà tiên. Nước da bà rám nắng bởi thời gian tảo tần nuôi nấng các con, các cháu. Trông bà hiền lành, phúc hậu như bà tiên, luôn ánh lên sự trìu mến với mọi người. Bố mẹ đi làm ở xa, tuy vậy nhưng em lại được bù đắp bởi tình cảm ấm nóng từng chút của bà. Bà luôn quan tâm, bảo ban, ân cần săn sóc em. Bà thuộc hàng ngàn câu ca dao, tục ngữ, đó là nguồn suối trong lành, dịu ngọt hằng đêm bà vẫn dùng để vỗ vể ru hời cho em vào giấc ngủ sâu.
2. a. Mùa xuân: mừa đầu tiên trong năm, vạn vật sinh sôi, nảy nở, ngập tràn sức sống.
- Xuân: tươi, trẻ.
b. - Mặt Trời: thiên thể nóng sáng, ở xa Trái Đất, là nguồn chiếu sáng và sưởi ấm chủ yếu cho Trái Đất.
- Mặt trời: ánh sáng, sự sống.
Câu 5 :
Bằng cách nói bóng bẩy, cô đọng, hàm súc, những con người Việt Nam giàu tình nghĩa đã dạy con cháu :
" Ăn quả nhớ kẻ trồng cây "
Tầng nghĩa đen của câu tục ngữ cho rằng : Ăn những trái cây chín mọng, thơm ngon thì phải nhớ đến công ơn của những người vun xới, chăm sóc, của những người trồng cây.
Tại sao " ăn quả " phải " nhớ kẻ trồng cây " ?
Mỗi chúng ta từ khi sinh ra đến khi lớn lên nhận được bao nhiêu điều tốt đẹp từ người khác. Hạt cơm chúng ta ăn là thành quả của biết bao công sức cày sâu cuốc bẫm, chăm sóc,... của các bác nông dân. Chiếc áo chúng ta đang mặc có công sức của người ươm tơ, se chỉ, chế tạo máy móc, cắt may... Con đường chúng ta đang cắp sách tới trường hôm nay đã nhuộm biết bao máu đổ của các thế hệ cha anh ngày trước. Giấc ngủ của chúng ta an lành, êm ả mỗi đêm là nhờ các anh bộ đội, chiến sĩ vùng biên giới, vùng biển khơi, vùng đảo xa xôi, tích cực canh gác...
Như vây những " kẻ trồng cây " ấy đã tạo nên " quả " cho chúng ta ăn ngon lành. Do đó hãy biết ơn họ để nhân cách của mình được đẹp thêm, cái tính người được tỏa sáng lung linh hơn.
Hằng ngày, khi được sự quan tâm, giúp đỡ của bất kì ai, người nhận cần phải tỏ thái độ biết ơn, có khi chỉ là một nụ cười hàm ý, một ánh mắt chứa chan tình cảm hoặc một câu nói ý nghĩa.
Tóm lại, câu tục ngữ " ăn quả nhớ kẻ trồng cây " là một lời dạy bổ ích của cha ông ta. Nó không những có ý nghĩa lớn lao đối với thế hệ đi trước mà còn dìu dắt thế hệ đi sau đến với cái chân - thiện - mĩ . Từ đó, con người trở nên Người hơn. Và nhân sinh quan cao vời ấy đã làm cho cuộc đời đẹp hơn, đất như nở hoa tươi hơn và trời mỗi ngày lại sáng hơn.
I.Từ đơn: Là từ chỉ có một tiếng (VD: sách, bút, điện, trăng...)
II. Từ Phức là từ do hai hay nhiều tiếng ghép lại thành một ý nghĩa chung.
VD: Sông núi, sách vở, xe đạp, bạn học. Từ phức chia thành hai loại: Từ ghép và từ láy
1. Từ ghép
* Khái niệm: là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa
* Phân loại từ ghép: có hai loại
- Từ ghép có nghĩa tổng hợp là từ ghép mà nghĩa của nó là nghĩa của các từ đơn tạo thành theo quan hệ song song (hợp nghĩa), nghĩa khái quát hơn nghĩa từng tiếng.
VD: Núi sông/ sông núi, thay đổi/ đổi thay, mạnh khoẻ/ khoẻ mạnh, vui sướng/ sướng vui; ông cha / cha ông; đau khổ/ khổ đau, quần áo/ áo quần, nhà cửa / cửa nhà,
- Từ ghép có nghĩa phân loại : là từ ghép có sự phân biệt về nghĩa so với các từ cùng loại (tức là có chung một tiếng nào đó), nghĩa cụ thể hơn.
VD: hạt thóc, bà nội, thợ mộc…
2. Từ láy
* Khái niệm: từ láy là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ láy âm
VD: Đẹp đẽ (tiếng gốc là “đẹp”, tiếng láy là “đẽ ”); lướng vướng (tiếng gốc là “vướng”, tiếng láy là “lướng”.)
* Phân biệt các kiểu từ láy: Trong tiếng việt có bốn kiểu từ láy
- Láy tiếng: các tiếng láy hoàn toàn giống nhau
VD: Xanh xanh, ngời ngời, gâu gâu..
- Láy âm: bộ phận phụ âm đầu các tiếng láy giống nhau
VD: khó khăn, hăm hở, rì rào…
- Láy vần: bộ phận vần của các tiếng láy giống nhau
VD: lom khom, bồn chồn, lim dim…
- Láy cả âm và vần: bộ phận phụ âm đầu và bộ phận vần được láy lại (chỉ khác nhau về âm điệu)
VD: khít khịt, dửng dưng, rười rượi..
* Phân biệt các dạng từ láy: có 3 dạng khác nhau:
- Láy đôi: từ láy có hai tiếng: dào dạt, lơ mơ…
- Láy ba: từ láy có 3 tiếng: Sạch sành sanh, dửng dừng dưng…
- Láy tư: Từ láy có 4 tiếng: Hớt hơ hớt hải, lúng ta lúng túng…
+ Láy từng đôi một: quần quần áo áo, cười cười nói nói…
* Nghĩa của từ láy: Nghĩa của từ láy rất phong phú, nhưng có hai dạng cơ bản sau đây:
+ Nghĩa mạnh hơn so với nghĩa của tiếng gốc
VD: xanh xao> xanh; đoàng đoàng > đoàng; lạnh lẽo> lạnh….
Thẳm -> thăm thẳm
+ Nghĩa giảm nhẹ so với nghĩa của tiếng gốc:
VD: xinh => xinh xinh < xinh; đo đỏ < đỏ
đẹp => đèm đẹp
+ Nghĩa phong phú, tinh tế hơn… so với nghĩa của tiếng gốc:
VD: Nhà thơ Tố Hữu đã dùng nhiều từ láy để miêu tả dáng vẻ tinh nghịch, hồn nhiên, yêu đời của bé Lượm trong những câu thơ giàu chất tạo hình, giàu nhạc điệu, chan chứa một tình cảm yêu thương tha thiết:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
1 Các từ tráng sĩ, sính lễ, tập quán thuộc từ mượn
Đó là từ mượn Hán - Việt
Tập và quán đều là từ mượn Hán - Việt
2
Tráng sĩ:Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh nẽ, hay làm việc lớn
bSính lễ: Lễ vật nhà trai đem sang nhà gái để xin cưới
tập quán chỉ phong tục ở 1 dân tộc
3 là từ hán việt