Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một tác phẩm hay và đầy ý nghĩa. Nó khiến cho em xúc động không chỉ bởi vì tình cảm hồn nhiên và dễ thương của hai anh em Thành và Thủy mà còn bởi vì cuộc chia ly đột ngột giữa hai anh em, hai tâm hồn nhạy cảm và trong sáng.
Người ta thường nói búp bê thì không biết khóc bao giờ. Búp bê chỉ là một đồ vật vô tri vô giác mà thôi. Nhưng con người bằng xương bằng thịt thì khác. Họ có thể vui, buồn, giận dỗi và khóc khi mình gặp phải những biến cố hay mất mát nào đó trong đời, cũng có thể khóc khi vui sướng. Thành và Thủy cũng chính là những con người như vậy. Hai anh em không chỉ rất yêu thương nhau mà còn muốn ba mẹ hai em không chia tay để trong hai trái tim bé nhỏ ấy không biết bao lần thổn thức. Thành là một người anh trai yêu thương em gái hết mực, dù cho đồ chơi của chúng chẳng có gì nhiều nhưng anh vẫn dành hết đồ chơi cho đứa em gái ngây thơ của mình. Thủy tuy còn nhỏ và khá trẻ con, nhưng hành động “võ trang cho con Vệ Sĩ”, đem đặt đầu giường để gác đêm cho anh để anh không chiêm bao thấy ma nữa xuất phát từ tình anh em. Thủy không thể chịu đựng nổi khi thấy Thành đem chia hai con búp bê, con Vệ Sĩ và con Em nhỏ ra, em càng không thể cầm lòng khi em biết chỉ trong một thời gian ngắn ngủi thôi, em phải xa người anh trai mà em hết lòng tôn sùng và yêu mến. Hai anh em cũng chỉ là hai con búp bê có cảm xúc phải chia tay nhau khi còn quá nhỏ để luyến lưu một góc trời ký ức đầy dư âm và kỷ niệm. Hai em không phải là người quyết định cuộc chia tay ấy mà chính quyết định ly hôn của ba mẹ hai em đã khiến cho hai em phải xa nhau, xa những tháng ngày hạnh phúc và đầy những ký ức đẹp như cổ tích. Khi biết chuyện, cô và các bạn của Thủy đã rất đau lòng, càng đau lòng hơn khi phải đối mặt với một sự thật phũ phàng rằng từ nay Thủy sẽ không còn được đi học nữa. Sự thật vẫn là sự thật. Em chỉ ước một điều là cái tổ ấm nhỏ bé ấy sẽ không bị tan vỡ và nụ cười lại nở trên mối hai anh em tội nghiệp. Người lớn thì có bao giờ hiểu được con trẻ nghĩ gì khi tuy còn nhỏ mà chúng phải chứng kiến cảnh ba mẹ bỏ nhau và phải nói lời chia xa với những người mà mình yêu thương nhất. Hai con búp bê cũng phải chúng kiến cảnh tượng đau lòng đó. Em không biết là chúng có khóc không nếu chúng phải chia tay nhau sau một thời gian dài bên nhau, chơi đùa cùng hai con người đáng yêu và dễ thương như hai thiên thần. Có thể chúng sẽ không khóc đâu vì búp bê làm gì có nước mắt. Nhưng cuộc chia tay đã làm nhói đau Thành và Thủy, để lại trong tim hai em một vết thương rất lớn không gì hàn gắn nổi. Dù vậy thì cuộc sống vẫn tiếp tục trôi, “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng um trùm lên cảnh vật”. Hai em có thể xa rời nhau, nhưng tôi tin chắc một điều là chúng vẫn luôn nhớ về nhau, nhớ khung trời tuổi thơ với những cảnh vật quen thuộc, mãi mãi không quên. Em thấy lòng mình đau đớn khi trong phút giây nói lời tạm biệt, Thủy bắt thành phải hứa là sẽ không bao giờ để hai con búp bê ngồi xa nhau, cũng giống như hai sinh linh ấy sẽ mãi dõi theo nhau trên mọi nẻo đường đời.
Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.
Câu chuyện kể về cuộc chia tay của Thành và Thủy.Vì bố mẹ chia tay nhau nên hai anh em Thành và Thủy đã phải chia tay.Thành ở lại với bố còn Thủy về quê ngoại với mẹ .Trước khi chia tay ,hai anh em chia đồ chơi.Thủy đau đớn khi chia tay thầy cô và các bạn .Trước khi trèo lên xe ,Thủy chạy vào nhà đặt hai con búp bê ở lại và dặn anh không bao giờ để chúng cách xa nhau.
Thành và Thủy là hai anh em hết mực yêu thương nhau nhưng lại phải chia tay nhau vì bố mẹ họ ly dị. Trước khi chia tay, hai anh em chia đồ chơi cho nhau. Thành nhường hết đồ chơi cho em. Thủy sợ anh lại gặp ác mộng, chia cho anh con búp bê Vệ Sĩ để nó canh giấc ngủ cho anh, còn em nhận lấy con Em nhỏ. Hai anh em còn đến trường để Thủy chia tay với cô giáo và bạn bè. Cô giáo tặng Thủy một quyển sổ và một chiếc bút máy nắp vàng nhưng em không dám nhận vì mẹ đã sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán. Trước khi chia tay, Thủy suy nghĩ lại, đã đưa luôn cho anh con búp bê Em Nhỏ, đề hai con búp bê không bao giờ phải xa nhau như Thành và Thủy.
Cuộc chia tay của nhưng con búp bê
Câu 1:Truyện viết về ai?Về việc gì ? Ai là nhân vật chính?
Trả lời :
- Truyện viết về hai anh em Thành và Thủy khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải chia tay nhau, chia đồ chơi và chia tay cả trường lớp.
- Nhân vật chính là hai anh em
Câu 2:
Trả lời :
a, Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì?
b, Tại sao tên truyện lại là " Cuộc chia tay của những con bút bê"? Tên truyện có liên quan đến ý nghĩa của chuyện ko?
a, Ngôi kể : Thứ nhất, số ít. Tác dụng : Đảm bảo tính khách quan đánh giá câu người kể , có tính thuyết phục, tạo nên tính chân thực , cảm động của chuyện, diễn tả sâu sắc những đau khổ , tình cảm trong sáng của hai anh em.
b, Những con búp bê là đồ chơi của trẻ nhỏ , gợi sự trong sáng, ngây thơ, ngỗ nghĩnh . Trong truyện , chúng trong sáng ko có tội lỗi gì nhưng cũng phải chia tay như anh em Thành và Thủy
mk ko soạn, nhưng mk sẽ hướng dẫn
bn chỉ cần nêu tác giả,trả lời các câu hỏi trong sgk ,...
mk chỉ bít zậy thôi
cô mk bày vậy đó
ko bít trường bn giống hông
Dán ý làm bài: Chúc bạn học tốt!
Mở bài
Thân bài Bám sát từng nội dung chi tiết kể lại sự việc
Kết bài: _Sau khi nghe 2 anh em tâm sự
_ Bố mẹ tình cờ nghe thấy
_ suy nghĩ, tâm trạng của bố mẹ lúc đó
_ Và 2 anh em đã nói ra sao để thuyết thục
_ Bố mẹ đã nói như thế nào?
_ Kết thúc sự việc 2 anh em được đoàn tụ với nhau vui vẻ
Cổng trường mở ra
_Lý Lan_
I. Đọc - tìm hiểu chung
1. Tác giả : Lý Lan
2. Tác phẩm :
- Trích báo “ Yêu trẻ”, số 166, ngày 1-9-2000.
- Nhân vật chính: người mẹ
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất ( người mẹ )
- Tóm tắt văn bản:
Văn bản viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường vào lớp 1. Người mẹ hồi hộp, phấp phỏng lo cho con và nhớ về tuổi thơ đến trường của mẹ, suy nghĩ của mẹ về nền giáo dục của nước nhà.
3. Bố cục : 2 phần
Phần 1: Từ đầu …. “ bước vào” : Nỗi long của mẹ
Phần 2 : Còn lại : Cảm nghĩ của mẹ về nền giáo dục nước nhà
II. Đọc – tìm hiểu văn bản
1. Nỗi long của mẹ
a) Tâm trạng của mẹ và con
Tâm trạng của mẹ
- Không ngủ được
- Không tập trung được vào điều gì cả.
- Mẹ lên giường trằn trọc vì nhớ lại ngày đầu tiên đi học.
=> Tâm trạng của mẹ : Thao thức, triền miên suy nghĩ
Tâm trạng của con
- Giấc ngủ đến với con dễ dàng
- Không có mối bận tâm nào là ngày mai phải dậy cho kịp giờ
=> Tâm trạng của con: thanh thản, vô tư
=> Nghệ thuật: Tự sự + Biểu cảm làm nổi bật tâm trạng thao thức, hồi hộp của mẹ.
b) Những việc làm của mẹ
- Buông mùng, đắp mện, nhìn con ngủ
=> Mẹ yêu thương con, hết lòng vì con
c) Kỷ niệm ngày đầu tiên đến trường của mẹ:
- Nhớ về sự nôn nao, hồi hộp khi đi cùng bà ngoại đến trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại.
=> Nghệ thuật: Dùng nhiều từ láy để gợi lên những tâm trạng vừa vui mừng, vừa lo sợ.
- Cứ nhắm mắt vào lại vang lên tiếng đọc bài trầm bổng: “ Hằng năm cứ vào cuối thu…”
=> Người mẹ biết yêu thương người than, tin yêu trường học và tin tưởng vào tương lai của con.
2. Những suy ngẫm của mẹ về giáo dục
- Mẹ nhớ lại câu chuyện ngày khai giảng ở Nhật.
=> Ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội, là ngày trọng đại của các em học sinh
- Tầm quan trọng của giáo dục: “ Sai một ly đi một dặm “
=> Ko được phép sai lầm trong giáo dục vì giáo dục quyết định tương lai của đất nước
- Mẹ nói : “ Đi đi con…thế giới kì diệu” .
=> Khẳng định vai trò của giáo dục đối với con người là cực kì to lớn và quan trọng.
III. Tổng kết
Ghi nhớ : SGK ( tr.9)
1. Ngày mai con đến trường. Người mẹ thức suốt đêm, suy nghĩ triền miên về ngày đi học đầu tiên của con trong khi đứa con, vì còn nhỏ nên rất vô tư, chỉ háo hức một chút, sau đó đã ngủ ngon lành. Điều khiến người mẹ không ngủ được không phải vì quá lo lắng cho con.
2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có những biểu hiện khác nhau. Đứa con vô cùng háo hức vì ngày mai được vào lớp Một. Nhưng “cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”. Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi mà không ngủ được (mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,…).
3. Người mẹ trằn trọc không phải vì quá lo lắng cho con mà là vì đang sống lại với những kỉ niệm xưa của chính mình. Ngày khai trường của đứa con đã làm sống dậy trong lòng người mẹ một ấn tượng thật sâu đậm từ ngày còn nhỏ, khi cũng như đứa con bây giờ, lần đầu tiên được mẹ (tức bà ngoại của em bé bây giờ) đưa đến trường. Cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi nhìn người mẹ đứng ngoài cánh cổng trường đã khép còn in sâu mãi cho đến tận bây giờ.
4*. Xét về hình thức bề ngoài, về cách xưng hô thì dường như người mẹ đang nói với đứa con nhưng trong thực tế, mẹ đang tự nói với mình. Đối thoại hoá ra độc thoại, nói với con mà lại là tâm sự với chính lòng mình – đó là tâm trạng của những người mẹ yêu thương con như yêu máu thịt, một phần cuộc sống của mình. Cách nói ấy vừa thể hiện được tình cảm mãnh liệt của người mẹ đối với đứa con, vừa làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, diễn đạt được những điều khó nói ra được bằng những lời trực tiếp.
5. Vẫn bằng giọng đối thoại, tác giả đã khéo léo chuyển hướng để nói về tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của các thế hệ mai sau. Nêu lên một hiện tượng về sự quan tâm của các quan chức Nhật đối với giáo dục, tác giả đi đến khái quát: "Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này".
6. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.
Đêm trước ngày đưa con đến trường, người mẹ không ngủ. Ngắm nhìn con ngủ say, lòng người mẹ bồi hồi xúc động: nhớ lại những hành động của con ban ngày, nhớ về thuở nhỏ với những kỉ niệm sâu sắc trong ngày khai giảng đầu tiên... Lo cho tương lai của con, người mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật - một ngày lễ thực sự của toàn xã hội -nơi mà ai cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con.
2. Cách đọc
Cần bám sát diễn biến tâm trạng của người mẹ để lựa chọn giọng đọc cho phù hợp:
- Đoạn từ đầu đến "trong ngày đầu năm học": tác giả sử dụng cả ba phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm nhưng tự sự là chủ yếu. Với đoạn này cần đọc giọng nhẹ nhàng.
- Nội dung chính của đoạn tiếp theo (từ "Thực sự mẹ không lo lắng..." đến "cái thế giới mà mẹ vừa bước vào") là sự hồi tưởng của người mẹ về những kỉ niệm trong ngày khai trường đầu tiên. Nội dung này được thể hiện chủ yếu qua phương thức biểu cảm kết hợp với tự sự. Đọc đoạn văn với tiết tấu chậm, thể hiện tâm trạng bồi hồi, xao xuyến của người mẹ.
- Đoạn cuối cùng nói về ngày khai trường ở Nhật. Phương thức tự sự là chủ yếu, giọng đọc cần rõ ràng, không cần diễn cảm nhiều như đoạn trên. Tuy nhiên, ở câu kết thúc văn bản, tác giả lại sử dụng phương thức biểu cảm, do đó khi đọc cần hạ giọng để thể hiện tâm trạng xao xuyến của người mẹ.
a, Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm; hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm, nhân vật.
Nêu cảm nghĩ khái quát về nhân vật: Yêu mến, thương cảm.
b, Thân bài:
* Yêu quí, trân trọng Thủy, một cô bé ngoan ngoãn, hiếu thảo ; có tình yêu thương anh và tấm lòng vị tha nhân hậu.
+ Thủy biết quan tâm đến anh: Ra sân vận động vá áo cho anh vì lo anh bị mẹ mắng -> Vừa ngoan, vừa khéo tay, chăm chỉ, rất thương anh.
+ Khi bắt buộc phải xa anh, phải chia đồ chơi, muốn giành tất cho anh, hai anh em cứ nhường nhau mãi -> một người em biết nhường nhịn.
+ Dù vô cùng đau buồn vì bố mẹ chia tay, em chỉ khóc và vâng lời mẹ, không hề cãi khi bị mẹ quát; vẫn mong chờ bố về để chào trước khi chia tay -> em thật ngoan ngoãn, hiếu thảo.
+ Khi phải chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ, tâm trạng Thủy vô cùng mâu thuẫn: Hai con búp bê tượng trưng cho hai anh em, cả hai anh em đều yêu quí; hằng ngày chúng quàng tay lên vai nhau, ghé đầu vào nhau thân thiết. Vậy mà giờ chúng phải xa nhau, Thủy đau lòng không nỡ chia lìa chúng. Khi người anh nhường cho Thủy thì em lại lo không có người gác cho anh ngủ. Và đến giây phút cuối, khi đã trèo lên xe, Thủy lại tụt xuống đặt con búp bê vào chỗ thường ngày chúng vẫn quàng tay nhau…-> Thủy có tấm lòng vị tha, giàu đức hi sinh; em đã chấp nhận chia tay con búp bê yêu quí vì thương anh, lo cho anh. Em luôn vì người khác mà quên lợi ích, niềm vui của mình thật đáng cảm phục, trân trọng.
* Càng yêu quí, trân trọng, người đọc càng thương cảm cho số phận éo le, bất hạnh của Thủy.
+ Cuộc sống của hai anh em Thành – Thủy đang êm ấm, hai anh em vô cùng thân thiết: Chiều nào anh cũng đi đón em. Hai anh em nắm tay nhau, vừa đi vừa trò chuyện -> Tình cảm gắn bó, quấn quít. Nhưng giờ đây Thủy sắp phải xa anh. Nỗi đau của em quá lớn, Thủy chỉ còn biết khóc. -> Người đọc xót xa cho em.
+ Thủy còn xa lìa con búp bê mà em yêu quí: Con Em Nhỏ. Đó là một sự hi sinh lớn. Đối với em, con búp bê như một người bạn thân thiết, có thể hiểu được tình cảm anh em, có thể chia xẻ buồn vui khi phải xa anh... nhưng em đã để lại cho anh trai mình -> Em sẽ buồn, sẽ cô đơn - > em thật đáng thương.
+ Thủy còn phải chia tay với cô giáo và các bạn, nơi thân thiết gắn bó với em hằng ngày.Cảnh chia tay đẫm nước mắt khiến người đọc vô cùng xúc động : Thủy khóc, bạn bè khóc, cô giáo cũng không cầm nổi nước mắt...Nhưng người đọc còn bất ngờ hơn, xót xa hơn vì Thủy sẽ phải mãi mãi chia tay với lớp, với trường vì em sẽ không được đi học mà phải đi bán rau ở chợ. Vì nơi em về là một vùng quê hẻo lánh, xa trường học nên em không thể tiếp tục học. Thật đau lòng biết bao ! Cuộc đời em rồi sẽ ra sao ? Tương lai của em sẽ thế nào ?...
Tóm lại : Nhân vật Thủy được xây dựng tự nhiên, chân thật, qua nhiều chi tiết cụ thể, bất ngờ rất hấp dẫn người đọc. Nhân vật Thủy hiện lên càng ngoan ngoãn, càng giàu tình yêu thương, nhân hậu, trong sáng, cao đẹp bao nhiêu càng có sức truyền cảm mạnh mẽ bấy nhiêu ; khơi gợi nhiều suy ngẫm cho người đọc về giá trị và vai trò của tổ ấm gia đình. Hãy để trẻ em được lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha, mẹ và những người thân yêu...
c, Kết bài : Khẳng định lại cảm nghĩ
Liên hệ bản thân : Nêu mong ước, hứa hẹn
Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt (1) tình cảm, cảm xúc và sự đánh giá của con người đối với (2) thế giới xung quanh và khêu gợi (3) nơi người đọc. Tình cảm trong văn bản biểu cảm thường là những tình cảm (4) đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn ( như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, căm ghét những thói tầm thường, độc ác.. )
(1) tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá
(2) thế giới xung quanh
(3) lòng đồng cảm
(4) đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn( như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác,...)
CÔ MK DẠY ĐÓ
p
hương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản là tự sự. Ngoài ba cuộc chia tay tạo thành ba yếu tố hạt nhân của văn bản, tác giả còn sử dụng phương thức biểu cảm qua cách kể chuyện đồng thời bộc lộ trực tiếp cảm xúc của nhân vật chính (cũng là người trong cuộc). Sự kết hợp khéo léo giữa hai phương thức này giúp cho văn bản có được giọng điệu truyền cảm, gợi lên nhiều nỗi xa xót trong tâm hồn bạn đọc.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Truyện viết về hai nhân vật Thành và Thuỷ. Truyện miêu tả cảnh gia đình của Thành và Thuỷ tan vỡ (cha mẹ bỏ nhau) đặc biệt khắc hoạ sự xót xa của hai anh em khi tình cảm của họ bị xẻ chia.
2. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất. Người kể chính là người chứng kiến câu chuyện xảy ra, trực tiếp tham gia cốt truyện – tức là cùng chịu nỗi đau vì sự mất mát về tình cảm như em gái mình. Cách lựa chọn ngôi kể này giúp tác giả có điều kiện trực tiếp thể hiện suy nghĩ, tình cảm và diễn biến tâm trạng của nhân vật, tăng thêm tính chân thực của truyện, làm cho truyện hấp dẫn và sinh động hơn. Chính vì thế, mặc dù tiêu đề của truyện là Cuộc chia tay của những con búp bê nhưng người đọc vẫn hiểu là cuộc chia tay của Thanh và Thuỷ.
Tuy nhiên, tiêu đề truyện còn một hàm ý khác. Những con búp bê thường gợi liên tưởng đến sự hồn nhiên, trong sáng, vô tư. Cuộc chia tay của những con búp bê tạo ra một tình huống tâm lí – đó là cuộc chia tay không đáng có, cũng như không đáng có cuộc chia tay giữa Thành và Thuỷ – hai anh em vốn rất mực gần gũi, thương yêu và luôn luôn quan tâm, chia sẻ cùng nhau. Tên truyện, vì thế đã gợi ra được một tình huống đáng chú ý khiến người đọc phải quan tâm theo dõi.
3. Các chi tiết trong truyện cho thấy hai anh em Thành, Thuỷ rất mực gần gũi, thương yêu, chia sẻ và luôn quan tâm đến nhau:
- Khi Thành đi đá bóng bị rách áo, Thuỷ ddax mang kim ra tận sân vận động để vá áo cho anh.
- Ngược lại, Thành thường giúp em mình học. Chiều chiều lại đón em ở trường về.
- Lúc chia tay, Thành đã nhường hết đồ chơi cho em nhưng Thuỷ lại sợ anh không có người gác đêm nên cứ một mực buộc anh phải nhận giữ con Vệ Sĩ.
4. Đọc truyện, điều dễ nhận thấy là giữa lời nói và hành động của Thuỷ bộc lộ những mâu thuẫn rõ rệt khi thấy anh chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên: trong suy nghĩ, Thuỷ không muốn chia rẽ hai con búp bê, nên Thuỷ vừa ngạc nhiên vừa giận dữ “Sao anh ác thế!” đã lại rất thương Thành, sợ đêm đêm không có con Vệ Sĩ canh giấc ngủ cho anh. Để giải quyết được mâu thuẫn ấy, chỉ có một cách duy nhất là bố mẹ các em không xảy ra việc chia tay. Nhưng thực tế thật là nghiệt ngã. Cuộc chia tay của người lớn đã để lại hậu quả đau đớn cho các em. Cuối truyện, Thuỷ đã để lại con Vệ Sĩ. Đây là chi tiết có tính cao trào, đặc sắc, giàu ý nghĩa nhân văn của truyện.
5. Trong cuộc chia tay của Thuỷ với cả lớp, chi tiết Thuỷ cho biết mình sẽ không được đi học nữa (vì nhà bà ngoại ở xa trường quá) và rồi đây, Thuỷ sẽ phải đi bán hoa ngoài chợ là chi tiết khiến cô giáo (và cả các bạn nữa) bàng hoàng nhất. Cha mẹ Thành và Thuỷ chia tay, với họ đó đã là một nỗi đau đớn lớn. Nhưng ở tuổi của Thuỷ mà không được đến trường, lại phải bước vào đời sớm thế, rõ ràng chi tiết ấy sẽ khiến cho mọi người cảm thấy xót xa hơn.
Trong khi đó, có lẽ chi tiết cảm động nhất trong màn chia tay này là chi tiết cô giáo Tâm tặng cho Thuỷ quyển vở và cây bút nắp vàng (hoặc cũng có thể nêu ra chi tiết: sự chết lặng đi của cô Tâm cùng những giọt nước mắt từ từ rơi khi nghe tin Thuỷ không còn được đến trường nữa).
6. Thành kinh ngạc bởi trong khi tâm hồn mình đang diễn ra những mất mát, đớn đau quá lớn (mất mái ấm gia đình, phải chia tay đứa em gái nhỏ) thì cuộc đời ngoài kia vẫn trôi bình thản. Chi tiết này cho thấy sự hụt hẫng, cô đơn của nhân vật. Nó tác động mạnh vào ý thức trách nhiệm của mỗi chúng ta trước những người xung quanh và trước cuộc sống của cộng đồng.
7. Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi đến chúng ta một lời nhắn nhủ rằng: mái ấm gia dình là một tài sản vô cùng quý giá. Nó là nơi gìn giữ những tình cả cao quý và thiêng liêng. Hãy gìn giữ nó, đừng bao giờ vì một lí do gì mà làm tổn hại đến những tình cảm cao quý và thiêng liêng ấy.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Vì bố mẹ chia tay nhau, hai anh em Thành và Thuỷ cũng phải mỗi người một ngả: Thuỷ về quê với mẹ còn Thành ở lại với bố. Hai anh em nhường đồ chơi cho nhau, Thuỷ đau đớn chia tay thầy cô, khi chia tay còn quyến luyến anh không muốn rời,… Ba cuộc chia tay gợi lên ở bạn đọc những xúc cảm mạnh mẽ cùng nỗi xót thương cho cảnh ngộ mà lẽ ra những người bạn nhỏ không phải gánh chịu.
2. Cách đọc
Văn bản được thể hiện theo phương thức tự sự với ba cuộc chia tay. Bởi vậy sẽ có hai yếu tố đáng lưu ý là lời dẫn chuyện và lời nhân vật:
- Lời dẫn chuyện thường có tính chất khách quan nhưng trong văn bản này, lời dẫn chuyện cũng là lời của nhân vật trong truyện nên các sự kiện được kể đều thấm đẫm cảm xúc, bao trùm lên trên hết là tình thương của người anh đối với em.
- Lời nhân vật đa dạng, lời của mỗi nhân vật thể hiện tâm trạng khác nhau.
âu chuyện kể về cuộc chia tay Thành và Thuỷ. Hai anh em rất thương yêu nhau và quan tâm lẫn nhau. Thế nhưng vì bố vẹ chia tay nên hai anh em đã phải chia tay. Trước khi chia tay nhau, hai anh em chia đồ chơi và chia tay với lớp học trong niềm xúc động dâng trào. Khi về đến nhà hai anh em chia tay nhay thật sự. Cuộc chia tay diễn ra quá đột ngột xót thương xót xa. Trước khi trèo lên xe đi cùng với mẹ, em thuỷ đã đặt con Em Nhỏ cạnh con Vệ Sĩ và dặn anh không bao giờ được để chúng cách xa nhau...
Vì bố mẹ chia tay nhau, hai anh em Thành và Thuỷ cũng phải mỗi người một ngả: Thuỷ về quê với mẹ còn Thành ở lại với bố. Hai anh em nhường đồ chơi cho nhau, Thuỷ đau đớn chia tay thầy cô, khi chia tay còn quyến luyến anh không muốn rời,... Ba cuộc chia tay gợi lên ở bạn đọc những xúc cảm mạnh mẽ cùng nỗi xót thương cho cảnh ngộ mà lẽ ra những người bạn nhỏ không phải gánh chịu.
Vì bố mẹ chia tay nhau, hai anh em Thành và Thuỷ cũng phải mỗi người một ngả: Thuỷ về quê với mẹ còn Thành ở lại với bố. Hai anh em nhường đồ chơi cho nhau, Thuỷ đau đớn chia tay thầy cô, khi chia tay còn quyến luyến anh không muốn rời,... Ba cuộc chia tay gợi lên ở bạn đọc những xúc cảm mạnh mẽ cùng nỗi xót thương cho cảnh ngộ mà lẽ ra những người bạn nhỏ không phải gánh chịu.
Xem thêm ở phần soạn ở hoc24