Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bạn có thể dựa vào 1 dàn ý cuộc trò chuyện với đồ dùng học tập(gôm, tập, bút ....) có thể dựa vào đó để làm 1 dàn ý cho riêng mình
tự tọa được dàn ý cho riêng mình sẽ giúp bạn nhớ lâu đó nha:Đ
vậy bạn cho mình cái đề trò chuyện với gom tập bút đi ạ, chứ mình k thấy trên gg
Thời gian trôi nhanh thật, thấm thoắt mới đó mà đã mười năm. Giờ đây tôi đã lớn khôn, đã trở thảnh sinh viên năm thứ nhất đại học. Hôm nay, có dịp về thăm ngôi trường cũ thân yêu, trong tôi dâng ngập một cảm giác xao xuyến và bỡ ngỡ khôn cùng.
Ngôi trường cũ hiện ra trước mắt tôi với nhiều nhiều kỉ niệm vừa quen thuộc vừa xen chút lạ lẫm. Con đường đầy sỏi đá năm xưa đã được thay thế bằng một con đường ữải đá phang lì, êm ru.
Xe tôi chạy chầm chậm trên đường nhỏ mà cảm thấy vui sướng vô cùng. Chiếc cổng trường năm xưa giờ đã được thay thế bằng chiếc cổng xây kín đáo và phía trên ghi rõ hàng chữ Trường THCS. Tôi còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học muộn, cánh cửa lại đóng sập lại, tôi phải năn nỉ mãi bác bảo vệ mới cho vào.
Bước vào sân trường sự thaỵ đổi ấy càng hiện lên rõ hơn. Dãy lớp tôi học năm xưa giờ được thay thế bằng một nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp cũ năm xưa không còn nhưng tôi vẫn như thấy đâu đây hình ảnh của các bạn cùng lớp. Cái Lan toét, cái Hồng cụ, thằng Sơn tê ta… Ngày ấy cũng ở góc sân trường này, chúng tôi thường chơi đùa. Cây bàng năm xưa vẫn còn nhưng nó đã già hơn trước. Tôi bước lại gần, những nét chữ khắc vào thân cây yẫn còn nhưng những dòng chữ của chúng tôi không còn nữa, có lẽ thời gian đã làm mờ dàn.
Tôi bước tới khu hiệu bộ, căn nhà cũng được sửa lại đôi chút nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng năm xưa, nằm uy nghiêm giữa hai bên hàng cây mát rượi. Đây chính là hàng cây ngày xưa chúng tôi trồng khi trường mới xây xong mà. Ôi! Giờ đây nó đã cao lớn quá, tôi phải ngước mắt lên mới thấy ngọn của nó. Trong tiếng gió tôi nghe những lời rì rầm như những tiếng chào. Dưới gốc cây vẫn còn chiếc biển đề quen thuộc “Cây kỷ niệm lớp… khóa…”.
Sân trường đang giờ học im ắng đến lạ thường. Tôi nghe tiếng thầy cô âm vang, trầm ấm trong lớp học. Nỗi nhớ thầy cô, các bạn dâng ngập hồn tôi, từ ngày chia tay mỗi người một ngả không biết cuộc sống của họ ra sao. Và các thầy cô của tôi nữa, tôi nhớ cô Thanh dạy văn cũng đồng thời là giáo viên chủ nhiệm. Ngày ấy cô rất nghiêm khắc, không ít lần cô đã mắng chúng tôi khi chúng tôi không chịu nghe giảng. Tôi biết lúc đó đã có một số bạn tỏ ý không bằng lòng với cô nhưng chính những người bạn đó sau này đã tâm sự với tôi: Đen khi xa cô rồi mới thấm thìa lời cô dạy.
Thực ra ngày đó chúng tôi còn nhỏ quá, chỉ thích chơi thôi. Giờ đay lớn khôn tôi chỉ mong có dịp gặp lại cô để nói hết những tâm sự của mình.
Đang mải mê với dòng suy nghĩ của mình thì tôi gặp cô Thanh, tôi vô cùng sung sướng và bất ngờ vì bao năm rồi cô vẫn dậy ở nơi đây. Tôi chạy lại, vui mừng:
– Em chào cô! Cô có nhận ra em không ạ?
Cô nheo đôi mắt, sửa lại cặp kính:
– Em là Lan học sinh lớp 6A, khóa học cách đây mười năm rồi phải không?
– Em cảm ơn vì cô vẫn còn nhận ra em.
Thế là cô trò tíu tít nói chuyện. Đen lúc này tôi mới có dịp ngắm nhìn lại gương mặt cô, năm tháng trôi đi, trên khuôn mặt của cô đã có nhiều nếp nhăn, đôi mắt cũng không còn sáng như xưa nữa nhưng cái nhìn của cô vẫn thật dịu dàng. Mái tóc đen năm xưa giờ đã có khá nhiều sợi bạc. Tôi bỗng thấy thương cô vô cùng bởi tôi biết cuộc đời riêng của cô không mấy hạnh phúc nên bao nhiêu tình cảm cô dành hết cho tất cả học sinh.
Tôi và cô đi dạo quanh sân trường, cô trò nhắc lại bao chuyện cũ, đi bên cô tôi thấy mình như nhỏ lại, như được ữở lại tuổi học ữò thơ ngây bé nhỏ. Tôi vẫn thấy cô dịu dàng và ân cần như ngày tôi còn đi học. Tôi đã tâm sự hết với cô về những tình cảm của các bạn của lớp dành cho cô như thế nào. Cô rất xúc động, cô nói:
– Những gì cô dạy dỗ các em năm xưa, cô biết rằng có thể ngay lúc đó các em chưa hiểu biết nhung cô tin rằng mai này lớn lên các em sẽ hiểu. Và từ đó các em sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống.
– Cô ơi, ngày đó quả chúng em còn nhỏ quá nên không hiểu hết tấm lòng của cô dành cho chúng em.
Cô vuốt tóc tôi mỉm cười, một nụ cười vô cùng nhân hậu:
– Cô chỉ mong mỗi lớp học trò qua đi trở thành những người có ích cho xã hội và nếu có dịp về thăm cô là cô rất vui.
Trống vào lớp vang lên tôi phải tạm biệt cô rồi. Lúc này tôi chẳng muốn rời xa cô, tôi tự hứa tết năm nay chúng tôi sẽ họp lóp và tất cả sẽ về thăm trường cũ, thăm cô giáo chủ nhiệm.
Ngắm ngôi trường cũ một lần nữa, tạm biệt những kỉ niệm của tuổi thơ tôi ra về trong lòng nao nao bao kỷ niệm buồn vui. Mái trường thân yêu, ngôi nhà thứ hai của chúng tôi, chính nơi đây đã chắp cánh cho tôi bao ước mơ hy vọng. Tôi hiểu rằng dù là mười năm hay bao nhiêu năm nữa, ta cũng sẽ mãi khắc ghi những kỷ niệm về một thời cắp sách đến trường.
Đề 1:
Hà Nội ngày... tháng... năm...
Vũ thân mến!
Thế là một thời gian dài đã trôi qua, chúng ta không còn là những cậu học trò nhỏ lớp 9 ngày nào, ngây thơ và cũng không kém phần nghịch ngợm. Giờ đây, mỗi chúng ta đều đã trưởng thành, và có lẽ cũng đã đạt được ước mơ của mình. Đã lâu rồi mình chưa viết cho cậu. Đầu thư, mình xin chúc cậu và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc cậu đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Mình biết cậu đã đạt được ước mơ trở thành nhà báo, bởi mình cũng đã đọc được một số bài viết của cậu. Còn mình, mình cũng thực hiện được ước mơ trở thành một nhà doanh nghiệp. Mình hi vọng tất cả những thành viên yêu quý của 9A5 ngày ấy đều đạt được mong ước của mình.
Vũ thân! Mình luôn ghi nhớ trong lòng rằng những thành quả mà chúng ta có được ngày hôm nay có công sức rất lớn của các: thầy cô đã hết lòng dạy dỗ chúng ta dưới mái trường xưa. Vậy mà, sự bận rộn của cuộc sống lắm lúc đã làm mình quên thầy cô, quên trường cũ. Chúng mình thật có lỗi phải không Vũ? Và có lẽ, nếu không vì một chuyến đi công tác tình cờ thì mình cũng không nghĩ đến chuyện về thăm lại trường xưa
Hôm ấy, vào một ngày hè, mình thong thả đi bộ dưới những tán cây xanh. Mình đang tới để giám sát công việc trong một chi nhánh, gần ngôi trường thân yêu của chúng ta. Mình bước từng bước, bỗng nhiên, mình cảm giác có gì đó là lạ. Mình liền ngoảnh sang bên và nhìn thấy. Tất nhiên rồi, sao có thể nhầm được nữa. Trong lòng mình dâng lên một cảm xúc khó tả, rất thân thuộc khi nhìn tấm biển: “Trường trung học phổ thông dân lập M.V.Lô-mô-nô-xốp”.
Đây chính là ngôi trường mà chúng ta đã gắn bó với nó trong suốt những nãm học cấp II. Mình không kìm nén được cảm xúc và bước vào bên trong, vẫn những bóng dáng, hình ảnh thân thuộc, ngôi trường của chúng ta không thay đổi nhiều, có lẽ chỉ những hàng cây trên sân trường là xanh hơn, già hơn. Mình đang miên man trong dòng cảm xúc thì có một giọng nói cất lên:
Anh vào đây có việc gì thế!
Đúng giọng nói này rồi, giọng nói của anh bảo vệ ngày xưa. Sau một thoáng sững sờ, mình vội đáp:
- Chào bác bảo vệ, tôi trước là học sinh trường này, nhân tiện đi qua đây nên muốn ghé lại thăm trường.
Người báo vệ cười xòa và nói:
- Ra anh cũng là học sinh trường này. Tôi đã làm bảo vệ ở đây suốt hai mươi năm nay, không biết tôi có hân hạnh được biết anh không nhỉ?
Mình đáp:
- Có thể bác không còn nhớ tôi, nhưng tôi thì nhớ bác rõ lắm.
Rồi mình nói chuyện với người bảo vệ một lúc lâu, nói về những kỉ niệm xưa cũ. Mình cứ ngỡ mình đang còn là một học sinh bé bỏng dưới mái trường này kia đấy. Sau đó, mình tiếp tục đi vào bên trong, lên cầu thang đi lên tầng hai. Đi dọc dãy hành lang, mình lại một lần nữa bắt gặp cái cảm giác hồi hộp, xao xuyến như khi còn là cậu học trò lớp chín. Đến cửa lớp học xưa, nhìn thấy biển lớp 9A5, mình như thấy lại hình ảnh của hai mươi năm về trước.
Trong “ngôi nhà chung” ấm cúng này, bốn mươi thành viên của lớp đã cùng học tập, vui chơi, cùng chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn, những tâm tư, tình cảm của tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng. Bảng đen, phun trắng, những dãy bàn học, những giờ lên lớp, những cuốn lưu bút... tất cả chỉ như mới đây thôi, vẫn vẹn nguyên trong kí ức mình.
À, cậu vẫn còn nhớ chỗ ngồi ngày xưa của tụi mình chứ? Hàng thứ hai, dãy bên trái - nơi tập trung những cây văn nghệ của lớp, là hạt nhân trong các buổi liên hoan, tổng kết cuối năm. Chỗ ngồi này đã gắn bó với mình suốt bốn năm học, biết bao kỉ niệm.
Bao năm học trôi qua, mỗi người khi rời xa mái trường lại mang theo biết bao kỉ niệm, chỉ riêng điều đó thôi, lớp mình đã trở thành “kho lưu trữ tình cảm” của bao con người rồi, phải không Vũ?
Rời khỏi lớp cũ, mình đi tiếp và dừng lại ở cửa phòng thầy hiệu trưởng, mình gõ cửa và một giọng nói thân quen cất lên:
- Xin mời vào!
Mình mở cửa bước vào phòng. Trước mắt mình vẫn là thầy hiệu trưởng ngày xưa ấy nhưng thời gian đã nhuộm mái đầu thầy bạc trắng. Mình lễ phép cúi đầu chào:
Em chào thầy ạ.
Thầy hiệu trưởng nói với giọng ngập ngừng:
- Xin lỗi, anh là...
- Thưa thầy, có thể thầy không nhận ra em. Bởi em chỉ là một trong bao học sinh của trường ta. Thầy cũng không phải là người trực tiếp dạy dỗ em. Nhưng em, cũng như tất cả những học sinh khác phải cảm ơn công lao của thầy cũng như các thầy, cô giáo khác dìu dắt chúng em dưới mái trường này. Bởi vậy, hôm nay đi ngang qua đây, em đã ghé lại thăm trường, nơi đã ươm mầm và chắp cánh cho những hoài bão của chúng em.
Thầy hiệu trướng nhìn mình bằng ánh mắt hiền từ, trìu mến như ngày nào:
- Cảm ơn em, cảm ơn những suy nghĩ và tình cảm mà em đã dành cho các thầy, các cô. Thầy chúc em luôn thành dạt trong cuộc sống, hãy phát huy tốt những gì mà em đã tích lũy được trong những năm học tập và rèn luyện dưới mái trường này.
-Vâng, thưa thầy! em sẽ cố gắng để không phụ lòng thầy cô. Giờ em xin phép thầy cho em được đi thăm trường.
Mình đã gặp lại nhiều thầy cô trước đây, khi chúng mình học, các thầy cô mới ra trường, giờ đây có người tóc đã điểm bạc. Tuy nhiên, không vì thế mà tinh thần và lòng hăng hái của những con người ấy vơi hụt đi. Trong mắt mình, họ vẫn là những giáo viên trẻ đầy năng nổ và nhiệt huyết, yêu nghề.
Hôm đó, mình nhớ nhất là cuộc gặp gỡ với cô Tâm dạy Toán của lớp mình hai năm cuối cấp. Chắc cậu vẫn còn nhớ chứ? Bây giờ, cô đã lớn tuổi hơn nhiều nhưng cô vẫn không thay đổi nhiều lắm. Vừa trông thấy cô, mình đã vội chào ngay:
- Em chào cô ạ!
Có thể thầy hiệu trưởng không nhận ra mình nhưng cô thì khác, cô là nhận ra mình sau một thoáng ngỡ ngàng.
- Em là ... Tuấn có phải không? Có phải Tuấn lớp 9A5 năm xưa đây không?
- Vâng thưa cô, em là Tuấn đây ạ!
- Sau ngần ấy thời gian, em đã trở thành người chín chắn, đĩnh đạc như thế này rồi. Bây giờ em đang làm gì?
- Thưa cô, em đang làm phó giám đốc một công ty xuất nhập khẩu ạ. Hôm nay nhân buổi đi công tác em mới có dịp về thăm trường. Rồi mình và cô vào phòng hội đồng để nói chuyện. Mình sực nhớ ra là chưa hỏi thăm sức khỏe cô:
- Thưa cô, dạo này cô và gia đình vẫn khỏe chứ ạ?
- Cảm ơn em, cô vẫn khỏe. Thế còn em? chắc em đã lập gia đình rồi chứ?
- Vâng, thưa cô. À! Cô ơi, những học sinh cũ của lớp mình có thường hay đến thăm cô không ạ?
- Có một số người thỉnh thoảng vẫn đến chơi với cô. Còn một số thì đã lâu cô không gặp lại.
Mình đáp, lòng ngập tràn hối hận:
- Chúng em thật là có lỗi vì đã không đến thăm hỏi các thầy cô được thường xuyên.
- Cô cũng biết là cuộc sống của các em rất bận rộn nên cũng không trách các em đâu. Các em không cần thường xuyên đến thăm cô, chỉ cần trong kí ức các em còn lưu giữ những hình ảnh tốt đẹp về các thầy cô và mái trường xưa là được.
- Vâng, em cảm ơn cô.
Sau cuộc nói chuyện dài, mình tạm biệt thầy cô ra về, lòng đầy cảm xúc bâng khuâng khó tả.
Từ hồi vào Thành phố Hồ Chí Minh, cậu đã từng về thăm lại ngôi trường của chúng mình chưa? Nếu chưa thì cậu hãy ít nhất một lần trở về đó. Cậu sẽ được sống lại với bao kỉ niệm, và cậu sẽ gặp lại những thầy cô yêu quý đã từng dạy dỗ chúng ta.
Thôi thư đã dài, mình xin dừng bút. Hi vọng một ngày gần đây sẽ được gặp lại cậu tại ngôi trường của chúng ta.
Đề 2:
Đã bao giờ bạn tin rằng sau một giấc mơ những điều bạn hằng mong ước bấy lâu nay sẽ biến thành sự thật, y như một câu chuyện cổ tích chưa? Đã có lúc tôi rất tin vào điều đó và rồi lại phải thất vọng. Nhưng tôi luôn nhớ khoảnh khắc mà chỉ giấc mơ kì diệu mới đem đến cho tôi, như vừa mới xảy ra đây thôi.
Năm tôi học lớp năm, vào Tết năm ấy cũng là lúc ông tôi qua đời. Người ông mà tôi hằng kính yêu đã vĩnh biệt tôi trước khi kịp đón Tết cùng tôi. Tôi buồn bã vô cùng và tự nhủ sẽ không bao giờ tôi được đón một cai tết có ông bên cạnh nữa. Mấy năm sau vào lúc sắp sửa bốc mộ ông tôi và gần đến tết, lòng tôi lại bâng khuâng nhớ đến cái tết năm nào. Tôi thắp một nén hương lên bàn thờ ông, hi vọng cháy bỏng được nhìn lại ông bên mâm cơm giao thừa lại bùng lên trong tôi, y như hồi còn nhỏ. Hôm đó là ngày 29 Tết, trước đúng một ngày vào cái năm buồn bã ấy, ông tôi mất. Tôi nghe mẹ đi ngủ sớm để ngày mai còn theo mẹ đi chợ. Lòng tôi chộn rộn mãi không sao ngủ được. Mắt tôi nhòa đi.
Tôi đang nằm trên chính chiếc giường mà ông tôi đã nằm ngày trước. Đến khi mẹ tôi tắt đèn đầu giường, tôi mới thiếp đi.
Một lúc sau có tiếng bước chân bên giường tôi, tôi choàng tỉnh dậy. Thật hay mơ đây, trước mắt tôi là người ông hiền hậu đã xa cách tôi bấy lâu nay. Ông bảo tôi dậy rửa mặt để đi cùng mẹ, sáng đó đã là ngày 30 Tết. Tôi ôm lấy ông, bảo sao ông đi lâu thế. Ông chỉ mỉm cười, lấy tay lau nước mắt cho tôi. Tôi nhìn ông không chớp mắt, vẫn dáng người cao cao như thế, vẫn khuôn mặt hồng hào, phúc hậu như xưa. Mái tóc ông bạc trắng, tôi còn nhớ lúc ông ra đi tóc ông mới chỉ lốm đốrn bạc. Ông tôi bận bộ com-lê màu ghi, tuy cũ mà phẳng phiu, trông ông thật đẹp lão. Tôi chưa được ngồi cùng ông lâu thì nghe tiếng mẹ gọi: “Con ơi mau đi chợ với mẹ, Tết đến rồi mà còn ngủ à?” - Tôi dạ và vội nói với ông: “Ông ơi ông ở nhà nhé! Ông chờ cháu về rồi dẫn cháu đi chơi ông nhé!”. Ông gật đầu, bảo tôi đi kẻo mẹ chờ.
Sau khi đi chợ xong, tôi chạy ù té vào phòng quên cả đặt thức ăn vào bếp. Nhìn thấy ông đang đọc sách, tôi mừng lắm. Ông bảo với tôi rằng ông sẽ dẫn tôi đi chợ Tết, chọn một cành đào thật đẹp về cắm trong nhà. Tôi mừng rỡ, tíu tít giục ông đi ngay. Ông vẫn nhớ ý thích của tôi như hồi tôi còn nhỏ. Ông chở tôi trên chiếc xe đạp cọc cạch ông vẫn thường đi. Trên chiếc xe đạp này, đã bao lần ông đèo tôi đến nhà trẻ. Tôi sẽ nhớ mãi những giây phút ấy. Tôi cùng ông đi giữa phố phường, cảm thấy Tết năm nav nhộn nhịp hơn các năm trước. Phố xá đông nghìn nghịt, dường như ai ai cũng muốn ra đường để sắm sửa cho Tết.
Rồi hai ông cháu cũng đến được chợ hoa ngày Tết. Mới từ đầu vào tôi đã thấy tấp nập bao nhiêu là người, từ những cô gái đến những người phụ nữ lớn tuổi. Phải một lúc lâu sau, ông tôi mới gửi được xe và dẫn tôi đi xem cây cảnh. Chợ hoa ngày Tết mở ra trước mắt tôi vô số loài hoa rực rỡ khoe sắc. Nào là hoa lay-ơn, hoa thược dược, nào hoa cúc, hoa vi ô- lét. Có những loài hoa tôi chưa biết tên, có những loài hoa tôi không hề biết. Ông tôi vốn là thầy giáo dạy Sinh học nên chỉ cho tôi biết bao nhiêu là hoa thật độc đáo. Vừa nghe ông nói vừa ngắm các loại hoa, tôi bỗng thấy mở mang thêm nhiều điều. Nhiều điều trước đây tôi thờ ơ giờ hiện lên rõ ràng trong trí óc tôi tựa như những bông hoa ngày càng tươi tắn, đầy sức sống hơn. Ông dẫn tôi xem hoa một lúc rồi cùng tôi chọn một cành đào ưng ý. Tôi rất thích cành đào với đầy hoa màu hồng nở rộ. Nhưng ông tôi chỉ chọn một cành đào mới chớm nở vài ba bông hoa, còn lại là biết bao nụ hoa xanh mướt và những lá non. Ông bảo với tôi rằng, tuy bây giờ cành đào không đẹp nhưng chỉ một hai hôm sau Tết đào sẽ nở đầy hoa rất đẹp và lâu tan. Tôi mới vỡ lẽ cành đào ấy bây giờ đây ẩn chứa bao điều đẹp đẽ với tôi và ông trở thành một ông tiên hiểu tất cá những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Tôi giữ sự ngưỡng mộ ấy như hồi thơ bé, ông như người thầy giáo mở ra cho tôi bao điều lí thú để tôi khám phá. Và ông đã thay mẹ tôi dạy tôi học khi còn tiểu học. Ông cháu tôi ra về. Tôi ngồi sau giữ cành đào còn ông mải miết đạp xe về đến nhà, tôi khoe ngay cánh đào, bà bảo có cành đào nhiều lộc này, Tết năm nay sẽ vui lắm đây. Ông chỉ mỉm cười, nụ cười đồng tình lẫn niềm vui rạng rỡ. Đêm đến, gia đình tôi sum họp quanh mâm cơm giao thừa. Tôi hạnh phúc biết nhường nào bởi có ông tôi bên cạnh, ông không xa tôi nữa. Chỉ còn ba tiếng nữa là đến giao thừa, tôi chỉ mong được sống mãi những giờ phút này, mong thời gian đừng trôi quá nhanh để luôn có tình yêu thương của mọi người trọn vẹn bên tôi. Tôi cũng thầm hứa với bản thân sẽ mãi ngoan ngoãn như hôm nay để ông khỏi phiền lòng. Vậy mà sao ngày hôm nay qua thật mau. Đã đến giao thừa rồi. ông vuốt lên mái tóc tôi, bảo tôi ở nhà, ông sẽ hái lộc đầu năm mới cho tôi. Tôi dạ và hứa sẽ thức đợi ông về.
Ông đi rồi tôi cố thức, nhưng sao cơn buồn ngủ cứ kéo đến, kéo sụp hai mí mắt tôi lại. Tôi thiếp đi lúc nào không biết. Tôi nghe thấy những tiếng gọi rồi tiếng lịch kịch. Tôi mở mát choàng dậy. Bây giờ đã sáng rồi sao? Tôi ngạc nhiên quá. Tôi nháo nhác tìm ông mà không thấy đâu Thật kì lạ, mới lúc trước tôi còn mường tượng bàn tay khẳng khiu ông đặt lên đầu tôi cơ mà. Tôi xem lại lịch, hôm nay là ngày ba rnươi Tết. Tôi òa khóc, vậy đó chỉ là một giấc mơ. Giấc mơ quá thực khiến tôi hụt hẫng và buồn rầu. Ông tôi đã ra đi thật chứ không về lại với tôi như tôi tưởng. Tôi nuối tiếc giấc mơ hạnh phúc. Tôi thầm tự hỏi: Liệu trong mơ nếu tôi thức chờ ông, tôi có gặp lại ông không? Nhưng cuộc sống không dừng lại để tôi nuối tiếc, tôi chuẩn bị quần áo đi chợ cùng mẹ. Tôi có kể lại cho mẹ giấc mơ, mẹ chỉ im lặng, chắc tâm trạng mẹ khó có thể nói thành lời.
Giấc mơ chỉ là sự mong ước tưởng tượng, chuyện cổ tích vẫn là chuyện cổ tích. Tôi sẽ vẫn nuối tiếc nhưng chỉ là nhỏ nhoi thôi. Tôi đã học được nhiều điều từ giấc mơ ấy, học được niềm tin và hi vọng và cả nỗ lực cố gắng cho giấc mơ của chính mình.
Em tham khảo:
Sắp Tết rồi! Phải, sắp Tết! Đã hơn hai năm trôi qua, không có bà ở bên chăm sóc, vỗ về, bà chỉ hiện lên trong những dòng kí ức, trong trí tưởng tượng non nớt của tôi. Và năm nay sẽ là lần đầu tiên tôi đi tảo mộ bà. Trong tôi rộn lên bao nỗi niềm cảm xúc...
Chớm xuân! Trời đất, vạn vật choàng tỉnh khỏi giấc ngủ mùa đông, khoác tấm áo mới tươi tắn mừng xuân về. Những giọt nắng đầu tiên đã xuất hiện, rơi xuống con đường đất nâu sậm thành từng vùng nắng ấm áp, dìu dịu, làm tan đi cái lạnh lẽo, u ám vốn thấy ở mùa đông. Bên vệ đường, những bông lau, những vạt cỏ mới mọc, khẽ đưa mình trước làn gió thoảng, gợn sóng mềm mại. Trời đất như rộng thêm ra! Cái phong vị mùa xuân đang lan tỏa khắp nơi.
Đường vắng vẻ, mọi người rảo bước đi nhanh hơn. Còn tôi, tôi thấy mình thật lạ! Tôi đã rất muốn gặp, rất muốn thăm bà nhưng thực tình tôi không muốn bước chân vào khu nghĩa trang này, nó như cho tôi cái cảm giác phải tin là bà đã mãi đi xa vậy. Dòng suy nghĩ vẩn vơ, chân bước tiếp, rồi tự bao giờ tôi đã đứng trước nơi bà yên nghỉ. Mọi thứ xung quanh chọt mờ đi trước mắt tôi, tôi muốn dùng nước mắt như cố để phủ nhòa đi cái cảnh tượng trước mắt. Mẹ tôi đã chuẩn bị đầy đủ trong chiếc làn nặng trĩu những thứ cần thiết: nào nhang, hoa và cả đồ lễ nữa. Mẹ cùng chị sửa sang phần mộ chu đáo, cẩn thận, nhổ cỏ quanh bia đá. Đưa tôi mấy nén nhang thơm đã đốt sẵn, mẹ bảo hai chị em đi thắp nhang cho các ngôi mộ xung quanh. Mẹ tôi vẫn đang sửa cỗ. Xa xa nơi một góc nghĩa trang, một nhà đang hóa vàng và lục tục chuẩn bị ra về. Lũ trẻ nhà đó chạy lăng xăng đi trước, người lớn sửa soạn đi sau.
...Tôi giờ đang đứng lặng ở đây, trước mộ bà, chắp tay làm lễ như mẹ và chị tôi. Những kỉ niệm chọt ùa về với tôi thật rõ nét, tất cả chỉ như vừa mới qua thôi. Tôi nhớ những ngày bà bế tôi rong chơi khắp làng, nhớ cả hơi ấm đặc biệt của bà nữa. Quên sao được hình bóng bà chập chờn trên vách bếp mỗi sớm tinh sương, bà nấu những nồi chè nóng, nướng những củ khoai thơm phức cho chị em tôi. Lúc nào bà cũng dành cho tôi phần hơn, phần ngon. Tôi cũng là đứa thường hay thích chải tóc cho bà, mái tóc bà dài, xòa ngang lưng, lốm đốm những sợi bạc và thoang thoảng mùi sả thơm. Tôi nhớ khôn nguôi cái mùi hương nồng ấm làm cay cay sống mũi ấy! Tôi cũng biết rằng hồi đó tôi chỉ là đứa trò hậu đậu, vụng về, làm đâu đổ đấy. Nhưng bà chẳng bao giờ quở trách tôi, cũng chẳng bao giờ bảo tôi hậu đậu cả. Bà dạy tôi mọi thứ, bà cho tôi niềm tin ở những việc mình làm, cho tôi cả những niềm hạnh phúc lớn lao. Bây giờ, tôi đã khôn lớn hơn, đã bớt hậu đậu, vụng về thì tôi chẳng còn có dịp cho bà thấy những việc mình làm nữa. Bây giờ, ông cũng vẫn thường cho tôi những quả lộc nhưng cái cảm giác ngày xưa đã mãi không còn nữa, nó không phải là cảm giác thích thú, hớn hở khi được bà cho quà... Ngày trước, cứ mỗi đợt đông về, bà luôn nhắc tôi phái mặc áo cho ấm, sợ tôi ho và ốm, bà sợ tôi lạnh. Vậy mà bây giờ bà nằm đây, trong đất lạnh, cô đơn và trống trải. Bà có cảm nhận được không một mùa xuân ấm áp sắp về.
Một làn gió thoảng qua kéo tôi trở lại với thực tại, đưa tôi ra khỏi thế giới của tuổi thơ tràn ngập bóng bà. Chị và mẹ đang gọi tôi. Mẹ đang hóa vàng, những tro tiền giấy theo gió bay khắp cả một khoảng không trước mộ.
Tôi nhận ra ràng, bà đi thật rồi... Tôi trở về khi ánh hoàng hôn dán buông, cảnh vật nhuốm một màu vàng nhàn nhạt, ảm đạm. Tôi quay gót, ngước nhìn phía sau con đường vừa bước. Dường như tôi mong chờ một hình bóng ai đó hay một điều kì diệu làm phai bớt đi gam màu buồn này, có thể gạt đi trong tôi bao ý nghĩ miên man ùa về.
Tham khảo:
Cuộc sống đầy biến động. Những học sinh trường tôi đã chia tay nhau tại mái trường Thuận Thành yêu dấu này.
Kể từ ngày đó một phần do bận việc cơ quan phần khác do công việc gia đình nên tôi chưa có dịp về thăm trường, thăm thầy, thăm cô. Hôm ấy nhân chuyến đi công tác tôi xin phép cơ quan nghỉ ba ngày để có dịp thăm lại trường xưa bạn cũ. Đi cùng tôi còn có mấy đồng nghiệp trong tòa soạn. Đó là chuyến đi đầy xúc động của tôi trong suốt những năm công tác ở Hà Nội.
Bánh xe lăn đều và nhanh con đường quen thuộc. Chỉ còn khoảng năm phút nữa là chúng tôi tới trường.
Lòng tôi cứ bồn chồn rạo rực. Xe dừng lại ngay trước cổng trường. Cảnh trường khác xưa nhiều quá tôi gần như ko thể nhận ra. Thế là đã hai mươi năm kể từ khi chia tay, giờ tôi mới được trở lại đây nơi tôi đã từng có những kỉ niệm êm đẹp. Cổng tường này là này là nơi lũ học trò chung tôi vẫn đợi nhau. Tôi ngó nghiêng như ngóng chờ 1 điều gì đó... Áp mặt vào những thanh sát của cánh cổng trường tôi nhìn xa xăm... Vẫn màu áo xanh hòa bình nhưng học sinh đang vui vẻ nô đua hồn nhiên trong sân trường làm tôi nhớ quá những lần đá cầu nhảy dây trốn tìm... cùng các bạn. Nước mắt tôi ứa ra, họng tôi tắc nghẹn như có cái gì chặn ngang. Tôi không thể kìm nổi xúc động này. Thầy cô ơi... tiếng gọi sao mà thân thương quá! Mong tìm lại những kỉ niệm ngày xưa, tôi bước vào, hàng phượng vĩ đã thay bằng hàng bằng lăng nhưng tôi vãn người thấy đâu đây mùi hương quen thuộc hè đến phượng nở đỏ rực cả một góc trời. Ve kêu râm ran... Tiếng ve gọi hè gọi cả những hồi ức ấu thơ đẹp đẽ. Tôi đi dạo một vòng quanh trường như dạo lại hững bài hát mà chúng tôi đã từng hát khi còn học dưới mái trường này. Tôi lẩm bẩm "hàng ghế đá, xanh hàng cây góc sân trường, bạn thân hỡi..." tôi dừng lại ko hát nữa nói đúng hơn là ko hát nổi... Xúc động!
Tôi ghé lại chỗ hàng liễu xanh rì, đó là nơi tôi và các thầy cô cùng các bạn chụp bức hình cuối cùng "bức ảnh" tôi nghĩ trong đầu và chạy lại về phía ô tô. Tôi bới tung vali tìm kiếm bức ảnh.
Đây rồi! Mắt tôi sáng lên vui vẻ, tay tôi lướt trên bướt ảnh, lướt trên từng khuôn mặt nụ cười của thầy cô và các bạn. Nước mắt trao dâng, cảnh vật xung quanh nhòa đi trước mắt tôi. Tôi chạy vào văn phòng, chẳng có ai ngoài bác bảo vệ mà học sinh chúng tôi ngày xưa rất kính trọng và tin tưởng. Bác quý học sinh như con của mình. Bác đã già nhưng vẫn vui tính và nhanh nhẹn như ngày xưa. Hồi đó bố mẹ gửi tôi lên học và nhờ bác lo cơm nước cho tôi. Hằng ngày tôi nhổ tóc sâu cho bác, hai bác cháu nói chuyện với nhau rất vui vẻ. Trong 2 năm học ở trường bác đã cho tôi ko ít những lời khuyên bổ ích và đúng đắn.
Tôi tiến gần chỗ bác:
- Bác... bác Hiền ơi..! - Tôi nghẹn ngào
Bác quay sang phía tôi, chăm chú nhìn, đôi mắt ánh lên sự vui mừng.
- Trang ... hả?
Giọng bác run run, mắt bác sáng ngời và mặt bác vui vẻ. Bác trách tôi:
- Sao lâu rồi mày chẳng về đây với bác bác có bao nhiêu chuyện mà chẳng biết kể với ai, bác cứ ngóng mày mãi! - Thế hôm nay có việc gì mà lại về đây
- Cháu về thăm bác ạ! - Tôi cười tươi rói.
- Thăm bác? Lại xạo rồi! - Bác cười hiền hậu .
- Sao bác biết ạ? Tôi cười sung sướng - Cháu đùa thôi ạ. Hôm nay cơ quan phân tụi cháu về trường mình làm bài phóng sự về phong trào thi đua và học tập của trường ạ!
- À! Ra thế! Bác cười nồng hậu.
Sau đó chúng tôi và bác ôn lại quãng thời gian ngày xưa bé rất vui vẻ. Đến giờ tan lớp, bác đứng dậy và bảo với chúng tôi:
- Thôi mấy đứa ngồi nói chuyện bác phải lên đánh trống đây.
Bọn tôi vâng ạ, rồi ngồi tiếp nhìn bác đi ra gõ trống trường và ngồi nói chuyện một cách vui vẻ, nhác thấy xa xa có người quen quen tôi tìm lại kí ức "cô Huyền" tôi nghĩ. Vẫn dáng người nhỏ nhắn tay hay đưa lên đầu và cả cách ôm cặp nữa. ĐÚNG RỒI! tôi đứng bật dậy chạy lại phía cô ôm! Cô nhận ra tôi tức thì và hỏi han tôi rất nhiều.
Thấy cô thật chặt trông cô có vẻ xanh xao mệt mỏi, tôi chạy lại hỏi:
- Cô không khỏe ạ! - Tôi thắc mắc.
- À...ừ ...! mấy hôm nay thời tiết oi bức cô hơi mệt!
Tôi lúng túng hỏi:
- Thế cô uống thuốc chưa ạ? Cô đừng quá sức cô à!
Cô nhìn tôi với con mắt trìu mến và chúng tôi nói chuyện với nhau rất nhiều.
Đó là 1 chuyến công tác và là 1 chuyến thăm trường đầy xúc động của tôi. Tôi ra về, tới chào mọi người nhưng tôi hứa với bác Hiền và cô sẽ trở lại vào 1 ngày ko xa. chuyến đi này đã giúp tô đậm thêm những kỉ niệm về mọi người, về thầy cô và các bạn. Ngay ngày sau đó bài phóng sự về trường Thuận Thanh đã đc in ngay trên tờ báo nơi tôi làm việc.
Hà Nội ngày... tháng... năm...
Vũ thân mến!
Thế là một thời gian dài đã trôi qua, chúng ta không còn là những cậu học trò nhỏ lớp 9 ngày nào, ngây thơ và cũng không kém phần nghịch ngợm. Giờ đây, mỗi chúng ta đều đã trưởng thành, và có lẽ cũng đã đạt được ước mơ của mình. Đã lâu rồi mình chưa viết cho cậu. Đầu thư, mình xin chúc cậu và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc cậu đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Mình biết cậu đã đạt được ước mơ trở thành nhà báo, bởi mình cũng đã đọc được một số bài viết của cậu. Còn mình, mình cũng thực hiện được ước mơ trở thành một doanh nhân. Mình hi vọng tất cả những thành viên yêu quý của 9A5 ngày ấy đều đạt được mong ước của mình.
Vũ thân! Mình luôn ghi nhớ trong lòng rằng những thành quả mà chúng ta có được ngày hôm nay có công sức rất lớn của các thầy cô đã hết lòng dạy dỗ chúng ta dưới mái trường xưa. Vậy mà, sự bận rộn của cuộc sống lắm lúc đã làm mình quên thầy cô, quên trường cũ. Chúng mình thật có lỗi phải không Vũ? Và có lẽ, nếu không vì một chuyến đi công tác tình cờ thì mình cũng không nghĩ đến chuyện về thăm lại trường xưa.
Hôm ấy, vào một ngày hè, mình thong thả đi bộ dưới những tán cây xanh. Mình đang tới để giám sát công việc trong một chi nhánh, gần ngôi trường thân yêu của chúng ta. Mình bước từng bước, bỗng nhiên, mình cảm giác có gì đó là lạ. Mình liền ngoảnh sang bên và nhìn thấy. Tất nhiên rồi, sao có thể nhầm được nữa. Trong lòng mình dâng lên một cảm xúc khó tả, rất thân thuộc khi nhìn tấm biển: “Trường trung học cơ sở dân lập M.V.Lô-mô-nô-xốp”.
Đây chính là ngôi trường mà chúng ta đã gắn bó với nó trong suốt những năm học cấp II. Mình không kìm nén được cảm xúc và bước vào bên trong, vẫn những bóng dáng, hình ảnh thân thuộc, ngôi trường của chúng ta không thay đổi nhiều, có lẽ chỉ những hàng cây trên sân trường là xanh hơn, già hơn. Mình đang miên man trong dòng cảm xúc thì có một giọng nói cất lên:
- Anh vào đây có việc gì thế!
Đúng giọng nói này rồi, giọng nói của anh bảo vệ ngày xưa. Sau một thoáng sững sờ, mình vội đáp:
- Chào bác bảo vệ, tôi trước là học sinh trường này, nhân tiện đi qua đây nên muốn ghé lại thăm trường.
Người báo vệ cười xòa và nói:
- Ra anh cũng là học sinh trường này. Tôi đã làm bảo vệ ở đây suốt hai mươi năm nay, không biết tôi có hân hạnh được biết anh không nhỉ?
Mình đáp:
- Có thể bác không còn nhớ tôi, nhưng tôi thì nhớ bác rõ lắm.
Rồi mình nói chuyện với người bảo vệ một lúc lâu, nói về những kỉ niệm xưa cũ. Mình cứ ngỡ mình đang còn là một học sinh bé bỏng dưới mái trường này kia đấy. Sau đó, mình tiếp tục đi vào bên trong, lên cầu thang đi lên tầng hai. Đi dọc dãy hành lang, mình lại một lần nữa bắt gặp cái cảm giác hồi hộp, xao xuyến như khi còn là cậu học trò lớp chín. Đến cửa lớp học xưa, nhìn thấy biển lớp 9A5, mình như thấy lại hình ảnh của hai mươi năm về trước.
Trong “ngôi nhà chung” ấm cúng này, bốn mươi thành viên của lớp đã cùng học tập, vui chơi, cùng chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn, những tâm tư, tình cảm của tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng. Bảng đen, phấn trắng, những dãy bàn học, những giờ lên lớp, những cuốn lưu bút... tất cả chỉ như mới đây thôi, vẫn vẹn nguyên trong kí ức mình.
À, cậu vẫn còn nhớ chỗ ngồi ngày xưa của tụi mình chứ? Hàng thứ hai, dãy bên trái - nơi tập trung những cây văn nghệ của lớp, là hạt nhân trong các buổi liên hoan, tổng kết cuối năm. Chỗ ngồi này đã gắn bó với mình suốt bốn năm học, với biết bao kỉ niệm.
Bao năm học trôi qua, mỗi người khi rời xa mái trường lại mang theo biết bao kỉ niệm, chỉ riêng điều đó thôi, lớp mình đã trở thành “kho lưu trữ tình cảm” của bao con người rồi, phải không Vũ?
Rời khỏi lớp cũ, mình đi tiếp và dừng lại ở cửa phòng thầy hiệu trưởng, mình gõ cửa và một giọng nói thân quen cất lên:
- Xin mời vào!
Mình mở cửa bước vào phòng. Trước mắt mình vẫn là thầy hiệu trưởng ngày xưa ấy nhưng thời gian đã nhuộm mái đầu thầy bạc trắng. Mình lễ phép cúi đầu chào:
- Em chào thầy ạ.
Thầy hiệu trưởng nói với giọng ngập ngừng:
- Xin lỗi, anh là...
- Thưa thầy, có thể thầy không nhận ra em. Bởi em chỉ là một trong bao học sinh của trường ta. Thầy cũng không phải là người trực tiếp dạy dỗ em. Nhưng em, cũng như tất cả những học sinh khác phải cảm ơn công lao của thầy cũng như các thầy, cô giáo khác dìu dắt chúng em dưới mái trường này. Bởi vậy, hôm nay đi ngang qua đây, em đã ghé lại thăm trường, nơi đã ươm mầm và chắp cánh cho những hoài bão của chúng em.
Thầy hiệu trưởng nhìn mình bằng ánh mắt hiền từ, trìu mến như ngày nào:
- Cảm ơn em, cảm ơn những suy nghĩ và tình cảm mà em đã dành cho các thầy, các cô. Thầy chúc em luôn thành đạt trong cuộc sống, hãy phát huy tốt những gì mà em đã tích lũy được trong những năm học tập và rèn luyện dưới mái trường này.
-Vâng, thưa thầy! Em sẽ cố gắng để không phụ lòng thầy cô. Giờ em xin phép thầy cho em được đi thăm trường.
Mình đã gặp lại nhiều thầy cô trước đây, khi chúng mình học, các thầy cô mới ra trường, giờ đây có người tóc đã điểm bạc. Tuy nhiên, không vì thế mà tinh thần và lòng hăng hái của những con người ấy vơi hụt đi. Trong mắt mình, họ vẫn là những giáo viên trẻ đầy năng nổ và nhiệt huyết, yêu nghề.
Hôm đó, mình nhớ nhất là cuộc gặp gỡ với cô Tâm dạy Toán của lớp mình hai năm cuối cấp. Chắc cậu vẫn còn nhớ chứ? Bây giờ, cô đã lớn tuổi hơn nhiều nhưng cô vẫn không thay đổi nhiều lắm. Vừa trông thấy cô, mình đã vội chào ngay:
- Em chào cô ạ!
Có thể thầy hiệu trưởng không nhận ra mình nhưng cô thì khác, cô nhận ra mình sau một thoáng ngỡ ngàng.
- Em là ... Tuấn có phải không? Có phải Tuấn lớp 9A5 năm xưa đây không?
- Vâng thưa cô, em là Tuấn đây ạ!
- Sau ngần ấy thời gian, em đã trở thành người chín chắn, đĩnh đạc như thế này rồi. Bây giờ em đang làm gì?
- Thưa cô, em đang làm phó giám đốc một công ty xuất nhập khẩu ạ. Hôm nay nhân buổi đi công tác em mới có dịp về thăm trường. Rồi mình và cô vào phòng hội đồng để nói chuyện. Mình sực nhớ ra là chưa hỏi thăm sức khỏe cô:
- Thưa cô, dạo này cô và gia đình vẫn khỏe chứ ạ?
- Cảm ơn em, cô vẫn khỏe. Thế còn em? chắc em đã lập gia đình rồi chứ?
- Vâng, thưa cô. À! Cô ơi, những học sinh cũ của lớp mình có thường hay đến thăm cô không ạ?
- Có một số người thỉnh thoảng vẫn đến chơi với cô. Còn một số thì đã lâu cô không gặp lại.
Mình đáp, lòng ngập tràn hối hận:
- Chúng em thật là có lỗi vì đã không đến thăm hỏi các thầy cô được thường xuyên.
- Cô cũng biết là cuộc sống của các em rất bận rộn nên cũng không trách các em đâu. Các em không cần thường xuyên đến thăm cô, chỉ cần trong kí ức các em còn lưu giữ những hình ảnh tốt đẹp về các thầy cô và mái trường xưa là được.
- Vâng, em cảm ơn cô.
Sau cuộc nói chuyện dài, mình tạm biệt thầy cô ra về, lòng đầy cảm xúc bâng khuâng khó tả.
Từ hồi vào Thành phố Hồ Chí Minh, cậu đã từng về thăm lại ngôi trường của chúng mình chưa? Nếu chưa thì cậu hãy ít nhất một lần trở về đó. Cậu sẽ được sống lại với bao kỉ niệm, và cậu sẽ gặp lại những thầy cô yêu quý đã từng dạy dỗ chúng ta.
Thôi thư đã dài, mình xin dừng bút. Hi vọng một ngày gần đây sẽ được gặp lại cậu tại ngôi trường của chúng ta.
Thời gian vẫn cứ trôi khi dòng sông thời gian đều đặn chảy .Thấm thoát cũng đã được 17 năm kể từ khi tôi xa nhà đi công tác xa.Một thời gian cứ trôi vô vị khi tôi không được sống bên cạnh gia đình ,người thân của mình.Cứ thế thời gian lặng lẽ trôi ...Rồi bỗng một hôm tôi có việc trở về Việt Nam .Đó là một chuyến xuyên Việt đầy ý nghĩa của tôi.Nó tuyệt vời biết nhường nào khi tôi có thể gặp lại được thầy giáo dạy ngữ văn của tôi năm xưa.
Trên chuyến đường về quê nhà tôi chợt đi lướt qua ngôi trường mà tôi học thuở nào.Tôi cho xe dừng lại và bước xuống .Cái nắng gay gắt của mùa hè vẫn còn vương vấn như là 1 thứ tình cảm chợt ùa về trong kí ức tôi,nó nhẹ như một cơn gió lướt qua khiến tôi không hình dung được nó là gì nữa. Những tia nắng vẫn đang mải đùa nghịch trên mấy tán cây, ngôi trường cũ hiện ra thân thương biết mất!Nó quen thuộc lạ thường và không còn vẻ nghiêm trang như hồi trước nữa... Tôi lặng lẽ dạo quanh sân, ngắm nhìn từng vòm cây để cảm nhận sự khác biệt trong lòng cái khung cảnh đã từng quá thân thuộc này. Có lẽ, dù đã 17 năm xa cách, dù có bao lớp học sinh đến rồi lại đi, thì trường vẫn thế, vẫn chẳng thay đổi gì trong tâm hồn mỗi người, mãi mãi...Nhưng thật ra trong ánh mắt của đứa học trò bao năm xa cách thì nó là vậy.Còn thực ra thì trường tôi đã thay đổi một cách mới lạ.Trường vẫn nép mình bên một xóm nhỏ như xưa kia. Cổng tường này là nơi lũ học trò chúng tôi vẫn đợi nhau. Tôi ngó nghiêng như ngóng chờ 1 điều gì đó... Áp mặt vào những thanh sát của cánh cổng trường tôi nhìn xa xăm...Hè đến, phượng nở đỏ rực cả một góc trời. Ve kêu râm ran ve... ve.... Tiếng ve gọi hè, gọi cả những hồi ức ấu thơ đẹp đẽ. Những khu lớp học cũng đã khang trang hơn, có khu được xây mới, trước kia trường chỉ có bốn khu chính giờ trường đã quy hoạch có sáu khi, thêm khu nhà đa năng và khu để thực hành hóa, lý, sinh và phòng máy chiếu riêng nữa, trường mình giờ còn xây cả bể bơi nữa đấy, xây ở khu đất trống trước kia mọc đầy cỏ lau đó, vườn sinh vật cũng đầy đủ loài sinh vật hơn, phong phú hơn. Tuy khác biệt là vậy nhưng hình ảnh thân thuộc vẫn như còn mãi .Nhìn cảnh ấy mình vừa vui, vừa buồn lẫn lộn. Vui vì quê mình tiến bộ, thoát cảnh nghèo nàn. Vui vì thế hệ đàn em giờ được học hành trong trường lớp khang trang, đẹp đẽ.
Bỗng một giọng nói ấm áp quen thuộc chợt vang lên .Nó như là 1 làn gió mát xua đi cái nóng oi bức của ngày hè đag chói chang khắp sân trường.Tôi bước đến nhìn qua khe cửa thì tôi chợt nhìn thấy một người đàn ông tóc cũng đã gần trắng hết,da hơi nhăn,mặc một bọ quần áo quen thuộc hết đỗi .Người đó nói ,cái giọng nói ấm áp ,quen thuộc ...Đó là thầy tôi,người mà tôi từng yêu quý thuở nào.Đã 10 năm rồi tôi ko được gặp lại thầy,cũng chừng ấy thời gian tôi ao ước được như thuở bé được sống trong những kỉ niệm ấu thơ ở bên thầy .
Bài học mà thầy đã từng giảng cho tôi thì tôi vẫn còn nhớ mãi.Đó là bài giảng về về Đinh Tiên Hoàng - vị vua tài giỏi đã dẹp loạn 12 sứ quân, đặt nền móng xây dựng độc lập tự chủ của đất nước.Thầy đã kể rất sinh động việc thời nhỏ, Đinh Bộ Lĩnh cùng các bạn chăn trâu lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau với trẻ con thôn khác, đánh đâu thắng đó, tất cả đều hàng phục tôn làm "chủ tướng", chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như vua.Hình ảnh những cành lau trắng đã được Thầy minh họa rất xúc động và trở thành dấu ấn không bao giờ phai nhạt trong em và nhiều lứa học trò chúng em ngày ấy. Thầy đã giảng cho chúng em biết bao bài học về tình yêu đất nước và tinh thần kiên cường bất khuất của dân tộc... Tôi vẫn còn nhớ mãi cái ngày mà thầy bước vào lớp.Thầy bị tật từ bé nên chỉ viết được bằng tay trái.Tôi nhớ những dòng chữ bằng phấn trắng Thầy viết lên bảng bằng tay trái xiên xiên, chợt thấy cay cay sống mũi...Hồi đó, món quà mà em và các bạn trong nhóm học sinh giỏi Văn đã tặng Thầy nhân ngày 20-11 là một bó hoa -hoa lau trắng. Thầy đã xúc động đến lặng người. Thầy cẩn thận cắm "bó hoa đặc biệt" ấy của chúng tôi vào một bình hoa được làm bằng gốc tre ngà ở phòng làm việc của Thầy. Rồi Thầy quay lại nói với chúng em giọng xúc động: hoa lau trắng nhắc Thầy nhớ mẹ, nhớ những người thân. Thầy kể, chữ đầu tiên hồi đó Thầy học là chữ 0.Để thầy dễ nhớ, mẹ Thầy nói nếu khi con nhìn thấy nắng xuyên qua mái nhà của mình, thấy những chấm tròn, đó là chữ 0. Nhà Thầy hồi đó lợp bằng tranh mây. Những gánh tranh mây mà cha Thầy đã lặn lội mang về từ trong rừng sâu, kiên nhẫn gánh đến mấy tháng trời mới đủ làm mái nhà. Người thầy đầu tiên trong cuộc đời Thầy chính là mẹ Thầy. Những con số đầu tiên Thầy biết cũng từ mẹ. Học đếm từ số 1 đến số 10, rồi cả phép cộng, trừ, nhân, chia cũng bằng những củ khoai, những phần quà của mẹ mỗi buổi chợ chiều cho chị và mấy đứa em.
Bài học làm người mẹ cũng dạy Thầy bằng những câu ca dao "Lá lành đùm lá rách", "Ăn xem nồi ngồi xem hướng", "Học ăn học nói học gói học mở",... Chỉ đơn giản là những lời dạy thường ngày, không có cuốn giáo án nào ngoài cuốn giáo án trái tim, tấm lòng yêu thương con hết mực... Câu chuyện kể của Thầy cũng là một bài học Thầy muốn dạy lại cho tôi, về tình yêu và lòng nhân ái. Có lẽ tôi nhớ và kính trọng Thầy hơn bởi những điều thật giản dị như thế. Trong trái tim tôi, hình ảnh của Thầy giống như một ngọn núi với những tán cây đủ chở che cho tôi suốt mùa nắng gắt, cũng là nơi bình yên tôi muốn trở về mỗi khi lòng mệt nhoài nơi đất khách.Bao bài học bao kỉ niệm ùa về theo dòng kí ức ...Nó cứ thế hiện lên rõ từng nét,ẩn chứa bao kỉ niệm sâu nặng giữa thầy và chúng tôi.
Lúc này tôi lại rơi nước mắt, nước mắt này không còn là nước mắt của hối hận muộn màng, của sự tự ti, xấu hổ về quá khứ đã qua, mà là của niềm xúc động, của hạnh phúc. Thầy ạ, con cảm ơn thầy về tất cả những gì thuở đó,những gì mà thầy đã dạy con để con bước vững trên con đường đời đầy khó khăn ,trắc trở.Con sẽ luôn luôn nhớ câu nói của thầy “Sống ở trên đời mọi thứ có thể mất đi nhưng tương lai thì vẫn còn. Người sống lâu nhất là người cảm nhận được cuộc sống này nhiều nhất, chứ không phải là người tồn tại với thời gian nhiều nhất”. Vâng. Con sẽ cố gắng, thầy yên tâm nhé!