K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
18 tháng 12 2023

- Tư tưởng nhân nghĩa

+ Quan niệm về tư tưởng nhân nghĩa:

Theo quan niệm Nho giáo: Tư tưởng nhân nghĩa là mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở của tình thương và đạo lí. Trong quan niệm của Nguyễn Trãi: Tư tưởng nhân nghĩa trừ bạo và yên dân.

+ Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo

* Nhân nghĩa gắn với sự khẳng định chủ quyền, độc lập dân dộc

* Nhân nghĩa thể hiện ở sự cảm thông với nỗi thống khổ của nhân dân, lên án tố cáo tội ác kẻ thù

* Nhân nghĩa là nền tảng sức mạnh để chiến thắng kẻ thù

* Nhân nghĩa thể hiện ở tinh thần yêu chuộng hoà bình, khát vọng phát triển đất nước

3 tháng 3 2023

      Tư tưởng nổi bật được thể hiện xuyên suốt Bình Ngô đại cáo là: Tư tưởng nhân nghĩa, được thể hiện ở lòng tự hào về ý thức dân tộc, về nền văn hiến dân tộc. Nhân nghĩa là yêu nước thương dân, căm thù giặc, diệt bạo tàn mang lại cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân.

8 tháng 4 2018

Chọn đáp án: C

5 tháng 5 2020

1. Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân 

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

- Yên dân + Trừ bạo

-> Lo cho dân, vì dân => Tư tưởng cốt lõi để giành chiến thắng, cai trị đất nước.

=> Tư tưởng này vừa kế thừa, vừa có sự phát triển từ tư tưởng nhân nghĩa của cha ông.

+ Kế thừa ở chỗ: Nhân nghĩa chỉ mối quan hệ giữa người với người.

+ Phát triển ở chỗ: Nhân nghĩa chỉ quan hệ giữa dân tộc với dân tộc, gắn nhân nghĩa với yêu nước chống xâm lược.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc lại các văn bản được nêu ra trong đề bài.

- Chú ý những nét đặc sắc, nổi bật của từng bài.

Lời giải chi tiết:

a. Một số đặc điểm chính của văn chính luận Nguyễn Trãi qua Bình Ngô đại cáo, Thư lại dụ Vương Thông:

- Có mục đích và đối tượng hướng đến rõ ràng.

- Lí lẽ và bằng chứng chặt chẽ, thuyết phục.

- Sử dụng đan xen các yếu tố tự sự, biểu cảm.

- Thể hiện hiện tư tưởng nhân nghĩa.

- Vừa đảm bảo yếu tố về lí và tình, vừa có sức thuyết phục.

b. Một số nét đặc sắc của thơ Nguyễn Trãi qua Bảo kính cảnh giới - bài 43, Dục Thúy sơn:

- Có sáng tạo trong thể thơ Nôm Đường luật.

- Đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển của thơ tiếng Việt.

- Hình ảnh thiên nhiên nên thơ, giàu màu sắc, đường nét, âm thanh, mang tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Trãi.

c. Những nét nổi bật về tư tưởng, con người Nguyễn Trãi qua văn thơ của ông.

- Không thể tách bạch các yếu tố nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà nho.

- Hết lòng nâng niu năng lực sáng tạo của nhân dân.

- Mang nặng tư tưởng nhân nghĩa.

- Sống liêm khiết.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

a. Một số đặc điểm chính của văn chính luận Nguyễn Trãi qua Bình Ngô đại cáo, Thư lại dụ Vương Thông:

- Hệ thống luận điểm rõ ràng, kết nối chặt chẽ, lô-gic.

- Lí lẽ đanh thép kèm theo dẫn chứng cụ thể, thuyết phục.

- Sử dụng thích hợp các biện pháp tu từ tạo sức biểu cảm cao và làm tăng hiệu quả biểu đạt.

- Giọng văn phù hợp với từng hoàn cảnh, mục đích viết, đối tượng hướng tới và thay đổi linh hoạt trong từng luận điểm khác nhau.

b. Một số nét đặc sắc trong thơ Nguyễn Trãi qua Bảo Kính cảnh giới - bài 43Dục Thúy Sơn

-Các quan sát, miêu tả thiên nhiên tinh tế, độc đáo, mới lạ.

- Cảnh vật thường được nhân hoá, sinh động, hữu tình, mang hơi thở, tâm hồn, tình cảm con người.

- Trong cảnh luôn có tình, từ cảnh đi đến bộc lộ tình.

c. Những nét nổi bật về tư tưởng, con người Nguyễn Trãi qua văn thơ ông.

- Yêu nước thương dân là tư tưởng xuyên suốt thơ văn Nguyễn Trãi. Nó thể hiện ở tinh thần nhân nghĩa, trừ bạo để yên dân, ở tấm lòng ưu ái luôn mong dân được no ấm, yên vui, ở tình cảm gắn bó thiết tha với quê hương, xóm làng.

15 tháng 2 2019

Đại cáo bình Ngô chia thành bốn đoạn:

    + Đoạn 1 (từ đầu... Chứng cớ còn ghi): Khẳng định tư tưởng, nhân nghĩa, chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt

    + Đoạn 2 (từ “Vừa rồi” đến “Ai bảo thần dân chịu được” ): Tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh

    + Đoạn 3 ( từ “Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa” đến “Cũng là chưa thấy xưa nay” ): Kể lại diễn biến cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn.

    + Đoạn 4 (còn lại): Tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử

3 tháng 6 2017

Tóm lược nội dung của 4 đoạn trong Bình Ngô đại cáo:

Đoạn 1 (từ đầu đến "Chứng cớ còn ghi"): Tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với việc đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc.

– Đoạn 2 (từ "Vừa rồi" đến "Ai bảo thần dân chịu được"): Sự thật chân thực và ghê rợn về tội ác của quân Minh

– Đoạn 3 (từ "Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa" đến "Cũng là chưa thấy xưa nay"): Kể lại diễn biến của cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn. Đoạn này cũng nêu cao sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và sức mạnh của lòng yêu nước kết tinh thành sức mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

– Đoạn 4 (còn lại): Lời tuyên bố độc lập và rút ra bài học lịch sử.

Trong cả bốn đoạn trên, tư tưởng yêu nước, yêu người, thù giặc luôn gắn kết chặt chẽ với nhau. Nguyễn Trãi đã nêu cao tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng độc lập. Hai tư tưởng ấy vừa hòa quyện với nhau vừa thống nhất với nhau làm một, không thể tách rời được.

Bạn tham khảo gợi ý :

a) Về ý thức dân tộc, nên phân tích rõ : Với Đại cáo bình Ngô, ý thức dân tộc đã có bước phát triển mới, được quan niệm toàn diện hơn: không phải chỉ có lãnh thổ và chủ quyền như ở Nam quốc sơn hà mà còn có các yếu tố văn hiến ( Vốn xưng nền văn hiến đã lâu), phong tục tập quán (Phong tục Bắc Nam cũng khác), lịch sử (Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập).

b) Về tư tưởng thân dân, cần phân tích :

– Lòng thương dân : Tập trung phân tích những hình ảnh đau thương của người dân vô tội:

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ. […]

– Vai trò, sức mạnh của dân: Phân tích rõ sự gắn bó và đóng góp của dân trong sự nghiệp “dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới”, đặc biệt là vai trò của tầng lớp “manh” – người dân cày lưu tán và “lệ” – ngưòi tôi tớ đi ở.

 

16 tháng 2 2021

Rất chi tiết , em cảm ơn ạ

26 tháng 3 2022

refer

Nguyễn Trãi không chỉ là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, tài ba, mà còn là nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc. Nhắc đến ông, chúng ta nhớ ngay đến tác phẩm nổi tiếng “Bình ngô đại cáo”. Đây được coi là áng thiên cổ hùng văn bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc. Nhan đề Bình Ngô đại cáo đã gợi cho ta nhiều suy nghĩ. Bình có nghĩa là dẹp yên. Ngô ở đây chỉ giặc Minh. Đại cáo là bài cáo lớn mang dấu ấn trọng đại về những sự kiện lớn của đất nước. Ngay từ nhan đề đã gợi ra một tâm thế hào hùng.

Phân tích đoạn 1 bình ngô đại cáo để thấy tư tưởng nhân nghĩa là nội dung xuyên suốt cả bà thơ, được ông thể hiện rõ ràng, đầy đủ và sâu sắc. Chúng ta có thể thấy ngay tư tưởng nhân nghĩa, lòng tự hào, tự tôn dân tộc được thể hiện ngay ở đoạn 1 của bài thơ.

Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở hai câu đầu.

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

 

Mở đầu bài cáo, tác giả đã khẳng định đanh thép về định nghĩa tư tưởng nhân nghĩa. Theo phạm trù của Nho giáo, nhân nghĩa là chỉ mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lý. Việc nhân nghĩa là mục tiêu chiến đấu của các cuộc khởi nghĩa. Việc nhân nghĩa là vì con người, vì lẽ phải. Theo quan niệm của Nguyễn Trãi, kế thừa từ tư tưởng Nho giáo nhân nghĩa là “yên dân” – làm cho cuộc sống của người dân yên ổn, hạnh phúc. Lấy dân làm gốc là quy luật tất yếu bao đời nay. Đây luôn là hoài bão ước mơ mà cả đời Nguyễn Trãi theo đuổi.

Việc nhân nghĩa còn có nghĩa là trừ bạo, giúp dân trừng trị những kẻ hành hạ, cướp bóc, bóc lột, mang lại bình yên, no ấm cho nhân dân. Nói rộng ra trừ bạo chính là chống lại giặc xâm lược. Tác giả đã nêu rõ ta là chính nghĩa, còn địch là phi nghĩa. Ông đã vạch trần sự xảo trá của giặc Minh trong cuộc xâm lược này. Tóm lại, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chính là lòng yêu nước, thương dân và tinh thần chống giặc ngoại xâm quyết liệt, để mang đến cho nhân dân thoát khỏi cuộc sống lầm than, khổ cực, đem lại no ấm cho nhân dân.

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chính là lòng yêu nước, thương dân và tinh thần chống giặc ngoại xâm quyết liệt. Đây không chỉ là mối quan hệ nằm trong phạm vi giữa con người với con người mà mở rộng ra là mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc

8 câu thơ tiếp theo tác giả đã khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định giá trị của tự do bằng việc nhắc lại trang sử hào hùng của dân tộc ta một cách đầy vẻ vang, tự hào.

Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Tác giả dẫn chứng xác thực đầy thuyết phục. Nước Đại Việt ta đã hình thành từ trước với nền văn hiến đã có từ lâu đời, tồn tại theo hàng nghìn năm lịch sử. Ở đây tác giả dùng từ “xưng” để thể hiện sự tự hào, khẳng định chỗ đứng, vị thế của dân tộc ta.

Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu , Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập
Đến Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.

Không chỉ dừng lại ở việc khẳng định lãnh thổ và chủ quyền độc lập, tác giả nhắc đến văn hiến, lịch sử, phong tục, tập quán và nhân tài đất nước. Như vậy, đây chính là những yếu tố mới để tạo thành một quốc gia độc lập. So với “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo thật sự hay hơn , đầy đủ, toàn diện hơn về nội dung cũng như tư tưởng xuyên suốt. Ông khẳng định lãnh thổ “Núi sông bờ cõi đã chia”, không kẻ nào được xâm phạm, chiếm lấy. Hơn nữa, phong tục tập quán, văn hóa mỗi miền Bắc Nam cũng khác, không thể nhầm lẫn, thay đổi hay xóa bỏ được.

 

Đặc biệt khi nhắc đến các triều đại trị vì xây nền độc lập, tác giả đã đặt các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần ngang hàng với “Hán, Đường, Tống Nguyên của Trung Quốc vừa có ý liệt kê, vừa có ý đối đầu. Điều đó cho thấy lòng tự hào dân tộc mãnh liệt, ý thức về tự tôn, yêu nước cực kỳ lớn của tác giả. Và ở triều đại nào, thời nào thì hào kiệt đều có. Đây vừa thể hiện lòng yêu nước, tự hào vừa răn đe đối với quân xâm lược muốn thôn tính Đại Việt. Nguyễn Trãi không chỉ khẳng định chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, mà còn thể hiện niềm tin sắt đá vào các thế hệ anh hùng hào kiệt, hiền tài quốc gia. Đặt vào trong bối cảnh lúc bấy giờ, điều đó phần nào cũng thể hiện sự mới mẻ, tiến bộ của thi hào Nguyễn Trãi.

Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét,
Chứng cớ còn ghi.

Sau khi khẳng định chủ quyền dân tộc, thể hiện lòng tự tôn, tự hào dân tộc, nhà thơ đã dùng biện pháp liệt kê, dẫn ra những kết cục của kẻ đi ngược lại với chân lý. Những dẫn chứng của ông từ các đời vô cùng thuyết phục. Lưu Cung là vua Nam Hán từng thất bại vì tham lam muốn thu phục Đại Việt; Triệu Tiết tướng của nhà Tống đã thua nặng khi cầm quân sang đô hộ nước ta, Toa Đô, Ô Mã… là các tướng của nhà Nguyên cũng phải bỏ mạng tại nước ta khi cầm quân sang xâm lược… “Chứng cớ còn ghi”, không thể chối cãi được. Đây chính là lời cảnh cáo, răn đe đanh thép với chứng cớ đầy đủ, thuyết phục, rõ rành rành đối với kẻ phi chính nghĩa khi xâm phạm đến lãnh thổ của nước ta. Mượn lời thơ đanh thép, ông tuyên bố với kẻ thù: bất kỳ kẻ nào lăm le xâm chiếm bờ cõi Đại Việt đều sẽ phải gánh chịu thất bại ê chề. Cuộc chiến chống lại quân giặc, bảo vệ dân tộc là một cuộc chiến vì chính nghĩa, lẽ phải, chứ không như nhiều cuộc chiến tranh phi nghĩa khác, cho nên, dù thế nào đi nữa, chính nghĩa nhất định thắng gian tà theo quy luật của tạo hóa.

Với giọng văn đĩnh đạc, hào hùng, lý lẽ sắc bén, đanh thép và lối diễn đạt cân xứng, song đôi của những câu văn biền ngẫu đã khẳng định và ngợi ca tầm vóc lịch sử lớn lao của nước Đại Việt.

Đoạn mở đầu của Bình ngô đại cáo như một khúc dạo đầu đầy hào sảng, hào hùng về chủ quyền Tổ quốc. Những vần thơ đanh thép, những dẫn chứng xác thực, lý lẽ chặt chẽ được nhà thơ đưa ra đã mang lại giá trị lớn về tinh thần dân tộc mạnh mẽ, về độc lập chủ quyền dân tộc, về tư tưởng lấy dân làm gốc, ắt sẽ chiến thắng… Bình ngô đại cáo là áng hùng thi được ví như bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc. Qua những vần thơ của Nguyễn Trãi, chúng ta càng thêm tự hào về truyền thống, lịch sử, văn hiến của đất nước.