K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2019

Các biện pháp tu từ từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ, nói quá, nói giảm - nói tránh.

1. So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

2. Nhân hoá: là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.

3. Ẩn dụ: là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

4. Hoán dụ: là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

5. Điệp ngữ: là từ ngữ (hoặc cả một câu) được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc, …

6. Chơi chữ: là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước.

7. Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

8. Nói giảm, nói tránh: là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

13 tháng 11 2019

Câu hỏi tu từ là câu hỏi được đặt ra không nhằm mục đích chờ đợi câu trả lời hoặc câu trả lời sẽ nằm ngay trong câu hỏi mà người ta đưa ra có tác dụng nhằm nhấn mạnh một ý nghĩa khác. Câu hỏi tu từ được đặt ra nhằm tập trung sự chú ý của người nghe, người đọc vào một mục đích cụ thể nào đó. Do đó, câu hỏi tu từ về hình thức là một câu hỏi nhưng thực chất đó là câu phủ định có cảm xúc hay câu khẳng định.

Loại câu này thường được dùng nhiều trong các văn bản nghệ thuật, có tác dụng làm cho lời văn trở nên sinh động, đem lại cho người đọc những tưởng tượng lý thú. Trong cuộc sống hàng ngày, người ta bắt gặp câu hỏi tu từ được mọi người dùng trong giao tiếp với nhau.

Trong tiếng Anh, câu hỏi tu từ (Rhetorical question) là một dạng câu hỏi dùng để gây ấn tượng chứ không nhằm mục đích chờ đợi câu trả lời từ người hỏi.

Như vậy, câu hỏi tu từ trong tiếng Anh cũng có tác dụng gần tương tự như cách sử dụng trong tiếng Việt phải không nào.

29 tháng 10 2018

1.Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

2.So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc và người nghe.

3.Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối,… bằng những  từ ngữ vốn đê gọi và tả con người.

4.cảm thụ là (giác quan) tiếp nhận sự kích thích của sự vật bên ngoài (có nói rõ cảm thụ gì đâu)

5.Phép tu từ (còn gọi là biện pháp tu từ) là cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn. 

K NHA ĐÁNH MỆT LẮM ĐÓ. =))

giống kết quả Mai Hương đó!  tui đánh gần xong rồi thì cs người trả lời trước rồi nên lại xóa đi! 

1 tháng 3 2016

  BẠn cứ hiểu nôm na phép tu từ được dùng để làm cho câu văn , từ ngữ trở nên bóng bẩy dùng hình ảnh để người đọc dễ hiểu không nhàm chán. trong thực tế hag ngày chắc chắn bạn cùng dùng nhiều phép tu từ đấy thôi. 

Một số phép tu từ từ vựng 
* So sánh : đối chiếu sự vật này với sự vất khác có nét tương đồng 
* Ân dụ : Gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng 
* Nhân hóa : cách gọi tả con vật đồ vật.v.v bằng những twf ngữ vốn dùng cho con người làm cho thế giwofi con vật cây côi đồ vật ... trở nên gần gũi biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người 
* Hoán dụ : gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó 
* Nói quá : Biện pháp tu từ phóng đại mức độ qui mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhân mạnh gây ấn tượng tăng tính biểu cảm 
* Nói giảm nói tránh : dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển trán hgaay cảm giác qua đâu buồn ghê sợ nặng nề và tránh thô tục thiếu lịch sự 
* Điệp ngữ : lặp lại từ ngữ hoạc cả câu để làm nối bật ý gây cảm xúc mạnh 
* Chơi chữ : Cách lợi dụng đặc sắc về âm và về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước

1 tháng 3 2016

Phép tu từ (còn gọi là biện pháp tu từ) là cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn. 

Tuỳ theo các phương tiện ngôn ngữ được kết hợp mà phép tu từ được chia ra: phép tu từ ngữ âm, phép tu từ từ vựng - ngữ nghĩa, phép tu từ cú pháp, phép tu từ văn bản. Vd. điệp âm, điệp vần, điệp thanh, hài âm... là những phép tu từ ngữ âm; tương phản, so sánh, ẩn dụ, nói lái, phản ngữ... là những phép tu từ từ vựng ngữ nghĩa; sóng đôi, câu hỏi tu từ... là những phép tu từ cú pháp; hài hoà tương phản, quy định về đoạn trong văn bản là những phép tu từ văn bản. 

15 tháng 10 2021

TL:

sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa

tác dụng làm vật trở nên sinh động hơn

^HT^

TL

-Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa

-Tác dụng làm vật trở nên sinh động hơn

Hoktot~

20 tháng 3 2018

nói ngọt , nói nặng lời là biện pháp tu từ gì

TL: biện pháp: nịnh nọt

ahihi

20 tháng 3 2018

nói giảm, nói quá, nói tránh, nịnh

3 tháng 4 2020

a/ Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

b/ Cấu tạo của biện pháp so sánh:

- A là B:    “Người ta  hoa đất” 

- A như B:

“Nước biếc trông như làn khói phủ

 Song thưa để mặc bóng trăng vào”

- Bao nhiêu…. bấy nhiêu….

“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

Trong đó:

 + A – sự vật, sự việc được so sánh

 + B – sự vật, sự việc dùng để so sánh

 + “Là” “như” “bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cac-bien-phap-tu-tu-ve-tu-thuong-gap-c122a20061.html#ixzz6IXIMdfKF


 

3 tháng 4 2020

Trả lời :

So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng khả năng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.

chúc bạn học tốt

7 tháng 3 2021

Dế Mèn trong câu chuyện "Bài Học Đường Đời Đầu Tiên" trích trong "Dế Mèn Phiêu Lưu Kí" đã để lại trong em nhiều bài học sâu sắc.Dế Mèn một chàng dế cường tráng, khỏe mạnh. Anh ta luôn hà tiện với người khác và kinh biệt anh chàng Dế Choắt gần nhà. Thấy Dế Choắt nhìn trông như mấy thằng nghiện thuốc phiện, anh ta liền chế bai và quát Dế Choắt. Khi trêu chị Cốc, hắn ta đã không nghĩ tới hậu quả là Choắt mất. Sau khi Choắt mất, hắn rất ân hận vì tính cách hống hách và khinh người của mình. Bài học em học được sau câu chuyện này là không nên hống hách, khinh người nếu không mình sẽ bị đào thải hoặc thậm chí mất đi tính mạng của mình hay làm cho người khác mất đi tính mạng chỉ vì mình, như Dế Mèn trêu chị Cốc hại Dế Choắt mất.

Hình như cou lạc đề rồi á nguyentaitue

20 tháng 4 2016

Phép tu từ (còn gọi là biện pháp tu từ) là cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, biểu cảm, hấp dẫn. 
 

20 tháng 4 2016

Phép tu từ là mấy phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.......đó hiuhiu

4 tháng 10 2021

Tác dụng của biện pháp so sánh

So sánh được sử dụng nhằm làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó của sự vật hay sự việc cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau.

Hoặc so sánh còn có thể giúp hình ảnh, hiện tượng hay sự vật đó trở nên sinh động hơn. Việc so sánh thường lấy sự cụ thể để so sánh với cái không cụ thể hoặc trừ tượng. Với cách này sẽ góp phần giúp cho người đọc, người nghe dễ dàng hình dung được rõ hơn về sự vật, sự việc đang nói đến.

Bên cạnh đó, biện pháp so sánh còn giúp cho câu nói, lời văn trở nên bay bổng và cuốn hút hơn. Vì thế mà nhiều nhà thơ, nhà văn đã sử dụng trong chính tác phẩm của mình.

4 tháng 10 2021

-So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn

-Điệp ngữ là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấm mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản.

chúc em học tốt :3