Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
nhân hóa nhé , không có mắt nào này lửa đc đâu !
nhưng câu đó chỉ cập mắt có ánh nhìn khó chịu
1.Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.
2.So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc và người nghe.
3.Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối,… bằng những từ ngữ vốn đê gọi và tả con người.
4.cảm thụ là (giác quan) tiếp nhận sự kích thích của sự vật bên ngoài (có nói rõ cảm thụ gì đâu)
5.Phép tu từ (còn gọi là biện pháp tu từ) là cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn.
K NHA ĐÁNH MỆT LẮM ĐÓ. =))
giống kết quả Mai Hương đó! tui đánh gần xong rồi thì cs người trả lời trước rồi nên lại xóa đi!
Các biện pháp tu từ từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ, nói quá, nói giảm - nói tránh.
1. So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2. Nhân hoá: là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.
3. Ẩn dụ: là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
4. Hoán dụ: là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
5. Điệp ngữ: là từ ngữ (hoặc cả một câu) được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc, …
6. Chơi chữ: là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước.
7. Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
8. Nói giảm, nói tránh: là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Câu hỏi tu từ là câu hỏi được đặt ra không nhằm mục đích chờ đợi câu trả lời hoặc câu trả lời sẽ nằm ngay trong câu hỏi mà người ta đưa ra có tác dụng nhằm nhấn mạnh một ý nghĩa khác. Câu hỏi tu từ được đặt ra nhằm tập trung sự chú ý của người nghe, người đọc vào một mục đích cụ thể nào đó. Do đó, câu hỏi tu từ về hình thức là một câu hỏi nhưng thực chất đó là câu phủ định có cảm xúc hay câu khẳng định.
Loại câu này thường được dùng nhiều trong các văn bản nghệ thuật, có tác dụng làm cho lời văn trở nên sinh động, đem lại cho người đọc những tưởng tượng lý thú. Trong cuộc sống hàng ngày, người ta bắt gặp câu hỏi tu từ được mọi người dùng trong giao tiếp với nhau.
Trong tiếng Anh, câu hỏi tu từ (Rhetorical question) là một dạng câu hỏi dùng để gây ấn tượng chứ không nhằm mục đích chờ đợi câu trả lời từ người hỏi.
Như vậy, câu hỏi tu từ trong tiếng Anh cũng có tác dụng gần tương tự như cách sử dụng trong tiếng Việt phải không nào.
BẠn cứ hiểu nôm na phép tu từ được dùng để làm cho câu văn , từ ngữ trở nên bóng bẩy dùng hình ảnh để người đọc dễ hiểu không nhàm chán. trong thực tế hag ngày chắc chắn bạn cùng dùng nhiều phép tu từ đấy thôi.
Một số phép tu từ từ vựng
* So sánh : đối chiếu sự vật này với sự vất khác có nét tương đồng
* Ân dụ : Gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng
* Nhân hóa : cách gọi tả con vật đồ vật.v.v bằng những twf ngữ vốn dùng cho con người làm cho thế giwofi con vật cây côi đồ vật ... trở nên gần gũi biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người
* Hoán dụ : gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó
* Nói quá : Biện pháp tu từ phóng đại mức độ qui mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhân mạnh gây ấn tượng tăng tính biểu cảm
* Nói giảm nói tránh : dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển trán hgaay cảm giác qua đâu buồn ghê sợ nặng nề và tránh thô tục thiếu lịch sự
* Điệp ngữ : lặp lại từ ngữ hoạc cả câu để làm nối bật ý gây cảm xúc mạnh
* Chơi chữ : Cách lợi dụng đặc sắc về âm và về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước
Phép tu từ (còn gọi là biện pháp tu từ) là cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn.
Tuỳ theo các phương tiện ngôn ngữ được kết hợp mà phép tu từ được chia ra: phép tu từ ngữ âm, phép tu từ từ vựng - ngữ nghĩa, phép tu từ cú pháp, phép tu từ văn bản. Vd. điệp âm, điệp vần, điệp thanh, hài âm... là những phép tu từ ngữ âm; tương phản, so sánh, ẩn dụ, nói lái, phản ngữ... là những phép tu từ từ vựng ngữ nghĩa; sóng đôi, câu hỏi tu từ... là những phép tu từ cú pháp; hài hoà tương phản, quy định về đoạn trong văn bản là những phép tu từ văn bản.
nói ngọt , nói nặng lời là biện pháp tu từ gì
TL: biện pháp: nịnh nọt
ahihi
Tu từ (hay biện pháp tu từ) là một khái niệm trong văn chương và ngôn ngữ học, ám chỉ cách sử dụng ngôn từ một cách đặc biệt để tạo ra hiệu ứng nghệ thuật, gợi lên hình ảnh, cảm xúc và tạo ấn tượng với người đọc.
ừ sao siêu thế