Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Văn biểu cảm là văn nói lên tình cảm, cảm xúc những rung động của tâm hồn của người viết đối với một sự kiện, một miền quê, một con đường, một loài cây hay một vườn hoa,... (theo chủ đề, đề tài). Văn biểu cảm có thể viết dưới dạng ký, truyện ngắn, tản văn,.v.v...(thể loại)
Cảm xúc là của bạn, tưởng tượng là của bạn, cách hành văn là của bạn. Còn cách sắp xếp mở bài, thân bài, kết bài thì bạn hãy nhớ lại những bài giảng, hướng dẫn làm văn của thầy, cô,...
Để làm văn hay, bạn hãy đọc thêm nhiều sách báo văn học, ghi chép lại những câu văn, câu thơ hay. Hạn chế đọc những truyện tranh Đô rê môn, Co nan, ... vì những câu văn què quặt, lời thoại cộc lốc,... Nên đọc những truyện cổ Grim, truyện Andersen, ... được các dịch giả nổi tiếng biên dịch sẽ có ích cho tâm hồn và cách hành băn của bạn,.
Văn tự sự là lối văn thiên về suy tư, đặc biệt suy tư trước những hoàn cảnh bế tắc, càng ít chú ý đến hành động vì làm được gì, hay làm gì được, làm để làm gì, cho ai, đều không có trả lời, giải đáp, rút cục dễ đưa đến những thái độ yếm thế thoát ly, lẩn tránh hành động hoặc hành lạc
Văn tự sự
_ Phương thức biểu đạt : tự sự
_ Nhằm kể lại câu chuyện một cách đầy đủ từ đầu đến cuối có khởi đầu, diễn biến, kết thúc.
Văn biểu cảm
_ Phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm.
_ Tự sự làm nền cho cảm xúc nhằm biểu đạt tình cảm của người viết và chỉ kể lại ấn tượng sâu đậm nhất, không cần đầy đủ cả câu chuyện.
Đề : Cảm nghĩ về mùa xuân .
Các bước làm bài :
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
2. Lập dàn bài
3. Viết bài
4. Đọc lại và sửa chữa
Tìm hiểu đề :
- Kiểu văn bản :biểu cảm
- Đề tài: -Mùa xuân.
-Tình cảm cần biểu hiện: yêu, thương, nhớ,...
Tìm ý :
1 . Mùa xuân của thiên nhiên :
- Cảnh sắc , thời tiết , khí hậu , cây cỏ , chim muông ...
2 . Mùa xuân của con người :
- Tuổi tác , nghề nghiệp , tâm trạng , suy nghĩ ...
3 . Phát biểu cảm nghĩ :
- Thích hay không thích mùa xuân ? Vì sao ?
- Kể hoặc tả để bộc lộ cảm nghĩ thích hay không thích mùa xuân ...
- Kể hoặc tả để giải thích vì sao mong đợi hoặc không mong đợi mùa xuân ...
Mik cũng đã sắp sếp rồi nhé! Cứ theo tình tự 1, 2, 3 thôi!
Chúc bạn học tốt!
tình cảm bài văn thể hiện tình cảm buồn nhớ khi phải xa trường , xa bạn
vai trò của miêu tả làm nổi bật tình cảm của tác giả
vì hoa phượng gắn bó với những buồn vui của tuổi học trò
biểu cảm vừa trực tiếp vừa gián tiếp
Thường thì những ngày hai chín, ba mươi Tết, dù bận đến thế nào, những người phụ nữ cũng phải gội đầu để đón năm mới. Đó là những ngày có nhiều tóc rối cài lên mái nhà. Cả trước ngày rằm tháng giêng, mọi người chuẩn bị tắm gội sạch sẽ để lên chùa lễ Phật, ai chả phải gội đầu.
Và chỉ sau đó vài hôm, thế nào cũng có những bà hàng kẹo mầm đi thu nhặt những búi tóc rối ấy bằng cái nồi kẹo mầm, đổi kẹo cho trẻ con để lấy tóc rối.
Đó là những ngày hết Tết rồi. Trong mọi nhà chả còn một thứ bánh mứt, kẹo gì, bọn trẻ con chúng tôi mới mong những bà hàng kẹo mầm xuất hiện trên đường làng. Với tiếng rao: "Ai tóc rối đổi kẹo không nàỏ". Tiếng rao như một câu hỏi vu vơ cứ ngân dài trong những ngõ quê. Chắc người lớn chẳng ai để ý đến tiếng rao ấy. Nhưng bọn trẻ con chúng tôi thì cứ dỏng tai lên nghe, xem cái tiếng rao của bà hàng kẹo mầm đã gần đến ngõ nhà mình chưa. Và khi đã chắc chắn là bà hàng kẹo mầm đang đi về phía nhà mình rồi, anh em tôi bắc cái ghế đẩu trèo lên, đưa tay vào những khe tầu lá cọ moi ra những búi tóc rối. Chúng tôi gỡ gỡ búi tóc ra, vo lẫn vào nhau thành một nắm tưởng như to tướng trong lòng bàn tay, với hy vọng sẽ đổi được cái kẹo to.
Bọn trẻ ngồi vây quanh bà hàng kẹo mầm, vừa xem, vừa chờ đến lượt mình, mỗi thằng cầm một nắm tóc rối bù xù. Bà hàng kẹo đỗ quang gánh, mở cái mẹt đậy thúng ra, lấy nồi kẹo mầm và một nắm que tăm để lên mẹt. Tay phải bà ta thoăn thoắt véo kẹo, kéo dài sợi kẹo từ trong nồi ra như làm phép. Tay trái bà ta cầm cái que tăm, mỗi lần hai tay bà chập vào nhau là một đoạn của sợi kẹo lại dính vào đầu que tăm que bên trái. Những sợi kẹo nhỏ như tơ tằm, cứ chập vào lại kéo ra như người biểu diễn một điệu múa. Người xem đến hoa mắt không nhận ra hai tay bà hàng kẹo vừa xoay que tăm vừa dính sợi kẹo vào đầu que nữa. Bọn trẻ chúng tôi đứa nào cũng kêu rằng túm tóc của mình to, bà phải thêm kẹo. Bà hàng kẹo không bao giờ cãi lại bọn trẻ con, bà nhanh miệng làm vừa lòng bọn trẻ bằng cách càng kéo mỏng sợi kẹo ra và chập thêm vào đầu que tăm. Mỗi lần thêm như vậy, bà ta lại kèm thêm một câu nói: "Này to, này!... Này, nhiều này!...". Tay bà ta làm, miệng nói, cứ như người phù thủy bắt quyết và đọc thần chú. Bà hàng kẹo làm xong một que, đưa cho đứa nào bà cũng nói thêm một câu: "To nhớ!... Thích nhớ!" cùng với miệng cười tươi hơn cả cô đào đóng vai Thị Mầu.
Bà hàng kẹo làm rất nhanh, chỉ một lúc sau, hơn một chục đứa chúng tôi đứa nào cũng có trên tay một que kẹo. Những sợi kẹo xù trên đầu que tăm như một bối bòng bong. Trông thì to xù như một bông hoa mẫu đơn, tưởng có thể ăn suốt ngày cũng không hết được. Nhưng chỉ cần cho vào mồm ngậm lại, xoay một cái là những sợi kẹo tóp lại dính vào nhau, chỉ to bằng cái quả xoan hay cái hạt táo.
Và đúng như lời bà hàng kẹo nói câu: "Thích nhớ", đứa nào cũng thích thật. Kẹo ngọt mát, tưởng như chẳng có thứ mứt tết nào bằng. Và chúng tôi coi đây là ngày "Tết" của trẻ con xóm quê vậy. Bởi đứa nào cũng vui tíu tít. Chúng tôi đứng nhìn theo bà hàng kẹo gánh hàng đi ngõ khác. Tiếng bà ta lại ngân dài trên đường làng: "Ai tóc rối... đổi kẹo kh..ộ.ông? Nà..àọ.?". Câu hỏi vu vơ bay vào trong các ngõ. Và lại có những đứa trẻ chạy ra, tay mỗi đứa cầm một nắm tóc rối.
Đó là những kỷ niệm của một thời thơ ấu, của lớp người bây giờ đã bạc đầu cả rồi. Ai còn sống trong những làng quê, ai đã đi ra thành phố? Ai đã đi nước lạ, quê người? Cuộc sống náo nhiệt, sung túc, tràn trề bánh kẹo ngoại hôm nay, có ai nhớ về quê làng cái thuở lắng tai nghe tiếng rao ngọt ngào, câu hỏi vu vơ bay trong lối ngõ quê hương?
Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa. Nhắc tới ông, người đọc thường nhớ đến những vần thơ trữ tình bay bổng có vẻ đẹp lạ kì. Có thể nói, thơ Lí Bạch tràn ngập ánh trăng. Thuở nhỏ Lí Bạch thường lên núi Nga Mi để ngắm trăng cho rõ. Vì thế hình ảnh Trăng nửa vành thu trên đỉnh Nga Mi đã in sâu vào tâm khảm nhà thơ, trở thành một trong những biểu tượng của quê hương Tứ Xuyên mà nhà thơ thương nhớ suốt cuộc đời.
Từ tuổi 25, Lí Bạch đã xa quê và xa mãi, nhưng hình bóng quê hương luôn in đậm trong tâm khảm của ông. Vì thế mà trên bước đường lữ thứ tha phương, mỗi lần ngắm trăng sáng là ông lại chạnh lòng nhớ quê và chỉ biết gửi gắm tâm sự vào những vần thơ. Bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được Lí Bạch sáng tác trong một hoàn cảnh như vậy.
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
Ngỡ mặt đất phủ sương.
(Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương).
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương).
Hai cầu thơ sau đối ý, đối thanh thật chỉnh. Nhà thơ đã sáng tạo trên cơ sở một câu dân ca quen thuộc: Ngưỡng đầu khán minh nguyệt (Ngẩng đầu nhìn trăng sáng), chỉ thay từ ngưỡng bằng từ cử, từ khán bằng từ vọng. Câu thơ của Lí Bạch là: Cử đầu vọng minh nguyệt. Cũng vẫn giống nhau ở tư thế ngẩng đầu nhìn trăng sáng nhưng cái nhìn trong câu dân ca mang tính khách quan, còn cái nhìn trong thơ Lí Bạch lại đậm tính chủ quan. (Khán: nhìn, ý nghĩa trung hòa. Vọng: nhìn xa, ý nghĩa biểu cảm). Vọng minh nguyệt là cố nhìn ra xa để thấy cho rõ vầng trăng sáng. Tình cảm thiết tha của nhà thơ gửi gắm cả trong từ vọng ấy và chỉ trong khoảnh khắc, cái tư thế Ngẩng đầu nhìn trăng sáng đã chuyển thành Cúi đầu nhớ cố hương. Hai tư thế đối lập nhau nhưng cùng thể hiện một tâm trạng. Niềm vui trước đêm trăng sáng có thể là dạt dào vô tận nhưng nỗi nhớ cố hương cũng day đứt khôn nguôi! Ánh trăng sáng đêm nay là tác nhân gợi nhớ đến vầng trăng xưa trên quê cũ thuở nào. Quả là nỗi nhớ quê hương thiết tha, khắc khoải… luôn ám ảnh trong lòng Lí Bạch.
Câu thơ cuối mở ra một thế giới mênh mang và phức tạp của tâm trạng. Có bao điều mà nhà thơ muốn gửi gắm vào hai chữ cố hương. Cố hương là quê cũ, là dĩ vãng đầy ắp kỉ niệm của tuổi hoa niên. Cố hương là mảnh đất chôn nhau cắt rốn, là nơi có những người thân yêu nhất của ta đang sống hoặc đã gửi nắm xương tàn. Đối với kẻ tha phương, cố hương là một cái gì đó rất đỗi thiêng liêng mà mỗi khi nhắc tới lại cảm thấy trĩu nặng trong lòng, trĩu nặng cả mái đầu đã pha sương sau nửa đời lênh đênh, lưu lạc.
– Đê (đầu) – tư (cố hương).
*Cảm nghĩ về người cha:
Trong đời sống tinh thần đa dạng và phong phú của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng, sâu đậm nhất. Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao, dân ca: Công cha như núi Thái Sơn,.., Con có cha như nhà có nóc, Phụ tử tình thâm… Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Mọi việc lớn như làm nhà, tậu ruộng, tậu trâu, dựng vợ gả chồng cho con cái… thường là do người cha quyết định. Trách nhiệm của người cha rất nặng nề. Con cái ngoan hay hư, chủ yếu là tùy thuộc vào sự bảo ban dạy dỗ của người cha. Bên cạnh người mẹ dịu dàng là người cha nghiêm khắc. Dẫu cách thức biểu hiện tình thương yêu có khác nhau nhưng bậc cha mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy con cái trưởng thành về mọi mặt, đúng như dân gian đã nói: Con hơn cha là nhà có phúc. Trong lúc mẹ hằng ngày chẳng quản vất vả nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo thì người cha, ngoài những thứ đó ra còn phải nghĩ đến việc dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để các con học được những bài học thiết thực khi bước vào đời. Thật hạnh phúc cho những đứa con được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ! Có biết bao người cha chấp nhận thiệt thòi về mình, dành tất cả thuận lợi cho con cái. Em đọc trên báo và xem truyền hình thấy những người cha lam lũ, quần quật làm những việc như: quét rác, đội than, đội trấu, đạp xích lô… không từ nan bất cứ chuyện gì, miễn là lương thiện đế kiếm tiền nuôi đàn con ăn học đến nơi đến chốn. Gần nhà em có một bác người Quảng Ngãi, tuổi hơn năm chục, làm nghề mài dao kéo. Ngày ngày, bác rong ruổi khắp nơi trên chiếc xe đạp cà tàng với vài hòn đá mài và thùng nước nhỏ. Bác vào thành phố đã hơn ba năm, kể từ khi anh con trai lớn thi đậu đại học Bách khoa. Mỗi lúc kể về những đứa con ngoan, bác cười rất mãn nguyện, đôi mắt ánh lên vẻ tự hào: – Nhà bác nghèo lắm! Được mấy đứa con, đứa nào cũng ham học và học giỏi. Năm nay, cô con gái thứ hai cũng đậu Đại học Sư phạm. Bác ráng làm kiếm ngày vài chục ngàn, cha con đùm túm nuôi nhau. Mình chẳng có chi cho các con thì cho chúng cái chữ, cái nghề ! Em thấy ở bác có những nét rất giống cha em, một người thợ cơ khí bình thường, quanh năm làm việc với máy móc, dầu mỡ. Đôi bàn tay cha chai sần, thô ráp, mạnh mẽ nhưng ấm áp lạ thường. Có thể nói rằng trong gia đình em, cha làm nhiều nhất và hưởng thụ ít nhất; Cha giống mẹ ở chỗ nhường nhịn hết cho đàn con những miếng ngon miếng lành, còn mình chỉ cơm dưa cơm mắm qua ngày. Đức tính nổi bật của cha em là cần cù chịu khó, hết lòng vì vợ con. Tuy công việc thường xuyên bận bịu, cha vẫn cố dành thời gian quan tâm săn sóc đến việc học hành của các con. Cha em ít lời, chỉ nói những câu nào đáng nói như nhắc nhở, uốn nắn khuyết điểm hay động viên, khen ngợi khi các con làm được điều tốt, điều hay. Cha dạy chúng em lòng tự trọng và tính tự lập. Có lần cha bảo: – Đã là người thì phải có ý chí, không được ngại khó ngại khổ. Càng khó càng phải làm bằng được. Em quý nhất cha em ở thái độ tôn trọng mọi người, tôn trọng vợ con. Có việc gì không vừa ý, cha bình tĩnh phân tích chứ không la lối, chửi bới. Bởi thế nên dù tính cha nghiêm khắc mà vẫn dễ gần, từ vợ con đến hàng xóm láng giềng đều nể phục. Cứ nghe những lời cha nói, nhìn những việc cha làm, em học được rất nhiều điều hay, điều tốt. Cha thường bảo con cái lấy bố mẹ làm gương nên cha rất giữ gìn ý tứ.cam nghi ve nguoi cha em Chúng em yêu kính cha, cố gắng chăm học, chăm làm để cha mẹ vui lòng. Đó cũng là cách đáp đền chữ hiếu cụ thể và thiết thực nhất. Cảm ơn nhạc sĩ Phạm Trọng cầu đã nói giúp tuổi thơ chúng em những suy nghĩ tốt đẹp về cha mẹ: Cha sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực. Cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con… Ngày mai con khôn lớn, bay đi khắp mọi miền. Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương!
CẢM NGHĨ VỀ NGƯỜI THÂN
Mỗi người chúng ta ai cũng có mẹ. Mẹ là người đã mang nặng, đẻ đau, đã nuôi dưỡng ta nên người. Mẹ là một người vô cùng quan trọng trong cuộc đời của chúng ta. Nếu có ai hỏi rằng: “Em yêu ai nhất?” – không cần suy nghĩ gì lâu, em sẽ trả lời ngay: “Người mà em yêu quý nhất trên đời này đó chính là mẹ của em”.
Mẹ em năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi rồi. Mẹ có dáng người đầy đặn. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan. Năm tháng trôi qua, thời gian đã hằn lên đó những nếp nhăn, nhưng vẫn không thể xóa nhòa được vẻ dịu hiền, phúc hậu. Trên khuôn mặt mẹ, em thích nhất là đôi mắt. Chao ôi! Đôi mắt của mẹ mới đẹp làm sao: đôi mắt đen láy, long lanh như hồ nước mùa thu, chứa đầy sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói: “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ của mẹ. Mỗi lần em làm việc tốt, đôi mắt ấy ánh lên vẻ sung sướng, tự hào. Và cũng từng đỏ hoe vào mỗi lần em mắc lỗi. Khi em ốm, đôi mắt mẹ trũng sâu hằn lên những nỗi lo lắng suy tư. Chiếc mũi không cao, nhưng lại hợp với khuôn mặt nên trông mẹ càng có duyên ngầm. Miệng của mẹ rất tươi, hay nói hay cười. Nụ cười của mẹ rất đẹp. Nó đẹp như những bông hoa hải đường mới nở trong nắng sớm ban mai. Nụ cười đó đã giúp em thấu hiểu hết tình thl.lklkklương con vô bờ bến của mẹ. Nó là sức mạnh dìu em đứng dậy mỗi khi vấp ngã. Nhưng đâu phải lúc nào nụ cười của mẹ cũng giống nhau. Mỗi khi em ngoan hay khi em đạt điểm 10, nụ cười rạng rỡ lại nở trên đôi môi của mẹ. Đôi lúc em có chuyện buồn, mẹ vẫn cười nhưng là nụ cười động viên, an ủi. Nụ cười ấy như ngọn lửa hồng sưởi ấm tâm hồn đang lo lắng, thổn thức… Em yêu nhất là đôi bàn tay mẹ - đôi bàn tay đã nuôi em khôn lớn. Bàn tay của mẹ không mềm mại, mịn màng mà là một đôi bàn tay gầy gầy xương xương, chai sần vì phải làm việc vất vả.
Em yêu quý mẹ còn bởi những gì mẹ đã mang đến cho em. Mẹ luôn luôn quan tâm, khuyến khích em học tập. Em nhớ có lần được điểm mười. Vừa đi học về, tôi chạy ngay đến bên mẹ và khoe: “Mẹ ơi, hôm nay con được điểm mười đấy!” Mẹ nở một nụ cười đầy hạnh phúc và ôm chặt em vào lòng. Vòng tay mẹ ấm áp như ngọn lửa hồng sưởi ấm trái tim tôi. Khi tôi bị điểm kém, trên khuôn mặt của mẹ không còn nụ cười của mọi ngày nữa. Mà giờ đây gương mặt mẹ trũng xuống, buồn rầu. Mẹ không quát mắng em mà chỉ nhắc nhở và an ủi em, động viên em cố gắng lần sau. Trong lúc đó, em cảm thấy mình đã phụ lòng mẹ, phụ công mẹ nuôi dạy em và tự hữa sẽ học tập thật chăm chỉ để không bao giờ bị điểm kém nữa.
Mẹ không những là người mẹ mà còn là người bạn thân thiết nhất của em trong cuộc đời. Mỗi khi em gặp những khó khăn trong cuộc sống, mẹ luôn luôn ở bên cạnh chia sẻ và khuyên em nên làm gì để giải quyết những khó khăn đó. Lời khuyên của mẹ đã cho em thêm sức mạnh và sự tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Đối với hàng xóm láng giềng, mẹ rất thân thiện và cởi mở. Vì vậy, ai cũng yêu mến mẹ.
Người mẹ kính yêu của em là như vậy đó. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều! Em tự hứa rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn trời biển mà mẹ đã dành cho em.
Tình cảm, cảm xúc của con người chỉ có thể nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thế. Do vậy, trong văn biểu cảm yếu tố tự sự và miêu tả có tác dụng gợi cảm rất lớn:
Nếu yếu tố tự sự có tác dụng làm cho tình tiết thêm hấp dẫn, gây sự tò mò, hứng thú cho người đọc và gợi lên những ý nghĩa sâu xa, từ đó giúp cho người đọc nhớ lâu và khơi gợi cảm xúc ở họ, thì yếu tố miêu tả lại khơi gợi sức cảm thụ và trí tưởng tượng của người đọc và qua đó làm cho yếu tô' biểu cảm trở nên cụ thể, chân thực và sống động hơn.
Như vậy, trong văn biểu cảm muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, chúng ta cần sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả bởi hai yếu tố này có tác dụng khêu gợi cảm xúc, làm cho cảm xúc được bộc lộ hay hơn, chân thực hơn và gây xúc động đôi với người đọc.
Ví dụ như trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ, ông đã kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm, lấy tự sự và biểu cảm làm phông nền để bộc lộ cảm xúc được sâu sắc.
Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm giá đỡ cho tình cảm , cảm xúc được bộc lộ . Thiếu tự sự , miêu tả thì tình cảm mơ hồ , không cụ thể bởi vì tình cảm , cảm xúc của con người chỉ nảy sinh từ sự việc , cảnh vật cụ thể .
**Lấy bài Kẹo mầm ( Bài 11 ) làm ví dụ