">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2018

Trả lời:

Truyện Con Rồng cháu Tiên là một huyền thoại đẹp, giàu ý nghĩa. Nó giải thích, ca ngợi và khẳng định nguồn gốc, dòng giống của con người Việt Nam ta vô cùng cao quý (dòng giống Rồng Tiên). Truyện đã thể hiện một cách sâu sắc niềm tự tôn, tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu thương, đoàn kết dân tộc trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nó nhắc nhở chúng ta rằng nghĩa đồng bào là cao cả, thiêng liêng. 

Học tốt

Sgk

truyền thuyết ''con rồng cháu tiên'' thể hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất cộng đồng người việt

k mk nha

kb nữa

11 tháng 7 2019

#) Tham khảo

Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.

Âu Cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.

Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cần bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.

Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con. Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở:

- Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?!

Lạc Long Quân ân cần giải thích:

- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.

Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

                                  ~ Hok tốt ~

11 tháng 7 2019

   Các bạn có biết vì sao ta luôn tự hào là "Con Rồng cháu Tiên" không? Câu chuyện Con Rồng cháu Tiên tôi kể sau đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm về điều đó.

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, tên gọi Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ. Thần có sức khoẻ vô địch, thường lên cạn để dạy dân cách ăn ở, giúp dân diệt trừ yêu quái.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ là con của thần Nông – vị thần giúp dân trồng trọt lúa ngô,… Nghe nói vùng đất Lạc Việt nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng Âu Cơ xin phép vua cha cho tới thăm. Ở đó, nàng gặp Lạc Long Quân. Hai người yêu nhau và nên duyên chồng vợ, cùng sống ở cung điện Long Trang.

Thời gian sau, Âu Cơ có mang. Đủ ngày đủ tháng, nàng sinh ra một cái bọc có trăm trứng. Lạ thay, trăm trứng lại nở ra trăm người con trai đẹp đẽ, hồng hào. Chúng không cần bú mớm gì mà vẫn lớn nhanh khoẻ mạnh như thần.

Sống với nhau một thời gian, cảm thấy mình không thể tiếp tục cuộc sống trên cạn, Lạc Long Quân đành từ biệt vợ con trở về Long cung.

Lại nói về Âu Cơ. Ngày đêm nàng buồn tủi chờ mong Lạc Long Quân trở về. Không chịu được, nàng gọi chồng lên, bảo:

- Sao chàng lại bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con?

Lạc Long Quân nắm tay vợ, bùi ngùi nói:

- Ta ở miền nước thẳm, nàng ở chốn non cao, ta là Rồng còn nàng là Tiên. Rồng và Tiên không thể sống mãi cùng nhau. Nay, ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, cùng nhau cai quản bốn phương, bảo vệ đất nước, có việc gì thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ nghe theo, từ biệt chồng lên đường. Người con lớn của Âu Cơ theo mẹ lên núi, được tôn làm vua. Chàng đóng đô ở đất Phong Châu, lấy hiệu là Hùng Vương. Mười tám đời vua Hùng đã nối tiếp nhau. Từ đó, dân tộc ta dù ở khắp mọi nơi nhưng vẫn gọi nhau là đồng bào. Mỗi khi gặp giặc ngoại xâm vẫn cùng nhau đứng lên giữ nước. Mỗi khi nơi nào gặp khó khăn, các nơi khác lại cùng nhau giúp đỡ.

Câu chuyện tôi kể chắc đã giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi dân tộc Việt và cũng gửi gắm ước mơ thống nhất cộng đồng người Việt của dân ta đấy các bạn ạ.

                                 Con Rồng cháu Tiên    Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, tên là Lạc long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn, ở.   Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có...
Đọc tiếp

                                 Con Rồng cháu Tiên 
   Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, tên là Lạc long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn, ở.

   Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quên gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con lớn như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.

   Lạc Long Quân vốn quen ở dưới nước, cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thủy cung. Lạc Long Quân nói : 

   - Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, khó mà ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.

     Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi chia tay lên đường.

     Cúng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta - con cháu vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên .


Câu Hỏi

1.Truyện Con Rồng cháu Tiên kể về ai và về thời đại nào ?
2. Nêu những sự khác thường có trong truyện
3. Việc người Việt ta tưởng tượng tổ tiên mình là thần tiên, mình sinh ra từ cùng một bọc trứng của mẹ Âu Cơ nói lên điều gì ?

1
21 tháng 10 2018

a, truyền thuyết về thời đại Hùng Vương – thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam (cách ngày nay khoảng bốn nghìn năm và kéo dài chừng hai nghìn năm) như: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng… đều gắn với việc nhận thức về nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước dưới thời các vua Hùng.
b. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

 Về việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao; Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
c, có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.




 

30 tháng 12 2021

Uống nước nhớ nguồn                                                                                                                                                                                      Ăn quả nhớ kẻ trồng cây                                                                                                                     

30 tháng 12 2021

Một số câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

  • Lá lành đùm lá rách
  • Ăn quả nhớ kẻ trông cây
  • Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
  • Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
  • Nhiều điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước thì thương nhau cùng
  • Nghèo cho sạch, rách cho thơm
  • Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon
  • học tốt nhé
18 tháng 10 2021

con công

11 tháng 6 2021

Ý đề bài câu a là các từ " nguồn gốc " , " con cháu " thuộc kiểu từ ghép đẳng lập hay chính phụ

Chứ ai cũng biết đó là từ ghép rồi

11 tháng 6 2021

  •  

a các từ ghép đẳng lập

b xuất xứ, cội nguồn, gốc rễ

hok tốt ~

chi tiết tưởng tượng kì ảo la sự tượng tượng của người dân việt nam về sự kiện và nhân vật trong các truyền thuyết 
hay nói cách khác, là sự thần thánh hoá hoặc hình tượng hoá các chi tiết trong truyện  . các chi tiết tương ki ảo khac bú sinh cùng bọc trăm trứng, không cần bú mớm mà lớn nhanh như thổi có ý nghĩa rằng tất cả người dân nước Việt Nam đều là anh em , khi sinh ra người Việt Nam đã có khả năng tự chống chọi với các thảm họa thiên nhiên, chiến tranh ..... 

28 tháng 9 2018

phạm thị như quỳnh ơi . bạn giúp mimk nêu cảm nghĩ nhé bạn . mi đã k cho bạn

8 tháng 8 2018

 Lạc Long Quân con trai thần Long Nữ, dòng dõi ta thuộc nòi rồng. Chính vì vậy mà ta sống ở dưới nước, thỉnh thoảng ta lên cạn để giúp dân lành diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh và các loài yêu quái. Ta còn dạy cho dân chúng cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Khi ta xuất hiện trên cạn thì tất cả dân chúng đều rất kính trọng và khâm phục tài năng của ta.

Có lần, ta đã hoá phép giết chết năm loài quỷ quái, chuyên đi giết hại dân lành. Sau khi bọn quỷ quái bị ta giết, người dân ở vùng này vô cùng sung sướng, họ đã đem rất nhiều lễ vật quý báu đến dâng cho ta nhưng ta không hề nhận một thứ gì. Chính vì thế họ càng kính phục tin tưởng vào tài năng và tấm lòng nhân đức của ta. Mỗi khi làm xong việc ta lại trở về Thủy Cung và báo cáo với cha ta. Trước khi trở về Thuỷ Cung ta còn dặn lại dân chúng khi nào gặp tai ương, hoạn nạn thì xuống biển gọi ta lên giúp.

Một lần, ta đang cùng cha vui chơi dưới Thuỷ Cung, bỗng có tiếng kêu cứu của dân chúng. Ta vội vàng từ biệt cha lên đường. Khi ta xuất hiện, ta đã phải chứng kiến một cảnh thảm thương ở vùng núi phương Bắc. Đó là nạn Hồ Tinh, Mộc Tinh quấy nhiễu dân lành. Chúng ăn thịt biết bao người dân vô,tội nơi đây khiến xương trắng phơi đầy sau một quả núi to. Ta vô cùng căm phẫn đã truy tìm tới tận hang ổ của bọn Hồ Tinh và Mộc Tinh.

Ròng rã một tháng trời, ta mới quét sạch được lũ yêu ma này. Sau khi giết hết lũ Hồ Tinh và Mộc Tinh, cuộc sống của người dân ở vùng này lại trở lại bình yên. Để đền đáp công ơn của ta, họ đã mở hội ăn mừng to lắm: Bao nhiêu lễ vật họ đã dâng biếu cho ta cùng tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng trống và tiếng hò reo chào mừng chiến thắng náo động cả một vùng. Đã lâu nay ta mới cảm nhận được cuộc sống ở trên cạn có nhiều điều kì thú mà ở dưới Thuỷ Cung không có được. Cảnh núi non hùng vĩ với hoa lá chim muông thật đẹp và thơ mộng. Ta quyết định ở vùng này một thời gian để vãn cảnh. Thế rồi, vào một ngày đẹp trời, ta đang mải mê ngắm nhìn dòng sông chảy lững lờ quanh một sườn núi cỏ cây xanh biếc thì thấy xuất hiện một thiếu nữ xinh đẹp cùng các hầu nữ cũng đang hái hoa đuổi bướm dưới núi. Có lẽ vì mải mê với những bông hoa ven sườn núi mả nàng đã bị ngã. Không ngần ngại gì, ta vội chạy tới đỡ nàng lên. Sau một lúc trò chuyện ta đã biết được đó là nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Tiếng tăm của nàng ta đã được nghe đã lâu mà nay mới thấy. Ta đã đem lòng yêu thương nàng và nàng cũng yêu ta. Ta và nàng đã trở thành vợ chồng cùng chung sông ở cung điện Long Trang.

Ít lâu sau, nàng có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con chẳng cần bú mớm mà tự lớn như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Thế rồi một hôm, ở dưới Thuỷ Cung có việc lớn, cha ta gọi về. Ta đành phải từ biệt nàng và đàn con về Thuỷ Cung, ở dưới đó cha ta đã già yếu nên rất cần ta ở lại giúp việc, nên ta chưa thể về ngay với nàng cùng các con.

Âu Cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi ta lên mà than thở:

- Sao chàng bỏ thiếp mà di, không cùng thiếp nuôi các con?

Ta nói:

-Ta vốn nồi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở dưới nước kẻ ở cạn tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp dỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.

Nàng đã nghe lời ta, rồi ta chia tay nàng cùng năm mươi con xuống vùng biển. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang.

Triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai gọi là Lang, con gái gọi là Mị Nương; khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền ngôi vua đều lấy tên hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.

Mốì tình của ta và nàng Âu Cơ đã trở thành một sự tích đẹp lưu truyền trong dân gian. Mỗi khi nhắc đến nguồn gốc của mình người Việt Nam thường tự xưng mình là con Rồng cháu Tiên.

8 tháng 8 2018

Ta là Lạc Long Quân con trai thần Long Nữ, dòng dõi ta thuộc nòi rồng. Chính vì vậy mà ta sống ở dưới nước, thỉnh thoảng ta lên cạn để giúp dân lành diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh và các loài yêu quái. Ta còn dạy cho dân chúng cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Khi ta xuất hiện trên cạn thì tất cả dân chúng đều rất kính trọng và khâm phục tài năng của ta.

Có lần, ta đã hoá phép giết chết năm loài quỷ quái, chuyên đi giết hại dân lành. Sau khi bọn quỷ quái bị ta giết, người dân ở vùng này vô cùng sung sướng, họ đã đem rất nhiều lễ vật quý báu đến dâng cho ta nhưng ta không hề nhận một thứ gì. Chính vì thế họ càng kính phục tin tưởng vào tài năng và tấm lòng nhân đức của ta. Mỗi khi làm xong việc ta lại trở về Thủy Cung và báo cáo với cha ta. Trước khi trở về Thuỷ Cung ta còn dặn lại dân chúng khi nào gặp tai ương, hoạn nạn thì xuống biển gọi ta lên giúp.

Một lần, ta đang cùng cha vui chơi dưới Thuỷ Cung, bỗng có tiếng kêu cứu của dân chúng. Ta vội vàng từ biệt cha lên đường. Khi ta xuất hiện, ta đã phải chứng kiến một cảnh thảm thương ở vùng núi phương Bắc. Đó là nạn Hồ Tinh, Mộc Tinh quấy nhiễu dân lành. Chúng ăn thịt biết bao người dân vô,tội nơi đây khiến xương trắng phơi đầy sau một quả núi to. Ta vô cùng căm phẫn đã truy tìm tới tận hang ổ của bọn Hồ Tinh và Mộc Tinh.

Ròng rã một tháng trời, ta mới quét sạch được lũ yêu ma này. Sau khi giết hết lũ Hồ Tinh và Mộc Tinh, cuộc sống của người dân ở vùng này lại trở lại bình yên. Để đền đáp công ơn của ta, họ đã mở hội ăn mừng to lắm: Bao nhiêu lễ vật họ đã dâng biếu cho ta cùng tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng trống và tiếng hò reo chào mừng chiến thắng náo động cả một vùng. Đã lâu nay ta mới cảm nhận được cuộc sống ở trên cạn có nhiều điều kì thú mà ở dưới Thuỷ Cung không có được. Cảnh núi non hùng vĩ với hoa lá chim muông thật đẹp và thơ mộng. Ta quyết định ở vùng này một thời gian để vãn cảnh. Thế rồi, vào một ngày đẹp trời, ta đang mải mê ngắm nhìn dòng sông chảy lững lờ quanh một sườn núi cỏ cây xanh biếc thì thấy xuất hiện một thiếu nữ xinh đẹp cùng các hầu nữ cũng đang hái hoa đuổi bướm dưới núi. Có lẽ vì mải mê với những bông hoa ven sườn núi mả nàng đã bị ngã. Không ngần ngại gì, ta vội chạy tới đỡ nàng lên. Sau một lúc trò chuyện ta đã biết được đó là nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Tiếng tăm của nàng ta đã được nghe đã lâu mà nay mới thấy. Ta đã đem lòng yêu thương nàng và nàng cũng yêu ta. Ta và nàng đã trở thành vợ chồng cùng chung sông ở cung điện Long Trang.

Ít lâu sau, nàng có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con chẳng cần bú mớm mà tự lớn như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Thế rồi một hôm, ở dưới Thuỷ Cung có việc lớn, cha ta gọi về. Ta đành phải từ biệt nàng và đàn con về Thuỷ Cung, ở dưới đó cha ta đã già yếu nên rất cần ta ở lại giúp việc, nên ta chưa thể về ngay với nàng cùng các con.

Âu Cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi ta lên mà than thở:

- Sao chàng bỏ thiếp mà di, không cùng thiếp nuôi các con?

Ta nói:

-Ta vốn nồi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở dưới nước kẻ ở cạn tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp dỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.

Nàng đã nghe lời ta, rồi ta chia tay nàng cùng năm mươi con xuống vùng biển. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang.

Triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai gọi là Lang, con gái gọi là Mị Nương; khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền ngôi vua đều lấy tên hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.

Mốì tình của ta và nàng Âu Cơ đã trở thành một sự tích đẹp lưu truyền trong dân gian. Mỗi khi nhắc đến nguồn gốc của mình người Việt Nam thường tự xưng mình là con Rồng cháu Tiên.

a. Người Việt Nam ta thường gọi nhau là đồng bào vì bắt nguồn từ truyền thuyết người Việt được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, cùng một bào thai và cùng một mẹ. Đó là niềm tự hào của người Việt Nam.

20 tháng 9 2021

vì họ là Con Rồng Cháu Tiên