K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2023

Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX thực chất là một phong trào yêu nước của nhân dân chống Pháp giành độc lập cho đất nước là bởi vì nó là đã tiếp lối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta, không phải từ khi bắt đầu có chiếu Cần Vương mà đã được chuẩn bị ngay sau khi triều đình Huế kí Hiệp Ước.

C2:Liên hợp quốc đã có nhiều việc làm thiết thực để giúp đỡ nhân dân Việt Nam trên nhiều mặt: kinh tế, giáo dục, môi trường, nhân đạo... thông qua các tổ chức của Liên hợp quốc có mặt ở Việt Nam: FAO (Tổ chức nông - lương thực), UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc)

8 tháng 4 2023

Cảm ơn

 

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám có nhiều nguyên nhân, trong đó nhân tố hàng đầu là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sự lãnh đạo đó trước hết là sự hoạch định đúng đắn Cương lĩnh, đường lối cách mạng. Ngày 28-1-1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trở về nước. Người đã cùng Trung ương Đảng phát triển, bổ sung đường lối giải phóng dân tộc, một tư tưởng lớn đã được xác định từ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (2-1930). Sự phát triển về đường lối được nêu bật tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5-1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Nêu cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt quyền lợi của bộ phận, của giai cấp dưới lợi ích và sự tồn vong của quốc gia, dân tộc. Tập hợp, đoàn kết rộng rãi toàn dân tộc, phát triển lực lượng chính trị trong Mặt trận Việt Minh, từ đó xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng. Đi từ khởi nghĩa từng phần đến Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, xây dựng Nhà nước cộng hòa dân chủ Việt Nam. Chú trọng phát triển tình thế cách mạng và nắm bắt thời cơ. Xây dựng Đảng vững mạnh bảo đảm sự thống nhất nhận thức và hành động trong toàn Đảng. Nội dung cơ bản đó của đường lối tiếp tục được phát triển sáng tạo, cụ thể hóa tại Hội nghị Thường vụ Trung ương (2-1943), Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đ.C.S.Đ.D Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12-3-1945) và nhất là Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào - Tuyên Quang (14 - 15-8-1945). Đường lối cách mạng đúng đắn đã dẫn dắt phong trào cách mạng của toàn dân tộc phát triển mạnh mẽ bảo đảm đi đến thắng lợi.

Đảng coi trọng phát triển thực lực cách mạng, giải quyết đúng đắn các mối quan hệ giữa nhân tố chủ quan, khách quan, thời cơ và nguy cơ. Đảng nhận thấy rõ, cách mạng của ta phải do ta tự làm lấy, vì vậy phải có sức mạnh. “Dù sao chỉ có thực lực của ta mới quyết định được sự thắng lợi”. Nêu cao ý chí tự lực, tự cường, đồng thời Đảng coi trọng sự ủng hộ từ lực lượng bên ngoài, khi xác định cách mạng Việt Nam đứng về phe Đồng minh chống phát-xít. Tháng 8-1942, Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để liên lạc và tranh thủ sự giúp đỡ của lực lượng Đồng minh, chống quân Nhật xâm lược. Đầu năm 1945, Người lại sang Trung Quốc với sứ mệnh đó. Yếu tố bên ngoài là quan trọng, song Hồ Chí Minh cho rằng sự đồng tâm hiệp lực của dân ta mới là quyết định. Người kêu gọi: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Hồ Chí Minh cùng các nhà lãnh đạo Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Lương Bằng phân tích sâu sắc tình hình trong nước và chiến tranh thế giới thứ II để đi đến khẳng định: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

Thời cơ thuận lợi chính là lúc cao trào kháng Nhật cứu nước của nhân dân Việt Nam phát triển mạnh mẽ trên khắp cả nước từ miền núi, nông thôn đồng bằng đến đô thị; quân phiệt Nhật tuyên bố đầu hàng các nước Đồng minh ngày 15-8-1945 và chính quyền phong kiến, chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim suy yếu, hoang mang cực điểm; Trung ương Đảng và các tổ chức đảng trong cả nước đã sẵn sàng đưa toàn dân vào hành động cách mạng với nguyên tắc chỉ đạo: tập trung, thống nhất, kịp thời. Khi thời cơ chín muồi cũng là lúc xuất hiện nguy cơ cần phải ngăn chặn, vượt qua. Thực dân Pháp lợi dụng sự thất bại của Nhật, tìm cách quay lại khôi phục địa vị cũ ở Đông Dương như trước ngày 9-3-1945. Các nước Đồng minh theo phân công của Hội nghị Pôt-xđam (Đức) tháng 7-1945 vào giải giáp quân Nhật nhưng có âm mưu xâm chiếm và chia cắt nước Việt Nam. Việc giành chính quyền thành công trọn vẹn trong nửa cuối tháng 8-1945 là mẫu mực tuyệt vời về nghệ thuật chớp thời cơ và do đó đã ngăn chặn được nguy cơ mới đe dọa vận mệnh của dân tộc.

Sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Trung ương có ý nghĩa quyết định toàn cục, đồng thời cần phải nhấn mạnh tới tính chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm cao của đảng bộ các địa phương, của những cán bộ, đảng viên tiêu biểu. Chỉ với gần 5.000 đảng viên, Đảng đã lãnh đạo hơn 20 triệu đồng bào cả nước làm nên chiến công có ý nghĩa lịch sử và thời đại. Lịch sử mãi mãi ghi công những cán bộ, đảng viên kiên trung cùng sự hy sinh, chiến đấu của toàn dân. Khởi nghĩa ở Hà Nội 19-8-1945 với vai trò của các đồng chí: Nguyễn Khang, Trần Tử Bình, Nguyễn Huy Khôi, Lê Trọng Nghĩa, Nguyễn Quyết, Nguyễn Duy Thân… Cuộc khởi nghĩa ở Huế 23-8-1945 có sự lãnh đạo của Tố Hữu, Nguyễn Chí Thanh… Khởi nghĩa ở Sài Gòn 25-8-1945 gắn liền với vai trò của Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ Trần Văn Giàu và nhiều đồng chí khác. Đảng bộ và các đồng chí lãnh đạo các địa phương khác cũng đã chủ động hành động như thế. Sự vùng dậy của cả một dân tộc vì độc lập, tự do với những người cộng sản dẫn đầu mãi mãi là hình tượng cao đẹp của cuộc Cách mạng Tháng Tám.

Bài học về sự lãnh đạo của Đảng trong Cách mạng Tháng Tám có ý nghĩa sâu sắc về lý luận và thực tiễn đối với các thời kỳ cách mạng tiếp theo, nhất là với công cuộc đổi mới hiện nay. Đổi mới bắt đầu từ sự khởi xướng và hoạch định đường lối từ Đại hội VI của Đảng (12-1986). Trải qua 30 năm đổi mới, đường lối, Cương lĩnh của Đảng không ngừng được bổ sung, phát triển trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Với đường lối đúng đắn, Đảng đã lãnh đạo xây dựng, phát triển đất nước đạt được những thành tựu to lớn, rất quan trọng. Hiện nay, cơ hội cho sự phát triển đất nước là rất lớn khi ta đang đi trên con đường đúng với sự lãnh đạo, quản lý đúng đắn của Đảng và Nhà nước; thế và lực của đất nước đã tăng lên rất nhiều; hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, có hiệu quả.

 

Đảng cũng thẳng thắn chỉ rõ những nguy cơ và thách thức trên con đường đổi mới. Đó là nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa cả trong nhận thức và hành động. Nền kinh tế còn có những mặt yếu kém, quy mô, năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh còn thấp. Tham nhũng, lãng phí, sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa được ngăn chặn như mong muốn. Sự chống phá của các thế lực thù địch rất quyết liệt với âm mưu “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Tình hình đó đòi hỏi phải nâng cao năng lực lãnh đạo, trách nhiệm cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng. Không ngừng xây dựng, chỉnh đốn Đảng về mọi mặt, làm cho Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, kiểu mẫu như mong muốn của Bác Hồ. Chỉ như vậy, Đảng mới xứng đáng với sự kính trọng, tin cậy của nhân dân và toàn dân tộc, thực hiện được sứ mệnh vẻ vang, lãnh đạo đẩy mạnh đổi mới toàn diện, đồng bộ, xây dựng, phát triển bền vững đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

 

1. Kiên định đường lối, chủ trương lãnh đạo của Ðảng - Nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

2. Phát huy sức mạnh của lực lượng binh chủng hợp thành, kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng tại chỗ với lực lượng cơ động, xây dựng thế trận phản công vững chắc.

3. Vận dụng nghệ thuật chiến dịch phản công linh hoạt, sáng tạo, chuyển hóa thế trận đúng thời cơ.

4. Phát huy tinh thần đoàn kết quốc tế, nhất là sự phối hợp chiến đấu giữa quân và dân Việt Nam - Lào.

18 tháng 4 2021

Nguyên nhân hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam
- Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng
- Sự đoàn kết đồng lòng ủng hộ của nhân dân Việt Nam
Bài học trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
→ Kiên định trong đường lối, chủ trương lãnh đạo
→ Phát huy sức mạnh của lực lượng binh chủng hợp thành, kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng tại chỗ với lực lượng cơ động, xây dựng thế trận phản công vững chắc
→ Vận dụng nghệ thuật chiến dịch phản công linh hoạt, sáng tạo, chuyển hóa thế trận đúng thời cơ
→ Phát huy tinh thần đoàn kết quốc tế

Câu 17: Đặc điểm nổi bật của phong trào giải phóng dân tộc từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX là gì?A. Các nước Châu Á, Phi, Mỹ La-tinh vẫn bị nô dịch.B. Phong trào giải phóng dân tộc ở các châu lục bùng lên mạnh mẽ song thất bại.C. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc - thực dân về cơ bản bị sụp đổ.D. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ngày...
Đọc tiếp

Câu 17: Đặc điểm nổi bật của phong trào giải phóng dân tộc từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX là gì?

A. Các nước Châu Á, Phi, Mỹ La-tinh vẫn bị nô dịch.

B. Phong trào giải phóng dân tộc ở các châu lục bùng lên mạnh mẽ song thất bại.

C. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc - thực dân về cơ bản bị sụp đổ.

D. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ngày càng lớn mạnh.

Câu 18: Khu vực giành được chính quyền cách mạng sớm nhất sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Đông Nam Á                              B. Nam Á.

C. Bắc Phi.                                       D. Mĩ La-tinh.

Câu 19: Điều kiện nào đã tạo thuận lợi cho nhân dân Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Các nước Đồng minh tiến vào giải phóng Đông Nam Á.

B. Liên Xô giúp đỡ các nước Đông Nam Á.

C. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

D. Được sự giúp đỡ của quân Mĩ.

Câu 20: Những nước nào tuyên bố giành được độc lập ở Đông Nam Á năm 1945?

A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.    B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

C. Việt Nam, Lào, Thái Lan.          D. Việt Nam, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.

Câu 21: Hình thức đấu tranh giành chính quyền ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Đấu tranh chính trị.                                                          B. Khởi nghĩa vũ trang.

C. Đấu tranh nghị trường.                                                     D. Đấu tranh ngoại giao.

Câu 22: Đến năm 1967, hệ thống thuộc địa chỉ còn tập trung chủ yếu ở khu vực nào trên thế giới?

A. Miền Nam châu Phi.                   B. Miền Đông châu Phi.

C. Miền Bắc châu Phi.                    D. Miền Tây châu Phi.

Câu 23: Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX, thắng lợi quan trọng trong phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi là sự tan rã hệ thống thuộc địa của

A. Anh. B. Mỹ.                               C. Tây Ban Nha.           D. Bồ Đào Nha.

Câu 24: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức cuối cùng là

A. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.        B. chế độ phân biệt chủng tộc.

C. chủ nghĩa thực dân kiểu mới.     D. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

Câu 25: Tình hình nổi bật của châu Á trước Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Tất cả các nước châu Á đều là nước độc lập.

B. Các nước châu Á đều chịu sự bóc lột, nô dịch nặng nề của các nước đế quốc, thực dân.

C. Các nước châu Á đều là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

D. Các nước châu Á nằm trong mặt trận Đồng minh chống phát xít và đã giành được độc lập.

0
23 tháng 5 2021

nguyên nhân:

-truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc cho độc lập, tự do.

-đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

-quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng 1930 - 1935, 1936 - 1939, 1939 - 1945.

-trong những ngày Tổng khởi nghĩa toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lòng, không sợ hy sinh, gian khổ, quyết tâm giành độc lâp, tự do.

- chiến thắng của Hồng quân Liên xô và quân Đồng minh đã cố vũ tinh thần và niềm tin cho nhân dân ta.

Bài học

-đảng phải có đường lối đúng đắn, sáng tạo; nắm bắt tình hình thế giới và trong nước để đề ra chủ trương, biện pháp cách mạng phù hợp.

-đảng tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước trong cả nước; cô lập kẻ thù, tiến tới đánh bại chúng.

4 tháng 6 2021

Đông Nam Á có vị trí như thế nào trong phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai? *

Là nơi có nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập cùng thắng lợi nhất.

Là nơi khởi đầu của phong trào giải phóng dân tộc.

Là nơi kết thúc của phong trào giải phóng dân tộc.

Là nơi phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ nhất.

 
4 tháng 6 2021

 

  

Đông Nam Á có vị trí như thế nào trong phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai? *

Là nơi có nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập cùng thắng lợi nhất.

Là nơi khởi đầu của phong trào giải phóng dân tộc.

Là nơi kết thúc của phong trào giải phóng dân tộc.

Là nơi phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ nhất.