K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 12 2018

Các cải cách quyết liệt từ những năm 1978 đã giúp hàng triệu người thoát nghèo, đưa tỷ lệ nghèo từ 53% dân số năm 1981 xuống còn 8% vào năm 2001. Để đạt được mục tiêu này, chính quyền đã chuyển đổi từ chế độ hợp tác xã sang chế độ khoán đến từng hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng quyền tự chủ của các quan chức địa phương và các thủ trưởng nhà máy, cho phép sự phát triển đa dạng của doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp nhẹ và mở cửa nền kinh tế để tăng ngoại hối và đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã tập trung vào việc gia tăng thu nhập, sức tiêu thụ và đã áp dụng nhiều hệ thống quản lý để giúp tăng năng suất. Chính phủ cũng đã tập trung vào ngoại thương như một đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. Trong khi tính chính xác của các số liệu do Trung Quốc công bố vẫn là đề tài gây tranh cãi, các quan chức Trung Quốc tuyên bố thành tựu của chính sách cải tổ là GDP đã tăng 10 lần kể từ năm 1978.

11 tháng 12 2016

Trong thời gian này, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn làm nức lòng nhân dân trong nước và được cả thế giới ngưỡng mộ. Nền kinh tế-xã hội Trung Quốc giữ vững xu thế phát triển tốt đẹp. Thực lực kinh tế, sức mạnh tổng hợp và địa vị quốc tế của Trung Quốc được nâng cao rõ rệt. Trung Quốc đã khống chế có hiệu quả những nhân tố không ổn định trong quá trình phát triển, chiến thắng những thách thức của dịch bệnh và thiên tai lớn, ứng phó thành công với những biến đổi sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Nền kinh tế Trung Quốc đã liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Giá trị tổng sản lượng quốc nội (GDP) tăng trung bình 8,8%/ năm. GDP bình quân đầu người từ mức 856 USD của năm 2000 tăng lên tới khoảng 1.380 USD của năm 2005. Hiệu quả kinh tế được nâng cao rõ rệt. Lợi nhuận xí nghiệp công nghiệp từ mức 439,3 tỷ Nhân dân tệ (NDT- 1 NDT bằng khoảng 1.900 VND), tăng lên mức 1.134,2 tỷ NDT.

Về mặt công nghệ, tiến trình công nghiệp hoá, tin học hoá được đẩy nhanh. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 2001-2004 đạt bình quân 10,7%. Tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế từ 43,6% năm 2001 tăng lên 45,9% năm 2004. Sản lượng các sản phẩm quan trọng tăng mạnh, như thép phôi tăng 144 triệu tấn, thép thành phẩm tăng 165,77 triệu tấn, xe hơi tăng 3 triệu chiếc, đều gấp hơn hai lần; xi măng tăng 373 triệu tấn, tăng 62%; điện lực tăng 831,4 tỷ kWh, tăng 61,3%.

Xuất nhập khẩu hàng hoá của Trung Quốc liên tục đạt mức tăng trưởng cao; 3 quý đầu năm nay đạt 1.024,5 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2004; dự tính năm 2005 có thể đạt tổng mức 1.300 tỷ USD, tăng hơn 2,7 lần so với năm 2000, đưa Trung Quốc từ vị trí thứ 8 vượt lên vị trí thứ ba về thương mại trên thế giới. Cơ cấu hàng xuất khẩu được cải thiện thêm một bước, sản phẩm cơ điện và sản phẩm công nghệ cao và mới chiếm lần lượt 54,5% và 27,9% trong cơ cấu hàng xuất khẩu.

Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Dự tính năm 2005 mức thu nhập của dân cư thành thị có khả năng đạt 10.000 NDT, tăng 59% so với năm 2000; thu nhập của nông dân vào khoảng 3.200 NDT, tăng 42% so với năm 2000. Số người nghèo khó ở nông thôn từ 32,09 triệu năm 2000 giảm xuống còn 26,1 triệu năm 2004. Mức độ chênh lệch giàu-nghèo giảm bớt đáng kể.

Các sự nghiệp phúc lợi xã hội phát triển nhanh. Nhà nước tăng mạnh ngân sách và trợ giúp cho khoa học công nghệ, giáo dục, văn hoá, y tế, thể dục thể thao. Các công trình khoa học công nghệ cơ sở quan trọng được xây dựng nhiều. Thành tựu lớn tiêu biểu cho sự tiến bộ về khoa học công nghệ của Trung Quốc là việc phóng thành công tầu vũ trụ Thần Châu-6, trong đó lần đầu tiên hai nhà du hành vũ trụ Trung Quốc đã bay nhiều ngày trong vũ trụ.

Việc xây dựng pháp chế dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng văn minh tinh thần được chú trọng và tăng cường.

Tuy thành tích đạt được là to lớn và cơ bản, song giai đoạn phát triển vừa qua của Trung Quốc cũng làm nổi rõ một số mâu thuẫn và vấn đề bức thiết phải khắc phục như nền kinh tế phát triển quá nóng đã dẫn đến tình trạng phát triển thiếu vững chắc; vấn đề cung ứng năng lượng trở nên rất cấp bách; mâu thuẫn giữa tăng trưỏng kinh tế và tài nguyên-môi trường cũng trở nên gay gắt hơn v.v... Để có thể tiếp tục đưa đất nước phát triển vững chắc hơn, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra quan điểm chiến lược về "phát triển khoa học" nhằm giải quyết hoặc giảm bớt những mặt hạn chế của nền kinh tế hiện nay.

Thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm thứ 11( 2006-2010) được Hội nghị Trung ương 5 khoá 16 Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định là thời kỳ then chốt để đưa phát triển kinh tế-xã hội vào quỹ đạo phát triển khoa học nhằm tiếp tục duy trì sự phát triển tương đối nhanh và bền vững trên cơ sở nâng cao hiệu quả và giảm chi phí.

Mục tiêu của thời kỳ này là đến năm 2010 tăng gấp đôi mức GDP bình quân đầu người của năm 2000; nâng cao rõ rệt hiệu quả sử dụng tài nguyên-năng lượng; hạ mức tiêu hao năng lượng trên mỗi đơn vị giá trị tổng giá trị sản lượng khoảng 20%; giảm số người nghèo khó; nâng cao mức sống của nhân dân; cải thiện đáng kể các điều kiện về nhà ở, giao thông, giáo dục, văn hoá, y tế và môi trường... Việc xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa được đặc biệt nhấn mạnh và coi là nhiệm vụ lịch sử trọng đại của Trung Quốc trong quá trình hiện đại hoá nhằm xây dựng nông thôn hiện đại và tăng thu nhập cho nông dân.

Chủ trương chiến lược Phát triển khoa học thực sự sẽ đưa Trung Quốc bước sang một thời kỳ phát triển mới với mục tiêu xây dựng một xã hội hài hoà, theo nguyên lý: bắt đầu từ con người và trở lại phục vụ con người./.

12 tháng 12 2016

thanks u!hihi

27 tháng 12 2020

Kể từ năm 1978 chính quyền Trung Quốc đã cải cách nền kinh tế từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo mô hình Liên Xô sang một nền kinh tế theo định hướng thị trường trong khi vẫn duy trì thể chế chính trị do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Chế độ này được gọi bằng tên "Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc", là một loại kinh tế hỗn hợp. Các cải cách quyết liệt từ những năm 1978 đã giúp hàng triệu người thoát nghèo, đưa tỷ lệ nghèo từ 53% dân số năm 1981 xuống còn 8% vào năm 2001

27 tháng 12 2020

Để đạt được mục tiêu này, chính quyền đã chuyển đổi từ chế độ hợp tác xã sang chế độ khoán đến từng hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng quyền tự chủ của các quan chức địa phương và các thủ trưởng nhà máy, cho phép sự phát triển đa dạng của doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp nhẹ và mở cửa nền kinh tế để tăng ngoại hối và đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã tập trung vào việc gia tăng thu nhập, sức tiêu thụ và đã áp dụng nhiều hệ thống quản lý để giúp tăng năng suất. Chính phủ cũng đã tập trung vào ngoại thương như một đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. Trong khi tính chính xác của các số liệu do Trung Quốc công bố vẫn là đề tài gây tranh cãi, các quan chức Trung Quốc tuyên bố thành tựu của chính sách cải tổ là GDP đã tăng 10 lần kể từ năm 1978. Nhiều nhà kinh tế quốc tế tin rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trên thực tế đã bị báo cáo giảm so với số liệu thực trong giai đoạn từ thập niên 1990 đến thập niên 2000, không phản ánh đủ sự đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân vào sự tăng trưởng này. Tuy nhiên, cũng có nhiều chuyên gia cho rằng phương pháp thống kê tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là lạc hậu và làm cho con số tốc độ tăng trưởng cao hơn thực tế.

21 tháng 12 2019

Trong sách ghi đầy đủ

Trong thời gian này, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn làm nức lòng nhân dân trong nước và được cả thế giới ngưỡng mộ. Nền kinh tế-xã hội Trung Quốc giữ vững xu thế phát triển tốt đẹp. Thực lực kinh tế, sức mạnh tổng hợp và địa vị quốc tế của Trung Quốc được nâng cao rõ rệt. Trung Quốc đã khống chế có hiệu quả những nhân tố không ổn định trong quá trình phát triển, chiến thắng những thách thức của dịch bệnh và thiên tai lớn, ứng phó thành công với những biến đổi sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

20 tháng 12 2021

D.

Cả 3 đáp án trên

16 tháng 12 2021

Nhìn chung, các chuyên gia kinh tế đều thừa nhận, thành tựu kinh tế mà Trung Quốc đạt được trong bốn mươi năm cải cách, mở cửa thực sự là một “kỳ tích”. Trung Quốc hiện trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu.

7 tháng 12 2016
– Trong thời kì xây dựng đất nước, Ấn Độ đã thực hiện những kế hoạch dài hạn nhằm phát triển kinh tế xã hội và văn hóa. Từ giữa những năm 70 (thế kỉ XX), nhân dân Ấn Độ đã tiến hành cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp từ việc nhập khẩu lương thực cho gần 1 tỉ dân, còn có dự trữ xuất nhập khẩu. Cuộc “Cách mạng trắng” giải quyết nhu cầu về sữa, chủ yếu là sữa trâu.
 
– Công nghiệp : sản xuất được nhiều loại máy móc như máy bay, tàu thủy, xe hơi, đầu máy xe lửa… và sử dụng năng lượng hạt nhân vào sản xuất điện. Ấn Độ đứng thứ 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới vào những năm 80 của thế kỷ XX. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2000 là 3,9%…
 
– Khoa học – kĩ thuật : là cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ… Cuộc “cách mạng chất xám”bắt đầu từ những năm 90 đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những năm sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. Năm 1974, thử thành công bom nguyên tử. Năm 1975, phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất bằng tên lửa của mình.
 
– Chính phủ Ấn Độ có nhiều nổ lực để giải quyết các vụ xung đột tôn giáo, sắc tộc, bùng nổ dân số, kinh tế suy giảm, lạm phát tăng… Hiện nay, Ấn Độ đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ.
 
– Đối ngoại : Theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực… Là một trong những nước đề xướng “Phong trào không liên kết”, luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc … Chính phủ và nhân dân Ấn Độ luôn bày tỏ thái độ đồng tình với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Ấn Độ chính thức thiết lập quan quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 7 – 1 -1972. Sự hợp tác, hữu nghị của nhân dân Việt Nam – Ấn Độ được phát triển trong lĩnh vực chăn nuôi, công nghiệp nhẹ.
 
 
- Sự đoàn kết, hòa hợp giữa các dân tộc, tôn giáo là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Ấn Độ bởi vì :
+ Ấn Độ là một quốc gia rất phức tạp về dân tộc, tôn giáo đã dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột tôn giáo …
+ Một số xung đột tôn giáo, dân tộc đã dẫn đến bạo loạn, li khai, gây bất ổn về xã hội, kinh tế …
+ Sự không thống nhất ý kiến giữa các đảng phái chính trị về chính sách đối nội nhiều khi làm chậm tiến trình cải cách ở Ấn Độ …