Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Trong văn bản "Tiếng nói văn nghệ", Nguyễn Đình thi có viết: "Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy". ... Nghệ thuật được tác giả nói ở đây nên hiểu là nghệ thuật văn chương.
Gợi ý:
“Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta khiến chúng ta phải bước lên đường ấy” được trích ra “Tiếng nói của văn nghệ” do Nguyễn Đình Thi sáng tác đã khẳng định giá trị và tầm quan trong của văn hóa nghệ thuật đối với con người. Vậy, văn hóa nghệ thuật là gì?
Có thể hiểu, Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Còn “nghệ thuật” là những sản phẩm văn hóa, có giá trị tinh thần đối với con người. Con người cần có văn hóa nghệ thuật thì mới khẳng định sự tồn tại của dân tộc mình nói chung và bản thân mình nói riêng, vì nó là phần không thể thiếu đối với cuộc đời mỗi con người, góp phần tạo nên thế giới loài người, “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta khiến chúng ta phải tự bước lên đường ấy” . Một dân tộc không được coi là dân tộc khi nó không có văn hóa
Văn hóa, nghệ thuật giúp con người vượt qua sự sợ hãi trong lúc khó khăn, giúp lưu lại những trí tuệ của cô nhân cho thế hệ mai sau. Giống như nó đã giúp anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long bớt cô đơn khi sống một mình trên đỉnh Yên Sơn, hay nó giúp những cô gái thanh niên xung phong làm việc phá bom trên tuyến đường Trường Sơn xa xôi(“Những ngôi sao xa xôi”-Lê Minh Khuê) quên đi khó khăn, cực nhọc, vất vả, gian lao, hiểm nguy trong công việc vào những phút giây rảnh rỗi. Thế nhưng, hiện nay vẫn có những sản phẩm văn hóa nghệ thuật xấu, góp phần hại chết đi cả một thế hệ, một quốc gia. Như đó là những bộ phim đen, những truyện đen, truyện ngôn tình xấu,…
Tuy văn hóa nghệ thuật luôn có ích lợi với con người nhưng đâu đó vẫn còn những kẻ lợi dụng văn hóa nghệ thuật để tạo ra những sản phẩm vật chất, tinh thần không lành mạnh, góp phần làm hủy hoại cả một quốc gia, một dân tộc. Hiện nay, đứng trước tình huống này, chúng ta cần phải chung tay góp sức để loại bỏ những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật xấu, đừng để “một con sâu làm rầu nồi canh”. Hy vọng những người tạo ra các sản phẩm văn hóa nghệ thuật có tâm hơn trong việc tạo ra các sản phẩm ấy.
Nói tóm lại, văn hóa nghệ thuật là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người. Là học sinh, tôi chỉ xem những sản phẩm của văn hóa nghệ thuật tốt, lên án những hành động tạo ra những sản phẩm văn hóa nghệ thuật xấu
Bn nhớ CM quá VB mùa Xuân Nho nhỏ nha
“Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta khiến chúng ta phải bước lên đường ấy” được trích ra “Tiếng nói của văn nghệ” do Nguyễn Đình Thi sáng tác đã khẳng định giá trị và tầm quan trong của văn hóa nghệ thuật đối với con người. Vậy, văn hóa nghệ thuật là gì?
Có thể hiểu, Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Còn “nghệ thuật” là những sản phẩm văn hóa, có giá trị tinh thần đối với con người. Con người cần có văn hóa nghệ thuật thì mới khẳng định sự tồn tại của dân tộc mình nói chung và bản thân mình nói riêng, vì nó là phần không thể thiếu đối với cuộc đời mỗi con người, góp phần tạo nên thế giới loài người, “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta khiến chúng ta phải tự bước lên đường ấy” . Một dân tộc không được coi là dân tộc khi nó không có văn hóa
Văn hóa, nghệ thuật giúp con người vượt qua sự sợ hãi trong lúc khó khăn, giúp lưu lại những trí tuệ của cô nhân cho thế hệ mai sau. Giống như nó đã giúp anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long bớt cô đơn khi sống một mình trên đỉnh Yên Sơn, hay nó giúp những cô gái thanh niên xung phong làm việc phá bom trên tuyến đường Trường Sơn xa xôi(“Những ngôi sao xa xôi”-Lê Minh Khuê) quên đi khó khăn, cực nhọc, vất vả, gian lao, hiểm nguy trong công việc vào những phút giây rảnh rỗi. Thế nhưng, hiện nay vẫn có những sản phẩm văn hóa nghệ thuật xấu, góp phần hại chết đi cả một thế hệ, một quốc gia. Như đó là những bộ phim đen, những truyện đen, truyện ngôn tình xấu,…
Tuy văn hóa nghệ thuật luôn có ích lợi với con người nhưng đâu đó vẫn còn những kẻ lợi dụng văn hóa nghệ thuật để tạo ra những sản phẩm vật chất, tinh thần không lành mạnh, góp phần làm hủy hoại cả một quốc gia, một dân tộc. Hiện nay, đứng trước tình huống này, chúng ta cần phải chung tay góp sức để loại bỏ những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật xấu, đừng để “một con sâu làm rầu nồi canh”. Hy vọng những người tạo ra các sản phẩm văn hóa nghệ thuật có tâm hơn trong việc tạo ra các sản phẩm ấy.
Nói tóm lại, văn hóa nghệ thuật là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người. Là học sinh, tôi chỉ xem những sản phẩm của văn hóa nghệ thuật tốt, lên án những hành động tạo ra những sản phẩm văn hóa nghệ thuật xấu
Tham khảo
Mở bài
– Trong “Tiếng nói của văn nghệ” Nguyễn Đình Thi viết “ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không chỉ ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nới một điều gì mới mẻ anh gửi vào tác phẩm một lá thư; một lời nhắn nhủ, anh muốn dem một phần của mình góp phần vào đời sống chung quanh”.
– Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ( 1980) của Thanh Hải được ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, đó là khi nhà thơ đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời mình. Bài thơ đã thực sự mang đến những điều mới mẻ, là lời nhắn nhủ mà nhà thơ muốn đem góp vào đời sống.
II. Thân bài:
Giải thích nhận định– Văn học nghệ thuật luôn lấy con người và đời sống làm đối tượng phản ánh. Không có một tác phẩm nghệ thuật nào mà không được xây dựng nên từ chất liệu hiện thực cuộc sống. Vì thế “ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại”, nghĩa là hiện thực cuộc sống là chất liệu, là nguồn cảm hứng để người nghệ sĩ sáng tác nghệ thuật.
– “Nhưng người nghệ sĩnh không ghi lại cái đã có rồi”, nghĩa là nghệ sĩ không sao chép y nguyên thực tại mà luôn muốn nói những điều mới mẻ. Đó là những khám phá, phát hiện rất mới mẻ, rất riêng của người nghệ sĩ về con người và cuộc sống . “ Điều mới mẻ” trong một tác phẩm có khả năng chiếu tỏa lên cuộc dời ta, soi vào tâm hồn ta, làm cho ta thay đổi hẳn cách nghĩ, cách nhìn, cách sống theo chiều hướng tích cực hơn.
– Người nghệ sĩ còn “ gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”. Lá thư, lời nhắn nhủ là sự sống, là tưởng, tình cảm mà người nghệ sĩ muốn truyền cho người đọc. Mỗi tác phẩm văn nghệ ngoài phản ánh thực tại cuộc sống còn có chức năng giáo dục và cải tạo xã hội.
2. Chứng minh, làm sáng tỏ “ điều mới mẻ”, “ lời nhắn nhủ” mà nhà thơ muốn đem “ góp vào đời sống”.
a. Mùa xuân nho nhỏ là một tác phẩm nghệ thuật xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại: Đó là mùa xuân của thiên nhiên, đất trời: sắc màu tươi thắm, âm thanh tươi vui rộn rã. Mùa xuân trong thơ Thanh Hải đẹp, thơ mộng, khoáng đạt, hài hòa đường nét, màu sắc, âm thanh đậm đà sắc màu xứ Huế.
Trong thi phẩm, nhà thơ không sao chép, ghi lại những điều đã có mà còn ghi vào đó “ những điều mới mẻ”. Mùa xuân vốn là đề tài quen thuộc của thi ca xưa nay nhưng Thanh Hải lại có cảm nhận và cách thể hiện riêng.
– Mới mẻ về nội dung: mạch cảm xúc của bài thơ được khơi nguồn, nảy nở từ sức sống, từ vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên rồi mở rộng ra với mùa xuân của đất nước, của cách mang và lắng lại vào suy tư làm bừng lên khát khao cống hiến cháy lòng của thi sĩ. Nhà thơ quan niệm cuộc đời mình, cuộc đời mỗi người là một mùa xuân nho nhỏ, nhiều Mùa xuân nho nhỏ góp lại sẽ làm nên mùa xuân vĩnh hằng của non sông. Trước sắc xuân phơi phới của đất trời, của dân tộc, Thanh Hải mong được dâng hiến thật nhiều cho cuộc đời chung, cho quê hương, đất nước bất chấp thời gian, tuổi tác. Từ những điều mới mẻ ấy, nhà thơ đã nhắn nhủ tới mỗi con người hãy biết đem tài năng, tâm huyết, sức lực của mình để cống hiến làm đẹp cho cuộc đời chung.
– Mới mẻ về nghệ thuật : ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, giàu ý nghĩa biểu tượng; chất họa gợi cảm, chất nhạc vấn vương; giọng điệu biến đổi linh hoạt, khi ngọt ngào, tha thiết, say sưa, khi hối hả, khi lại trầm lắng suy tư. Bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc góp thêm vào vườn ca mùa xuân một nốt nhạc trầm và xúc động, sao xuyến lòng người.
b. “ Lời nhắn nhủ” mà nhà thơ muốn đem “ góp vào đời sống”.
– Bài thơ ra đời khi Thanh Hải sắp vĩnh biệt cuộc đời nhưng cả bài thơ vẫn ngập tràn sức xuân và khát vọng, sống mãnh liệt. Điều đó đã gieo vào lòng người đọc những rung động sâu xa, truyền cho người đọc niềm lạc quan, yêu đời ngay cả khi mặt trời sắp lặn.
– Bài thơ không chỉ được coi là lời tổng kết cuộc đời nhà thơ mà còn là lời trăng trối ông gửi lại cho đời. Cuộc sống mỗi người chỉ có ý nghĩa khi cống hiến và hi sinh, khi biết gắn cuộc đời mình vào cuộc sống chung. Một người hãy góp một nốt trầm, “Mùa xuân nho nhỏ” vào bản hoa ca bất tận của cuộc đời.
III. Kết bài
– Sự sáng tạo của Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ góp phần làm nên thành công của bài thơ. Bài thơ không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một lẽ sống đẹp Thanh Hải gửi nhắn lại cho cuộc sống hôm qua, hôm nay và mãi về sau.
– Bài thơ có sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc, khơi gợi trong ta những khát khao được sống và cống hiến thật nhiều cho cuộc đời chung.
Yes, bài mẫu đây : Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9
NT không chỉ đường cho ta, nghệ thuật đốt lửa trong lòng ta, ý nói: nghệ thuật là thuộc về phẩm chất, cảm xúc, khơi dậy thiên tính nghệ sĩ trong mỗi con người. Ngọn lửa trong lòng chính là niềm say mê, sự đam mê của người nghệ sĩ.
Qua tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa ta có thể thấy:
- Anh thanh niên là người có lí tưởng sống cao cả, chính anh thanh niên đã quyết định đối mặt với cô đơn, thử thách của cuộc sống một mình để làm công việc mà ít ai dám lựa chọn. Công việc tuy thầm lặng nhưng cống hiến được khá nhiều cho nước nhà.,
- Nhân vật ông họa sĩ: một người nghệ sĩ chân chính, đã có tuổi nhưng vẫn bước vào những chuyến hành trình để tìm cảm hứng nghệ thuật cho các sáng tác. Việc đi Sa Pa và gặp được anh thanh niên đã khơi dậy ngọn lửa đam mê và tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp trong lòng người họa sĩ già. Ông họa sĩ trăn trở nhiều về trách nhiệm và tinh thần sáng tạo nghệ thuật để có thể tạo ra được những tác phẩm có giá trị.
=> Chỉ qua hai nhân vật này ta thấy được chất thơ tỏa ra từ Sa Pa lạnh giá, mờ ảo trong sương khói. Sa Pa chỉ nghĩ đến cái tên thôi, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi nhưng lại có những người ngày đêm cống hiến thầm lặng, hi sinh thầm lặng cho đất nước. Vì vậy mà chất thơ, chất lửa, ngọn lửa của nghệ thuật, của tinh thần trách nhiệm với nghề như ngân nga lan tỏa.
=> Chỉ qua tác phẩm ta phần nào sáng tỏ được nhận định và thấy được vai trò, giá trị của nghệ thuật với cuộc sống.