Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1, Văn bản bình ngô đại cáo là bài cáo viết bằng văn ngôn do Nguyễn Trãi soạn thỏa vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo về việc dành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nược Đại Việt.
2, Nhân nghĩa được tạo nên bởi 2 từ đơn lẻ đó là "Nhân" và "Nghĩa"."Nhân" tức là suy nghĩ đến cảm giác của người đối diện rồi sau đó hành động. Nếu mà người khác không thích thì tuyệt đối mình không làm. ...Nếu bạn hiểu được suy nghĩ của người khác ắt bạn sẽ làm thỏa mạn được họ.
4, Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, tác giả dựa vào những yếu tố:
+ Nền văn hiến từ lâu đời: nền văn hiến đã lâu
+ Phong tục tập quán
+ Lịch sử hình thành và phát triển riêng
+ Chế độ nhà nước riêng, bình đẳng, ngang tầm với các triều đại Trung Quốc
- Bài thơ Sông núi nước Nam của tác giả Lý Thường Kiệt đề cập tới sự độc lập lãnh thổ và chủ quyền nước Nam- vua Nam ở.
- Tới Bình Ngô Đại cáo Nguyễn Trãi vẫn khẳng định về lãnh thổ, chủ quyền. Có mở rộng, khẳng định nền văn hiến lâu đời, phong tục, lịch sử triều đại.
+ Thể loại văn biền ngẫu giúp cho việc diễn giải ý thơ được chi tiết và kỹ càng hơn.
3, - Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện qua hai câu:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
- Nhân nghĩa theo quan điểm của Nguyễn Trãi có nghĩa là: yên dân, trừ bạo.
+ Nhân nghĩa là khoan dung, an dân, vì dân.
+ Nhân nghĩa là lý tưởng xây dựng lý tưởng đất nước.
+ "yên dân" là thương dân, lo cho dân
+ "trừ bạo" lo diệt trừ giặc ngoại xâm, làm đất nước độc lập (diệt giặc Minh).
→ Tư tưởng "nhân nghĩa" theo Nguyễn Trãi có nghĩa là phải yên dân, yêu thương bảo vệ nhân dân. Tư tưởng này mang tính triết lý, bao trùm toàn bộ cuộc đời và các sáng tác của ông.
5, Sơ đồ khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta
Chúc bạn thành công
Tham Khảo:
Từ quan hệ ứng xử mang tính cách cá nhân, Nguyễn Trãi đã nâng lên thành tư tưởng xã hội. một nhiệm vụ cụ thể, nói như Đinh Gia Khánh thì “tư tưởng nhân nghĩa này không mơ hồ, nó gắn chặt với chủ nghĩa yêu nước”. Chính vì “nhân nghĩa”, vì thương dân nên Nguyễn Trãi xem những hành động man rợ của quân Minh hành hạ dân như đốt lửa thiêu sống, đào hố để chôn sống những người dân vô tội là những việc phi nhân nghĩa, là bạo ngược, do đó chúng phải bị trừng phạt. Như vậy có nghĩa là “Việc nhân nghĩa”, hành động nhân nghĩa không phải một cái gì trừu tượng, chung chung, mà nó biểu hiện bằng “Việc” cụ thể, là chống quân xâm lược để giữ yên bờ cõi, tiêu diệt các cuộc phản nghịch chống triều đình để xây dựng xã hội “vua sáng, tôi hiền”. Việc ấy phải được giao phó cho quân đội. Nguyễn Trãi không mơ hồ về sự nghiệp giải phóng dân tộc có thể dùng đường lối thỏa hiệp cải lương để châm dứt can qua, hòa bình muôn thuở, mà phải có sức mạnh của lực lượng quân sự và sức mạnh của “đại nghĩa”. Phải chăng tư tưởng ấy xuất phât từ chính tấm lòng của Nguyễn Trãi?
Mỗi khi nhắc đến Nguyễn Trãi, chúng ta lại nhớ đến Bình Ngô đại cáo. Đó là áng thiên cổ hùng văn đời đời bất diệt. Qua tác phẩm bất hủ ấy, độc giả đã tìm lại được ở vị quân sư tài ba Nguyễn Trãi không chỉ có những kế sách đánh giặc tài tinh mà còn tình thương, một tư tưởng nhân nghĩa cao cả. Điều đó có thể hiện rõ nét qua phần mở đầu của bài cáo:
Việc nhân nghĩa cót ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Những tư tưởng, quan niệm cao đẹp đó có ý nghĩa và có tác dụng gì đến chúng ta hôm nay?
Chỉ vỏn vẹn hai câu thơ, nhưng Nguyễn Trãi đã hàm chứa trong đố một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Là một người quân tử, là đấng trượng phu trong xã hội phải biết thương người, trọng người, lo việc yên dân.
Con người ấy phải làm tất cả cho người dân được sống yên ổn, ấm no và hạnh phúc. Đó là lòng nhân nghĩa từ xưa đến nay. Vì thương xót dân mà Nguyễn Trãi hết lòng giúp thống soái của mình diệt trừ kẻ tàn bạo, quân xâm lược, những kẻ gây đau thương lầm than cho nhân dân ta. Đó chính là điếu phạt, trừ bạo.
Hai câu thơ đã thể hiện một tư tưởng tiến bộ, tích cực, phù hợp với đạo lí chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Bởi vì xưa kia sách thánh hiền có dạy năm điều: Nhãn, lễ, nghĩa, trí, tín để người quân tử học tập và rèn luyện. Trong đó nhân, nghĩa là hai việc đứng đầu làm gốc, làm nền tảng để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Nhưng ở,đây, Nguyễn Trãi không phải chỉ chịu ảnh hưởng của Nho giáo mà ông còn biết tiếp thu truyền thống của dân tộc và cải tiến theo yêu cầu của xã hội. Đây là một tư tưởng mới, tư tưởng nhân nghĩa gắn chặt với lòng yêu nước thương dân như Phạm Văn Đồng đã nói: Triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi cuối cùng chẳng qua là lòng yêu nước, thương dân, cái nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng chống ngoại xâm, diệt tàn bạo, vì độc lập của nước nhà, hạnh phúc của dân! Con người quân tử ấy đã luôn luôn đặt quyền lợi của nhân dân lên trên hết. Nguyễn Trãi đã hiểu rõ ràng: sức mạnh của toàn dân là sức mạnh vô biên, sự đoàn kết của toàn dân là động lực thúc đầy mọi việc nhanh chóng thành công tốt đẹp, dễ dàng, ông từng quan niệm: Làm lật thuyền mới thấy sức mạnh của dân như nước. Thật là chí tình, chí nghĩa! Trong thư trả lời Phương Chính, một tên giặc tàn bạo độc ác, Nguyễn Trãi cũng đã viết: Đạo làm tướng lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm cảnh. Rõ ràng Nguyễn Trãi rất coi trọng việc nghĩa nhân. Ngoài ra, đó còn là sức mạnh để thắng hung tàn, cường bạo đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Trong bản tuyên ngôn Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi cũng đã nói:
Đem đại nghĩa thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo.
Quan niệm ấy vô cùng đẹp đẽ. Đối với những kẻ hung tàn, ta đem đại nghĩa mà đối phó và lấy Chí nhân để đương đầu với cường bạo cá nhân. Phải chăng, cái nhân, cái nghĩa là động lực mạnh mẽ để đánh bại quân cướp nước xâm lăng? Chính tư tưởng, quan niệm cao đẹp ấy đã ăn sâu vào tim Nguyễn Trãi
Có thể nói, Hai câu thơ trên đc nhà thơ viết vs tư tưởng nhân nghĩa, sống mãi vs thời gian, trong trái tim của bao ng con dân tộc VN
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo.
Cốt lõi tư tưởng của Nguyễn Trãi là: làm gì cũng phải là vì dân, phải thương dân, hiểu dân và chăm lo cho dân; đồng thời phải biết bảo vệ sự tự do cũng như sự độc lập của đất nước.
Người dân là những người nông dân sống duới thời vua.
Kẻ bạo ngược là giặc ngoại xâm ở nước khác và những viên tham quan chỉ lo bóc lột người dân.
Thông qua bài Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi khẳng định chắc chắn rằng tư tưởng nhân nghĩa chính là cội nguồn hiển hách trong lịch sử giữ nước suốt mấy ngàn năm. Theo tôi nghĩ, điều làm nên giá trị nội dung bất hủ của văn bản này chính là tư tưởng nhân nghĩa truyền thống đã được Nguyễn Trãi đúc kết như một chân lí trong hai câu thơ trên. Hai câu thơ đã thể hiện một tư tưởng tiến bộ, tích cực , phù hợp với đạo lí chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Không những vậy, tư tưởng ấy của Nguyễn Trãi được kế thừa và lưu truyền đến ngày nay. Chắc có lẽ mọi người cũng sẽ có một cảm giác gì đó thật ấm lòng và tự hào vì có một vị anh hùng như Nguyễn Trãi giống như tôi bây giờ vậy. Hai câu thơ này như một tác phẩm bất hủ khiến tất cả người đọc phải trào dâng cảm xúc của chính mình trong khoảnh khắc ấy