Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thị Kính kêu oan 5 lần
- 4 lần kêu oan đầu tiên đến mẹ chồng và chồng (Oan con lắm mẹ ơi! Oan cho thiếp lắm chàng ơi!)
+ Lời kêu oan không được thấu tỏ do:
+ Thiện Sĩ là kẻ bạc nhược, đớn hèn còn mụ Sùng thì hiển nhiên không muốn chấp nhận Thị Kính
- Lần thứ năm lời kêu oan của Thị Kính nhận được sự cảm thông, thấu hiểu của Mãng ông
+ Mãng ông dù biết con gái bị oan nhưng chỉ là người nông dân nghèo không thể giúp đỡ con gái
• Những lần kêu oan của Thị Kính với Sùng ông, Sùng bà và Thiện Sĩ hoàn toàn không nhận được sự cảm thông mà là sự buộc tội lạnh lùng của những con người ấy. Sùng bà không để Thị Kính nói lời giải thích, không để nàng giãi bày nỗi oan khiên. Thậm chí, chồng nàng là Thiện Sĩ, người đầu ấp tay gối, suốt ngày ở bên cạnh cũng không hề tin tưởng và nhân cách, đức hạnh của nàng. Hắn không hề lên tiếng bênh vực cũng không hề hỏi vợ sự tình là thế nào mà nghe theo lời mẹ, buộc tội Thị Kính, ngầm đồng ý để Sùng bà đuổi Thị Kính về nhà mẹ đẻ.
• Lời kêu oan của Thị Kính với cha mới nhận được sự cảm thông, thấu hiểu. Mãng ông là người đã sinh ra và nuôi dạy Thị Kính nên ông biết rõ con gái mình là người đức hạnh, nết na. Ông thương con nhưng không biết kêu oan cho con thế nào. Ông chỉ có thể đưa Thị Kính về nhà để "cha liệu cho con".
Trong trích đoạn, Thị Kính đã kêu oan năm lần:
● 3 lần kêu oan với Sùng bà: Giời ơi! Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi!; Oan cho con lắm mẹ ơi! Chàng học khuya mỏi mệt, Con thấy râu mọc ngược dưới cằm...; Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!
● Một lần kêu oan với Thiện Sĩ (chồng): Oan cho thiếp lắm chàng ơi!
● Một lần kêu oan với Mãng ông (Cha): Cha ơi! Oan cho con lắm cha ơi!
● Khung cảnh hiện lên ở đầu đoạn trích là buổi đêm yên tĩnh, Thiện Sĩ ngồi học mệt mỏi nên muốn nằm trên tràng kỉ nghỉ ngơi. Thị Kính thì dọn kỉ, ngồi quạt cho chồng ngủ rồi tranh thủ khâu.
● Lời nói "Đạo vợ chồng trăm năm kết tóc/ Trước đẹp mặt chồng sau đẹp mặt ta" và việc dọn kỉ, ngồi quạt cho chồng ngủ giữa đêm hè nóng bức cho chúng ta hiểu Thị Kính là một người vợ hiền, yêu thương chồng. Khung cảnh ấy cũng dựng nên một bầu không khí gia đình hòa thuận, đầm ấm với người chồng dốc sức tạo dựng sự nghiệp, ngày đêm dùi mài kinh sử và người vợ hiền thục, nữ công gia chánh luôn kề cận bên chồng.
● Nhìn chồng thiu thiu ngủ, Thị Kính thấy sợi râu mọc ngược trên mặt chồng nên toan cầm dao khâu xén đi. Hành động vô tình ấy của nàng lại chính là nguyên nhân khiến nàng phải chịu nỗi oan khiên có âm mưu giết chồng.
Quan Âm Thị Kính là vở chèo cổ nổi tiếng của sân khấu chèo. Nội dung của vở chia làm ba phần. Phần 1 là Án giết chồng: Thiện Sĩ, con trai Sùng ông, Sùng bà gia đình khá giả, kết duyên cùng Thị Kính, con gái Mãng ông, một nông dân nghèo. Một hôm, vợ ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ. Thấy chồng có sợi râu mọc ngược, Thị Kính cầm dao khâu toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình hoảng sợ vội hô hoán lên, Sùng bà giận dữ đổ riệt cho con dâu có ý giết chồng, mắng chửi thậm tệ và đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ. Phần 2 là Án hoang thai: Bị oan ức nhưng không thể thanh minh, Thị Kính đành giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, lấy pháp danh là Kính Tâm. Thị Mầu, con gái phú ông, vốn tính lẳng lơ, đem lòng say mê chú tiểu Kính Tâm. Ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu ăn nằm với anh Nô là đầy tớ rồi có thai. Làng bắt vạ. Bí thế, Thị Mầu đổ cho Kính Tâm. Kính Tâm chịu oan, bị sư cụ đuổi ra ở ngoài tam quan (cổng chùa). Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm. Phần 3 là Oan tình được giải, Thị Kính lên tòa sen: Trải qua ba năm, Kính Tâm đi xin sữa từng ngày nuôi con của Thị Mầu. Rồi nàng “hoá” (chết), được lên tòa sen, trở thành Phật Bà Quan Âm. Trước khi “hóa”, Kính Tâm viết thư để lại cho đứa trẻ. Bấy giờ mọi người mới biết Kính Tâm là gái và hiểu rõ tấm lòng từ bi nhẫn nhục của nàng.
Trích đoạn Nỗi oan hại chồng là cốt lõi trong phần mở đầu của vở chèo. Phần này có năm nhân vật tham gia vào quá trình tạo nên xung đột kịch và làm nền cho nhân vật Thị Kính bộc lộ phẩm chất cao đẹp. Thiện Sĩ và Sùng ông là những kẻ nhu nhược, không có chủ kiến, chỉ đóng vai phụ để làm nổi bật tính cách điêu ngoa, nanh ác của Sùng bà. Xung đột cơ bản của vở chèo được thể hiện qua mâu thuẫn giữa Sùng bà và Thị Kính (mẹ chồng, nàng dâu). Sùng bà thuộc loại nhân vật mụ ác, đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến với những thói hư tật xấu như hợm của, tự phụ về dòng giống cao sang, cả vú lấp miệng em, luôn lấy mình làm chuẩn mực để xem xét đánh giá người khác theo nhận thức hồ đồ của mình. Thị Kính thuộc loại nhân vật nữ chính trong chèo, đại diện cho người phụ nữ lao động nghèo. Thị Kính là nàng dâu ngoan hiền nết na, thùy mị nhưng bị Sùng bà nanh ác đổ oan buộc tội giết chồng. Gia đình nhà chồng đã gây ra cho Thị Kính những nỗi oan chồng chất. Nàng bị hàm oan, hạnh phúc tan vỡ đuổi khỏi nhà chồng và đau khổ nhất là phải chứng kiến cảnh người cha thân yêu bị sỉ nhục.
Mâu thuẫn giữa Sùng bà và Thị Kính về hình thức là xung đột trực tiếp giữa mẹ chồng nàng dâu nhưng về bản chất lại là mâu thuẫn sâu sắc giữa kẻ thống trị và người bị trị. Đó là cái nút đầu tiên trong vở chèo bộc lộ thân phận, địa vị thấp kém của người phụ nữ nghèo trong quan hệ gia đình và hôn nhân phong kiến.
Mụ trút cho Thị Kính đủ tội mà không cần biết sự tình. Mụ xỉ vả, đuổi Thị Kính ra khỏi nhà không chỉ vì lí do cho rằng Thị Kính giết chồng mà Thị Kính còn là loại đàn bà hư đốn, tâm địa xấu xa; là con nhà thấp hèn không xứng với nhà mụ:
Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ
Nhà bà đây cao môn lệnh tộc
Mày là con nhà cua ốc
Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu điu lại nở ra dòng liu điu
Đồng nát thì về Cầu Nôm
Con gái nỏ mồm về ở với cha…
Xa xôi cha biết nỗi con nhường nào!
Ông cho tôi biết đầu đuôi câu chuyện với, ông ơi !
Sùng ông: Biết này !
Bỗng ai làm chăn gối lẻ loi.
Hành động:
● Dúi đầu Thị Kính xuống đất
● Dúi tay Thị Kính ngã khuỵu xuống
● Đuổi Thị Kính về nhà với ông Mãng
Ngôn ngữ:
● Con mặt sứa gan lim
● Bay là mèo mả gà đồng lẳng lơ
● Câm đi!
● Trên dâu dưới Bộc hẹn hò
● Chém bổ băm vẩm xích mặt
● Phi mặt gái trơ như mặt thớt
● Ngựa bất kham, đồng nát, gái nỏ mồm
● Liu điu, con nhà cua ốc
● Đồ sát chồng
Nhận xét: Sùng bà đã sử dụng những từ ngữ cay nghiệt và hành động dứt khoát để sỉ nhục và buộc tội Thị Kính, không chỉ tội mưu sát chồng, mà còn cả tội lẳng lơ, trai gái, không đứng đắn. Người phụ nữ tội nghiệp ấy không được lên tiếng để buộc tội cho chính mình vì bị gạt phắt đi bởi lời khẳng định chắc chắn của Sùng bà.
- Trong trích đoạn, Thị Kính kêu oan năm lần. Trong đó, bốn lần tiếng kêu oan hướng về mẹ chồng và chồng.
* Lần thứ nhất, với mẹ chồng:
Giời ơi! Mẹ ơi, oan cho con lắm, mẹ ơi!
* Lần thứ hai, vẫn với mẹ chồng:
Oan cho con lắm mẹ ơi!
* Lần thứ ba, với chồng:
Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!
Những lần kêu oan trên hoàn toàn vô ích. Thiện Sĩ thật nhu nhược, bỏ mặc vợ trước sự sỉ mắng, hành hạ của mẹ. Còn những lời van xin của Thị Kính đối với Sùng bà chỉ như đổ dầu vào lửa. Sau mỗi câu van xin của Thị Kính, bà lại đay nghiến bằng những lời mắng chửi, buộc tội thậm tệ hơn.
* Lần cuối cùng là lần thứ năm, kêu oan với cha ruột là Mãng ông:
Cha ơi! Oan cho con lắm cha ơi!
Lần này Thị Kính mới nhận được sự cảm thông, tuy nhiên, đó cũng là lời thở than đau khổ và bất lực:
Con ơi! Dù oan dù nhẫn chẳng oan
Xa xôi cha biết nỗi con nhường nào!
Trong trích đoạn, năm lần Thị Kính kêu oan. Trong đó có bốn lần tiếng kêu oan hướng về mẹ chồng và chồng:
- Giời ơi Mẹ ơi, oan cho con lắm, mẹ
- Oan cho con lắm mẹ ơi!
- Oan cho thiếp lắm chàng ơi!
- Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!
Bốn lần kêu oan trôn đều vô ích. Chồng nhu nhược, mẹ chồng cay nghiệt nên càng kêu, nỗi oan của nàng càng đầy.
Lần kêu oan thứ năm, lần cuối là kêu với Mãng ông (cha đẻ). Thị Kính mới nhận được sự thông cảm. Nhưng đó là sự cảm thông đau khổ và bất lực. Cuối cùng nỗi oan không được giải và Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà chồng.