Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngày bé, tôi luôn háo hức mỗi khi năm mới đến. Nhưng bất chợt một hôm, tôi nhận ra mái tóc cha đã thoáng điểm một vài sợi trắng. Từ đó, tôi hiểu rằng bước đi của thời gian không phải chỉ tính bằng năm. Tôi bắt đầu chú ý hơn đến tháng, đến mùa. Khoảnh khắc chuyển mùa bỗng trở thành một mốc thời gian lắng đọng trong tôi. Tôi yêu và thích những khi trời đất giao mùa, nhất là khi trời chuyển từ mùa hạ sang mùa thu mát mẻ.
Những hạt mưa xuân lất phất bay, những chồi biếc trên cành cây đã điểm hay những cơn mưa ào ào, xối xả gọi mùa hè… tất cả những đổi thay nhiệm màu của trời đất ấy đều khiến lòng tôi xao động. Và hơn tất cả, thời khắc giao mùa giữa hạ và thu bao giờ cũng làm tôi phấp phỏng đến lạ lùng! Có lẽ bởi tôi yêu mùa thu nhất trong năm, tôi đợi thu về như đợi một người bạn đi xa quay trở lại…
Thu sang thật là dịu nhẹ khi bỗng một ngày ai đó nhận ra, bầu trời dường như trong hơn, cao và xanh hơn. Cái nắng rát bỏng, đổ lửa của mùa hè đã dịu đi nhiều lắm. Bên kia, vài đốm lửa thoắt ẩn hiện giữa nền lá xanh sẫm của những bác phượng già. Có phải phượng đã chắt chiu bao nhiêu gió, bao nhiêu nắng, bao nhiêu mưa của hạ để chưng lọc nên những bông phượng rực đỏ cuối mùa ấy mà tạm biệt hạ và để đón thu sang? Dọc theo hai dãy phố, sắc bằng lăng cũng đã nhạt màu. Nó không còn ngăn ngắt tím đến nao lòng nữa. Con sông trước nhà không còn cuộn lên ngầu đỏ. Dòng sông trở nên dịu dàng, e ấp như cô bé tuổi mười lăm. Tất cả giăng giăng xung quanh ngôi nhà quen thuộc một không khí êm êm, dịu mát, mềm mại, khiến ta mỗi khi thức dậy đều mang một cảm giác bâng khuâng.
Mới mấy hôm trước đây thôi ai cũng ngại ra đường vì nắng gắt, vì những cơn mưa bất chợt ập xuống không báo trước bao giờ, vì sấm chớp thình lình, nhưng hôm nay ta lại thèm được thong dong đạp xe dưới những hàng cây tán rộng. Ta bắt gặp những cô bé, cậu bé ngồi sau lưng mẹ xúng xính, hân hoan. Thì ra bé con đang được mẹ dẫn đi chuẩn bị đồ dùng cho năm học mới. Ôi! Cái ngày đầu tiên tôi đi học thoáng vậy mà đã đến cả chục năm. Thời gian trôi qua nhanh thật! Miên man trong dòng ký ức, tôi nghe trong hơi gió thoang thoảng hương hoa sữa chưa kịp nồng, mới chỉ đủ gợi ra những vương vấn dịu êm.
Thu đến, dường như ai cũng gượng nhẹ hơn. Nhịp sống chùng chình hơn, không còn quá ồn ào, hối hả. Những công sở, những ngôi trường sau lúc tan ca lặng ngắt, trầm tư. Những bến đò, những bờ sông, buổi chiều cũng bắt đầu hoang vắng. Trời chiều hơi se lạnh. Phải chăng vì thế mà mọi người chỉ mong sớm quây quần ấm cúng bên bữa cơm chiều. Một thoáng bâng khuâng, tôi nhớ tới lời cha: thời gian chảy trôi, mọi sự cũng đổi thay, cuộc sống sẽ có thêm ngã rẽ, hãy tự tìm lấy hạnh phúc cho mình. Tôi vẫn băn khoăn “thế nào là hạnh phúc”. Chợt tôi nhìn sang bên kia con phố, một cụ bà dừng đẩy xe lăn, lấy ra chiếc ghế con, ngồi xuống ngay bên cạnh. Ông đang nghiêng đầu về phía bà. Bà giở quyển sách khá dầy, giấy màu nâu xỉn, chậm rãi đọc và ông lim dim mắt lắng nghe. Tôi bỗng hiểu thế nào là hạnh phúc. Hạnh phúc ấy là khi ta được mãi bình yên bên những người yêu quý. Hạnh phúc giản đơn và bình dị thế thôi.
Trời đất chuyển mùa, lòng ta cũng nao nao bao nhiêu cảm xúc. Ta nhớ nhung, nuối tiếc, ta hí hửng, vui tươi… Ta thấy mình mỗi ngày thêm mỗi lớn, thấy mình phải sống sao cho có ý nghĩ hơn với bước đi của nhịp thời gian.
Sáng sớm,nhìn qua khung cửa sổ, tôi bỗng nhận thấy sự khác lạ của bầu trời,của những cơn gió, của những hàng phượng già bên góc phố... và cả thái độ của những người qua đường nữa,họ vui vẻ lạ thường. Vài cơn gió miên man “lạc bước” vào phòng tôi qua khung cửa, mang đến tôi một cảm giác mới mẻ. Nó không phải là gió của ngày hôm qua, ngày hôm qua, gió vẫn còn oi nồng lắm, vẫn còn nóng bức lắm, đâu có được mát mẻ như thế này. Và khi đó, tôi chợt nhận ra sự đổi khác của đất trời, đây chính là thời khắc chuyển mùa từ hạ sang thu.
Có lẽ là, tiết trời đã bắt đầu chuyển mùa từ cuối tháng 6. Cái oi nồng, nóng bức của mùa hạ đã bắt đầu dịu xuống, thay vào đó là một bầu trời trong xanh, lộng gió thu sang. Những cây phượng già đã bắt đầu rụng lá, ngập đỏ cả một con đường. Trên kia, từng tia nắng ấm đã dần dần nhuộm vàng lên từng hàng cây, hay nền gạch tạo nên một khung cảnh mùa thu như trong thơ ca vẫn thường nói đến. Một khung cảnh tuyệt đẹp và rất hiếm thấy!... Và cảm giác mát mẻ của sự chuyển mùa ấy bắt đầu len lỏi vào tâm hồn tôi, xóa tan cái nóng bức và khó chịu của mùa hạ... Thu đã sáng nhưng dư âm của mùa hạ vẫn còn vương. Những đám mây trắng lãng đãng như vẫn còn ấm màu nắng của mùa hạ. Đâu đó màu hoa cúc nở rộ bỗng nhuốm đầy không gian hòa vào với khung cảnh thơ ca êm đềm, thơ mộng.
Trên những tán cây, từng đàn chim bắt đầu ríu rít những tiếng kêu cùng hòa vào với sự râm ran của đàn ve sầu. Tôi có cảm giác không gian quanh tôi bắt đầu trải rộng hơn, bao la hơn. Tôi ngước nhìn một lần nữa những đám mây xa, những đàn chim ríu rít rời tán cây phượng bay về tận phương nào mà như thể chúng hiện diện ngay trước mắt tôi. Bất chợt,âm vang của một bài thơ mà thi sĩ Hữu Thỉnh viết về thời khắc chuyển mùa lại vang lên trong lòng tôi:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
Khi đọc bài thơ ấy, tôi chưa có một cảm giác gì cụ thể nhưng khi đứng trước thời khắc chuyển mùa thực sự, tâm hồn tôi lại không khỏi bâng khuâng, xao xuyến lạ thường!
Mùa hạ dần qua đi, và thu sang thế chỗ. Những cơn mưa ào ạt bắt đầu vơi dần, nhường chỗ cho mưa thu mát mẻ, trong lành. Dòng sông ngoài xa cũng không còn sục sôi như trong những ngày lũ hạ mà bỗng trở nên hiền hòa, màu nước trở nên trong hơn, êm dịu hơn. Dưới đường,những người đi đường ai nấy đều cười nói vui vẻ như thể họ cũng nhận ra cái dễ chịu của thời khắc giao mùa hạ sang thu. Tiếng cười nói, tiếng chim ríu rít, tiếng đàn ve râm ran, tiếng lá khô xào xạc, gió khe khẽ... tất cả tạo nên những âm thanh quen thuộc trong cuộc sống nhưng mang một cảm giác man mác, khó tả thấm dần vào lòng người.
Rảo bước nhanh qua con đường quen thuộc sau hồi cảm nhận,nhìn lại tôi vẫn thấy khung cảnh chuyển mùa vẫn vậy, vẫn tuyệt đẹp và rất xứng đáng đi vào thơ ca như trong bài thơ của thi sĩ Hữu Thỉnh. Về đến nhà nhưng cảm giác man mác trong lòng tôi vẫn còn vương lại. Cơn gió thu lại miên man “lạc bước” vào phòng tôi qua khung cửa sổ. Thật dễ chịu! Và tôi chợt nhận ra rằng: tôi yêu thích sự chuyển mùa này, thời khắc chuyển mùa từ hạ sang thu.
Về, sao tôi rất nhớ những cây bàng dọc đường. Đặc biệt, tôi đã quan sát một cây (. ) Một cây bàng cuối đông, cao to, thân vạm vơ, cành tỏa ra như tán (. ) Nó đen đủi lắm (. ) Tất cả lá của nó bị cháy rét. lá vàng pha, lá son đỏ của mùa thu thơ mộng nay đã xịt lại một màu gỉ sắt [...] Nhưng kia kìa, bỗng đâu một trận gió rét thốc tới (! ) Tức thì khối lá ào ào xao động, cây bàng buông xuống một loạt lá sạm đen, lá bay trong gió, có lá bay vèo (. ) Một trận gió nữa thốc tới ( .) Cây bàng lại trút lá, say sưa (. ) Cành của nó nhẹ bớt đi, chọc lên cao hơn ( .) Bấy giờ tôi mới nhìn kĩ: thì ra ở cành trụi nhất, đã ló những chút mầm xanh rồi. Cây bàng (. ) Có phải ngươi là hình ảnh của những cuộc đấu tranh mới, cũ (? ) Có phải ngươi dạy cho ta một bài học về cuộc chiến đấu để giành lấy mùa xuân (? )
về, sao tôi rất nhớ những cây bàng dọc đường. Đặc biệt , tôi đã quan sát 1 cây(. ) Một cây bàng cuối đông, cao to, thân vạm vỡ, cành tỏa ra như tán( . ) Nó đen đũi lắm(! ) Tất cả lá của nó bị cháy rét; lá vàng pha, lá son đỏ của mùa thu thơ mộng nay đã xịt lại moioj màu gỉ sắt[...] Nhưng kia kìa, bỗng đâu 1 trận gió rét thốc tới(. ) Bấy giờ tôi mới nhìn kĩ: thì ra cành trụi nhất, đã ló những chú mầm xanh rồi. Cây bàng( .) Có phải là hình ảnh của những cuộc đấu tranh mới, cũ(? ) CÓ phải ngươi dạy cho ta 1 bài học về cuộc chiến đấu đẻ giành lấy mùa xuân(? )
về, sao tôi rất nhớ những cây bàng dọc đường. Đặc biệt , tôi đã quan sát 1 cây(. ) Một cây bàng cuối đông, cao to, thân vạm vỡ, cành tỏa ra như tán(. ) Nó đen đũi lắm( chấm than ) Tất cả lá của nó bị cháy rét; lá vàng pha, lá son đỏ của mùa thu thơ mộng nay đã xịt lại moioj màu gỉ sắt[...] Nhưng kia kìa, bỗng đâu 1 trận gió rét thốc tới(. ) Bấy giờ tôi mới nhìn kĩ: thì ra cành trụi nhất, đã ló những chú mầm xanh rồi. Cây bàng( chấm than ) Có phải là hình ảnh của những cuộc đấu tranh mới, cũ( ?) CÓ phải ngươi dạy cho ta 1 bài học về cuộc chiến đấu đẻ giành lấy mùa xuân(? )
Một chú bướm màu sặc sỡ xập xòe bay lượn nhởn nhơ trong một vườn hoa. Bướm bỗng phát hiện một chú ong mật đang cần cù hút nhụy trên một bông hoa. Bướm sà xuống, buông lời thăm hỏi:
- Chào ong mật, tội vạ gì mà đầu tắt mặt tôi suốt ngày thế cho khổ thân? Trời đất phú cho chúng ta đôi cánh là để du ngoạn. Đời là một cuộc du lịch dài phải không ong?
- Sao, đời chỉ là một cuộc du lịch ư? Không thế thế được bướm ạ.
Bướm vẫn lải nhải:
- Con người có đôi chân, chúng ta có đôi cánh, chân chảng để rong chơi, cảnh chẳng để bay nhởn nhơ thì còn để làrn gì? Sống là để tìm hạnh phúc. Hạnh phúc biết bao nếu suốt đời được la cà trong những công viên, dập dìu sớm chiều trong những bộ quần áo đẹp. Mùa xuân ư? Mùa của hội hè du lịch. Từ chót vót những đỉnh núi cao, rừng rậm ngàn vạn bướm trắng bay đi trẩy hội mùa xuân, mơ những vù hội bất tận trong không trung. Mùa hè ư? Chúng tớ lại kéo nhau về múa lượn trên những núi rừng quê hương trong những bộ trang phục rực rỡ như muôn màu hoa. Đời là vui chơi, hội hè, nhảy múa!
Ong vốn ít nói, lặng lẽ suy tư nhưng không chịu nổi cái triết lí lỗi thời của bướm bèn lên tiếng:
- Bướm có biết một nhà văn đã nói gì về chúng ta không? Ong bảo : “Nhện nằm ỳ một chỗ, bướm lăng quăng suốt ngày, cho nên trong lịch sử không hề có mật nhện cũng chẳng có mật bướm, chi có mật ong mà thôi”. Tớ cũng bay nhưng để đem lại cho đời một cái gì đó có ích, những dòng mật ngọt chữa bệnh, nuôi người.
- Nhưng cuộc sống có ích của các cậu xem chừng gò bó, vất vả lắm, ai mà chịu được. Người ta bảo xã hội loài ong chúa là nghiêm ngặt, đi về không được quên cửa, nhầm nhà- chân không có phấn hoa thì đừng hòng vạo tổ, mấy ong trực ca nó đuổi thẳng cánh, ôi còn gì là tự do! Người ta còn tính toán rằng, muốn có một kí mật hoa, giả sử chi có một mình cậu thì cậu sẽ phải bay đi bay về tới bốn mươi lăm vạn dặm, áng chừng mười lần vòng quanh trái đất. Thú thật tớ chí nghe cũng đã thót tim rồi!
Ong không có nhiều thời gian để tiếp chuyện gã bướm lêu lổng vô tích sự. Rặng cây đang dâng hoa. Con người đang chờ mật. Ong hối hả bay đi theo cách sống của mình:
- Ta thà làm loài ong vất vả hi sinh kiếm mật cho đời chứ nhất quyết không thề là loài bướm ích kỉ, lười biếng, du đàng, chỉ biết lượn vành mà chơi.
Mùa xuân là để tài bất tận của thơ ca. Song, cái cảm nhận về mùa xuân của các nhà thơ theo thời gian có nhiều thay đổi. Đối với Mãn Giác Thiền sư, một cao tăng nổi tiếng thời Lý, mùa xuân mang một tính triết lý sâu sắc:
“Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai”
Còn đối với những nhà thơ trước cách mạng, mùa xuân gợi lên một nét sầu cảm:
“Tôi có chờ đâu, có đợi đâu,
Mang chi xuân đến gợi thêm sầu.” (Chế Lan Viên)
Nhưng đối với nhà thơ Thanh Hải, mùa xuân mang một nét đẹp đáng yêu tươi thắm; gợi lên trong lòng người đọc nhiều hình ảnh rạo rực tươi trẻ. Vì thế, mùa xuân trong thơ của TH là biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ của quê hương, dân tộc. Tất cả đã được thể hiện rõ nét trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, một bài thơ đặc sắc được nhà thơ viết không lâu trước khi qua đời.
Người xưa có câu: “Thi trung hữu họa”. Thơ ca vẽ nên những bức tranh tuyệt đẹp của cuộc sống. Mở đầu bài thơ, TH đã phác họa nên một bức tranh xuân giản dị mà tươi đẹp:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chim mà vang trời”
“Dòng sông xanh” gợi nhắc hình ảnh những khúc sông uốn lượn của dải đất miền Trung quanh co, đó có thể là dòng sông Hương thơ mộng, một vẻ đẹp lắng đọng của xứ Huế mộng mơ.Trên gam màu xanh lơ của dòng sông thơ mộng, nổi bật lên hình ảnh “một bông hoa tím biếc”. Không có màu vàng rực rỡ của hoa mai, cũng không có màu đỏ thắm của hoa đào, mùa xuân của TH mang một sắc thái bình dị với màu tím biếc của bông hoa lục bình. Đây là một hình ảnh mang đậm bản sắc của cố đô Huế. Không biết tự bao giờ màu tím đã trở thành màu sắc đặc trưng của con người và đất trời xứ Huế. Màu tím biếc gợi nhớ hình ảnh những nữ sinh xứ Huế trong những bộ áo dài màu tím dịu dàng thước tha. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ, đưa động từ ” mọc” lên đầu câu như một cách để nhấn mạnh vẻ đẹp tươi trẻ, đầy sức sống của mùa xuân thiên nhiên. Trong bức tranh mùa xuân của TH, không chỉ có hình ảnh , mà còn có âm thanh xao xuyến, ngân nha của con chim chiền chiện. Tiếng chim lảnh lót vang lên làm xao động cả đất trời, làm xao xuyến cả tâm hồn thi sĩ nhạy cảm của nhà thơ. Những từ ngữ cảm thán “ơi, hót chi” đã thể hiện rõ nét cảm xúc của nhà thơ. Mùa xuân của thiên nhiên đã đem đến cho nhà thơ một cảm giác ngây ngất. Mùa xuân ấy không có gì khác lạ, vẫn là một mùa xuân rất giản dị trên quê hương xứ Huế của nhà thơ. Nhưng nhà thơ bỗng nhận ra vẻ đẹp lạ kì của mùa xuân, một vẻ đẹp mà bấy lâu nhà thơ không để ý. Phải chăng vì đây là lần cuối cùng được ngắm nhìn mùa xuân quê hương nên nhà thơ cảm thấy mùa xuân ấy đẹp hơn, tươi sáng hơn ?
Say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp giản dị và nên thơ của mùa xuân, nhà thơ bồi hồi xúc động:
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng:
“Giọt long lanh” là giọt mưa xuân, giọt nắng vàng hay giọt sương sớm ? Theo mạch cảm xúc của nhà thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang. Bằng một cảm nhận tinh tế, nhà thơ đã hình tượng hóa tiếng chim thành một sự vật có hình dáng, đây là một sự sáng tạo rất mới mẻ chỉ có thể có được nhờ tâm hồn nhạy cảm của một thi sĩ. Như vậy, chỉ bằng ba nét vẽ: dòng sông xanh, bông hoa tím và tiếng chim ngân vang khắp đất trời, nhà thơ đã phác họa nên một bức tranh xuân tuyệt đẹp trên cố đô Huế.
Từ vẻ đẹp thanh khiết của mùa xuân thiên nhiên, nhà thơ liên hệ đến mùa xuân của đất nước, mùa xuân của cách mạng:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ”
Bốn câu thơ mang cấu trúc song hành thể hiện rõ hai nhiệm vụ của nhân dân: chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và sản xuất làm giàu nước nhà. Hai nhiệm vụ ấy đặt nặng lên vai của người chiến sĩ – “người cầm súng” và người nông dân – “người ra đồng”. Nét đặc sắc của đoạn thơ là việc sáng tạo hình ảnh “lộc”. “Lộc” là chồi non, cành biếc; “lộc” còn tượng trưng cho sự may mắn, niềm an lành trong năm mới. Đối với người chiến sĩ, “lộc” là cành lá ngụy trang che mắt quân thù. Đối với người nông dân, “lộc” là những mầm mạ non trải dài trên đồng ruộng bát ngát, báo hiệu một mùa bội thu. Người chiến sĩ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc sẽ đem về “lộc” là sự an lành niềm vui, niềm tự hào chiến thắng cho dân tộc. Người nông dân gieo trồng lúa trên đồng ruộng sẽ đem về “lộc” là những hạt gạo trắng ngần, những bát cơm ngon ngọt cho đồng bào cả nước. Cả dân tộc bước vào xuân với khí thế khẩn trương và náo nhiệt:
“Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…”
Bằng cách sử dụng từ láy “hối hả-xôn xao” cùng với điệp từ, tác giả đã mang đến cho câu thơ một nét rộn ràng, nhộn nhịp. “Hối hả” nghĩa là vội vả, khẩn trương. “Xôn xao” là có nhiều âm thanh trộn lẫn vào nhau, làm cho náo động. Từ những âm thanh xôn xao và sự hối hả của con người, nhà thơ lại suy tư về sự phát triển của đất nước qua bốn ngàn năm lịch sử:
Nhan sắc trẻ hơn chục tuổi - THẬT ĐƠN GIẢN! Chỉ 20 phút mỗi ngày
Bí quyết tươi trẻ bắt nguồn từ mặt nạ đắp mặt của bà ngoại! 1. Hòa nước với
Để khuôn mặt trẻ ra 10 - 15 tuổi, tôi đã đắp mặt nạ
Xóa đốm thâm! Nhanh, không cần phẫu thuật, phương pháp tự nhiên!
Tôi đã 50! Bạn không tin ư? Bí quyết thật đơn giản: chỉ 20 phút mỗi ngày, tôi…
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
Chặng đường lịch sử của đất nước qua bốn ngàn năm trường tồn đã trải qua biết bao thăng trầm, với bao nhiêu là “vất vả và gian lao”. So sánh đất nước với vì sao sáng, nhà thơ đã thể hiện niềm tự hào đối với đất nước và dân tộc. Sao là nguồn sáng bất diệt, là vẻ đẹp vĩnh hằng trong không gian và thời gian. Ngôi sao sáng đã trở thành vẻ đẹp lộng lẫy trên lá cờ VIệt Nam, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp ngời sáng của con người và đất nước Việt Nam. Đất nước vẫn không ngừng phát triển, vẫn “cứ đi lên phía trước” để sánh vai cùng các cường quốc năm châu trên thế giới. Đoạn thơ thể hiện ý chí vươn lên không ngừng của con người và dân tộc Việt Nam.
Trong không khí tưng bừng của đất nước vào xuân, nhà thơ cảm nhận được một mùa xuân tươi trẻ, rạo rực trỗi dậy trong tâm hồn. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của sự cống hiến và hòa nhập:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Nhịp thơ dồn dập và điệp từ “ta làm” diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ. Nhà thơ muốn làm một con chim, muốn làm một nhành hoa thắm trong vườn hoa xuân để dâng tiếng hót tha thiết, để tỏa hương sắc tô điểm cho mùa xuân đất nước. “Nốt trầm” là nốt nhạc tạo nên sự lắng đọng sâu xa trong một bản nhạc. Trong cái không khí tưng bừng của ngày hội mùa xuân, nhà thơ muốn làm một nốt nhạc trầm để góp vào khúc ca xuân của dân tộc một chút vấn vương, xao xuyến. Từ khát vọng hòa nhập, nhà thơ thể hiện rõ hơn khát vọng cống hiến của mình ở những câu thơ tiếp theo:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
“Mùa xuân nho nhỏ” là cách nói ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ. Mỗi con người đều có thể góp một phần công sức của mình như “một mùa xuân nho nhỏ” để tô hương thêm sắc cho quê hương đất nước. “Dâng” là một hành động cống hiến, cho đi mà không dòi hỏi sự đền đáp. Phép đảo ngữ nhằm nhấn mạnh khát vọng cống hiến chân thành của nhà thơ. Nhà thơ muốn góp công sức của mình trong công cuộc xây dựng đất nước nhưng chỉ với một thái độ hết sức khiêm tốn, không khoa trương mà chỉ “lặng lẽ”, âm thầm nhưng lại là toàn tâm toàn ý, như nhà thơ Tố Hữu đã khẳng định:
“Lẽ nào cho vay mà không trả
Sống là cho đâu chỉ nhân riêng mình.”
Điệp từ “dù là” được điệp lại hai lần thể hiện rõ sự tự tin, bất chấp thời gian và tuổi tác của nhà thơ. Qua khổ thơ, nhà thơ đã nhấn mạnh một ý nghĩa hết sức sâu sắc: nhiệm vụ cống hiến xây dựng đất nước là của mọi người và là mãi mãi. Không ai là không có nghĩa vụ xây dựng đất nước, và nghĩa vụ ấy kéo dài cả một đời người, từ tuổi đôi mươi cho đến khi đầu đã điểm bạc theo năm tháng. Đây là lời kêu gọi mọi người cùng chung vai gánh vác công việc xây dựng và phát triển đất nước, để đất nước có thể vững vàng mà tiếp tục “đi lên phía trước”.
Khổ thơ cuối là tiếng hát yêu thương nhà thơ ban tặng cho đất nước và dân tộc, như một sự hiến dâng cuối cùng cho quê hương đất nước:
“Mùa xuân-ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế”
Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, TH muốn hát lại hai làn điệu dân ca quen thuộc của quê hương xứ Huế. Có lẽ trong những ngày tháng nằm trên giường bệnh, khi bị tử thần rình rập, nhà thơ lại thấy quê hương của mình đẹp hơn, bản sắc quê hương mình cũng đáng tự hào hơn. Đây cũng là cách để nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương, nguồn cội. Đoạn thơ cho ta thấy rõ nhà thơ rất yêu mến quê hương thơ mộng của mình, có lẽ cũng từ đó mà nhà thơ có thể mở rộng tình cảm để yêu mến đất nước, mới có thể cống hiến cả cuộc đời cho nước nhà. Bởi lẽ, chỉ có những người biết yêu thương quê hương xóm làng thì mới có thể mở rộng lòng mình để yêu mến đất nước dân tộc.
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết theo thể thơ năm tiếng, với cấu trúc gồm bảy khổ, mỗi khổ từ bốn đến sáu câu. Những hình ảnh ẩn dụ sáng tạo, biện pháp nhân hóa, điệp ngữ và những từ ngữ tượng hình được sử dụng thành công đã tạo nên nét đặc sắc của bài thơ. Qua đó, ta có thể cảm nhận được cái thi vị trong hồn thơ TH.
Tình yêu thiên nhiên, sự xúc động trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân cách mạng và khát vọng cống hiến đã được TH gửi gắm qua bài thơ “mùa xuân nho nhỏ”. Tuy là tác phẩm được viết không lâu trước khi nhà thơ qua đời nhưng bài thơ vẫn để lại trong lòng bao thế hệ bạn đọc những cảm xúc sâu lắng khó phai mờ. Và, Bài thơ vẫn sẽ tiếp tục trường tồn cùng với những bước đi lên của đất nước, gợi nhắc cho những thế hệ trẻ một cách sống đẹp: góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc, để đất nước ta sẽ mãi tươi đẹp như trong tiết xuân. Thế mới biết, cuộc đời của con người thì có hạn những những giá trị tinh thần mà con người để lại cho đời sau thì có giá trí vĩnh hằng.
Ở miền nhiệt đới, khi thu sang, lá cây thường chuyển sang màu chớm vàng hoặc đỏ. Nhưng cùng thời điểm đó ở vùng ôn đới, lá đã rụng rào rào. Đến đầu đông nhiều cây đã trơ trụi lá.
Lá cây ngoài chức năng hô hấp và quang hợp còn là nơi để thoát hơi nước. Lượng mưa mùa thu ở miền ôn đối tương đối thấp. Vì vậy, nguồn nước dự trữ trong lòng đất cũng ít đi. Đồng thời, thu sang, nhiệt độ cũng bắt đầu thấp xuống. Hoạt động hô hấp của rễ vì thế mà giảm đi khiến lượng nước cây hút được cũng sụt giảm. Vì vậy, nếu cây vẫn giữ nguyên diện tích thoát hơi nước (chủ yếu là qua mặt lá) sẽ xảy ra tình trạng "vào ít, ra nhiều", vô cùng bất lợi, thậm chí đe dọa đến sự sinh tồn của cây.
Cuối cùng, do lượng nước ít, mạch dẫn trong cuống lá không vận chuyển nước đến nữa, lá cây già đi và khô, cuống lá chỉ bám hờ vào cành. Gió thu thổi tới, lá sẽ trút xuống.
Ở miền nhiệt đới tuy không quá lạnh giá, nhưng vào mùa đông, khí hậu rất khô hanh, nếu không trút bớt một phần lá, cây sẽ không thể cung cấp đủ nước cho lá.
nhiều loài cây rụng lá về mùa đông.Vifkhi nhiệt độ môi trường xuống quá thấp nhiều loài cây rụng bớt lá qua đó làm giảm tiếp súc với môi trường và làm giảm thoát hơi nước trên bề mặt lá
Cây rụng lá về mùa đông vì: Ở miền nhiệt đới, khi thu sang, lá cây thường chuyển sang màu chớm vàng hoặc đỏ. Nhưng cùng thời điểm đó ở vùng ôn đới, lá đã rụng rào rào. Đến đầu đông nhiều cây đã trơ trụi lá. Lá cây ngoài chức năng hô hấp và quang hợp còn là nơi để thoát hơi nước. Lượng mưa mùa thu ở miền ôn đối tương đối thấp. Vì vậy, nguồn nước dự trữ trong lòng đất cũng ít đi. Đồng thời, thu sang, nhiệt độ cũng bắt đầu thấp xuống. Hoạt động hô hấp của rễ vì thế mà giảm đi khiến lượng nước cây hút được cũng sụt giảm. Vì vậy, nếu cây vẫn giữ nguyên diện tích thoát hơi nước (chủ yếu là qua mặt lá) sẽ xảy ra tình trạng "vào ít, ra nhiều", vô cùng bất lợi, thậm chí đe dọa đến sự sinh tồn của cây. Cuối cùng, do lượng nước ít, mạch dẫn trong cuống lá không vận chuyển nước đến nữa, lá cây già đi và khô, cuống lá chỉ bám hờ vào cành. Gió thu thổi tới, lá sẽ trút xuống. Ở miền nhiệt đới tuy không quá lạnh giá, nhưng vào mùa đông, khí hậu rất khô hanh, nếu không trút bớt một phần lá, cây sẽ không thể cung cấp đủ nước cho lá. Vậy tại sao cây tùng, cây bách lại không bị rụng lá trong tiết mùa đông khô lạnh? Có bao giờ em tự hỏi thế không? Nguyên nhân là vì lá của chúng (lá kim) dày và nhỏ hơn các loài cây khác. Bề mặt thoát hơi nước rất nhỏ, đồng thời bên ngoài còn có lớp cutin bảo vệ, vì thế nước khó thoát hơi. Khả năng thoát hơi nước của loại lá này chỉ bằng một phần rất nhỏ của các loại cây có lá to, nhờ đó, lá của nó có thể "trụ" qua mùa đông.
1- Vì vào mùa đông, môi trường thường không nên cây rụng là để giảm thiếu sự thoát hơi nước, giữ nước để nuôi sống cơ thể cây.
Câu 1:chung thủy,đẹp,giàu sức sống,thanh cao,giản dị,nhũn nhặn,ngay thẳng,thủy chung,can đảm,.....Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
do nước biển có tác dụng điều hòa nhiệt độ, làm không khí màu hạ bớt nóng.Nước và đất có sự hấp thụ nhiệt khác nhau. Các loại đất, đá… mau nóng nhưng cũng mau nguội, còn nước thì nóng chậm hơn nhưng cũng lâu nguội hơn. Do vậy, về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền, còn về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền.
Phần 2:
Nó mỉm cười qua hai hàng nước mắt để chào các cô tiên. Tiên mùa đông hỏi nó:
-Con lên đây làm gì? Sao lại không ngủ đông?
Chồi non cây bàng lí nhí trả lời
-Dạ vì con ham chơi, con không nghe lời Mẹ đất dặn nên con...
Nói tới đây, nó òa khóc như một cơn mưa. Các cô tiên phải dỗ nó hồi lâu nó mới nín. Cô tiên dịu dàng nói:
-Thế là con không ngoan, con phải biết nghe lời đất Mẹ, vậy mà con chỉ vì một chút bốc đồng nông nỗi nên đã theo thói ham chơi của mình khiến bản thân đau khổ. Con có thấy nó khiến con biến thành đứa trẻ hư không?
Cô tiên định nói gì đó nhưng chồi non đã nói:
-Con hư lắm, con biết lỗi của con rồi. Nhưng con lạnh quá, con sẽ chết cóng vì lạnh mất.
Nó nói càng ngày càng yếu. Cô tiên mùa đông biết, nếu không cứu nó thì nó sẽ chết trước khi mùa xuân tới. Nhưng làm cách nào bây giờ? Không lẽ quay ngược thời gian? Nhưng ông thần thời gian( Time Fairy) chắc gì đã đồng ý. Ống ta nổi tiếng là ghét những đứa trẻ hư! Còn kêu mùa xuân tới sớm á? Không đời nào! Vì tiên mùa xuân( Spring Fairy) chưa sửa soạn gì cả, mọi vật chỉ mới ngủ đông dăm ba ngày, mùa đông cũng chưa đi tới mọi ngóc ngách của khu rừng, suối còn chưa đóng băng thì làm sao mà mùa xuân tới được? Nói thật trông tình huống này thật khó mà phân sử!
Bỗng một tiếng nói nhẹ nhàng cất lên:
-Để đó ta sẽ lo cho!
Thì ra đó là ông già Noel-ông già được coi là biểu tượng của Noel- đã đứng sau từ lúc nào. Ông Noel có công việc là tới ngày Giáng Sinh( Noel) ông sẽ đi khắp nơi tặng quà cho những đứa trẻ ngoan.
Cô tiên hỏi lại:
-Thưa Ngài, nhưng làm cách nào đây?
Ông già Noel mỉm cười đáp:
-Ta sẽ cho cháu một món quà!
Thế là ông già Noel phủ quanh chồi non nhỏ bé một chút ánh sáng màu vàng. Thì ra, ánh sáng vàng đó là nắng mùa xuân được tích trữ. Chồi non đã khỏe hơn. Nó đang ngủ. Thế là xong. Mọi người đã được đón cái Giáng Sinh an lành cùng nhau...
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * 3 tháng sau * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Chồi non đã tỉnh giấc. Cô tiên mùa xuân mang tới cho nó rất nhiều điều kỳ diệu. Muôn hoa khoe sắc, vạn vật tưng bừng chào đón xuân. Chồi non không còn là chồi non nữa rồi, nó đã bước sang một tuổi mới. Nó thầm cảm ơn những người đạ cứu mạng nó...
Mở bài: Giới thiệu chung về câu chuyện mình định kể.
+ Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
+ Ấn tượng chung về câu chuyện đó.
Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện:
- Lão già Mùa Đông: già nua, xấu xí, cáu kỉnh, xuất hiện mang theo cái rét như cắt da, cắt thịt. Hoạt động của lão: len lách vào từng đường thôn ngõ xóm, lão leo lên tất cả cây cối trong vườn…Lão đi đến đâu, tàn sát không thương tiếc đến đó, khiến mọi vật đều vô cùng run sợ.
- Hình ảnh Cây Bàng về mùa đông: bị lão già Mùa Đông đến hành hạ, lão bẻ từng chiếc lá khiến cành cây trơ trụi, gầy guộc, run rẩy, cầu cứu Đất Mẹ.
- Đất Mẹ: hiền hậu nhân từ, điềm đạm, dịu dàng động viên Cây Bàng dũng cảm chờ đợi Nàng tiên Mùa Xuân đến và dồn chất cho cây.
- Nàng tiên Mùa Xuân xuất hiện: trẻ trung, tươi đẹp, dịu dàng, mang theo những tia nắng ấm áp xua đi cái lạnh giá của mùa đông. Mọi vật đều vui mừng phấn khởi khi Nàng tiên Mùa Xuân đến. Cây cối như được hồi sinh, trăm hoa khoe sắc….Cây Bàng đâm chồi nảy lộc….Tất cả như được tiếp thêm sức mạnh, tràn trề nhựa sống….
- Cây Bàng cảm ơn Đất Mẹ, cảm ơn Nàng tiên Mùa Xuân…
Kết bài:
- Suy nghĩ về câu chuyện vừa kể.
- Bài học từ câu chuyện ( Cần có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau đặc biệt khi khó khăn hoạn nạn).