K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 5 2019

Trong hoàn cảnh nước nhà đang bị thực dân thống trị thì câu nói “Nếu người An Nam hãnh diện... vấn đề thời gian” có lí, nhưng không hoàn toàn đúng

Chúng ta muốn giải phóng thì cần cuộc cách mạng vũ trang chứ không đơn thuần chỉ làm cho ngôn ngữ phong phú

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1) Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhưng sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều trắc gian truân: bị mù, công danh dang dở, sống trong những ngày tăm tối của quê hương đất nước... (2) Nhưng vượt lên nỗi đau,...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1) Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhưng sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều trắc gian truân: bị mù, công danh dang dở, sống trong những ngày tăm tối của quê hương đất nước... (2) Nhưng vượt lên nỗi đau, cuộc đời ông là bài học lớn về nghị lực sống, sống để cống hiến cho đời. Bị mù đôi mắt, nhưng Nguyễn Đình Chiểu không chịu đầu hàng số phận, vẫn sống và làm nhiều việc có ích: dạy học, làm thuốc, sáng tác thơ văn. Là một thầy giáo, ông đặt việc dạy người cao hơn dạy chữ, được nhiều thế hệ học trò kính yêu. Là thầy thuốc, ông xem trọng y đức, lấy việc cứu người làm trọng. Là một nhà thơ, cụ Đồ Chiểu quan tâm đến việc dùng văn chương để hướng con người đến cái thiện, đến một lối sống cao đẹp, đúng đạo lí làm người. Khi quê hương bị thực dân Pháp xâm lược. Đồ Chiểu dùng thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân. (3) Nguyễn Đình Chiểu còn là tấm gương sáng ngời lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm. Ngay từ những ngày đầu giặc Pháp xâm lược Nam Bộ, Nguyễn Đình Chiểu đã nêu cao lập trường kháng chiến, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn bạc việc chống giặc và sáng tác thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của các nghĩa sĩ. Khu triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, bất lực đến phải dâng cả Nam Kì lục tỉnh cho giặc Pháp, Đồ Chiểu đã nêu cao khí tiết, giữ gìn lối sống trong sạch, cao cả, từ chối mọi cám dỗ của thực dân, không chịu hợp tác với kẻ thù. Câu 1: Văn bản trên có mấy ý chính? Đó là những ý nào? Câu 2: Tìm câu chủ đề trong đoạn văn (2),(3) Câu 3: Xác định thao tác lập luận trong đoạn văn (2),(3

2
4 tháng 12 2021

giJovhilhvgiyppuiviuipguugu

4 tháng 12 2021

kbufqsj kDn,  sd! J qsfoi j ckjb

erVhchvulwdyilgcqre

16 tháng 9 2019

Đề cương bài nói chứng minh câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thư gửi học sinh”

Có thể trình bày một số luận điểm và luận cứ:

- Ở thời điểm nào thì thanh niên cũng đóng góp, gánh vác trách nhiệm với đất nước

- Thanh niên là thế hệ trẻ, trụ cột của nước nhà

- Thanh niên có sức khỏe, có ý chí, có khao khát dấn thân, cống hiến, sáng tạo

→ Những phẩm chất cần có của con người trong thời đại mới

Luận chứng:

Thanh niên trong cuộc Cách mạng tháng Tám gánh trên vai sứ mệnh giải phóng dân tộc

- Thanh niên thời kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ anh dũng chiến đấu, chịu nhiều khó khăn, thậm chí nhiều người hi sinh tuổi trẻ, tính mạng cho vận mệnh dân tộc

- Thế hệ thanh niên ngày nay ra sức học tập, góp phần xây dựng xã hội chủ nghĩa, trong thời kì hội nhập

c, Thanh niên cần xác định nhiệm vụ, phải học tập, rèn luyện để dựng xây đất nước giàu mạnh, tiến bộ

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của nước nào cũng đáng kính trọng, bởi tiếng nói suy cho cùng là di sản từ tổ tiên loài người sinh học có chung một nguồn cội, chung một cây tiến hóa. Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai. Người ta thường dùng di sản vào những mục đích tốt đẹp. Tiếng nói cũng vậy. Xin em đừng lộng ngữ tà ngôn. Biết dành những lời yêu thương cho cha mẹ. Dành những lời tốt đẹp, trung thực cho bạn bè. Tuổi hoa chỉ nói những lời "hoa cười, ngọc thốt đoan trang".

Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất. Bởi mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm.

(Trích Lắng nghe lời thì thầm của trái tim, Nhiều tác giả, NXB Văn hóa – Văn nghệ TP. HCM, 2015, tr.33)

Trong chương trình Ngữ văn 11 học kì II, có một văn bản đề cập đến tầm quan trọng của tiếng nói, hãy nêu tên văn bản và tên tác giả.

1
23 tháng 7 2017

- Văn bản: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

- Tác giả: Nguyễn An Ninh

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không ai khen chê, không ai khinh bỉ, thật cũng lạ thay! Thương ôi! Làng có một trăm dân mà người này đối với kẻ kia đều ngó theo sức mạnh, không có một chút gì gọi là đạo đức là luân lí cả. Đó là nói người trong một làng đối với nhau, chí như đối với dân kiều cư kí ngụ thì lại càng hà khắc hơn nữa. Ôi! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được! Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có là cũng là vì thế”.

      (SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả của tác phẩm ấy?

1
2 tháng 8 2018

Đoạn văn trích từ đoạn trích “Về luận lí xã hội ở nước ta” (trích: “Đạo đức và luân lí Đông Tây”) của Phan Châu Trinh.

23 tháng 2 2018

Những nội dung sai:

- Nguyễn Khuyến xuất thân trong gia đình quan lại đã suy tàn

Sửa lại: Nguyễn Khuyến xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo

- Nguyễn Khuyến chủ yếu sống ở quê nội tại Nam Định

Sửa lại: Nguyễn Khuyến lớn lên và chủ yếu sống ở quê nội tại  Hà Nam

- Tuy học rộng tài cao nhưng Nguyễn Khuyến thi nhiều lần đều không đỗ kì thi Hương

Sửa lại: Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu kì thi Hương.

 Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận xét xác đáng trong Tục ngữ, ca dao, Dân ca Việt Nam: ''Trong ca dao dân ca Việt Nam có rất nhiều bài nói tới con cò. Những câu ca dao hay của ta và có lẽ cũng rất cổ của ta hầu hết mở đầu bằng con cò: 'con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kỳ, con cò quăm...' tại sao trong khi hát, người ta...
Đọc tiếp

 Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận xét xác đáng trong Tục ngữ, ca dao, Dân ca Việt Nam: ''Trong ca dao dân ca Việt Nam có rất nhiều bài nói tới con cò. Những câu ca dao hay của ta và có lẽ cũng rất cổ của ta hầu hết mở đầu bằng con cò: 'con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kỳ, con cò quăm...' tại sao trong khi hát, người ta lại hay nói nhiều tới loại chim ấy mà không nói tới loại chim khác? Trong các loài chim kiếm ăn ở đông ruộng chỉ có con cò thường gần người nông dân hơn cả''.(1) Tác giả nhà văn hiện đại biện minh cho nhận xét của mình rằng con trâu là bạn thân của dân quê nhưng dù sao hình ảnh con trâu vẵn gắn liền với thực tế nặng nề, khó nhọc nên lúc có nhu cầu thư giãn, bay bổng, người ta luôn nghĩ tới con cò.(2) Còn một lý do khác mà Vũ Ngọc Phan không nói tới, đó là con cò gắn liền với người mẹ quê.Chính lời ru đã nhập tâm vào mỗi chúng ta bóng dáng mẹ hiền qua hình ảnh con cò ...''(3) Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi : 1) cho biết nội dung chính của đoạn văn trên 2) Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã cho biết những lí do nào mà hình ảnh con cò gắn bó nhiều với ca dao dân ca Việt Nam 3) Ở đoạn (1), tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Nó có tác dụng gì? 4) Ở đoạn (2), tác giả đã sử dụng thao tác lập luận gì? Nó có ý nghĩa như thế nào? chép 4 bài ca dao có hình ảnh con cò

ai giúp mình đi ạ 

1
26 tháng 9 2016

Sao khó nhìn vậy bạn.Bạn đăng lại câu hỏi rõ ràng tí nhé!

Tìm hiểu đoạn trích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ (Ngữ văn 11, tập 1)a) Trong đoạn trích đó, tác giả có nhận định, đánh giá đúng – sai, hay – dở không? Có bàn bạc sâu rộng vấn đề được nói đến hay không ? Nếu cóc thì đích cuối cùng của các lời nhận định, đánh giá , bàn bạc đó là gì?b) Nguyễn Trường Tộ có lý do để viết Xin lập khoa luật không, nếu vào lúc bấy...
Đọc tiếp

Tìm hiểu đoạn trích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ (Ngữ văn 11, tập 1)

a) Trong đoạn trích đó, tác giả có nhận định, đánh giá đúng – sai, hay – dở không? Có bàn bạc sâu rộng vấn đề được nói đến hay không ? Nếu cóc thì đích cuối cùng của các lời nhận định, đánh giá , bàn bạc đó là gì?

b) Nguyễn Trường Tộ có lý do để viết Xin lập khoa luật không, nếu vào lúc bấy giờ, ai lấy đều đã thống nhất muốn trị nước thì phải dựa vào những lời nói suông trên giấy về trung hiếu hay lễ nghĩa, rằng luật pháp là công bằng cũng là đạo đức?

c) Dựa vào nhận thức về ý nghĩa của từ bình luận trong mục 1, anh (chị) thấy Xin lập khoa luật có phải là một đoạn trích mang tính chất bình luận không ? Vì sao không thể coi đây là mọt đoạn trích chứng minh hay giải thích?

1
13 tháng 9 2017

a, Trong đoạn trích Xin lập khoa luật, Nguyễn Trường Tộ đưa ra nhận định, đánh giá đúng- sai, hay – dở, đồng thời cũng có bàn bạc mở rộng

- Các lập luận nhằm hướng tới khẳng định vai trò quan trọng, xây dựng hệ thống luật phép cho quốc gia

b, Nguyễn Trường Tộ rõ ràng có lý do để đề nghị lập khoa luật bởi trên thực tế: đất nước cần có luật pháp, nhưng luật không chỉ công bằng mà cần đáp ứng đạo đức

c, Đoạn trích Xin lập khoa luật bình luận vì thể hiện tính chất xuất vấn đề đồng thời lập luận hướng vào thuyết phục với nhận xét, tư tưởng của tác giả

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không ai khen chê, không ai khinh bỉ, thật cũng lạ thay! Thương ôi! Làng có một trăm dân mà người này đối với kẻ kia đều ngó theo sức mạnh, không có một chút gì gọi là đạo đức là luân lí cả. Đó là nói người trong một làng đối với nhau, chí như đối với dân kiều cư kí ngụ thì lại càng hà khắc hơn nữa. Ôi! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được! Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có là cũng là vì thế”.

      (SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Ý nghĩa sử dụng của những biện pháp ấy?

1
20 tháng 4 2019

Các biện pháp tu từ: Ẩn dụ, điệp cấu trúc, câu cảm thán. Tác dụng nhấn mạnh thái độ căm ghét cao độ của tác giả đối với tầng lớp quan lại lúc bấy giờ.