Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tình cảm gia đình là một mảng đề tài quan trọng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Viết về đề tài này, đã có những tác phẩm ngợi ca tình mẫu tử, tình phụ tử thiêng liêng. Và nhà thơ Bằng Việt đã góp phần làm phong phú thêm chủ đề bằng tình cảm bà cháu sâu đậm trong bài thơ “Bếp lửa”.
Bài thơ ra đời năm 1963, khi ấy nhà thơ đang học tập và sinh sống ở nước bạn Liên Xô. Trong nước, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc đang dần đến hồi cam go. Nhớ về Tổ quốc trong những ngày tháng ấy, Bằng Việt gửi trọn niềm thương nỗi nhớ cho người bà tần tảo, vất vả mà giàu tình yêu thương của mình.
Bài thơ có tên là “Bếp lửa” nhưng một điều dễ nhận thấy là hình ảnh đầy sức gợi ấy được gợi cảm hứng từ người bà. Hay nói cách khác, bếp lửa trong kí ức nhà thơ được nhóm lên từ đôi tay của bà: sáng sáng chiều chiều bà nhen bếp lửa thổi gạo, nấu cơm một tay tảo tần nuôi cháu, Bởi thế, hình ảnh bếp lửa bập bùng trong bài thơ để hình ảnh thiêng liêng ấy gắn bó mật thiết với hình ảnh của bà. Nhắc về bà là nhớ về bếp lửa và nhớ về bếp lửa là nhớ về bà. “Bếp lửa” là bài ca về tình bà cháu ấm áp, cảm động.
Bài thơ mở đầu bằng những hình ảnh thơ đầy ám ảnh:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.
Ngọn lửa “chờn vờn sương sớm” là ngọn lửa thực trong lòng bếp lửa được nhen lên trong mỗi sớm mai. Còn ngọn lửa “ấp iu nồng đượm” là ngọn lửa của yêu thương mà bà dành cho cháu. Bởi vậy nên nhắc đến bếp lửa là nhắc đến bà với bao tình thương và nỗi nhớ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Những nắng mưa ấy là gì?
Là cuộc đời đầy vất vả nhọc nhằn không chỉ nuôi con mà còn thay con nuôi cháu:
“Đó là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”.
Nhà thơ nhắc lại những năm tháng khủng khiếp của nạn đói 1945. Ngày tháng ấy đến người cha đương sức trẻ phải “khô rạc ngựa gầy” mà không đủ ăn. Vậy mà bà đã già cả, ốm yếu lại một tay nuôi dạy cháu. Cái đói, cái chết rình mò nhưng bà vẫn dành tất cả yêu thương mang đến cho cháu những bữa ăn nhọc nhằn:
"Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói”
“Khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”.
Cùng với hình ảnh bếp lửa, còn có một âm thanh tha thiết gắn với người bà: tiếng tu hú:
“Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”
“Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trẽn những cánh đồng xa”.
Tiếng tu hú thường gợi đến cảnh đồng vàng đầy lúa chín. Nhưng trong những năm tháng ấy, tiếng tu hú tha thiết thê lương là tiếng khóc, tiếng than cho những mất mát, nghèo đói. Được bà yêu thương, che chở, người cháu chạnh lòng mà mời gọi tiếng chim “đến ở cùng bà”. Vậy là đối với cháu, bà đã trở thành biểu tượng của sự đùm bọc, chở che đầy cao cả.
Cơ cực lên đến tận cùng khi:
“Giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Làng xóm bốn bên trở về lầm lụi”.
Nhưng ngay cả khi ấy, khi mà mọi vật đã trở thành phế tích, hoang tàn, sự sống đã bị triệt tiêu thì ở bà vẫn ánh lên những tia lửa của tình yêu:
“Rồi sớm rồi chiều bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.
Thời thế có thăng trầm biến chuyển thì lòng bà vẫn như ngọn lửa, trước sau vẫn bùng lên trong bếp nhỏ “chứa niềm tin dai dẳng” vào cuộc đời. Nuôi cháu ăn, bà còn “dạy cháu làm, chăm cháu học” không muôn để cái đói, cái nghèo vùi dập đời sống văn hóa, tinh thần của cháu. Đó là tư tưởng vô cùng tiến bộ hiếm thấy ở những người mà tuổi tác đã như bà. Điều đặc biệt là bà đã âm thầm đón nhận gian khó và lại một mình chịu đựng những nhọc nhằn, không muốn những cực nhọc của bản thân làm con cái lo lắng:
“Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo rằng nhà vẫn được bình yên”.
Hình ảnh bà hiện lên chẳng những ấm áp yêu thương mà còn đầy cao cả, vị tha và giàu đức hi sinh. Đó phải chăng là tấm lòng muôn thuở của những người bà, người mẹ trên mảnh đất Việt Nam này?
Suốt những phần đầu của bài thơ, nhà thơ vừa kể, vừa tỏ lòng thương nhớ, ngợi ca, biết ơn công lao của bà. Và đến đây, ông đúc kết lại về sự kì lạ và linh thiêng của hình ảnh bếp lửa và cũng là của bà:
"Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng! Bếp lửa!”
Mấy chục năm đã trôi qua, “niềm tin dai dẳng” trong bà chưa bao giờ lụi tắt, để đến tận bây giờ “bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”. Bà vẫn tiếp tục nhóm lên ngọn lửa của yêu thương, của sẻ chia ấm áp, của bầu trời tuổi thơ đẹp đẽ trong cháu,... Bếp lửa nhóm lên hay tay bà gây dựng? Tất cả đều là những miền kì lạ và thiêng liêng không ai gọi tên được bao giờ. Nhà thơ chỉ có thể thốt lên một tiếng “Ôi!” đầy cảm động.
Những ân tình của bà theo cháu suốt cả cuộc đời. Để giờ đây:
"Giờ cháu đã đi xa
Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...
Lời nhắc ấy là lời nhắc cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà. Ngọn lửa ấy luôn cháy trong lòng cháu. “Chờn vờn”, “ấp iu” nhưng dai dẳng và bền bỉ dù là “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” vẫn không thể nào khiến nó bị lụi tàn hay che khuất.
Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa bà trao cho cháu đưạc cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt.
Nội dung tư tưởng của “Bếp lửa” được thể hiện sâu sắc hơn nhờ những hình ảnh thơ sinh động, giàu sức liên tưởng: “bếp lửa chờn vờn sương sớm”, “bếp lửa ấp iu nồng đượm”,…cùng với đó là điệp từ “nhóm” đặc biệt được sử dụng ở cuối bài thơ. Song quan trọng hơn tất thảy là cảm xúc trân thành và lòng yêu mến vô bờ của nhà thơ đối với người bà kính yêu của mình.
Đọc và cảm nhận tình yêu thương chan chứa trong bài thơ “Bếp lửa”, người đọc thấy yêu hơn, trân trọng hơn những ngọn lửa tỏa trong căn nhà mình cùng những người thân yêu ta có được trên đời.
Tình cảm gia đình là một mảng đề tài quan trọng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Viết về đề tài này, đã có những tác phẩm ngợi ca tình mẫu tử, tình phụ tử thiêng liêng. Và nhà thơ Bằng Việt đã góp phần làm phong phú thêm chủ đề bằng tình cảm bà cháu sâu đậm trong bài thơ “Bếp lửa”.
Bài thơ ra đời năm 1963, khi ấy nhà thơ đang học tập và sinh sống ở nước bạn Liên Xô. Trong nước, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc đang dần đến hồi cam go. Nhớ về Tổ quốc trong những ngày tháng ấy, Bằng Việt gửi trọn niềm thương nỗi nhớ cho người bà tần tảo, vất vả mà giàu tình yêu thương của mình.
Bài thơ có tên là “Bếp lửa” nhưng một điều dễ nhận thấy là hình ảnh đầy sức gợi ấy được gợi cảm hứng từ người bà. Hay nói cách khác, bếp lửa trong kí ức nhà thơ được nhóm lên từ đôi tay của bà: sáng sáng chiều chiều bà nhen bếp lửa thổi gạo, nấu cơm một tay tảo tần nuôi cháu, Bởi thế, hình ảnh bếp lửa bập bùng trong bài thơ để hình ảnh thiêng liêng ấy gắn bó mật thiết với hình ảnh của bà. Nhắc về bà là nhớ về bếp lửa và nhớ về bếp lửa là nhớ về bà. “Bếp lửa” là bài ca về tình bà cháu ấm áp, cảm động.
Bài thơ mở đầu bằng những hình ảnh thơ đầy ám ảnh:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.
Ngọn lửa “chờn vờn sương sớm” là ngọn lửa thực trong lòng bếp lửa được nhen lên trong mỗi sớm mai. Còn ngọn lửa “ấp iu nồng đượm” là ngọn lửa của yêu thương mà bà dành cho cháu. Bởi vậy nên nhắc đến bếp lửa là nhắc đến bà với bao tình thương và nỗi nhớ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Những nắng mưa ấy là gì?
Là cuộc đời đầy vất vả nhọc nhằn không chỉ nuôi con mà còn thay con nuôi cháu:
“Đó là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”.
Nhà thơ nhắc lại những năm tháng khủng khiếp của nạn đói 1945. Ngày tháng ấy đến người cha đương sức trẻ phải “khô rạc ngựa gầy” mà không đủ ăn. Vậy mà bà đã già cả, ốm yếu lại một tay nuôi dạy cháu. Cái đói, cái chết rình mò nhưng bà vẫn dành tất cả yêu thương mang đến cho cháu những bữa ăn nhọc nhằn:
"Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói”
“Khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”.
Cùng với hình ảnh bếp lửa, còn có một âm thanh tha thiết gắn với người bà: tiếng tu hú:
“Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”
“Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trẽn những cánh đồng xa”.
Tiếng tu hú thường gợi đến cảnh đồng vàng đầy lúa chín. Nhưng trong những năm tháng ấy, tiếng tu hú tha thiết thê lương là tiếng khóc, tiếng than cho những mất mát, nghèo đói. Được bà yêu thương, che chở, người cháu chạnh lòng mà mời gọi tiếng chim “đến ở cùng bà”. Vậy là đối với cháu, bà đã trở thành biểu tượng của sự đùm bọc, chở che đầy cao cả.
Cơ cực lên đến tận cùng khi:
“Giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Làng xóm bốn bên trở về lầm lụi”.
Nhưng ngay cả khi ấy, khi mà mọi vật đã trở thành phế tích, hoang tàn, sự sống đã bị triệt tiêu thì ở bà vẫn ánh lên những tia lửa của tình yêu:
“Rồi sớm rồi chiều bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.
Thời thế có thăng trầm biến chuyển thì lòng bà vẫn như ngọn lửa, trước sau vẫn bùng lên trong bếp nhỏ “chứa niềm tin dai dẳng” vào cuộc đời. Nuôi cháu ăn, bà còn “dạy cháu làm, chăm cháu học” không muôn để cái đói, cái nghèo vùi dập đời sống văn hóa, tinh thần của cháu. Đó là tư tưởng vô cùng tiến bộ hiếm thấy ở những người mà tuổi tác đã như bà. Điều đặc biệt là bà đã âm thầm đón nhận gian khó và lại một mình chịu đựng những nhọc nhằn, không muốn những cực nhọc của bản thân làm con cái lo lắng:
“Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo rằng nhà vẫn được bình yên”.
Hình ảnh bà hiện lên chẳng những ấm áp yêu thương mà còn đầy cao cả, vị tha và giàu đức hi sinh. Đó phải chăng là tấm lòng muôn thuở của những người bà, người mẹ trên mảnh đất Việt Nam này?
Suốt những phần đầu của bài thơ, nhà thơ vừa kể, vừa tỏ lòng thương nhớ, ngợi ca, biết ơn công lao của bà. Và đến đây, ông đúc kết lại về sự kì lạ và linh thiêng của hình ảnh bếp lửa và cũng là của bà:
"Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng! Bếp lửa!”
Mấy chục năm đã trôi qua, “niềm tin dai dẳng” trong bà chưa bao giờ lụi tắt, để đến tận bây giờ “bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”. Bà vẫn tiếp tục nhóm lên ngọn lửa của yêu thương, của sẻ chia ấm áp, của bầu trời tuổi thơ đẹp đẽ trong cháu,... Bếp lửa nhóm lên hay tay bà gây dựng? Tất cả đều là những miền kì lạ và thiêng liêng không ai gọi tên được bao giờ. Nhà thơ chỉ có thể thốt lên một tiếng “Ôi!” đầy cảm động.
Những ân tình của bà theo cháu suốt cả cuộc đời. Để giờ đây:
"Giờ cháu đã đi xa
Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...
Lời nhắc ấy là lời nhắc cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà. Ngọn lửa ấy luôn cháy trong lòng cháu. “Chờn vờn”, “ấp iu” nhưng dai dẳng và bền bỉ dù là “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” vẫn không thể nào khiến nó bị lụi tàn hay che khuất.
Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa bà trao cho cháu đưạc cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt.
Nội dung tư tưởng của “Bếp lửa” được thể hiện sâu sắc hơn nhờ những hình ảnh thơ sinh động, giàu sức liên tưởng: “bếp lửa chờn vờn sương sớm”, “bếp lửa ấp iu nồng đượm”,…cùng với đó là điệp từ “nhóm” đặc biệt được sử dụng ở cuối bài thơ. Song quan trọng hơn tất thảy là cảm xúc trân thành và lòng yêu mến vô bờ của nhà thơ đối với người bà kính yêu của mình.
Đọc và cảm nhận tình yêu thương chan chứa trong bài thơ “Bếp lửa”, người đọc thấy yêu hơn, trân trọng hơn những ngọn lửa tỏa trong căn nhà mình cùng những người thân yêu ta có được trên đời.
Tình cảm gia đình trong chiến tranh là một tình cảm đặc biệt thiêng liêng, bom đạn của chiến tranh tuy ác liệt nhưng không thể chia cách được họ. Tình cảm trong gia đình hiện nay cũng vậy, không có gì chia cắt được
Với hoàn cảnh cảm động giữa cha con ông Sáu và bé Thu, ta thấy được sự chia cắt của chiến tranh đã dẫn đến những bi kịch đau xót ấy. Tình cảm của họ rất lớn lao nhưng chỉ vì chiến tranh mà tình cảm ấy đã bị sứt mẻ, không được bền chặt. Phải đợi cho đến giây phút cao trào nhất thì tình cảm ấy mới được bộc phát từ bé Thu.
Qua đây cho thấy, tình cảm trong chiến tranh hoàn cảnh nhưng rất mãnh liệt và thấm thía. Tuy không đến được đích cuối nhưng để lại những tâm tư sâu lắng. Còn cuộc sống hiện tại đã đầy đủ tiện nghi hơn, thứ tình cảm ấy vẫn luôn tồn đọng nhưng có lẽ không sâu sắc bằng hồi chiến tranh.
Bài làm.
Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chóng Mỹ, những năm tháng xa quê hương ở nước ngoài, đặc biệt người bà kính yêu luôn là nguồn mạch cảm xúc thôi thúc nhà thơ sáng tác. Bài thơ “ Bếp lửa” nằm trong nguồn cảm hứng ấy. Bài thơ gợi lại kỉ niệm về tình bà cháu sâu sắc, thấm thía luôn theo suốt cuộc đời mỗi con người. Đặc biệt là khổ thơ:
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa.”
Có thể nói hình ảnh người bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa. Bà là người nhóm lử, giữ lửa và cũng là người truyền lửa nữa. Hành dộng nhóm vừa diễn tả hành dộng nhóm lửa cụ thể, vừa có ý nghĩa tượng trưng cho sự nhóm lửa thắp lử trong lòng người. Khi thì bà nhóm lử ấp iu nông đượm sưởi ấm đêm dông cho cháu, khi thì bà nhóm lửa để luộc khoai luộc sắn cho cháu ăn đỡ đói lòng. Khi thì nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui để vui chung niềm vui với xóm làng. Vì thế bà chúng là người thắp lên ngọ lửa tuổi thơ ấm nóng kì diệu trong lòng cháu. Ngọn lửa ấp iu, ấm nóng của bà là sức mạnh, là niềm tin, nâng đỡ cháu trong suốt chặng đường dài. Vì thế nó thiêng liêng và bất tử trong lòng cháu. Dù thời gian vô thủy vô chung của đời người có qua đi, thì đó vẫn mãi là ánh sáng, là tình yêu của người bà kính yêu, chưa bao giờ và không bao giờ lụi tắt. Bởi, nó được nhóm lên bằng những gì thân thương, chân thật nhất và được khắc ghi bởi những gì thân thương, trân trọng của đứa cháu yêu bà sâu nặng.
Bằng Việt sử dụng điệp từ “nhóm”, tác giả rát tinh tế trong việc sử dụng từ ngữ nhiều sắc thái biểu cảm “ấp Iu, nông đượm”, “yêu thương, ngọt bùi” để diễn tả thật sống động tình yêu thương của bà dành cho cháu cũng như sự xúc dộng, biết ơn lòng kính yêu sâu sắc của cháu với bà. Càng yêu thương bà, nhà thơ càng cảm nhận được sự kì diệu và thiêng liêng của “bếp lửa tình bà.”
Chỉ với một đoạn thơ ngắn, nhưng nhà thơ đã gợi lên trong lòng người đọc nỗi xúc động nghẹn ngào về tình bà cháu thiêng liêng. Qua đó, gợi nhắc chúng ta hãy biết khắc cốt ghi tâm tình cảm thiêng liêng, cao quý này. Quả đúng những câu thơ của Bằng Việt là những câu thơ hay giản dị mà xúc động.
Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chóng Mỹ, những năm tháng xa quê hương ở nước ngoài, đặc biệt người bà kính yêu luôn là nguồn mạch cảm xúc thôi thúc nhà thơ sáng tác. Bài thơ “ Bếp lửa” nằm trong nguồn cảm hứng ấy. Bài thơ gợi lại kỉ niệm về tình bà cháu sâu sắc, thấm thía luôn theo suốt cuộc đời mỗi con người. Đặc biệt là khổ thơ:
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa.”
Có thể nói hình ảnh người bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa. Bà là người nhóm lử, giữ lửa và cũng là người truyền lửa nữa. Hành dộng nhóm vừa diễn tả hành dộng nhóm lửa cụ thể, vừa có ý nghĩa tượng trưng cho sự nhóm lửa thắp lử trong lòng người. Khi thì bà nhóm lử ấp iu nông đượm sưởi ấm đêm dông cho cháu, khi thì bà nhóm lửa để luộc khoai luộc sắn cho cháu ăn đỡ đói lòng. Khi thì nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui để vui chung niềm vui với xóm làng. Vì thế bà chúng là người thắp lên ngọ lửa tuổi thơ ấm nóng kì diệu trong lòng cháu. Ngọn lửa ấp iu, ấm nóng của bà là sức mạnh, là niềm tin, nâng đỡ cháu trong suốt chặng đường dài. Vì thế nó thiêng liêng và bất tử trong lòng cháu. Dù thời gian vô thủy vô chung của đời người có qua đi, thì đó vẫn mãi là ánh sáng, là tình yêu của người bà kính yêu, chưa bao giờ và không bao giờ lụi tắt. Bởi, nó được nhóm lên bằng những gì thân thương, chân thật nhất và được khắc ghi bởi những gì thân thương, trân trọng của đứa cháu yêu bà sâu nặng.
Bằng Việt sử dụng điệp từ “nhóm”, tác giả rát tinh tế trong việc sử dụng từ ngữ nhiều sắc thái biểu cảm “ấp Iu, nông đượm”, “yêu thương, ngọt bùi” để diễn tả thật sống động tình yêu thương của bà dành cho cháu cũng như sự xúc dộng, biết ơn lòng kính yêu sâu sắc của cháu với bà. Càng yêu thương bà, nhà thơ càng cảm nhận được sự kì diệu và thiêng liêng của “bếp lửa tình bà.”
Chỉ với một đoạn thơ ngắn, nhưng nhà thơ đã gợi lên trong lòng người đọc nỗi xúc động nghẹn ngào về tình bà cháu thiêng liêng. Qua đó, gợi nhắc chúng ta hãy biết khắc cốt ghi tâm tình cảm thiêng liêng, cao quý này. Quả đúng những câu thơ của Bằng Việt là những câu thơ hay giản dị mà xúc động.
Qua dòng hồi tưởng, suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ "Bếp lửa" gợi lại những kỉ niệm xúc động về tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Bếp lửa”.
– Sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước Nga
– In trong tập “Hương cây – bếp lửa” – tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.
– Nhà thơ kể lại: “Những năm đầu theo học luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dậy sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai, củ sắn cho cả nhà”.
2. “Năm ấy đói mòn đói mỏi” được nhắc đến là trong thời điểm Nạn đói năm 1945 đã khiến bao người phải chịu cảnh lầm than, phải chết đi. Năm ấy, Bằng Việt mới lên bốn tuổi. Sống trong hoàn cảnh ấy thì làm sao tránh được những cơ cực. Từ ghép “mòn mỏi” được chia tách ra, đan xen với từ đói đã gợi cái cảm giác nạn đói ấy vừa kéo dài và còn làm khô cạn sức người lẫn gia súc.
3.
Lời nhắc ấy là lời nhắc cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà. Ngọn lửa ấy luôn cháy trong lòng cháu. “Chờn vờn”, “ấp iu” nhưng dai dẳng và bền bỉ dù là “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” vẫn không thể nào khiến nó bị lụi tàn hay che khuất.
Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa bà trao cho cháu đưạc cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt.
4. Một tác phẩm cũng nói về tình cảm bà cháu trong chương trình THCS là ” Tiếng Gà Trưa” của tác giả Xuân Quỳnh.
A
A