Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Điệp từ
b) + tác dụng: nhấn mạnh vào mục đích chiến đấu là vì từ những thứ tầm thường, giản dị thường ngày cho tới cả tổ quốc.
đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp điệp từ "vì"
nó có ý nghĩa nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ.Người chiến sĩ chiến đấu từ những thứ to lớn,thiêng liêng như tổ quốc,xóm làng cho đến những thứ gần gũi,quen thuộc như nhười bà,tiếng gà,ổ trứng.Đòng thời nó cũng thể hiện tình cảm gia đình(bà,cháu) đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước
bài này mình thi học kì nè(cô mình hướng dẫn rồi,đảm bảo đúng)
- Đoạn văn trên tác giả đã sử dụng biện phép nghệ thuật là điệp ngữ và là điệp ngữ vòng.
*Tác dụng: +Để chỉ lòng yêu quý, thương mến , dành tình cảm sâu nặng của anh bộ đội với người bà kính yêu, với Tổ Quốc
+ Để chỉ mục đích chiến đấu, hi sinh vì những người anh bộ đội yêu quý, anh chiến đấu vì những cái nhỏ nhất như ổ trứng, tiếng gà gáy... và vì bà, vì Tổ Quốc.
Em tham khảo:
BPNT: Điệp từ " Vì"
- Nhấn mạnh tình cảm của người cháu đối với người bà. Đồng thời điệp từ ''vì'' được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất.
Thông qua nỗi nhớ được khơi dậy từ tiếng gà trưa, nhà thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm yêu mến, kính trọng bà của một em bé nông thôn. Tình bà cháu thắm thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ hôm nay đang trên đường hành quân chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày; ấy vậy mà nó lại gây xúc động sâu xa bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.
Đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, một lần nữa chúng ta nhận thấy rằng nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên chân lí: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Tác giả đã điệp từ "vì" để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.
Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!
Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. "Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!"
- Xác định được vị trí, nội dung chính của đoạn thơ: Sau những kỉ niệm về bà hiện lên trong hồi tưởng, người chiến sĩ trở về với hiện tại và bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về mục đích chiến đấu.
- Điệp ngữ cách quãng "vì" lặp lại bốn lần ở bốn dòng thơ liên tiếp gây chú ý cho người đọc, nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ.
- Trở về hiện tại, người chiến sĩ nghĩ nhớ ngay đến nhiệm vụ chiến đấu và mục đích cao cả của nhiệm vụ đó. Phép liệt kê theo trình tự từ khái quát đến cụ thể đã giúp tác giả đưa ra một loạt hình ảnh gợi cảm và có hệ thống: Tổ quốc, xóm làng, bà, tiếng gà, ổ trứng. Hệ thống đó nằm trong một tập hợp mà hình ảnh sau là “tập hợp con” của hình ảnh trước. Nhờ phép liệt kê, tình cảm của tác giả vừa được thể hiện ở diện rộng vừa có chiều sâu.
- Điệp ngữ vì kết hợp phép liệt kê trên đây một cách nhuần nhuyễn không chỉ nhấn mạnh được mục đích chiến đấu mà còn lí giải một cách cảm động ngọn nguồn của lòng yêu nước, làm sáng lên một chân lí phổ biến. Liên hệ: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trẻ nên lòng yêu Tổ quốc” (I. Ê-ren-bua). Tiếng gà đã đồng vọng với tiếng của quê hương, gia đình, đất nước.
- Đoạn thơ ngắn, diễn đạt tự nhiên với việc kết hợp hai phép tu từ đã hoàn thiện mạch cảm xúc của bài thơ, làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước của nhân vật trữ tình.
BPTT điệp ngữ: Vì
Tác dụng: nhấn mạnh lý do và động lực mà người cháu chiến đấu anh dũng hôm nay, nổi bật giá trị cảm xúc của tác giả về tình yêu bà, tình yêu quê hương làng xóm. Từ đó câu thơ hay hơn, có giá trị liên kết cao và tăng sức diễn đạt.
biện phap nghệ thuận là ; điệp tu'' vì''.em biêt vì duoc lap lại 4 lần
Sử dụng điệp ngữ. Từ "vì" lập đi lập lại nhiều lần làm nổi bật ý và gây cảm xúc mạnh
Biện pháp điệp từ. Từ"vì" được lặp đi lặp lại nhiều lần làm nổi bật ý và gây cảm xúc mạnh cho người đọc,người nghe
Từ vì điệp ngữ kiểu cách quãng
Tác dụng:Nhấn mạnh những mục đích chiến đấu
Điệp ngữ : cách quãng
Tác dụng : nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người cháu .
biện pháp tu từ: điệp ngữ
Tác dụng: nhấn mạnh những mục đích và động lực để người lính vững chắc tay súng bảo vệ tổ quốc, đó là tình yêu tổ quốc, tình yêu xóm làng, tình yêu bà, tình yêu đối với những kỷ niệm tuổi thơ. Nhờ những biện pháp tu từ này mà động lực chiến đấu của người lính hiện lên vô cùng thiêng liêng và sâu sắc.