K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2020

qua bài thơ của nhà thơ Hồng Thiện thì cảm nhận của em về bài thơ vô cùng sâu sắc .Nó nói lên ý kiến riêng của mọi người .Mẹ bảo trăng như lưỡi liềm là vì mẹ đã quen với công việc đồng áng, nó đã quá quen thuộc với mẹ nên chỉ cần nhìn qua là mẹ đã hình dung nó như một lưỡi liềm.Ông rằng như con thuyền cong mũi bởi vì ông đã từng đc đi thuyền hoặc ông đã từng có ấn tượng gì đó với con thuyền.Bà nhìn hạt cau phơi ,bà đã ăn rất nhiều trầu mà trù thì ko thể thiếu cậu nên bà dã hình dung mặt trăng như miếng câu bị cắt rồi đem phơi. Cháu cười quả chuối vàng tươi ngoài trời ,cháu là trẻ con nên khi thấy mặt trăng vừa cong cong lại còn màu vàng nhìn y như quả chuối đã chín.Bố nhớ khi vượt Trương Sơn trăng như cánh chợp chờn trong mây ,bố đã từng đi ra chiến trương nen khi leo núi cao thì ánh trăng càng dễ bị che phủ bởi mây nên trông như cánh cò chợp chờn trong mây. Cảm nhận mỗi người rất khác nhau, mỗi người một suy nghĩ hình tượng mặt trăng quá nhiều hình dáng làm cho bài thơ sinh động hơn, hay hơn.

22 tháng 7 2020

Bạn ơi,bài của mình không có bố vượt Trường Sơn đâu nha bạn Phạm Thị Mai Anh.

5 tháng 6 2018

Mỗi khoảnh khắc, hình ảnh trôi qua trước mắt ta đều mang một thông điệp sâu sắc của cuộc sống. Bất chợt, một cơn mưa mùa thu gợi cho ta bao mộng ước, một chiếc lá khẽ rơi đem đến cho con người những suy ngẫm về cuộc đời. Và một cánh diều bay lưng trời cũng đủ đánh thức trong tôi biết bao kỉ niệm của tuổi thơ.

Ở quê tôi, sau mỗi độ thu hoạch lúa, khoảng tháng 10, tháng 11 là đến mùa thả diều của những đứa trẻ con trong xóm. Ngày đó, chiều nào cũng vậy, vừa tan học là bọn tôi chạy ù về nhà, có đứa vội đến mức không kịp thay quần áo và ăn cơm mà ngay lập tức mang diều ra những cánh đồng đã gặt ở gần nhà để chơi. Chúng tôi mê thả diều đến tối mịt mà vẫn chưa về, đợi đến khi ba mẹ xách roi ra gọi mới chịu về.

Rặng tre, bờ ruộng thường là nơi bọn trẻ con xóm tôi tụ tập để làm diều. Khung diều thường được làm từ tre. Tre thì đã có sẵn, chỉ việc lựa cành dẻo, vót rồi đem phơi nắng. Lúc phơi, phải lưu ý đến độ giòn, độ dẻo để khi uốn thành khung, tre không bị gãy.

Sau khi uốn khung xong, người ta dán giấy và gắn đuôi cho diều. Giấy dán cũng không phải mua vì chúng tôi tận dụng những quyển vở không còn xài. Đuôi diều thì chỉ việc cắt dài giấy ra rồi dùng keo kết lại với nhau. Tuỳ theo kích cỡ của diều, ta có thể nối đuôi dài hay ngắn. Cuối cùng, ta buộc dây vào diều và mang ra đồng.

Làm diều phải tỉ mỉ là vậy nhưng thả diều còn đòi hỏi “nghệ thuật” hơn. Có những con diều trông rất to, rất đẹp nhưng lại bay không cao bằng những con diều bé hơn. Vì vậy, muốn diều bay cao, người thả phải “chạy mồi” một quãng.

Khi diều bay lên không trung, ta sẽ nới dây từ từ, cho đến khi diều ở lưng chừng bầu trời thì ta cố định dây lại. Những đứa trẻ trong xóm tôi thường hay tụ tập với nhau để thi thả diều. Con diều nào bay cao nhất thì chủ nhân của nó sẽ được tôn làm đại ca

Tôi nhớ mãi hình ảnh thằng An năm nào. Nó thắng cuộc trong một lần thi thả diều nhưng rồi diều của nó lại bị đứt dây và bay đi mất hút. Nhìn nó tiếc đứt ruột mà bọn tôi không sao nhịn được cười.

Sau cuộc thi, tôi hay nằm nghỉ bên những đám rạ người ta vừa mới gặt. Không có cái cảm giác nào thú vị bằng việc nằm ngửa bên rạ, ngước mắt lên nhìn những cánh diều đang vi vu trong gió. Cái cảm giác mát mẻ, lâng lâng như muốn bay lên cùng diều. Và cũng chính cái cảm giác đó đã khiến tôi không sao quên được mỗi khi nhìn thấy một cánh diều đang bay trong gió. Đó dường như đã trở thành một cái thú vui của trẻ con thôn quê như chúng tôi mà trẻ em ở thành thị ít có được.

Bây giờ, trẻ con, dù ở nông thôn hay thành thị cũng không phải vất vả làm diều như chúng tôi ngày xưa vì ở chợ, người ta bán cả diều đã được làm sẵn. Những con diều này đẹp, to hơn, nhiều màu sắc và cũng đa dạng hơn về hình dáng các con vật. Không gian thả diều cũng không còn được rộng rãi, thoáng đãng như trước bởi những cánh đồng giờ đã biến thành vuông tôm, khu dân cư đông đúc.

Những đứa trẻ cùng nhau thả diều năm nào giờ đã khôn lớn, mỗi đứa mỗi nơi. Không biết có còn ai nhớ đến những kỉ niệm của ngày xưa không nhưng riêng tôi, tôi vẫn nhớ như in những kỉ niệm đẹp của thời thơ ấu – cái thời “tuổi thơ con thả trên đồng".

thay đổi một số câu cũng được kick nha

5 tháng 6 2018

KO ai giúp mik sao ?

Câu1: Em hãy tìm: - Năm từ ghép tổng hợp là danh từ - Năm từ ghép tổng hợp là đông từ - Năm từ ghép tổng hợp là tính từCâu 2 : Đọc đoạn thơ sau:          Tan học về giữa trưa   Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấyQua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy         Cái gậy tre run run.    Bà ơi, cháu tên là HươngCháu dắt tay bà qua đường...     Bà qua rồi lại đi cùng gậyCháu trở về,...
Đọc tiếp

Câu1: Em hãy tìm: - Năm từ ghép tổng hợp là danh từ - Năm từ ghép tổng hợp là đông từ - Năm từ ghép tổng hợp là tính từ

Câu 2 : Đọc đoạn thơ sau: 

         Tan học về giữa trưa
   Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy
Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy
         Cái gậy tre run run.
    Bà ơi, cháu tên là Hương
Cháu dắt tay bà qua đường...
     Bà qua rồi lại đi cùng gậy
Cháu trở về, cháu vẫn còn thương

          

(Mai Hương)

Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về bạn học sinh giúp bà cụ qua đường.

Câu 3: Em hãy kể lại một câu chuyện về một việc làm tốt của em hoặc người mà em quen biết.

Câu 4: Em được một người thân tặng một quyển sách đẹp. Em hãy tả quyển sách đó.

Bài 5: Có một nhà văn đã viết: "Mặt trăng đầu tháng như một lưỡi liềm vàng mà người thợ gặt bỏ quên trên cánh đồng đầy sao". Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh đẹp của bầu trời khi có trăng lưỡi liềm.

3
26 tháng 2 2018

câu 3

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. – Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.

Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.

3 tháng 5 2018

chị linh ơi

Bài thơ vẽ nên một bức tranh đẹp của buổi sáng. tuy nhiên, trong một góc của bức tranh lại có hình ảnh không đẹp

Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi

Một điểm không đẹp này dường như làm cho bức tranh mất đi giá trị của nó !

30 tháng 8 2020

đúng rui! bài thơ gợi nên 1 bức tranh cảnh buổi sáng. nhưng hai chi tiết mà bạn FL.Demon nói đúng là ko đẹp thật!

Trăng lên Ngày chưa tắt hẳn , trăng đã lên rồi . Mặt trăng tròn , to và đỏ , từ từ lên ở chân trời , sau rặng tre đen của làng xa . Mấy sợi mây con vắt ngang qua , mỗi lúc mảnh dần rồi đứt hẳn . Trên quãng đồng rộng , cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại , thoang thoảng những hương thơm ngát . Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu , thật là sáng trăng hẳn : trời bây giờ trong vắt ,...
Đọc tiếp

Trăng lên
Ngày chưa tắt hẳn , trăng đã lên rồi .
Mặt trăng tròn , to và đỏ , từ từ lên ở chân trời , sau rặng tre đen của làng xa . Mấy sợi mây con vắt ngang qua , mỗi lúc mảnh dần rồi đứt hẳn . Trên quãng đồng rộng , cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại , thoang thoảng những hương thơm ngát .
Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu , thật là sáng trăng hẳn : trời bây giờ trong vắt , thăm thẳm và cao , mặt trăng nhỏ lại , sáng vằng vặc ở trên không . Ánh trăng trong chảy khắp trên cành cây , kẽ lá , tràn ngập trên con đường trắng xóa .
Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên , là lựu dày và nhỏ , lấp lánh như thủy tinh . Một cành cây cong xuống rồi vụt lên , lá rung động lấp lánh ánh trăng như ánh nước .
Theo Thạch Lam
1 ) Bài văn có bao nhiêu hình ảnh so sánh :
a ) 1 hình ảnh so sánh , là : ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b ) 2 hình ảnh so sánh , là : ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
c ) 3 hình ảnh so sánh , là : ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2 ) Xác định các đoạn của phần thân bài " Trăng lên " . Tóm tắt nội dung mỗi đoạn bằng 1 câu :
- Đoạn 1 : ( từ ........................................................... đến ....................................................... )
Tóm tắt : ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Đoạn 2 : ( từ ........................................................... đến ......................................................... )
Tóm tắt : ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Đoạn 3 : ( từ .................................................................... đến hết )
Tóm tắt : ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3 ) Dòng nào chỉ gồm các từ ghép ?
a ) cầu cứu , mỉ mệt , rối loạn , khiêu chiến .
b ) chắc chắn , chế ngự , khiêu chiến , hãi hùng .
c ) lừng danh , chắc chắn , hãi hùng , thừa thắng .

0
28 tháng 5 2019

        Trong bài ' Nghe thầy đọc thơ ' nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết những dòng thơ rất hay và giàu cảm xúc.Cậu học trò ngày nào cũng được nghe thầy đọc thơ.Nghe thầy đọc thơ cậu học trò đã tưởng như nắng đỏ,cây xanh thì quanh nhà.Bằng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ tác giả đã nghe tiếng vọng của mái chèo.Nghe giọng đọc của thầy nhà thơ còn liên tưởng đến tiếng nói diu dàng trầm ấm của bà năm xưa.Điều đó cho ta thấy giọng đọc của thầy còn là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại.Ở câu thơ cuối đoạn,bằng biện pháp nhân hóa tác giả thấy tàu dừa đông đậy mà tưởng như trăng đang thở.Chắc hẳn người thầy trong bài có giọng đọc rất hay và cậu học trò cũng có một tâm hồn cảm nhận thơ văn phong phú mới tưởng được những vật xung quanh mình sinh động như vậy khi nghe thầy đọc thơ.

“Con cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
Năm về nuôi cái cùng con,
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”.
 
Đọc bài thơ “Cao Bằng” em như được sống lại kỉ niệm tuổi thơ. Em vui thú như được vượt bao đèo cao để tới thăm thú nước non Cao Bằng hùng vĩ:
 
“Sau khi vượt đèo Gió
Ta lại vượt đèo Giàng
Lại vượt đèo Cao Bắc
Thì ta tới Cao Bằng”
 
Đặc sản của Cao Bằng là mận ngọt “đón môi ta dịu dàng”. Phải chăng hai chữ “dịu dàng” còn nói lên một nét đẹp của bà con Cao Bằng là rất đôn hậu và hiếu khách.
 
Các chữ “rất thương”, “rất thảo”; các so sánh “hình như hạt gạo”, “hiền như suối trong”, đã nói lên một cách đậm đà những phẩm chất tốt đẹp của ông bà, của chị, của em, của đồng bào Cao Bằng: hiền lành, phúc hậu, chất phác, trong sáng... Đây là khổ thơ hay nhất trong bài “Cao Bằng”:
 
“Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành như hạt gạo
Bà hiền như suối trong”.
Núi non Cao Bằng hùng vĩ “đo làm sao cho hết”. Cũng như tình yêu nước, tình yêu cách mạng của nhân dân Cao Bằng thì vô cùng sâu sắc, mãnh liệt, son sắt thủy chung:
 
“Lại lặng thầm trong suốt
Như suối khuất rì rào”
 
Cao Bằng có hang Pác Bó, với núi Các-mác, suối Lê-nin, nơi mà Bác Hồ đã sống và hoạt động cách mạng bí mật những năm 1941-1942; Bác đã sống trong sự đùm bọc, chở che của đồng bào để “nhóm lửa cách mạng”.
 
Cao Bằng với em và với nhiều người thì “xa xa ấy”. Nhưng Cao Bằng lại rất gần gũi với mỗi chúng ta, với mỗi con người Việt Nam. Vì Cao Bằng là biên cương, là vị trí tiền tiêu của Tổ quốc:
 
“Bạn ơi có thấy đâu
Cao Bằng xa xa ấy
Vì ta mà giữ lấy
Một dải dài biên cương”.
 
Đọc bài thơ, em càng thấy yêu cảnh trí núi non và con người Cao Bằng, càng yêu hơn đất nước và con người Việt Nam.

29 tháng 3 2020

Đặc sản của Cao Bằng là mận ngọt “đón môi ta dịu dàng”. Phải chăng hai chữ “dịu dàng” còn nói lên một nét đẹp của bà con Cao Bằng là rất đôn hậu và hiếu khách.
 
Các chữ “rất thương”, “rất thảo”; các so sánh “hình như hạt gạo”, “hiền như suối trong”, đã nói lên một cách đậm đà những phẩm chất tốt đẹp của ông bà, của chị, của em, của đồng bào Cao Bằng: hiền lành, phúc hậu, chất phác, trong sáng... Đây là khổ thơ hay nhất trong bài “Cao Bằng”:
 
“Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành như hạt gạo
Bà hiền như suối trong”.
Núi non Cao Bằng hùng vĩ “đo làm sao cho hết”. Cũng như tình yêu nước, tình yêu cách mạng của nhân dân Cao Bằng thì vô cùng sâu sắc, mãnh liệt, son sắt thủy chung:
 
“Lại lặng thầm trong suốt
Như suối khuất rì rào”
 
Cao Bằng có hang Pác Bó, với núi Các-mác, suối Lê-nin, nơi mà Bác Hồ đã sống và hoạt động cách mạng bí mật những năm 1941-1942; Bác đã sống trong sự đùm bọc, chở che của đồng bào để “nhóm lửa cách mạng”.

BÀ VÀ CHÁUHằng năm, cứ vào dịp hè, gặt hái xong, bà lại ra Hà Nội thăm My. Đó lànhững ngày vui sướng của My.Đêm đêm, My nằm cuộn tròn trong lòng bà, nghe bà kể chuyện cổ tích. Từngười bà tỏa ra mùi cốt trầu thơm thơm, cay cay. Mọi câu chuyện bà kể đều bắt đầubằng: “Ngày xửa, ngày xưa…”. Giọng bà ngân nga như ca hát. Bà đưa My vào thếgiới của những nàng tiên, ông bụt, em bé...
Đọc tiếp

BÀ VÀ CHÁU

Hằng năm, cứ vào dịp hè, gặt hái xong, bà lại ra Hà Nội thăm My. Đó là
những ngày vui sướng của My.
Đêm đêm, My nằm cuộn tròn trong lòng bà, nghe bà kể chuyện cổ tích. Từ
người bà tỏa ra mùi cốt trầu thơm thơm, cay cay. Mọi câu chuyện bà kể đều bắt đầu
bằng: “Ngày xửa, ngày xưa…”. Giọng bà ngân nga như ca hát. Bà đưa My vào thế
giới của những nàng tiên, ông bụt, em bé ngoan… Bà về, có đến hàng tháng My vẫn
ngẩn ngơ nhớ bà.
Kết thúc năm học, My được bầu chọn là học sinh giỏi xuất sắc của khối.
My được bố mẹ ưu tiên chọn nơi nghỉ hè cho cả nhà. Chẳng cần suy nghĩ, My reo
lên thích thú:
- Về quê thăm bà!
Bố can:
- Sao con không chọn Sầm Sơn hay vịnh Hạ Long, nơi từ lâu con đã ao ước
đến? Về quê đang mùa gặt, bụi bặm, nóng bức, bừa bộn, ngay cả nước sạch cũng
hiếm.
- Ở đó có bà!
Mẹ đỡ lời:
- Ở quê xa chợ, làm gì có bánh trái, hoa quả cho con ăn thỏa thích. Đường sá
gập ghềnh, có nhiều chó dữ. Con sợ chó lắm cơ mà?
My nhắc lại như một điệp khúc:
- Ở đó có bà!
Trong My văng vẳng tiếng: “Ngày xửa, ngày xưa…” và mùi cốt trầu thơm
thơm, cay cay. Bố mẹ đành mỉm cười chấp nhận.

Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

4
27 tháng 12 2021

TL:

Tham khảo ạ :

 câu chuyện muốn nói lên với em rằng: bà là người tuyệt vời, luôn tạo những điều vui cho mình, nên mình phải biết yêu thương bà giống như My không nghe lời bố, mẹ để đi chơi mà thích về bà.

HT 

27 tháng 12 2021

câu chuyện muốn nói lên với em rằng: bà là người tuyệt vời, luôn luôn tạo ra những điều vui thích và lo lắng cho con cháu, nên mình phải biết yêu thương bà như My không thích đi chơi mà thích về bà.

Nhận xét bài văn sau:;;Đẹp vô cùng những đêm trăng trên đồng quê. Trăng đẹp lắm! Nhưng em thích nhất là những đêm trăng rằm.Khi màn đêm vừa buông xuống thì trăng đã nho lên khỏi ngọn tre. Mặt trăng tròn và to như cái đĩa vàng dịu pha sắc bàng bạc. Trăng như muốn mời mọi người hãy mang ghế ra sân mà ngồi ngắm trăng, mà quây quần trò chuyện. Trăng trải vàng tren khắp các khu vườn làm cho...
Đọc tiếp

Nhận xét bài văn sau:;;

Đẹp vô cùng những đêm trăng trên đồng quê. Trăng đẹp lắm! Nhưng em thích nhất là những đêm trăng rằm.

Khi màn đêm vừa buông xuống thì trăng đã nho lên khỏi ngọn tre. Mặt trăng tròn và to như cái đĩa vàng dịu pha sắc bàng bạc. Trăng như muốn mời mọi người hãy mang ghế ra sân mà ngồi ngắm trăng, mà quây quần trò chuyện. Trăng trải vàng tren khắp các khu vườn làm cho lá chuối, lá cau sóng sánh, nhaaex nhại. Lá mít, lá xoài đung đưa ngàn vẩy vàng, vẩy bạc. Dưới ánh trăng sáng, lũ côn trùng từ trong các hang hốc chui ra hát những dàn đồng ca râm ra, rả rích. Đôi bồ câu gật gù bên ô cửa sổ. Con chó nhà em ngước nhìn trăng ngơ ngác sủa mấy tiêng" gâu gâu..." rồi lại vẫy đuôi tỏ vẻ vui mừng.

Trăng từ từ lên cao, soi mình xuống mặt hồ, mặt hồ lăn tăn gợn sóng. Xa xa, cánh đồng lúa quê em cũng ngập tràn ánh trăng trông như 1 biển vàng. Trong sân đình rộng thênh thang của làng em, những trò chơi của thiếu nhi diễn ra rất sôi nổi. Chỗ này chơi trò" Rồng rắn lên mây", chõ kia chơi" bịt mắt bắt dê..."Tiếng nói, tiếng cười vang lên rộn rã.

Ánh trăng là sự hòa quyện tuyệt vời giữa con người với thiên nhiên, với cỏ cây hoa lá. Càng ngắm trăng, em càng yêu làng xóm quê hương em.

2
3 tháng 4 2018

nó rất chán

3 tháng 4 2018

Sai chính tả: nhô chứ ko phải nho, chỗ chứ ko phải chõ.Còn đâu bn viết cũng hay rùi.