Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhận xét của em:
1. Giúp đỡ bạn trong học tập thể hiện sự quan tâm đến bạn.
2. Phá đám khi bạn đang chơi thể hiện thái độ vô duyên, nghịch ngợm không nghĩ cho bạn bè.
3. Cho bạn mượn đồ dùng học tập khi bạn thiếu thể hiện sự thân thiện, quan tâm tới bạn.
4. Không cho bạn chơi cùng thể hiện sự tầy chay, ích kỷ không hoà đồng với tất cả bạn bè.
5. Đỡ bạn khi bạn ngã thể hiện sự quan tâm tới bạn của mình.
6. Trêu chọc bạn thể hiện sự nghịch ngợm, vô duyên không quan tâm tới bạn bè.
Cách chơi:
- Mỗi nhóm xếp thành một hàng dọc, đứng đối diện bảng.
- Quan sát hình ảnh trang 42, SGK Đạo đức 2.
- Lần lượt mỗi bạn lên viết trên bảng của nhóm mình tên các đồ dùng cá nhân trong hình ảnh.
- Đội nào viết được chính xác, đầy đủ và nhanh nhất sẽ dành chiến thắng.
Hình 1:
Bạn nhỏ trong hình đã biết bảo quản đồ dùng gia đình: lau dọn bếp sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng.
Hình 2:
Bạn nhỏ tronh hình đã biết giúp đỡ bố mẹ treo quần áo lên móc, giữa quần áo luôn phẳng phiu, sạch sẽ, gọn gàng.
Hình 3:
Bạn nhỏ trong hình đã không bảo quản đồ dùng gia đình. Bạn nhỏ sau khi đã lấy đồ xong nhưng không đóng tủ lạnh. Việc làm này sẽ gây ảnh hưởng đến tủ lạnh, tốn điện và ảnh hưởng đến các thực phẩm bên trong tủ.
Hình 4:
Các thành viên trong gia đình đang lau tủ lạnh, bàn ghế, quạt để chúng được sạch sẽ và sử dụng tốt hơn, lâu bền hơn.
Hình 5:
Bạn nhỏ đang lau chùi bồn rửa mặt ở trong nhà tắm. Như vậy sẽ giúp bồn rửa mặt được sạch sẽ, tránh vi khuẩn.
Hình 6:
Hai bạn nhỏ đang nhảy trên bàn, làm như vậy sẽ làm bàn bẩn, nhanh hỏng và hai bạn nhỏ cũng có thể bị thương nếu ngã.
- Việc bảo quản đồ dùng trong gia đình sẽ giúp cho các đồ luôn sạch sẽ, gọn gàng, bền đẹp, sử dụng được lâu dài, tiết kiệm chi phí. Từ đó, rèn luyện cho chúng ta tình gọn gàng, ngăn nắp, hình thành ý thức trách nhiệm bảo quản đồ dùng gia đình.
- Một số cách bảo quản đồ dùng gia đình:
+) Đồ dùng phòng khách: sắp xếp, giữ gìn, cốc chén sạch sẽ; lau chùi bàn ghế, tủ bằng khăn mềm ẩm thường xuyên; những đồ dễ vỡ cần nhẹ tay cẩn thận khi sử dụng.
+) Đồ dùng phòng ngủ: sắp xếp quần áo, chăn màn và các đồ dùng khác trong phòng ngủ gọn gàng; dọn dẹp vệ sinh thường xuyên.
+) Đồ dùng phòng bếp: sắp xếp ngăn nắp đúng vị trí; vệ sinh sau khi sử dụng; không dùng các loại đồ nhựa để đựng thức ăn nóng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
+) Đồ dùng khu vực nhà vệ sinh: thường xuyên lau, rửa nhà vệ sinh, bồn rửa mắt sạch sẽ; sau khi tắm nên dùng chổi quét sạch nước ở sàn để đảm bảo sự khô thoáng, tránh ẩm mốc và vi khuẩn.
a. Mình xin lỗi bạn vì đã vô ý làm bạn bị đau, lần sau mình hứa sẽ cẩn thận hơn, mong bạn tha lỗi cho mình
b. Mình xin lỗi bạn vì lỡ tay làm hỏng đồ dùng gia đình hoặc đồ chơi của bạn, lần sau mình hứa sẽ cẩn thận hơn hoặc có thể mình sẽ mua lại cái khác cho bạn, mong bạn tha lỗi cho mình
* Những việc em đã và sẽ làm để bảo quản đồ dùng gia đình:
- Tắt các thiết bị điện nếu như không sử dụng.
- Gấp quần áo, phân chia gọn gàng vào tủ.
- Giúp mẹ lau dọn nhà cửa.
- Dọn dẹp nhà vệ sinh thường xuyên.
* Mỗi ngày, em sẽ cùng với mọi người trong gia đình thực hiện đúng cách bảo quản đồ dùng gia đình.
* Hãy quan sát bạn bè, người thân trong việc bảo quản đồ dùng gia đình. Nếu như làm sai hoặc chưa có trách nhiệm trong việc bảo quản đồ dùng gia đình thì em cần nhắc nhở và đưa ra lời khuyên hợp lí.
a. Việc bảo quản đồ dùng gia đình mang đến những lợi ích sử dụng đồ được lâu hơn, bền hơn và mới hơn ngoài ra còn tiết kiệm được tiền bạc
b. Việc không bảo quản đồ gia đình dẫn đến đồ dùng sử dụng không được bền lâu, không được sạch sẽ, không còn được mới mẻ và gây tốn tiền bạc
Bảo quản đồ dùng gia đình là việc làm cần thiết của mỗi người
Khi biết bảo quản đồ dùng gia đình, đồ dùng sẽ bền đẹp hơn, đồng thời tiết kiệm chi phí sửa chữa hoặc mua mới.
Nếu không biết bảo quản đồ dùng gia đình, chúng ta sẽ mất nhiều thời gian tìm đồ hoặc bị mất đồ, tốn nhiều tiền để sửa chữa hoặc mua mới.
- Đồ nhựa:
+) Đọc kĩ hướng dẫn trước khi dùng với mỗi loại đồ nhựa.
+) Không để gần lửa, bình gas, lò vi sóng, ...
+) Không nên dùng để đựng thức ăn đang nóng vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
+) Sau khi rửa sạch cần rửa sách, phơi nơi khô ráo, cất gọn gàng vào tủ.
- Đồ vải:
+) Giặt sạch sẽ, phơi khô, gấp gọn cất vào tủ.
+) Đọc kĩ hướng dẫn: đồ vải đó có được giặt bằng máy không, phơi nhiệt độ bao nhiêu, được sử dụng nhiệt để sấy không,...
+) Thường xuyên hút bụi bẩn.
+) Không chà, giặt quá mạnh lên mặt vải.
- Đồ điện:
+) Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và bảo quản của mỗi đồ dùng.
+) Lau chùi sạch sẽ, thường xuyên.
+) Không nên đặt ở những nơi ẩm thấp.
+) Thường xuyên kiểm tra đồ điện có bị rò rỉ điện không để tránh nguy hiểm.
- Đồ kim loại:
+) Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng khi dùng và bảo quản.
+) Rửa sạch, để nơi khô ráo sau mỗi lần sử dụng.
+) Không để ở những nơi ẩm mốc để tránh bị gỉ.
+) Hạn chế để đồ dùng kim loại tiếp xúc với các kim loại ăn mòn.
- Đồ gốm sứ:
+) Lau chùi thường xuyên, nhẹ nhàng, tránh để đồ bị vỡ.
+) Không dùng các vật cứng, sắc nhọn tác động lên đồ.
+) Để đồ gốm sứ ở những nơi an toàn, tránh đổ vỡ. Đặc biệt, để xa tầm với của trẻ.
- Đồ gỗ:
+) Không để đồ gỗ tiếp xúc lâu với nước và nhiệt độ cao.
+) Không sử dụng các chất tẩy rửa.
+) Thường xuyên lau chùi, đặc biệt là ở những khe nhỏ.
+) Không dùng các vật cứng, sắc nhọn tác động lên đồ gỗ.
Cách chơi:
- Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội tương ứng một phần bảng.
- Sau khi quản trò hô “Bắt đầu”, từng thành viên của đội sẽ chạy nhanh lên bảng ghi một tên đồ dùng gia đình.
- Hết thời gian 2 phút, đội nào có số lượng nhiều hơn sẽ dành chiến thắng