Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
4. *Tính chất của hoocmôn :
- Hoocmôn có tính đặc hiệu: mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định ( cơ quan đích)
- Hoocmôn có hoạt tính sinh học cao, chỉ một lượng nhỏ cũng có ảnh hưởng rõ rệt
- Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài
* Vai trò của hoocmôn
- Duy trì ổn định môi trường bên trong cơ thể
- Điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra bình thường
*Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết :
-giống nhau : đều có các tế bào tuyến tiết ra chất tiết
- khác nhau :
+Tuyến nội tiết :
Cấu tạo : Kích thước rất nhỏ
Không có ống dẫn, chất tiết ngấm thẳng vào máu đến cơ quan đích.
Lượng hoocmôn tiết ít nhưng có hoạt tính mạnh
Chức năng: Có tác dụng điều khiển, điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan
+ Tuyến ngọai tiết :
Cấu tạo : Kích thước lớn hơn
Có ống dẫn chất tiết đến cơ quan tác động
Lượng chất tiết nhiều nhưng hoạt tính không mạnh
Chức năng : Có tác dụng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, thải bã, điều hòa thân nhiệt…
1.* Chức năng của da và những đặc điểm giúp da thực hiện được những chức năng đó là:
- Bảo vệ cơ thể chống các yếu tố gây hại của môi trường do đặc điểm cấu tạo từ các sợi mô liên kết, lớp mỡ dưới da và tuyến nhờn.
- Điều hoà thân nhiệt nhờ sự co, dãn của mạch máu dưới da, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông. Lớp mỡ dưới da góp phần chống mất nhiệt.
- Nhận biết các kích thích của môi trường nhờ các cơ quan thụ cảm.
- Tham gia hoạt động bài tiết qua tuyến mồ hôi.
- Da và các sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp cho con người.
*Biện pháp giữ vệ sinh da:
+ Dùng xà phòng tắm cần lựa chọn loại có độ kiềm thấp để tránh tẩy hết chất nhờn trên da, giúp bảo vệ da.
+ Thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và giữ gìn da sạch để tránh bệnh ngoài da.
+ Thường xuyên rèn luyện thân thể để nâng cao dần sức chịu đựng của cơ thể và da.
+ Tránh làm cho da bị xây xát hoặc bỏng để không cho vi khuẩn đột nhập vào cơ thể gây nên các bệnh viêm nhiễm.
+ Giữ vệ sinh nơi ở, nơi làm việc và nơi công cộng để phòng tránh bệnh ngoài da, tạo môi trường sống trong lành.
Giống nhau giữa người và động vật: Con người thuộc lớp Thú.
Khác nhau giữa người và động vật: Con người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động. Có tiếng nói, chữ viết và tư duy.
Lợi ích của việc học tập môn học" Cơ thể người và vệ sinh" : Cung cấp những kiến thức về cấu tạo và chức năng trong cơ thể người. Cung cấp những hiểu biết về vệ sinh và rèn luyện cơ thể.
1.giống: - có lông mao
- đẻ con và nuôi con bằng sữa
- có tuyến sữa
khác : người biết lao động , có tư duy, có tiếng nói và chữ viết
2. phần trên cũng sgk trang 6
1. Mèo,chó,cá,bướm,ruồi,gián phát triển không trải qua biến thái.
Ếch,nhái phát triển trải qua biến thái.
2. Giữ vệ sinh nơi ở,công cộng,tiêu diệt loăng quăng trong bể nước.
Nhiều yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và người như thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng...
- Rất nhiều tác nhân như ma túy. rượu, thuốc lá... có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của phôi thai người, gây nên dị tật ở trẻ sơ sinh.
- Có nhiều biện pháp điều khiển quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật như cải tạo giống, thức ăn, chuồng trại...
- Có nhiều biện pháp cải thiện chất lượng dân số như: cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao, tư vấn di truyền, chống lạm dụng các chất kích thích...
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vậtĐộ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
5. Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.
*Phương pháp hà hơi,thổi ngạt:
- Đặt nạn nhân nằm ngửa,
đầu ngửa ra phía sau.
- Bịt mũi nạn nhân bằng hai
ngón tay.
- Hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé
môi sát miệng nạn nhân và thổi hết
sứcvào phổi nạn nhân.
-Ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp
-Thôi liên tục với 12-20 lần/phut cho tới khi quá trình hô hấp của nạn nhân bình thường.
*Phương pháp ấn lồng ngực:
-Đặt nạn nhân nằm ngửa, lưng kê gối mềm để đầu hơi ngửa ra phía sau.
-Cầm hai cẳng tay và dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân
-Dang tay nạn nhân đưa về phía đầu nạn nhân.
-Làm lại thao tác 12 – 20 lần/phút, cho tới khi sự hô hấp
-tự động của nạn nhân ổn định bình thường.
Trong 1 giờ , lượng máu người đó đẩy đi l là: 5040:12=420(lít)
Lượng máu người đó đẩy đi trong 1 phút là: 420:60=7(lít)
Đổi 7l =7000ml
1.Số lần mạch đạp trọng 1 phút là: 7000:140=50(lần)
2. Thời gian hoạt động của 1 chu kì tim là: 50:60=0,8(giây)
3. Thời gian pha nhĩ co: 0,8:(1+3+4)x1=0,1(giây)
Thời gian pha thất co: 0,8:(1+3+4)x3=0,3(giây)
Thời gian pha giãn chung: 0,8-0,1-0,3=0,4(giây)
phương pháp hà hơi, thổi ngạt khi cấp cứu người chết đuối:
Bước 1 : Đặt mũi nạn nhân nằm ngửa , đầu ngửa ra phía sau , bịt mũi nạn nhân bằng hai ngón tay
Bước 2 : Tự híu một hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân , không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng.
Bước 3: Ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp
Bước 4 : Thổi liên tục với 12-20 lần/phút cho tới khi quá trình tự hô hấp của nạn nhân được ổn định bình thường
Nơi tiếp giáp giữa các đầu xương gọi là khớp xương. Có ba loại khớp là : khớp động như các khớp ở tay, chân; khớp bán động như khớp các đốt sống và khớp bất động như khớp ở hộp sọ.
Khớp động là loại khớp cử động dễ dàng và phổ biến nhất trong cơ thể người như khớp xương đùi và xương chày, khớp xương cánh chậu và xương đùi. Mặt khớp ở mỗi xương có một lớp sụn trơn, bóng và đàn hồi, có tác dụng làm giảm sự cọ xát giữa hai đầu xương. Giữa khớp có một bao đệm chứa đầy chất dịch nhầy do thành bao tiết ra gọi là bao hoạt dịch. Bên ngoài khớp động là những dây chằng dai và đàn hồi, đi từ đầu xương này qua đầu xương kia làm thành bao kín để bọc hai đầu xương lại. Nhờ cấu tạo đó mà loại khớp này cử động dễ dàng. Khớp động phức tạp nhất trong cơ thể người là khớp gối.
Khớp bán động là loại khớp mà giữa hai đầu xương khớp với nhau thường có một đĩa sụn làm hạn chế cử động của khớp. Khớp bán động điển hình là khớp đốt sống, ngoài ra còn có khớp háng. Ở trẻ em, có xương mông và xương ấy…các đĩa sụn rất đàn hồi nên dễ uốn lưng mềm mại hay xoạc chân ra dễ dàng. Trái lại ở người trưởng thành và nhất là người già, các đĩa sụn dẹp lại làm cột sống khó cử động hơn, xoạc chân ra khó khăn.
Khớp bất động : Trong cơ thể có một số xương được khớp cố định với nhau, như xương hộp sọ và một số xương mặt. Các xương này khớp với nhau nhờ các răng cưa nhỏ hoặc do những mép xương lợp lên nhau kiểu vảy cá nên khi cơ co không làm khớp cử động.
Câu hỏi của Shino Asada - Sinh học lớp 8 | Học trực tuyến
Cậu vào đây nhé!