Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong phần đầu của đoạn thơ, tác giả đã cảm nhận về đất nước một cách trọn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện: thời gian lịch sử và không gian địa lý, huyền thoại, truyền thuyết và đời sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình. Đất nước được cảm nhận vừa thiêng liêng, sâu xa lại vừa gần gũi thân thiết. Những dòng thơ ở cuối phần là một sự cảm nhận sâu sắc và phát hiện mới mẻ của tác giả về đất nước trong sự sống, tình yêu, trong vận mệnh và trách nhiệm của mỗi cá nhân.
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần đất nước.
Đất nước không chỉ là núi sông, rừng, biển, không chỉ là lịch sử dựng nước và giữ nước mà Đất nước còn được kết tinh và tồn tại trong sự sống của mỗi cá nhân, mỗi chúng ta hôm nay. Quả vậy, sự sinh thành của mỗi cá nhân đều có cội nguồn sâu xa từ dân tộc và đợc thừa hưởng thành quả vật chất và tinh thần do bao thế hệ tạo dựng lên. Nhưng sự sống của mỗi cá nhân chỉ có thể tồn tại và có ý nghĩa trong sự hài hòa với những cá nhân khác và toàn thể cộng đồng: Khi hai đứa cầm tay ….. Đất nước vẹn toàn to lớn.
Đất nước được trường tồn qua sự tiếp nối của các thế hệ và các thế hệ mai sau sẽ đưa đất nước tới sự phát triển xa hơn, đến “Những tháng ngày mơ mộng”.
Những câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm đã phát hiện một chân lí giản dị mà sâu sắc về đất nước. Đất nước không chỉ là một khách thể ở ngoài mỗi chúng ta mà tồn tại ngay trong cơ thể, trong sự sống mỗi người. Đất nước trở nên hết sức thiêng liêng mà gần gũi với mỗi người. Chân lí ấy một lần nữa được tác giả nhắc lại như lời nhắn nhủ tha thiết “Em ơi em, đất nước là máu xương của mình”. Từ đó dẫn đến lời nhắc nhở về trách nhiệm thiêng liêng của mỗi người với đất nước.
“Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời”.
DÀN Ý
1. Đất nước nằm ngay trong bản thân của mỗi người, là một phần trong đời sống của mỗi người.
- Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần đất nước
- Em ơi em! Đất nước là máu xương của mình
2. Tác giả biện chứng về tinh thần đoàn kết gắn với sự trưởng thành của đất nước.
Khi hai đứa cầm tay
Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn to lớn
- Chú ý khai thác khái niệm cầm tay, mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa đoàn kết và sự phát triển của đất nước
3. Sự trường tồn của đất nước gắn liền với sự tiếp nối của các thế hệ công dân.
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
- Chú ý khai thác mối quan hệ giữa Con ta - đất nước mơ mộng trong tương lai => Chứa đựng niềm tin vào sự trường tồn và tươi đẹp của Đất nước
4. Ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nước
Phải biết gắn bó và san sẽ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời.”
- chú ý khai thác giọng điệu tự nhủ - nhắn nhủ và nghệ thuật điều kiểu câu cầu khiến “Phải biết...”, giả thích khái niệm “hóa thân”
5. Đánh giá chung:
- Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm : Trữ tình - chính luận.
b, “Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng”; câu đặt biệt bộc lộ cảm xúc (khác với những câu khác- tự sự)
Câu văn cho thấy tâm trạng lắng lại của người viết trước đối tượng nghị luận