Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những kĩ thuật cơ bản khi dũa kim loại là:
* Chuẩn bị:
- Chọn êtô và tư thế đứng dũa như sau:
+ Tư thế đứng: Đứng thẳng, thoả mái, khối lượng cơ thể phân đều lên hai chân, vị trí chân đứng so với bản kẹp êtô được xác định như sau:
+ Bàn chân trái hợp với êtô một góc 75°
+ Bàn chân phải hợp với chân trái một góc 75°
+ Đường thẳng đi qua tâm 2 gót chân hợp với tâm dọc êtô 1 góc 45°
- Kẹp vật sao cho mặt cần dũa cách mặt êtô 10-20mm
- Với vật mềm lót tôn mỏng hoặc gỗ ở má êtô
* Cách cầm dũa và thao tác dũa:
- Tay phải cầm cán dũa hơi ngửa long bàn tay, tay trái đặt hẳn lên bàn dũa
- Dũa phải thực hiện 2 chuyển động:
+ Đẩy rũa tạo lực cắt, hai tay ấn xuống, điều khiển lực ấn của hai tay cho dũa thăng bằng
+ Kéo dũa về không cần cắt, nên kéo nhanh, nhẹ nhàng
Câu 1:
Kĩ thuật cưa:
- Trước khi cưa cần chuẩn bị:
+Lắp lưỡi cưa vào khung cưa.
+Lấy dấu trên vật cần cưa.
+Chọn êtô thích hợp.
+ Kẹp vật lên êtô.
- Tư thế đứng và thao tác khi cưa:
+ Đứng thẳng, góc giữa hai chân là 750.
+ Tay phải nắm cán cưa.
+ Tay trái cầm đầu kia của khung cưa.
+ Thao tác kết hợp 2 tay: đẩy cắt kim loại, kéo về không cắt kim loại.
An toàn khi cưa:
- Kẹp vật phải đủ chặt.
- Lưỡi cưa căng vừa phải.
- Đỡ vật trước khi cưa đứt.
- Không thổi mạt cưa.
Câu 2:
Kĩ thuật dũa:
- Chuẩn bị:
+ Cách chọn êtô và tư thế đứng giống phần cưa.
+ Kẹp chặt phôi lên êtô để đũa lên êtô ( cách mặt êtô 10-20mm)
- Cách cầm và thao tác dũa:
+ Phương pháp cầm dũa: tay phải cầm cán dũa hơi ngữa lòng bàn tay, tay trái đặt lên đầu đũa.
+ Thao tác dũa: đẩy dũa để cắt kim loại , kéo dũa về không cắt ( chú ý giữa thăng bằng khi dũa)
An toàn khi dũa:
- Bàn nguội phải chắc chắn, bàn dũa phải kẹp chặt.
-Không được dùng dũa không có cán hoặc cán vỡ.
-Không thổi pho, tránh pho bắn vào mắt.
Ặc, ngắn lắm rồi đó! Mình chưa học vì học Vnen nhưng nghĩ mấy bài đó có trong sách giáo khoa mà bạn, chúc bạn học giỏi! ^^
Câu 1.
Vị trí của hình chiếu:
- Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng.
- Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.
Lưu ý khi vẽ hình chiếu:
- Không vẽ các đường bao của các hình chiếu.
- Cạnh thấy của vật được vẽ bằng nét liền.
- Cạnh khuất của vật được vẽ bằng nét đứt.
Câu 2.
Cách tạo hình trụ:
- Khi xoay hình chữ nhật quanh một cạnh cố định ta được hình trụ.
Nếu đặt mặt đáy hình trụ song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì:
- Hình chiếu đứng là hình chữ nhật.
- Hình chiếu cạnh là hình tròn.
Câu 3.
Cách tạo hình nón:
- Khi quay tam giác vuông quanh một cạnh cố định ta được hình nón.
Nếu đặt mặt đáy hình nón song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì:
- Hình chiếu đứng là hình tam giác nằm ngang.
- Hình chiếu cạnh là hình tròn.
Câu 4.
Bản vẽ kĩ thuật trình bày các thông tin kĩ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ.
Có hai loại bản vẽ kĩ thuật:
- Bản vẽ cơ khí
- Bản vẽ xây dựng.
Câu 5.
Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở phía sau mặt phẳng cắt.
Hình cắt dùng để diễn tả rõ hơn phần bên trong của vật thể.
Câu 6.
Giống nhau: đều có các nội dung: hình biểu diễn, kích thước và khung tên.
Khác nhau:
- Bản vẽ chi tiết có yêu cầu kĩ thuật.
- Bản vẽ lắp có bảng kê.
Câu 7.
Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn (mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt) và các số liệu xác định hình dạng, kích thước và cấu tạo của ngôi nhà.
Câu 8.
Ren dùng để lắp ghép các chi tiết với nhau một cách bền vững.
Quy ước vẽ ren:
- Ren ngoài (ren trục):
+ Ren ngoài là ren được hình thành ở mặt ngoài của chi tiết.
+ Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm.
+ Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh.
+ Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm.
+ Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm.
+ Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh và bằng 3/4 vòng.
- Ren trong( ren lỗ):
+ Ren trong là ren được hình thành ở mặt trong của chi tiết.
+ Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm.
+ Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh.
+ Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm.
+ Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm ở bên trong.
+ Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh và bằng 3/4 vòng.
- Ren bị che khuất:
+ Đường đỉnh ren, đường chân ren, đường giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt.
Chúc bn học tốt! ^^
Câu 5: Trả lời:
- Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể phía sau mặt phẳng cắt
Dùng để biễu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể.
Bản vẽ kĩ thuật dùng để trình bày những thông tin gì?
A. Các thông tin kĩ thuật dưới dạng hình vẽ và các kí hiệu
B. Các thông tin kĩ thuật dưới dạng hình vẽ và các kí hiệu tùy theo nhà thiết kế và thường vẽ theo tỉ lệ
C. Các thông tin kĩ thuật dưới dạng hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất.
D. Các thông tin kĩ thuật dưới dạng hình vẽ và các kí hiệu tùy theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ.
Kĩ thuật cơ bản gồm:
* Cách cầm đục và búa: -Thuận tay nào cầm búa tay đó, tay kia cầm đục
- Cách cầm đục: Đặt phần thân đục vào khe tay giữa ngón cái và ngón trỏ cách đầu mút đập búa khoảng 20-30mm.Các ngón tay ôm lấy thân đục thoả mái, không nên cầm đục quá chặt hoặc quá lỏng. Không ôm đục vào long bàn tay như hình b.Các ngon tay giữ sao cho đục hơi choãi ra với góc α lớn hơn 90°, không cầm đục dựng đứng
- Cách cầm búa:
+ Các ngón tay nắm chặt vừa phải, ngón tay út cách đuôi cán búa khoảng 20-30mm.Khi cầm búa bón ngón tay nắm lấy cán búa và ép sát nó vào lòng bàn tay. Ngón tay cái đặt lên ngón trỏ và tất cả ngón tay ép sát vào nhau. Vị trí của các ngón tay với cán búa không thay đổi trong quá trình vung búa cũng như đập búa
* Tư thế đục: -Tư thế đứng: Đứng thẳng, thoả mái, khối lượng cơ thể phân đều lên hai chân, vị trí chân đứng so với bản kẹp êtô được xác định như sau:
+ Bàn chân trái hợp với êtô một góc 70°
+ Bàn chân phải hợp với chân trái một góc 70°
+ Đường thẳng đi qua tâm 2 gót chân hợp với tâm dọc êtô 1 góc 45°
* Cách đánh búa:
+ Bắt đầu đục: để lưỡi đục sát vào mép vật, cách mặt trên của vật từ 0.5-1mm
+ Đánh búa nhẹ nhàng để đục bám vào vật khoảng 0.5mm
+ Nâmg đục để đục nằm ngang một góc 30-35° và đánh búa mạnh và đều
+ Chặt đứt thì đặt đục vuông góc với mặt nằm ngang
+ Kết thúc đục: đục gần đứt giảm dần lực đánh búa
Tham khảo
Kĩ thuật cơ bản khi dũa vật thể:
- Khi dũa, chi tiết được kẹp trên ê tô.
- Cách cầm dũa và thao tác dũa: tay thuận cầm cán dũa, tay còn lại đặt lên đầu dũa, thân của người thợ tạo thành góc 45o so với cạnh của má ê tô.
- Khi dũa phải thực hiện hai chuyển động:
+ Đẩy dũa tạo lực cắt
+ Kéo dũa về không cần ấn.