Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*So sánh
Động vật nguyên sinh | Ruột khoang |
-Có kích thước hiển vi | -Có nhiều kích thước khác nhau |
-Là động vật đơn bào | -Là động vật đa bào |
-Phần lớn dị dưỡng | -Tự dưỡng |
-Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi | -Sinh sản bằng nhiều phương pháp (vô tính, hữu tính,...) |
*Cấu tạo hệ tiêu hoá của thỏ thích nghi với chế độ gặm nhấm:
-Hệ tiêu hoá của thỏ gồm các bộ phận giống như những động vật có xương sống ở cạn. nhưng có biến đổi thích nghi với đời sống “gặm nhấm, cây cỏ và củ... thể hiện ở:
+Các răng cửa cong sắc như lưỡi bào và thường xuyên mọc dài.
+Thiếu răng nanh, ràng hàm kiểu nghiền.
+Ruột dài với manh tràng lớn (ruột tịt) là nơi tiêu hoá xenlulôzơ.
* Giống nhau
- Đều là các axit Nucleic có cấu trúc đa phân, đơn phân là các Nucleotit
- Đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học : C, H, O, N, P
- Đều có bốn loại Nucleotit trong đó có ba loại Nu giống nhau là A, G, X
- Giữa các đơn phân đều có liên kết hóa học nối lại thành mạch
- Đều có chức năng trong quá trình tổng hợp protein đề truyền đạt thông tin di truyền
* Khác nhau
- ADN
+ Có hai mạch xoắn đều quanh một trục
+ Phân tử ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn phân tử ARN
+ Nu ADN có 4 loại A, T, G, X
- ARN
+ Có cấu trúc gồm một mạch đơn
+ Có khối lượng và kích thước nhỏ hơn ADN
+ Nu ARN có 4 loại A, U, G, X
Enzim là chất xúc tác cho các quá trình trao đổi chất
Bản chất của enzim là protein. Tùy vào thành phần (có hay không có kim loại) mà trung tâm hoạt động của enzyme thay đổi.
Enzim tác động theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa. Trong một phản ứng trao đổi chỉ có mộtenzim đặc thù thực hiện việc xúc tác. Nó sẽ gắn vào tác chất thúc đẩy nhanh tiến trình phản ứng. Kết thúc phản ứng enzim được giải phóng trở về trạng thái ban đầu (không mất đi).
1) Trong quang hop, san pham tu pha sang gom (ATP va NADPH) co vai tro trong qua trinh nao sau day
A. Chuyen hop chat 3 cacbon thanh Andehit photphoglixeric (AlPG)
B. Chuyen Andehit photphoglixeric (AlPG) thanh duong
C. Chuyen Andehit photphoglixeric (AlPG) thanh RiDP ( Ribulozo-1,5-diphotphat)
D. Chuyen RiDP ( Ribulozo-1,5- diphotphat) thanh hop chat 3C
1. Cấu trúc prôtêin:
a. Cấu trúc hóa học prôtêin:
- Khôí lượng 1 phân tử của một aa bằng 110đvC
- Mỗi aa gồm 3 thành phần:
+ Nhóm cacbôxy - COOH
+ Nhóm amin- NH2
+ Gốc hữu cơ R (gồm 20 loại khác nhau) => có 20 loại aa khác nhau.
- Công thức tổng quát của 1 aa
Hình 1: Cấu tạo của axit amin
- Các aa liên kết với nhau bằng liên kết peptit (nhóm amin của aa này liên kết với nhóm cacbôxin của aa tiếp theo và giải phóng 1 phân tử nước) tạo thành chuỗi pôlipeptit. Mỗi phân tử prôtêin gồm 1 hay nhiều chuỗi pôlipeptit.
b. Cấu trúc không gian:
Prôtêin có 4 bậc cấu trúc cơ bản như sau:
Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi pôlipeptit.
Cấu trúc bậc 2: là chuỗi pôlipeptit bậc 1 có câu trúc xoắn hình lò xo.
Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 uốn khúc đặc trưng cho mỗi loại prôtêin.
Cấu trúc bậc 4: do nhiều cấu trúc bậc 3 kết hợp thành khối cầu.
Prôtêin chỉ thực hiện được chức năng ở cấu trúc không gian (cấu trúc bậc 3 hoặc bậc 4).
2. Tính chất của prôtêin:
Prôtêin có tính đa dạng và đặc thù: được quy định bởi số lượng + thành phần + trật tự sắp xếp của các aa trong chuỗi pôlipeptit.
3. Chức năng của prôtêin:
Thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào.
Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa.
Điều hòa sự trao đổi chất.
Bảo vệ cơ thể.
→Prôtêin đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, quy định các tính trạng và các tính chất của cơ thể sống.