K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 2 2018

Các phương pháp tạo ra nguồn biến dị tổ hợp trong chọn giống cây trồng là:

+ Tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau rồi cho lai giống.

+ Chọn lọc những cá thể có tổ hợp gen mong muốn

+ Cho các cá thể có kiểu gen mong muốn tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra giống thuần chủng.

Phương pháp được xem là cơ bản:

+ Tạo ra biến dị tổ hợp thông qua hình thức lai giống.



5 tháng 2 2018

* Khái niệm

- Giống là một tập hợp cá thể sinh vật do con người chọn tạo ra, có phản ứng như nhau trước cùng 1 điều kiện ngoại cảnh, có những đặc điểm di truyền đặc trưng, chất lượng tốt, năng suất cao và ổn định; thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, kĩ thuật sản xuất nhất định.

*Quy trình tạo giống mới bao gồm các bước:
+ Tạo nguồn nguyên liệu là biến dị di truyền (biến dị tổ hợp, đột biến và ADN tái tổ hợp).
+ Đánh giá kiểu hình để chọn ra kiểu gen mong muốn.
+ Tạo và duy trì dòng thuần có tổ hợp gen mong muốn.
+ Đưa giống tốt ra sản xuất đại trà.

* Phương pháp tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống

- Nguyên liệu cho quá trình chọn giống được tạo ra từ nguồn biến dị tổ hợp, đột biến và ADN tái tổ hợp

- Các phương pháp tạo nguồn nguyên liệu gồm :

+ Lai hữu tính : tạo ra vô số biến dị tổ hợp

+ Gây đột biến: tạo ra các đột biến di truyền.

+ Công nghệ gen: tạo ra ADN tái tổ hợp

Trong chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng các phương pháp lai hữu tính để tạo biên dị tố hợp, đột biến thực nghiệm, tạo giống đa bội thể, tạo giông ƯU thế lai íF; kết hợp với các phương pháp chọn lọc). Phương pháp lai hữu tính vẫn được coi là phương pháp cơ bản.

10 tháng 4 2017

Trong chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng các phương pháp lai hữu tính để tạo biên dị tố hợp, đột biến thực nghiệm, tạo giống đa bội thể, tạo giông ƯU thế lai íF; kết hợp với các phương pháp chọn lọc). Phương pháp lai hữu tính vẫn được coi là phương pháp cơ bản.

15 tháng 1 2018

Trong chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng các phương pháp:

   - Gây đột biến nhân tạo:

      + Gây đột biến nhân tạo rồi chọn lọc cá thể: tạo giống lúa có tiềm năng năng suất cao như giống lúa DT10, nếp thơm TK106…; tạo giống đậu tương DT55 từ xử lí đột biến giống DT74 có thời gian sinh trưởng ngắn, chống đổ, chịu rét khá tốt, hạt to, màu vàng…

      + Phối hợp giữa lai hữu tính và phối hợp đột biến: Giống lúa A20 được tạo ra bằng lai giữa hai dòng đột biến H20 × H30.

      + Chọn giống bằng chọn lọc tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến xôma: giống táo đào vàng được tạo ra bằng xử lí đột biến đỉnh sinh trưởng cây non của giống táo Gia Lộc cho quả to, mã đẹp, có màu vàng da cam, ăn giòn, ngọt, có vị thơm đặc trưng.

   - Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có:

      + Tạo biến dị tổ hợp: tạo giống lúa DT17 từ phép lai hai giống lúa DT10 × OM80 cho giống có năng suất cao, hạt gạo dài, trong, cơm dẻo.

      + Chọn lọc cá thể: giống cà chua P375 được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ giống cà chua Đài Loan.

   - Tạo giống ưu thế lai (ở F1): các giống ngô lai được tạo ra như: LVN10, LVN98, HQ2000 là giống ngô dài ngày, chịu hạn, chống đổ và kháng sâu bệnh; LVN20, LVN24, LVN25 là giống lai đơn ngắn ngày, chống đổ tốt, thích hợp vụ đông xuân trên chân đất lầy thụt.

   - Tạo giống đa bội thể: giống dâu số 12 là giống dâu tam bội (3n) được lai giữa thể tứ bội (4n - giống dâu Bắc Ninh) với giống lưỡng bội (2n) cho giống có bản lá dày, màu xanh đậm, thịt lá nhiều, sức ra rễ và tỉ lệ hom sống cao.

 Trong các phương pháp chọn giống trên, phương pháp lai hữu tính vẫn được coi là phương pháp cơ bản.

1 tháng 12 2021

a)Tế bào xôma hay tế bào sinh dưỡng là bất kỳ tế bào nào của cơ thể sinh vật đa bào, ngoại trừ tế bào mầm, tế bào sinh dục và tế bào gốc

Thanhf tựu :giống lúa DR2, giống táo đào vàng,…

b) Để nhân nhanh 1 giống cây trồng quý hiếm tạo 1 quần thể đồng nhất về kiểu gen người ta sử dụng phương pháp:nuôi cấy mô tế bào thực vật

- Quy trình: Gồm 3 bước:Tách mô → Tạo mô sẹo → Tạo cây non

 

- Phương pháp này giúp nhân nhanh số lượng cây giống, rút ngắn thời gian tạo cây con, bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm.

- Một số thành tựu đã đạt được khi áp dụng phương pháp này như là nhân giống ở khoai tây, mía, hoa phong lan, cây gỗ quý...

1 tháng 12 2021

nm là dòng tế bào xoma mà

Trong chọn giống cây trồng, người ta thường đùng phương pháp lai khác dòng và lai khác thứ để tạo ưu thế tài. Phương pháp lai khác dòng được sử dụng phổ biến hơn.



10 tháng 4 2017

Trong chọn giống cây trồng, người ta thường đùng phương pháp lai khác dòng và lai khác thứ để tạo ưu thế tài. Phương pháp lai khác dòng được sử dụng phổ biến hơn.

\

1 tháng 2 2018

      - Trong chọn giống cây trồng, người ta dùng phương pháp lai khác dòng và lai khác thứ để tạo ưu thê lai.

      - Phương pháp lai dòng: tạo ra hai dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau được dùng phổ biến vì phương pháp này dễ thực hiện đã tạo ra nhiều giống cây trồng cho năng suất cao hơn so với các giống cây thuần tốt nhất.

      - Phương pháp lai khác thứ: là những tổ hợp lai giữa hai thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ của cùng một loài để tạo ưu thế lai và giống mới.

9 tháng 2 2018

Trong tạo giống vật nuôi lai giống là phương pháp chủ yếu để tạo nguồn biến dị.

Đáp án cần chọn là: C

TL
3 tháng 2 2021

Các phương pháp :

- Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ( vi nhân giống ) ơe cây trồng.

- Nuôi cấy tế bào và mô 

- Nhân bản vô tính ở động vật.

 

❄Trong chọn dống ở cây trồng thì người ta thường chọn những cây tốt để cấy ghép mô , nhân dống vô tính để tạo cây mới có đặc tính như cây đầu hay là các phương pháp chiết cành, dâm cành ,... để chọn dống tốt .

❄Trong chọn giống vật nuôi, lai giống là phương pháp chủ yếu vì nó tạo nguồn biến dị tổ hợp cho tạo, chọn giống mới, cải tạo giống có năng suất thấp và tạo ưu thế lai.

Ví dụ:

- Tạo giống mới: Tạo ra 2 giống lợn mới: ĐB Ỉ - 81, BS Ỉ - 81 phối hợp được nhiều đặc điểm quý của lợn ỉ như đẻ mắn, phát dục sớm, đẻ nhiều con, thịt ngon, xương nhỏ với đặc điểm quý của lợn ngoại như vóc to, tăng trọng nhanh, thịt nạc nhiều.

- Cải tạo giống địa phương: Cải tạo được nhược điểm bò nội bằng cách lai bò nội với bò ngoại tạo ra đàn bò hướng thịt.