K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2019

Em có nhầm lẫn gì không nhỉ. Chỉ có hệ quả của Trái Đất quay quanh Mặt Trời chứ đâu có Mặt Trời quay quanh Trái Đất ???

13 tháng 7 2017

Trái Đất quay quanh Mặt trời trên quỹ đạo hình e-líp có những hệ quả sau:

      * Chuyển động biếu kiến hằng năm của Mặt Trời:

      - Mặt Trời quay quanh Trái Đất từ Đông sang Tây mà chúng ta thấy hằng ngày là không có thật.

      - Thực tế là Trái Đất quay quanh Mặt Trời từ Tây sang Đông.

      - Mặt trời quay quanh Trái Đất là “ảo giác” không có thật gọi là “chuyển động biểu kiến”.

      * Các mùa trong năm:

      - Mùa là một phần thời gian trong năm. Có đặc điểm, thời tiết khí hậu riêng. Tính chất mùa khác nhau ở các địa điểm.

      - Mùa là do Trái Đất quay quanh Mặt Trời, trục nghiêng và hướng không đổi. Nên thời gian nửa các bán cầu ngả về phía Mặt Trời khác nhau.

      * Ngày, đêm dài, ngắn theo mùa và theo vĩ độ:

      - Trái Đất quay quanh Mặt Trời, trục Trái Đất nghiêng, không đổi hướng.

      - Tùy theo vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày, đêm, dài, ngắn khác theo mùa, theo vĩ độ

10 tháng 1 2023

- Sự luân phiên ngày, đêm: vì Trái Đất hình khối cầu và Trái Đất tự quay quanh trục nên tất cả mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt luân phiên ngày đêm.

- Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế:

   + Trái Đất hình cầu và tự quay từ tây sang đông nên mỗi mơi sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, mỗi địa điểm sẽ có giờ khác nhau.

   + Người ta chia bề mặt Trái Đất thành 24 múi giờ, mỗi múi rộng 15 kinh tuyến, giờ múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế (GMT), Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

   + Người ta quy định lấy kinh tuyến 180o qua giữa múi giờ số 12 làm đường chuyển ngày quốc tế, đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180o thì lùi lại một ngày lịch.

- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể: khi Trái Đất quay quanh trục thì mọi vật di chuyển trên bề mặt có sự lệch hướng so với hướng chuyển động ban đầu. Ở bán cầu Bắc vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam vật chuyển động bị lệch về bên trái.

6 tháng 6 2018

Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục có ba hệ quả sau:

* Sự luân phiên ngày và đêm:

      - Trái Đất hình khối cầu luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa (ngày), một nửa không được chiếu sáng (đêm).

      - Trái Đất tự quay quanh trục trên các nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt sáng và tối.

* Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.

      - Giờ trên Trái Đất:

   +Trái Đất tự quay quanh trục và hình khối cầu

   +Ở kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau.

   +Chia bề mặt Trái Đất thành 24 múi giờ.

   +Giờ quốc tế ở múi số 0 (giờ: GMT)

      - Đường chuyển ngày quốc tế:

   +Chia bề mặt Trái Đất ra 24 giờ.

   +Trái Đất hình khối cầu nên giờ số 0 trùng giờ số 24 nhưng lệch nhau một ngày.

   +Vì vậy chọn kinh tuyến  180 0 qua giữa múi giờ 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế:

      • Đi từ Tây sang Đông qua kinh tuyến  180 0  thì cộng một ngày.

      • Đi từ Đông sang Tây qua kinh tuyến  180 0 thì trừ một ngày.

* Sự lệch hướng của các vật thể:

      - Trái Đất quay quanh trục, các địa điểm ở vĩ độ khác (trừ 2 cực) có vận tốc dài khác nhau, hướng chuyển động từ Tây sang Đông.

      - Lực làm lệch hướng gọi là lực Cô-ri-ô-lít.

      - Theo hướng chuyển động thì:

+ Ở bán cầu Bắc: vật chuyển động lệch bên phải.

+ Ở bán cầu Nam: vật chuyển động lệch bên trái

24 tháng 2 2019

- Sự luân phiên ngày đêm: do khối cầu và vận động tự quay của Trái Đất, nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt ở trước Mặt Trời rồi lại khuất sau Mặt Trời, gây nên hiện tượng luân phiên ngày - đêm.

- Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.

   + Giờ địa phương (giờ mặt trời): Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông nên cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ mặt trời).

   + Giờ múi: Trái Đất được chia làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15o kinh tuvến. Giờ múi được lấy theo kinh tuyến đi qua giữa múi đó. Giờ múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế (hay giờ GMT). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

   + Đường chuyển ngày quốc tế: theo cách tính giờ múi, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, do vậy một kinh l tuyến được lấy làm mốc để đổi ngày. Kinh tuyến 180o qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương được chọn làm đường chuyển ngày quốc tế.

- Sự lệch hướng chuyển đông của các vật thể: khi Trái Đất tự quay quanh liên tục„ mọi địa điểm thuộc ở các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trai Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu (vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính). Lực làm lệch hướng đó được gọi là lực Côriôlit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải theo hướng chuyển động, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái.

23 tháng 8 2017

- Sự luân phiên ngày đêm: do khối cầu và vận động tự quay của Trái Đất, nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt ở trước Mặt Trời rồi lại khuất sau Mặt Trời, gây nên hiện tượng luân phiên ngày - đêm. (1 điểm)

- Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.

+ Giờ địa phương (giờ mặt trời): Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông nên cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ mặt trời). (0,75 điểm)

+ Giờ múi: Trái Đất được chia làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15độ kinh tuvến. Giờ múi được lấy theo kinh tuyến đi qua giữa múi đó. Giờ múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế (hay giờ GMT). Việt Nam thuộc múi giờ số 7. (0,5 điểm)

+ Đường chuyển ngày quốc tế: theo cách tính giờ múi, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, do vậy một kinh l tuyến được lấy làm mốc để đổi ngày. Kinh tuyến 180độ qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương được chọn làm đường chuyển ngày quốc tế. (0,75 điểm)

- Sự lệch hướng chuyển đông của các vật thể: khi Trái Đất tự quay quanh liên tục, mọi địa điểm thuộc ở các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trai Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu (vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính). Lực làm lệch hướng đó được gọi là lực Côriôlit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải theo hướng chuyển động, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái. (1 điểm)

1 tháng 4 2017

- Sự luân phiên ngày đêm: do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục, nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gây lên hiện tượng luân phiên ngày đêm.

- Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế:

+ Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ Mặt Trời).

+ Giờ múi: Người ta chia bề mặt Trái Đất làm 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong một múi giờ thống nhât một giờ, đó là giờ múi. Giờ ở múi số 0 lấy giwof quốc tế hay giờ GMT. Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

+ Theo cách tính múi giờ, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, vì vậy phải chọn một kinh tuyến làm mốc để đổi ngày. Người ta quy định lấy kinh tuyến 180 độ qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường đổi ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180 độ thì lùi lại một ngày, còn đi từ phía đông sang tây qua kinh tuyến 180 độ thì tăng thêm một ngày lịch.

- Sự lệch hướng chyển động của các vật thể: khi Trái Đất quay quanh trục, mọi điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu ( vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính). Lực làm lệch hướng đó gọi là lực Côriôit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về phía bên trái hướng chuyển động.

1 tháng 4 2017

1. Sự luân phiên ngày, đêm

Hình khối cầu của Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa, còn một nửa không được chiếu sáng, vì thế đã sinh ra ngày và đêm. Tuy nhiên, do Trái Đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi ở bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày, đêm.

2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ờ các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ mặt trời). Giờ địa phương không thuận tiện trong đời sống xã hội. Do đó, người ta đã chia bề mặt Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi. Giờ ờ múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

Trong thực tế, ranh giới múi giờ thường được quy định theo biên giới quốc gia (hình 5.3). Một số nước có lãnh thổ rộng nhưng chỉ dùng 1 giờ chung cho cả nước (ví dụ Trung Quốc), một sổ khác lại chia ra nhiều múi giờ (ví dụ LB Nga có 10 múi giờ. Ca-na-đa có 6 múi giờ).

Theo cách tính giờ múi. trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có 2 ngày lịch khác nhau, vì vậy phải chọn một kinh tuyến làm mốc để đổi ngày.

Người ta quy định lấy kinh tuyến 180° qua giữa múi giờ số 12 ờ Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi rừ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180° thì lùi lại 1 ngày lịch, còn nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180° thì tăng thêm 1 ngày lịch.

3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

Khi Trái Đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu (vì phải giữ nguyên chuvển động thẳng hướng theo quán tính).

Lực làm lệch hướng đó được gọi là lực Côriôlit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động (hình 5.4).

Lực Côriôlit tác động mạnh tới hướng chuyển động của các khối khí, các dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt đất,...



8 tháng 10 2021

tới lớp vỏ địa lí có mà :((

 

 

3 tháng 11 2022

hihid

18 tháng 8 2023

tham khảo

Sơ đồ các hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất

loading...

13 tháng 10 2021

nguyên nhân sinh ra chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời là:

A.do trái đất tự quay quanh trục

B.do trái đất chuyển động quanh mặt trời

c.do trái đất chuyển động quanh mặt trời với trục nghiêng không đổi

D.do trái đất tự quay từ tây sang đông

13 tháng 10 2021

c.do trái đất chuyển động quanh mặt trời với trục nghiêng không đổi