K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2023

-Hồ chứa nước: thủy lợi, thủy điện, thủy sản, du lịch (ví dụ: hồ Hòa Bình trên sông Đà).

-Chung sông với lũ tại đồng bằng sông Cửu Long:

+Tận dụng nguồn nước để thau chua rửa mặn, nuôi trồng thủy sản, phát triển giao thông, du lịch.

+Tận dụng nguồn phù sa để bón ruộng, mở rộng đồng bằng.Tận dụng thủy sản tự nhiên, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế.

 

13 tháng 1 2019

-Hồ chứa nước: thủy lợi, thủy điện, thủy sản, du lịch (ví dụ: hồ Hòa Bình trên sông Đà).

-Chung sông với lũ tại đồng bằng sông Cửu Long:

+Tận dụng nguồn nước để thau chua rửa mặn, nuôi trồng thủy sản, phát triển giao thông, du lịch.

+Tận dụng nguồn phù sa để bón ruộng, mở rộng đồng bằng.Tận dụng thủy sản tự nhiên, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế

15 tháng 11 2021

- Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn: Ô-bi, Ê-nít-xây, Lê-na, A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn, Ti- gro, Ơ-phrat.

- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

- Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn.

- Hướng chảy: hướng từ Nam lên Bắc.

- Chế độ nước: 

+ Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài.

+ Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

+ Sông ngòi ở Đông Á và Đông Nam Á, Nam Á: 

Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn,...Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ đầu thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
30 tháng 11 2021

Câu 2: 

 * Sự khác nhau về chế độ nước của sông ngòi các khu vực châu Á:

Bắc Á

- Mạng lưới sông dày.

- Về mùa đông các sông đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tuyết tan nước sông lên nhanh thường gây lũ băng lớn.

Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á

- Mạng lưới sông dày, có nhiều sông lớn.

- Các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ, đầu thu, nước cạn vào cuối đông, đầu xuân ( Mùa mưa).

Tây Nam Á và - Ít sông, nguồn cung cấp nước do băng tuyết tan

* Chế độ nước của sông ngòi ở châu Á phụ thuộc vào những yếu tố:

- Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm.

- Địa thế, thực vật và hồ đầm.

Câu 3: 

* Đặc điểm sông ngòi ở châu Á:

- Mạng lưới sông ngòi khá phát triển.

- Nhiều hệ thống sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, I- ê-nít -xây, Mê Công, Ấn Hằng.

- Các sông lớn phân bố không đồng đều và có chế độ nước phức  tạp.

- Có 3 hệ thống sông lớn: Bắc Á - Đông Á, Đông Nam Á - Nam Á, Tây Nam Á - Trung Á.

Sông ngòi Bắc Á đóng băng vào mùa đông, mùa hạ thường có lũ, vì: Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, nhiệt độ tăng, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

 Chúc bạn học tốt nhé! ok

 

Câu 1:

Đặc điểm chung.

a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.

 - Nước ta có 2360 sông dài > 10km.

 - 93% các sông nhỏ và ngắn.

 - Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công…

b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.

 - Các con sông chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam : sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà..

 - Các con sông chảy hướng vòng cung (chủ yếu ở vùng núi Đông Bắc): sông Thương, sông Lục Nam…

c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

- Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.

- Mùa lũ có sự khác nhau giữa các hệ thống sông.

d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.

 - Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.

 - Hàm lượng phù sa lớn, 200 triệu tấn/năm.

nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng chủ yếu là sông nhỏ, ngắn và dốc vì 
- Mưa nhiều
-Bề ngang hẹp
-Nhiều đồi núi
-Địa hình nước ta 3/4 diện tích là đồi núi và có mạng lưới sông ngòi dày đặc,mặt khác địa hình nước ta trải dài từ cao xuống thấp, bắt đầu từ bắc xuống nam nên sông suối có độ dốc.do có lượng phù sa bồi đắp lớn nên cũng làm cho sông suối nước ta nhỏ hẹp lại. mặt khác sông ngòi của nước ta có ba loại nước: nước ngọt, nước lợ, nước mặn nên sông suối cũng bị chia cằt theo từng loại nuớc và làm cho sông ngắn lại. sự phân bố địa hình không đồng đều đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sông ngòi và kênh rạch của nước ta.

Câu 2:

Nguyên nhân 

– Nước thải và rác thải của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt

– Vật liệu chìm đắm cản trở dòng chảy tự nhiên.

– Đánh bắt thủy sản bằng hóa chất điện.

 

24 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

- Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.

- Các sông châu Á phân bố không đều và chế độ nước khá phức tạp.

+ Bắc Á: Nhiều sông, các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc, mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và gây lũ băng lớn.

+ Đông Á, Đông Nam Á: Sông dày đặc, nhiều sông lớn, thời kì nước lớn vào cuối mùa hạ đầu mùa thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

+ Tây Nam Á và Trung Á: Do khí hậu lục địa khô hạn nên sông kém phát triển. Nguồn cung cấp nước là tuyết và băng tan từ các đỉnh núi cao nên vẫn có nhiều sông lớn.

- Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á:

giao thông, thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Các sông lớn: Lê-na, I-ê-nit-xây, Ô-bi, A-mua, Ấn, Hằng, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ti-gro, Ơ-phrat

5 tháng 10 2016

Câu 1: Vì:

- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam vì: 
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ và là dạng địa hình phổ biến nhất. 
- Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan tự nhiên(sự phân hóa đai cao). 
- Đồi núi chứa nhiều tài nguyên:đất,rừng,khoáng sản,trữ năng thủy điện. 
- Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến kinh tế-xã hội. 

Câu 2:

- Sông chảy theo hướng TB-ĐN: Sông hồng, đà, mã, cả, ba, tiền, hậu.

Sông ngòi nước ta thường ngắn và dốc. Vì lãnh thổ nước ta hẹp ngang kéo dài, nằm sát biển, 3/4 diện tích là đồi núi, các dãy núi ăn lan ra tận biển nên phần lớn sông nhỏ, ngắn và dốc. 

Câu 3: 

a. Hoàn cảnh ra đời:

- 23/2/1861 tấn công & chiếm được đồn Chí Hoà.

- Thừa thắng P chiếm 3 tỉnh miền Đông NK Định Tường (12/4/1861), Biên Hoà (18/12/1861), Vĩnh Long (23/3/1862)

( Triều đình nhà Nguyễn chủ động kí Hoà ước Nhâm Tuất 5/6/1862.

b. Nội dung:

- Triều đình nhượng cho P 3 tỉnh miền đông NK (GĐ, ĐT, BH); Bồi thường 20 triệu quan…

Triều đình mở các cửa biển: dà nẵng, Ba Lạt và Quảng Yên; cho thương nhân P & TBN tự do buôn bán.

- P trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình, với điều kiện triều đình chấm dứt các hoạt động chống P ở 3 tỉnh miền Đông.

c. Đánh giá: 

- Đây là 1 hiệp ước mà theo đó VN phải chịu nhiều thiệt thòi, vi phạm chủ quyền lãnh thổ của VN.

- Hiệp ước chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều đình, bước đầu nhà Nguyễn đã đầu hàng TD Pháp.

Từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất(1862), phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì có điểm mới:

- Những nét mới:

Độc lập với triều đình.

Vừa chống P vừa chống PK(…)

Gặp nhiều khó khăn do thái độ không hợp tác của triều đình.

5 tháng 10 2016

Câu 4: Sử 8-Bài 29-CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦATHỰCDÂNPHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - Chào mừng bạn đến với website của Đoàn Thị Hồng Điệp

Câu 5: 

- Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước. 
- Người nhận xét về con đường cứu nước của các vị tiền bối lúc đó như sau: Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau", Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách thì chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương" 
- Các nhà yêu nước thời chống Pháp là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản. 
- Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây (nước Pháp) để tìm hiểu vì sao nước Pháp lại thống trị nước mình và thực chất của các từ "tự do bình đẳng, bác ái" để từ đó xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. 
- Cách làm của Người là chọn phương Tây, nơi được mệnh danh là có tư tưởng hòa bình, bác ái, Người đi vào cuộc sống của những người lao động, tìm hiểu họ và gắn kết họ lại với nhau. Người đề cao học tập và lí luận. Và ở đây Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng 10 Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản. 

Câu 6: Câu hỏi của Phí Gia Phong - Lịch sử lớp 11 | Học trực tuyến

26 tháng 10 2023

Nguyên nhân

- Xả thải công nghiệp và nông nghiệp: Các doanh nghiệp công nghiệp thường xả thải không xử lý vào sông ngòi, chứa đựng hóa chất và các chất độc hại. Nông nghiệp sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu cũng có thể gây ô nhiễm sông khi chúng rửa trôi vào sông qua quá trình mưa.

- Rác thải : Sự sạt lở đất đá và thiếu quản lý rác thải đúng cách có thể làm cho rác thải rơi vào sông và gây ô nhiễm.

- Xả nước thải sinh hoạt: Nước thải từ các hộ gia đình thường chứa các chất cặn, vi khuẩn, và hóa chất từ việc sử dụng hằng ngày, và nó thường được xả thải vào sông mà không qua xử lý đủ.

- Chất lỏng từ xây dựng và đô thị hóa: Quá trình xây dựng và đô thị hóa thường tạo ra các chất lỏng chứa các hạt bụi, cát, và các hợp chất hóa học, và chúng có thể đổ trực tiếp vào sông khi không được quản lý cẩn thận.

Các biện pháp 

- Xử lý nước thải: Xây dựng các hệ thống xử lý nước thải hiệu quả cho các khu công nghiệp, nông nghiệp và đô thị để loại bỏ chất ô nhiễm trước khi nước thải được xả vào sông.

- Giáo dục và tạo nhận thức: Tăng cường giáo dục dành cho cộng đồng và doanh nghiệp về tác động của ô nhiễm sông và hướng dẫn về cách giảm thiểu sự ô nhiễm.

- Kiểm tra và quản lý môi trường: Tăng cường kiểm tra và giám sát việc tuân thủ các quy định về môi trường, và xử phạt các vi phạm môi trường.

- Tái sử dụng và tái chế: Khuyến khích tái sử dụng và tái chế các vật liệu và sản phẩm để giảm lượng rác thải.

- Bảo tồn môi trường và tự nhiên: Bảo vệ và khôi phục các khu vực dọc theo sông ngòi, bao gồm việc trồng cây và bảo tồn động thực vật và động vật.

- Hợp tác quốc tế: Hợp tác với cộng đồng quốc tế để tìm kiếm các giải pháp và kinh nghiệm quản lý môi trường tốt hơn.

-> Cải tạo tình trạng ô nhiễm sông yêu cầu sự đồng lòng và nỗ lực từ cả chính phủ, doanh nghiệp, và cộng đồng để bảo vệ và bổ sung tài nguyên nước của Việt Nam.

12 tháng 5 2018

a. Giá trị của sông ngòi.
– Thuỷ điện: Thuỷ điện Hoà Bình, Trị An, Yaly…
– Thuỷ lợi: Cung cấp nước tưới tiêu cho việc sản xuất của nhân dân.
– Bồi đắp lên đồng bằng màu mỡ để trồng cây lương thực
– Thuỷ sản.
– Giao thông, du lịch….
b. Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm
– Rừng cây bị chặt phá nhiều, nước mưa và bùn cát dồn xuống dòng sông, gây ra những trận lũ đột ngột và dữ dội.
– Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, các chất độc hại cũng làm cho nguồn nước ô nhiễm
* Biện pháp
– Không đốt, chặt phá rừng bừa bãi
– Không vứt các chất thải chưa được xử lý trực tiếp xuống nguôn nước.
– Phải xử lý nước thải từ các khu công nghiệp và các đô thị lớn.
– Cần phải tích cực, chủ động phòng chống lũ lụt, bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi từ sông ngòi