Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
trâu bò và ruồi muỗi vì chỉ sự vật nhỏ và to thì suy ra dối lập
Theo mk là vậy nha
Câu a. Các bạn không nên đánh nhau được dùng với nghĩa gốc
Xóm Giữa nơi em sinh sống tuy nhỏ bé nhưng vô cùng nhộn nhịp, không lúc nào không có tiếng nói chuyện, cười đùa của những đứa trẻ. Xóm em có nhiều em nhỏ và cũng có nhiều bạn bè cùng trang lứa với em, vì vậy mà mọi người thường chơi với nhau vô cùng thân thiết, cùng nhau chơi những trò chơi dân gian đầy thú vị. Hôm nay cũng như bao ngày khác, khi em đi học về đến ngõ thì bắt gặp một đám trẻ nhỏ đang cùng nhau chơi đùa vô cùng hào hứng gần đó.
Một đám trẻ nhỏ tầm bảy đến mười người, trong số đó có những đứa trẻ mà em quen mặt, thân thiết vì cùng sống trong một xóm như cái Hoa con chú Ba, thằng Tí con chú Dần hay thằng Huy con mẹ Ngát…nhưng có những đứa trẻ lần đầu tiên em mới gặp mặt, có lẽ chúng sống ở làng khác hoặc là họ hàng, bà con của những đứa trẻ. Những đám trẻ con tụ tập vui chơi không quá xa lạ đối với em vì em thường xuyên bắt gặp hàng ngày, nhưng hôm nay đám trẻ đông lạ thường và cũng vui vẻ khác hẳn những ngày bình thường khiến em vô cùng tò mò, hiếu kì.
Tả một đám trẻ con vùng quê đang chơi
Em đã đứng lại quan sát trò chơi của những đứa trẻ, dường như chúng đang chơi trò ú tim, một đám tụm lại với nhau và chơi oẳn tù tì, người thua sẽ là người đi tìm, còn những người còn lại thì chạy đi ẩn. Người đi tìm đếm đến năm mươi và mọi người thì nhanh chân chạy đi tìm chỗ kín đáo nhất để trốn, vì đông nên chúng chạy như bầy chim vỡ tổ, vô cùng huyên náo. Trên môi những đứa trẻ là nụ cười hồn nhiên, ngây thơ, nhìn chúng cười mà bất giác em cũng mỉm cười theo.
Những đứa trẻ không chạy đi ẩn ở những chỗ riêng biệt mà túm năm tụm ba vào một chỗ, chúng thầm thì với nhau những điều gì đó có vẻ rất thú vị, nhìn lũ trẻ vui chơi đã thu hút tất cả ánh nhìn và sự quan tâm của em.Em cứ mải mê đứng nhìn mà quên mất phải về nhà, chỉ đến khi bạn em kéo tay và nhắc nhở đã muộn thì em mới nhớ ra mình còn phải về nhà.
Hình ảnh vui đùa hồn nhiên của những đứa trẻ tạo thành một ấn tượng khó phai trong tâm hồn của em, những hình ảnh ấy thật đẹp, nó gợi nhắc em nhớ về những kỉ niệm cũ của em và các bạn khi còn nhỏ, cũng hồn nhiên, vui vẻ, vô tư như vậy.
Cả ngày phơi người dưới nắng, tóc ai cũng vàng hoe, da bánh mật. Hầu như đứa nào lớn lên cũng được “nếm” cái mùi khen khét nắng, lấm tấm mưa, sướng khổ lẫn lộn của việc chăn bò. Lãnh địa chúng tôi hay chăn bò thường là những khu gò, hay còn gọi là nghĩa địa chôn người chết. Nghe có vẻ đầy ma quái nhưng nơi đó chẳng có gì đáng sợ với những đứa trẻ gan lì dù chỉ ở đó một mình. Khi ông mặt trời chưa qua khỏi ngọn tre, trong xóm vang lên tiếng í ới gọi nhau, không gian vọng lên tiếng mở chuồng bò đôm đốp. Đi sau đàn bò, đứa cầm cái cuốn bánh tráng to như cái kèn mà bên trong chỉ toàn cơm nguội và nước mắm, đứa gặm gói mì tôm sống, đứa thì bụng đói meo… Lúc đàn bò chăm chú gặm những miếng cỏ đầu tiên cũng là lúc chúng tôi tranh nhau những quả dúi vàng ngọt lịm, những trái múi dẻ vỏ mỏng tanh. Thỉnh thoảng chúng tôi loay hoay kiểm tra quân số bò nhà mình. Một con, hai con, ba con..., bò của đứa nào đủ thì tha hồ chơi tiếp nhưng thiếu một con là vắt chân lên cổ chạy đi tìm, kẻo nó đi lạc hoặc ăn nông sản của người ta trồng thì mông sẽ sưng vù. Những tháng hè nắng nóng, cỏ mọc ở gò khô héo cả, chúng tôi dời địa bàn sang bên sông. Quá chán chê những trò chơi quen thuộc, cả bọn động não tìm ra một trò mới. Sau một hồi bàn qua tính lại, chúng tôi quyết định ngày mai sẽ nấu cơm, lần này là nấu cơm bằng gạo hẳn hoi chứ không phải mấy trò chơi buôn bán giả vờ hồi nhỏ nữa. Tôi được phân công đem theo nửa lon gạo, thằng Đồng mang mấy lon sữa làm cái nồi, thằng Tài Mu mang cái quẹt lửa với con dao, con bé Thi thì đem mắm, muối, mấy đứa lớn hơn thì có nhiệm vụ vào ngày mai. Buổi tối, đứa nào cũng lăng xăng chuẩn bị xong phần của mình, hai con mắt cứ mở trao tráo không tài nào ngủ được vì lòng rạo rực mong trời sáng mau mau… Vẫn tiếng gọi í ới như mọi ngày nhưng hôm nay cả nhóm náo nức dễ sợ, mặt đứa nào cũng rạng rỡ hẳn ra. Đầu tiên phải dựng lên một cái chòi để cả bọn ngồi cho mát vừa chắn gió để nấu cơm. Sau đó mấy thằng con trai sẽ đi hái trộm mướp về nấu canh. Mấy đứa nhỏ hơn sẽ đi tìm nhánh cây khô về làm củi, đứa thì đi khoét cát thành mấy cái giếng nhỏ lấy nước sạch mà nấu đồ ăn. Mấy đứa còn lại lội xuống sông mò con ốc, bắt cá và tôm để bổ sung chất dinh dưỡng cho nồi canh. Cơm được nấu trong lon sữa nhưng thơm lạ kỳ, tiếng cơm sôi sùng sục cũng khác mọi ngày. Nồi canh nổi bồng bềnh vài con tép, cái ốc xấu số với mấy miếng mướp đã biến mất màu xanh vì lửa không đều. Sau một hồi cặm cụi thổi lửa, nêm nếm, mỗi đứa cũng được chia một nhúm cơm đựng trong lá cây. Dù chỉ có nắm cơm chấm nước mắm trơn ăn với muỗng canh nhạt nhưng đứa nào cũng khen ngon hơn cơm ở nhà gấp mấy lần. Mà lạ kỳ ghê, những thứ ấy ở nhà có đứa không thèm ăn vậy mà ra đến đây lại tranh nhau lượm từng hạt cơm dính dưới đáy lon. Chăn bò là việc tất nhiên phải làm, nhưng với tuổi thơ chúng tôi đó còn là cả một niềm sung sướng. Không sung sướng sao được khi hằng ngày đùa giỡn bên bạn bè thân thương, lắm trò đùa vui, ăn các sản vật của gò, của sông, được sống một cuộc sống tuổi thơ đúng nghĩa và tròn trịa. Nếu không có những ngày tháng ấy, chắc tuổi thơ của những đứa trẻ ở quê như tôi sẽ khô khan, tẻ nhạt lắm!
trâu bò><muỗi chết
kakakahahaha