K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2016
Để biết lúc nào cần ăn thực phẩm gì, bạn cần nắm được hoạt động của cơ thể bởi nhu cầu của cơ thể khác nhau ở những thời điểm trong ngày.

Tất cả các thực phẩm chúng ta ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh. Và nếu biết cách ăn uống lành mạnh, đúng giờ, chắc chắn bạn cũng đạt được mục đích giảm cân của mình.

Những người thông minh sẽ có thói quen ăn uống khoa học và họ biết lúc nào cần ăn thực phẩm gì vì nhu cầu của cơ thể khác nhau ở những thời điểm trong ngày. 

Để hiểu những gì thực phẩm để ăn vào đúng thời điểm, trước tiên hãy hiểu hoạt động của cơ thể chúng ta . Nhu cầu của cơ thể khác nhau vào những thời điểm khác nhau trong ngày.

Buổi sáng 

Qua một đêm, cơ thể bạn không có năng lượng do thực phẩm cung cấp nên khi tỉnh dậy thường có cảm giác đói hoặc mệt. Sau khi ngủ dậy, lượng carbohydrate rất thấp, lượng đường trong máu cũng thấp. Vì carbohydrate cung cấp năng lượng để hỗ trợ các hoạt động của cơ thể nên nếu thiếu carbohydrate, cơ thể sẽ phải phá vỡ protein ở cơ bắp để để có được nhiên liệu cho năng lượng. Khi lượng protein này bị phá vỡ, không những bạn sẽ mất đi cơ bắp mà bạn sẽ càng cảm thấy mệt mỏi, các hoạt động của cơ thể bị trì trệ. Từ đó kéo theo tốc độ chuyển hóa chất béo chậm lại và tích tụ trong cơ thể.

Chính vì lý do này mà bạn tuyệt đối không được bỏ qua bữa ăn sáng. Tốt nhất bạn nên ăn trong khoảng 1 giờ sau khi thức dậy để carbohydrate hấp thụ nhanh nhanh chóng và đảm bảo nguồn protein cho cơ bắp. 

Bạn nên chọn trái cây kết hợp với bột yến mạch cho bữa sáng vì chúng sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu. Các nguồn protein từ lòng trắng trứng sẽ giúp phòng ngừa sự hủy hoại các cơ.

 

Ảnh minh họa


Giữa buổi sáng

Nếu bạn đã ăn sáng, lượng đường trong máu đã được phục hồi, các cơ cũng được cung cấp protein, sự trao đổi chất diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, do các hoạt động của cơ thể trong buổi sáng mà đến giữa ngày, lượng đường trong máu cũng bắt đầu giảm xuống, nguồn năng lượng cũng không còn được đủ đầy như trước. Nếu không bổ sung thực phẩm, rất có thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, tụt huyết áp...

Lúc này, mẹo tốt nhất để bạn duy trì sự tỉnh táo, minh mẫn, tràn đầy sức lực là bổ sung ngay thực phẩm giàu carbohdrate tiêu thụ nhanh và protein hấp thụ chậm. Bạn hãy uống sữa ở thời điểm này. Sữa chứa casein - một protein hấp thụ chậm, giải phóng axit amin giúp xây dựng các cơ. Sữa cũng chứa carbohydrate, giúp từ từ chuyển đổi lactose thành glucose để dễ dàng sử dụng nguồn năng lượng. 

Hoặc bạn cũng có thể ăn hoa quả để bổ sung carbohydrate cho cơ thể một cách nhanh nhất. 

Buổi trưa 

Cơ thể cần được cân bằng vào thời điểm này. Bữa trưa là bữa ăn lớn thứ hai trong ngày vì bạn cần cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động của cơ thể trong buổi chiều. Bữa ăn này cũng rất quan trọng trong việc giữ gìn cơ bắp vì nếu thiếu năng lượng cơ thể sẽ lấy protein từ cơ bắp để tái tạo năng lượng. Nếu bạn ăn một bữa trưa chất lượng, bạn sẽ giảm được sự thèm ăn đồ ăn ngọt vào lúc giữa buổi chiều khi lượng đường trong máu bắt đầu sụt giảm. 

Về cơ bản, bữa trưa của bạn nên bao gồm rau họ cải như bắp cải, súp lơ... để cung cấp nhiều chất xơ. Ngoài ra, thực phẩm dành cho bữa trưa cũng nên có chỉ sốcarbohydrate thấp. Các loại thực phẩm này sẽ phát hành đường trong máu rất chậm, do đó sử dụng ít insulin hơn, nhờ đó bạn sẽ không bị tăng cân do sự tăng vọt trong hoạt động insulin sẽ thúc đẩy lưu trữ chất béo . 

Bạn nên bổ sung protein trong bữa trưa từ các thực phẩm như trứng, thịt gà, cá, giá, đậu... Bữa trưa cũng nên bao gồm axit béo thiết yếu tốt như chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Một người ăn chay phải chuyển sang một loại dầu hạt lanh để nhận được béo omega-3. Axit béo omega-3 phát hành EPA và DHA có tác dụng giảm viêm, cải thiện lưu lượng máu, do đó hỗ trợ việc hình thành cơ bắp. Axit béo omega-3 cũng được biết đến để giảm nguy cơ các bệnh khác nhau như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư.

Giữa buổi chiều

Để giữ cho sự trao đổi chất của cơ thể và để tránh khủng hoảng năng lượng vào giữa buổi chiều, bạn cần ăn một chút đồ ăn nhẹ nào đó như các loại hạt hoặc hoa quả. Các loại hạt thường là nguồn chất béo tốt, lại có tỉ lệ nhỏ của protein. 

Buổi tối

Vào thời điểm cuối ngày và nhất là ban đêm, cơ thể đốt cháy ít năng lượng hơn… Còn lúc nửa đêm, khi say giấc nồng thì cơ thể gần như không tiêu thụ gì cả!

Vậy nên nếu như càng ăn tối muộn thì nồng độ đường và nồng độ chất béo (triglyxerit) trong máu sẽ duy trì ở mức cao. Vì vậy, bữa tối lý tưởng của bạn là không nên gồm thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ mà thay vào đó là các thực phẩm nhiều chất xơ như rau xanh. Bạn cũng có thể uống sữa buổi tối nhưng không nên uống trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ đồng hồ.
 
 
13 tháng 10 2016

có chắc tự làm ko đó

13 tháng 9 2016

Có rất nhiều dạng muối ăn: muối thô, muối tinh, muối iốt. Đó là một chất rắn có dạng tinh thể, có màu từ trắng thu được từ nước biển hay các mỏ muối.Trong tự nhiên, muối ăn bao gồm chủ yếu là natri clorua (NaCl) và một số muối khác MgCl2...

Nhưng ta tìm hiểu về NaCl  

-Công thức hóa học:NaCl(natri clorua) gồm 1 nguyên tử Na và 1 nguyên tử clo

-Vai trò:Thành phần chủ yếu của muối chính là hai nguyên tố Natri và Clo – hai nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng thể dịch trong cơ thể, đảm bảo cho hoạt động bình thường của các tế bào.

Natri và Clo, thành phần chủ yếu của muối là 2 nguyên tố có vai trò hết sức quan trọng trong cân bằng thể dịch trong cơ thể, sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Nồng độ muối cũng như nhiều nguyên tố hóa học khác được giữ ở mức tương đối cân bằng nhờ vào hoạt động của hệ thần kinh, nội tiết, tiết niệu và tiêu hóa.
Muối iốt còn cung cấp iốt cho cơ thể, giúp làm giảm mắc bệnh bướu cổ, giúp trẻ phát triển trí tuệ một cách đầy đủ.
Vì vậy việc sử dụng muối ăn đúng cách rất quan trọng.

- Sử dụng :sau đây là cách sử dụng muối ăn khoa học,hiệu quả:

+chỉ nên ăn dưới 6 g muối/ngày

+ Đối với những người bị cao huyết áp thì chỉ nên dùng tối đa là 2 - 4g muối/ngày.

Trẻ em, người già và phụ nữ có thai nên dùng ở tỷ lệ thấp hơn.
Sử dụng muối không đúng liều lượng có thể gây ra nhiều bệnh tật nên hãy thận trọng,không ăn quá nhạt hay quá mặn
Chúc em học tốt !!1
13 tháng 9 2016

Muối ăn là một hợp chất hóa học, có công thức hóa học là NaCl

Cách sử dụng muối ăn cho khoa học và tốt cho sức khỏe:

- Không nên ăn nhiều muối , chỉ nên ăn từ 6 - 8g muối một ngày.

 

17 tháng 10 2016

công thức của muối : NaCl , bao gồm Na và Cl . 

tác dụng của muối : chỉ nên ăn từ 6 - 8g muối một ngày (bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh...), ko ăn quá nhạt , 

 

17 tháng 10 2016

Thành phần hóa học của muối ăn gồm Na và Cl

Cách sử dụng muối an hợp lý :

CONG-DUNG-CUA-MUOI-1

13 tháng 10 2016

Nền hóa học Nga cho đến giữa thế kỷ XVIII hầu như vẫn bị mờ nhạt bên cạnh những hoạt động sôi nổi của các nhà hóa học ở các nước châu Âu. Lúc này thuyết Phlôgistôn đang ở giai đoạn phồn thịnh và được thừa nhận khắp châu Âu. Quan niệm về Phlôgistôn trong quá trình cháy đã hồi sinh cho những quan niệm cổ về vai trò của các chất lỏng không có trọng lượng trong các quá trình hóa học, đặc biệt là quan niệm coi nhiệt như một chất lỏng không có trọng lượng, có khả năng chảy từ vật này sang vật thể khác. Tuy rằng đầu thế kỷ XVIII một số nhà vật lý học như Đêcac, Huc nêu nhiều lý lẽ bác bỏ quan niệm này và chứng minh cho quan niệm cơ học về bản chất nhiệt, nhưng đến giữa thế kỷ XVIII thì ý kiến của họ hầu như bị lãng quên.

Trong tình hình chung như vậy, ở Nga xuất hiện nhà bác học vĩ đại M.V. Lômônôxôp (1711-1765), một trong những đại diện xuất sắc nhất của nền khoa học Nga thế kỷ XVIII. Mikhain Vaxilievic Lômônôxôp sinh năm 1711 thuộc tỉnh Ackhăngen, con trai một người nông dân ven biển vừa làm ruộng, vừa đánh cá. Vùng biển phía Bắc nước Nga lúc đó không có ách chiếm hữu ruộng đất của địa chủ nên trở thành một vùng trù phú có trình độ văn hóa phát triển cao, đó là quê hương của những người dũng cảm và những nhà sáng chế. Tháng 12 năm 1730 được sự đồng ý của cha, Lômônôxôp được lên Matxcơva để học tập. Ông được nhận vào Viện hàn lâm Slavơ - Hy Lạp. Năm 1736, Ông được gửi đến trường đại học của Viện Hàn lâm khoa học Petecbua và sau vài tháng được cử sang Đức học tập. Sau 5 năm trở về nước, năm 1745 Ông được cử làm giáo sư (viện sĩ) Hóa học. Năm 1748 phòng thí nghiệm hóa học ở Viện hàn lâm khoa học được xây dựng xong và suốt 10 năm (1748-1757) hoạt động chủ yếu của Lômônôxôp là nghiên cứu khoa học lý thuyết và thực nghiệm.

Lômônôxôp là nhà bác học bách khoa, Ông vừa là nhà hóa học xuất sắc lại vừa nổi tiếng như một nhà vật lý học, khoáng vật học và tinh thể học, địa lý, thiên văn học, luyện kim, quang học, lịch sử, thi sĩ, nghệ sĩ,…Nhà thơ Nga thiên tài Puskin đã viết về Ông: “Lômônôxôp xây dựng trường đại học đầu tiên của nước Nga và nói cho đúng hơn Ông chính là trường Đại học đầu tiên của nước Nga.”

Thuyết nguyên tử - phân tử (lúc đó gọi là thuyết hạt) được Lômônôxôp quan tâm đến từ khi còn học ở Đức. Mặc dù rất kính trọng thầy giáo của mình là Vônphơ nhưng Ông vẫn không đồng ý với Vônphơ là người theo thuyết đơn tử của Gatxenđi. Từ đó Lômônôxôp bắt đầu phát triển thuyết hạt của mình một cách độc lập, không phụ thuộc vào những quan niệm sẵn có.

Theo Lômônôxôp tất cả mọi chất đều cấu tạo từ những hạt hay phân tử, hạt là tập hợp các nguyên tố hay nguyên tử. Lômônôxôp đã dùng thuyết hạt của mình để giải thích các hiện tượng vật lý và hóa học, đặc biệt là sự chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng, sự tan lẫn vào nhau của các chất lỏng và nhiều tính chất của vật thể. Các “nguyên tố” và “hạt” của Lômônôxôp là những vi thể có kích thước, có hình dáng xác định (hình cầu), có trọng lượng và chuyển động liên tục.

Trong bản luận văn “Kiểm nghiệm lý thuyết về áp suất không khí” viết năm 1748 Ông đã xem xét mối liên hệ giữa áp suất không khí với mật độ của không khí theo quan điểm của thuyết động học phân tử. Một cống hiến quan trọng của Lômônôxôp cho khoa học là lý thuyết cơ học về nhiệt hay thuyết nguyên tử - phân tử về nhiệt. Cùng trong một hệ thống tư duy chung và liên hệ chặt chẽ với thuyết hạt và quan niệm động học phân tử, Lômônôxôp còn đề ra quan niệm về sự bảo toàn vật chất và chuyển động. Ngoài những hoạt động lý thuyết, Lômônôxôp còn tiến hành nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm. Ông đã nghiên cứu cơ chế hòa tan kim loại trong các dung dịch axit và muối, và trình bày kết quả trong luận văn “Về tác dụng của các dung môi hóa học nói chung” (năm 1744). Lômônôxôp kiên trì đề nghị xây dựng một phòng thí nghệm hóa học cho viện hàn lâm khoa học Petecbua để có thể tiến hành những công trình nghiên cứu thực nghiệm một cách hệ thống nhằm kiểm tra các quan điểm lý thuyết. Tuy nhiên Lômônôxôp không thể tiến hành thí nghiệm như kế hoạch đã định vì các quan điểm lý thuyết của ông không được chính quyền và các bạn đồng sự tán thành. Ông chuyển sang nghiên cứu giải quyết các vấn đề kĩ thuật hóa học. Ông đã đề ra công thức chế tạo thủy tinh màu để khảm những bức tranh có trình độ nghệ thuật cao.

Tuy rằng lúc này hóa học chỉ mới là tập hợp các kiến thức thực nghiệm mà chưa có một cơ sở khoa học thực sự nào để chứng minh, giải thích các hiện tượng, do đó chưa thể coi hóa học là một khoa học thật sự, nhưng Lômônôxôp đã xem hóa học không phải như một nghệ thuật chế tạo ra các chất mà ông gọi hóa học là “ Khoa học về những biến đổi xẩy ra trong vật thể hỗn hợp”. Lômônôxôp cũng là người đầu tiên sáng lập ra môn Hóa lý. Năm 1752 Ông đã giảng giáo trình Hóa lý cho sinh viên tại trường Đại học của viện hàn lâm khoa học Pêtecbua.

Qua việc mô tả những công trình của Lômônôxôp, chúng ta thấy các quan điểm lý thuyết cũng như hoạt động thực hành và giảng dạy của ông lập thành một hệ thống nhất quán dựa trên quan điểm duy vật về cấu tạo hạt và sự bảo toàn vật chất cũng như chuyển động. Có thể nói Lômônôxôp đã vượt trước thời đại của mình hàng chục năm, đã hình dung rõ con đường phát triển của hóa học trong tương lai.

Hoạt động khoa học phong phú của Lômônôxôp đã có ảnh hưởng đến sự phát triển khoa học ở nước Nga sau này và cho đến nay tên tuổi của Lômônôxôp vẫn được coi là ngọn cờ tiêu biểu đầu tiên cho truyền thống yêu nước của các nhà hóa học Nga. Cũng cần nhắc thêm là, chính theo sáng kiến và đề án của Ông, năm 1755 Trường Đại học Matxcơva được thành lập và giữ vai trò to lớn đối với sự nghiệp phát triển khoa học ở Nga.   

15 tháng 10 2016

 

Hai nhà Bác học Lomonoxop và Lavoadie: Hai nhà Bác học lomonoxop (1774) người Nga và Lavoadie người Pháp (1785), độc lập với nhau, đã tiến hành những thí nghiệm nung kim loại trong bình kín.Thời đó còn chưa biết có những chất gì trong không khí, chưa có bằng chứng xác thực về sự tồn tại của nguyên tử, phân tử.Hai ông đã cẩn thận và đưa ra những kết luận làm cơ sở cho định luật bảo toàn khối lượng

 

5 tháng 10 2016

Nhôm bị trộn lẫn với gỗ và sắt.

Cách tách: lấy nam châm hút hết sắt ra. Sau dó cho hỗn hợp này vào nước. Gỗ nổi lên và vớt gỗ ra. Ta tách đk hỗn hợp. Cách tách trên dựa vào tính chất nổi của gỗ và tính hút 1 số vật của nam châm.

 Một hỗn hợp gồm dầu hỏa có lẫn nước.

Cách tách: cho hỗn hợp vào phễu chiết, dầu nổi ở trên và nước ở phía dưới, mở khóa phễu chiết, tách nước ra trước sau đó đến dầu hỏa, ta được nước và dầu hỏa riêng biệt. dựa vào tính chất ko tan trong nước của dầu hoả.

5 tháng 10 2016

Giúp mình với hihi

19 tháng 9 2017

Muối ăn hằng ngày :như NaCl (natri clorua) gồm 1 ng tử Na và 1 nguyên tử Cl

Vai trò :2 nguyên tố trên đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng thể dịch cho cơ thể ;đảm bảo cho hoạt đọng bth của các tế bào,giúp hoạt động bth cho các cơ quan và bộ phận trong có thể .Nồng độ muối cũng như nhiều NTHH khác đc giữ ở mữa tương đối cân bằng nhờ vào hoạt đọng của hệ thần kinh ,nội tiết và tiêu hóa.

Muối i ốt cung cấp i ốt cho cơ thể ngăn ngừa một số bệnh,giúp phát triển trí tuệ cho trẻ em

Cách sử dụng :

ăn dưới sáu g muối /ngày

người cao huyết áp thì dung từ 2 đến 3 g/ngày

trẻ em dùng với lượng g ít hơn

Chú ý :sử dụng quá liều lượng gây ra bệnh tật=>cẩn trọng khi sử dụng ,không ăn quá măn hay quá nhát nhé!

Chúc bạn học tốt nhé!

29 tháng 11 2017

Trả lời:

Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó......(1)...một...hợp chất tham gia phản ứng......(2).trao đổi...... với nhau những ........(3)....nguyên tử.... của chúng để tạo ra những hợp chất mới.

29 tháng 11 2017

Cám Ơn

13 tháng 5 2021

\(m_{muối} = 2.5\% = 0,1(kg)\\\\ m_{nước\ cần\ dùng} = 2 - 0,1 = 1,9(kg)\)

Cách pha : 

- Cân lấy 0,1 kg muối ăn tinh khiết vào chậu to

- Đong thêm 1,9 kg nước vào chậu, khuấy đều cho đến khi muối ăn tan hoàn toàn thì dừng lại. Ta được 2 kg nước muối 5%

13 tháng 5 2021

tính toán:

\(m_{NaCl}=2000\cdot5\%=100\left(g\right)\\ =>m_{H_2O}=2000-100=1900\left(g\right)\)

Pha chế:

-Cân láy 100g muối đổ vào cốc có dung tích 2,5l. Sau đó cân lấy 1900g H2O đổ vào cốc ở trên. Ta được 2kg dung dịch muối nồng độ 5%

4 tháng 1 2022

Câu hỏi: Trong các thí nghiệm sau đây với một chất, thí nghiệm nào có sự biến đổi hoá học?
A.     Hoà tan hỗn hợp muối ăn và cát vào nước sau đó lọc để loại bỏ cát không tan được trong nước .
B.      Đun nóng dung dịch, nước chuyển thành hơi, thu được chất rắn ở dạng hạt màu trắng.
C.      Mang các hạt chất rắn nghiền được bột màu trắng.
D.     Nung bột màu trắng, màu trắng không đổi nhưng thoát ra một chất khí có thể làm đục nước vôi trong.

Câu 1: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là sự biến đổi hoá học?          A. Nung nóng tinh thể muối ăn.    B. Sắt để lâu trong không khí ẩm bị gỉ.          C. Sự thăng hoa của nước hoa.      D. Sự ngưng tụ hơi nước.Câu 2: Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi          A. thể tồn tại của chất.                       C. nguyên tử này thành...
Đọc tiếp

Câu 1: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là sự biến đổi hoá học?

          A. Nung nóng tinh thể muối ăn.    B. Sắt để lâu trong không khí ẩm bị gỉ.

          C. Sự thăng hoa của nước hoa.      D. Sự ngưng tụ hơi nước.

Câu 2: Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi

          A. thể tồn tại của chất.                       C. nguyên tử này thành nguyên tử khác.

          B. chất này thành chất khác.            D. nguyên tố này thành nguyên tố khác.

Câu 3: Diễn biến của phản ứng hoá học gồm

          A. 2 giai đoạn.                                   C. 1 giai đoạn.

          B. 3 giai đoạn.                                   D. 4 giai đoạn.

Câu 4: Khi đun nóng thuốc tím (kali pemanganat) khí sinh ra là

          A. Oxi.              B. Nitơ.           C. Hiđro.            D. Các bonxit.

Câu 5: Khi đốt P trong  oxi dư tạo thành P2O5,  phương trình cân bằng đúng là

          A. P + O2 ®  P2O5.                               C. 4P + 5O2  ®  2P2O5.   

          B. 2P + O2 ®  P2O5.                            D. 4P + 5O2  ®  P2O5.     

 Câu 6: Có phương trình hoá học:  4K + O2  ® 2K2O. Tỷ lệ số nguyên tử, phân tử trong phương trình hoá học là 

          A. 4 : 2 : 2.            B. 4 : 1 : 4.            C. 4 : 2 : 4.            D. 4 : 1 : 2.

Câu 7: Nến (parafin) khi cháy tác dụng với oxi tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước. Phương trình chữ của phản ứng

      A. Parafin + Oxi ® Cacbon đioxit + nước.     

      B. Parafin  + Oxi ® Nước.

      C. Cacbonđioxit + nước ®  Parafin + Oxi.         

      D. Parafin  + Oxi ® Cacbonđioxit.

Câu 8: Muốn nhận biết trong hơi thở của ta có khí Cacbon đioxit(CO2 ), người ta dùng ống thuỷ tinh thổi hơi thở vào ống nghiệm có chứa:

            A. Nước cất.                                           C. Dung dịch Natri Hiđroxit.

            B. Dung dịch nước vôi trong.              D. Dung dich Axit Clohiddric.

Câu 9: Trong lò nung đá vôi (canxi cacbonat) chuyển dần thành vôi sống (canxi  oxit) và khí cacbon đioxit. Phương trình chữ của phản ứng:

            A. Canxi cacbonat + Canxi oxit ® Cacbon đioxit.

            B. Canxi cacbonat   ® Canxi oxit + Cacbon đioxit.

            C. Canxi oxit + Cacbon đioxit  ® Canxi cacbonat.

            D. Cacbon đioxit  + Canxi cacbonat ® Canxi oxit.

Câu 10: Các hiện tượng sau, hiện tượng nào không phải là hiện tượng hoá học?

          A. Khi nung nóng đá vôi (canxi cácbonat) thì thấy khối lượng giảm đi.

          B. Rượu để lâu trong không khí bị chua.

          C. Thuỷ tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.

          D. Một lá đồng bị nung nóng, trên mặt đồng phủ một lớp màu đen.

Câu 11:  Trong các cách phát biểu về định luật bảo toàn khối lượng như sau, cách nào phát biểu đúng?

            A. Tổng sản phẩm các chất bằng tổng chất tham  gia.

          B. Trong phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất phản ứng.

           C. Trong phản ứng hoá học, tổng số phân tử  chất phản ứng bằng tổng số phân tử chất tạo thành.

          D. Tổng sản phẩm luôn gấp hai lần tổng chất tham gia.

Câu 12: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học?

A. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.

B. Nước đá để thành nước lỏng.

C. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành chai, lọ.

D. Sắt để lâu trong không khí ẩm bị gỉ.    

Câu13: Phản ứng hóa học là

A. quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

B. quá trình kết hợp các đơn chất thành hợp chất.

C. quá trình trao đổi của hai chất ban đầu để tạo chất mới.

D. quá trình phân hủy chất ban đầu thành nhiều chất.

Câu 14: Cho sơ đồ phản ứng:

Bari clorua + Natri sunfat → Bari sunfat + Natri clorua.

Chất sản phẩm là

A. Bari clorua, Natri sunfat.                       B. Bari clorua, Natri clorua.

C. Bari sunfat, Natri clorua.                       D. Bari sunfat, Natri sunfat.

Câu 15: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng vật lý?

A. Đun nóng đường, đường ngả màu nâu rồi chuyển sang màu đen.

B. Dây sắt được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh.

C. Cháy rừng tạo khói đen dày đặc gây ô nhiễm môi trường.

D. Khi mưa giông thường có sấm sét.

Câu 16: Có mấy bước để lập phương trình hóa học?

A. 3 bước .                  B. 4 bước.             C. 5 bước.                   D. 6 bước.

Câu 17: Phương trình hóa học dùng để

A. biểu diễn ngắn gọn sự biến đổi của các nguyên tử trong phân tử.

B. biểu diễn ngắn gọn sự biến đổi của từng chất riêng rẽ.

C. biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học bằng chữ.

D. biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học bằng các công thức hóa học.

Câu 18: Khi quan sát một hiện tượng, dựa vào đâu em có thể dự đoán được đó là hiện tượng hoá học?

A. Nhiệt độ phản ứng.                              B. Tốc độ phản ứng.

C. Chất mới sinh ra.                                 D. Các chất tham gia.

Câu 19: Khi đun nóng thuốc tím đã xảy ra hiện tượng

A. vật lý.                                                 B. hoá học.

C. có khí cacbonic bay ra.                        D. có khí hiđro bay ra.   

Câu 20: Khi hoà tan thuốc tím vào nước đã xảy ra hiện tượng 

A. vật lý.                                                 B. hóa học.          

C. cả 2 hiện tượng trên.                      D. không có hiện tượng gì.

2

bn chia nhỏ câu hỏi ra để hỏi đc ko bn?

18 tháng 2 2021

Câu 1: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là sự biến đổi hoá học?

          A. Nung nóng tinh thể muối ăn.    B. Sắt để lâu trong không khí ẩm bị gỉ.

          C. Sự thăng hoa của nước hoa.      D. Sự ngưng tụ hơi nước.

Câu 2: Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi

          A. thể tồn tại của chất.                       C. nguyên tử này thành nguyên tử khác.

          B. chất này thành chất khác.            D. nguyên tố này thành nguyên tố khác.

Câu 3: Diễn biến của phản ứng hoá học gồm

          A. 2 giai đoạn.                                   C. 1 giai đoạn.

          B. 3 giai đoạn.                                   D. 4 giai đoạn.

Câu 4: Khi đun nóng thuốc tím (kali pemanganat) khí sinh ra là

          A. Oxi.              B. Nitơ.           C. Hiđro.            D. Các bonxit.

Câu 5: Khi đốt P trong  oxi dư tạo thành P2O5,  phương trình cân bằng đúng là

          A. P + O2 ®  P2O5.                               C. 4P + 5O2  ®  2P2O5.   

          B. 2P + O2 ®  P2O5.                            D. 4P + 5O2  ®  P2O5.     

 Câu 6: Có phương trình hoá học:  4K + O2  ® 2K2O. Tỷ lệ số nguyên tử, phân tử trong phương trình hoá học là 

          A. 4 : 2 : 2.            B. 4 : 1 : 4.            C. 4 : 2 : 4.            D. 4 : 1 : 2.

Câu 7: Nến (parafin) khi cháy tác dụng với oxi tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước. Phương trình chữ của phản ứng

      A. Parafin + Oxi ® Cacbon đioxit + nước.     

      B. Parafin  + Oxi ® Nước.

      C. Cacbonđioxit + nước ®  Parafin + Oxi.         

      D. Parafin  + Oxi ® Cacbonđioxit.

Câu 8: Muốn nhận biết trong hơi thở của ta có khí Cacbon đioxit(CO), người ta dùng ống thuỷ tinh thổi hơi thở vào ống nghiệm có chứa:

            A. Nước cất.                                           C. Dung dịch Natri Hiđroxit.

            B. Dung dịch nước vôi trong.              D. Dung dich Axit Clohiddric.

Câu 9: Trong lò nung đá vôi (canxi cacbonat) chuyển dần thành vôi sống (canxi  oxit) và khí cacbon đioxit. Phương trình chữ của phản ứng:

            A. Canxi cacbonat + Canxi oxit ® Cacbon đioxit.

            B. Canxi cacbonat   ® Canxi oxit + Cacbon đioxit.

            C. Canxi oxit + Cacbon đioxit  ® Canxi cacbonat.

            D. Cacbon đioxit  + Canxi cacbonat ® Canxi oxit.

Câu 10: Các hiện tượng sau, hiện tượng nào không phải là hiện tượng hoá học?

          A. Khi nung nóng đá vôi (canxi cácbonat) thì thấy khối lượng giảm đi.

          B. Rượu để lâu trong không khí bị chua.

          C. Thuỷ tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.

          D. Một lá đồng bị nung nóng, trên mặt đồng phủ một lớp màu đen.

Câu 11:  Trong các cách phát biểu về định luật bảo toàn khối lượng như sau, cách nào phát biểu đúng?

            A. Tổng sản phẩm các chất bằng tổng chất tham  gia.

          B. Trong phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất phản ứng.

           C. Trong phản ứng hoá học, tổng số phân tử  chất phản ứng bằng tổng số phân tử chất tạo thành.

          D. Tổng sản phẩm luôn gấp hai lần tổng chất tham gia.

Câu 12Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học?

A. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.

B. Nước đá để thành nước lỏng.

CThủy tinh nóng chảy được thổi thành chai, lọ.

D. Sắt để lâu trong không khí ẩm bị gỉ.    

Câu13: Phản ứng hóa học là

A. quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

B. quá trình kết hợp các đơn chất thành hợp chất.

C. quá trình trao đổi của hai chất ban đầu để tạo chất mới.

D. quá trình phân hủy chất ban đầu thành nhiều chất.

Câu 14: Cho sơ đồ phản ứng:

Bari clorua + Natri sunfat → Bari sunfat + Natri clorua.

Chất sản phẩm là

A. Bari clorua, Natri sunfat.                       B. Bari clorua, Natri clorua.

C. Bari sunfat, Natri clorua.                       D. Bari sunfat, Natri sunfat.

Câu 15: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng vật lý?

A. Đun nóng đường, đường ngả màu nâu rồi chuyển sang màu đen.

B. Dây sắt được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh.

C. Cháy rừng tạo khói đen dày đặc gây ô nhiễm môi trường.

D. Khi mưa giông thường có sấm sét.

Câu 16Có mấy bước để lập phương trình hóa học?

A. 3 bước .                  B. 4 bước.             C. 5 bước.                   D. 6 bước.

Câu 17: Phương trình hóa học dùng để

A. biểu diễn ngắn gọn sự biến đổi của các nguyên tử trong phân tử.

B. biểu diễn ngắn gọn sự biến đổi của từng chất riêng rẽ.

C. biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học bằng chữ.

D. biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học bằng các công thức hóa học.

Câu 18: Khi quan sát một hiện tượng, dựa vào đâu em có thể dự đoán được đó là hiện tượng hoá học?

A. Nhiệt độ phản ứng.                              B. Tốc độ phản ứng.

C. Chất mới sinh ra.                                 D. Các chất tham gia.

Câu 19: Khi đun nóng thuốc tím đã xảy ra hiện tượng

A. vật lý.                                                 B. hoá học.

C. có khí cacbonic bay ra.                        D. có khí hiđro bay ra.   

Câu 20: Khi hoà tan thuốc tím vào nước đã xảy ra hiện tượng 

A. vật lý.                                                 B. hóa học.          

C. cả 2 hiện tượng trên.                      D. không có hiện tượng gì.